Đại Chúng số 100 - Ngày 16 tháng 6 năm 2002

Duramax

1001 CHUYỆN NHỚ QUÊN

MỘNG TUYỀN Nữ Sĩ

Cháu Vũ Quỳnh Trang Orange County: Cháu muốn sưu tập một số Ca dao, nói về cuộc tìng duyên có liên quan đến môn đăng hộ đối hay có tính bệ ép uổng, hay ngang trái v.v... Bà cụ có biết giúp hộ.

+ Có, song không làm sao ghi chép hết cho cháu được. Tuy nhiên bà có thể chép một ít gửi đến cháu, như sau:

Con vua lấy thằng bán than
Nó đem lê
n ngàn cũng phải đi theo.
Con quan đô đốc đô đà
i
Lấy thằng thuyền chài cũng phải lụy mui.

A men lạy Đức Chúa Trời
Có cho bên đạo bên đời lấy nhau
Tu đâu cho thiếp tu cù
ng
Để ta thà
nh Phật ngồi chung một tòa

Thôi đừng cười gió cợt trăng
Sao không cầm lấy xích thằng mà xe
Thôi đừng vung vẩy cà
nh tre
Đã
thương thì quyết chớ nghe họ hàng

Lấy nhau vì nghĩa vì tình
Đói no không ngã
, rách lành không nghiêng

Hay bị ép uổng:

Má ơi! con không muốn lấy anh thổi kèn
Phùng mang trợn mắt chảy ghèn hai bên
Má ơi, con không muốn lấy anh thợ cưa
Trên tàn dưới mạt, dái đưa lòng thòng.
Má ơi, con muốn lấy anh thợ bào
Trườn lên tuột xuống nhát nào cũng êm.

Còn rất nhiều, có dịp bà sẽ chép thêm cho cháu.

Ông Vương Vũ Mayland (qua Chánh Thọ Lawnberry Ter, Silver Spring): Trong truyện Kiều có mấy câu:

"Hữu tình ta lại gặp ta Chớ nề u hiển, mới là chị em. Và câu:

Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh, cành dao.

Tôi không biết rõ nghĩa từ "u hiển" cũng như "cây quỳnh cành dao" , xin bà cụ giúp giải hộ.

+ "U" là tối tăm, chỉ về người cõi âm, "hiển" là rõ ràng, chỉ về sống ở trần gian. Sách có câu:"Vương Diễn như quỳnh lâm giao thụ". Có nghĩa người Vương Diễn đẹp tợ cây ngọc giao ở trong rừng quỳnh.

Bà Dương Đình Tấu Virginia (qua Huỳnh Cao Virginia chuyển): Tôi có hai điều băn khoăn, xin bà cụ nhắc hộ:

1. Thời Tống Khang Vương có nàng Hà Thị tài sắc vẹn toàn. Trước khi tuẩn tiết nàng có bài thơ để lại cho chồng. Bài này tôi chỉ nhớ võn vẹn một câu:"Nam sơn hữu điểu" còn ba câu dưới quên khuấy mất. Bà cụ giúp hộ.

2. Có một bức tranh đời Tống họa hình ảnh một thiếu phụ bị đám cung nữ ôm chặt.Bà cụ có nhớ điển tích bức tranh này không?

+ Tống Khanh Vương là vị vua hoang dâm vô độ. Một hôm trong chuyến đi săn bắn bắt gặp một thiếp phụ đang hái dâu, sắc nước hương trời, mày tằm mắt phụng... trên thế gian khó có người đẹp nào sánh bằng. Nhà vua tra hỏi biết là Hà Thị vợ của Hàn Bằng. Tống Khang Vương bèn cho viên quan hầu cận đến bảo Hàn Bằng đem vợ dâng hiến cho mình. Được tin, hai vợ chồng Hàn Bằng và Hà Thị vô cùng đau đớn , nhưng không làm sao dám trái ý nhà vua. Mấy hôm sau, quân binh đến bắt nàng lên kiệu hoa khiên về triều .Trước khi đi, nàng Hà Thị lấy giấy hoa tiên viết ngay bài "Biệt Ly" trao tận ta cho6ng. Bài thơ mà bà chị nhớ chỉ có câu đầu đó như sau:

“Nam sơn hữu điểu
Bắc sơn trương la
Điểu tự cao phi
La đương nạu hà
?!"

Có nghĩa là:Núi phương Nam có con chim, núi phương Bắc thì giăng lưới. Chim thì bay cao, Vậy giăng lưới để làm gì?" Lúc về đến kinh đô, vua Tống Khang Vương mời nàng lên đài Thanh Lăng hứa sẽ sắc phong làm Vương Hậu. Nàng nhìn trừng trừng vào mặt vua rồi bất thần từ trên đài cao nhảy xuống tuẩn tiết cho trọn đạo vợ chồng.

2. Bức tranh bà cụ hỏi là của Hy Lăng Tiểu Châu Hậu vẽ. Đó là cảnh Tiểu Châu đang bị đám cung nữ ôm ghì lại.

Cụ Hồ Bân và cụ Lê Giản, San Jose: Tôi có mấy điều muốn được bà chị chỉ giáo như sau: Thế nào gọi là "Hoa Giáp"? Luật "Can Chi" xuất hiện từ lúc nào? Nhật Thần là gì ?Tôi đọc trong bản chỉ dẫn về tử vi sao không thấy đề cập đến? Vậy thì dùng nó trong khoa nào thuộc phạm vi huyền bí học?

+ Thưa hai cụ, đó là Lục Thập Hoa Giáp, lối ghép của mười Can với mười hai Chi vào nhau thành mười sáu kép. Ví dụ năm này 79, Ất Sửu, 78, Bính Dần 77 v.v... Còn câu hỏi thứ hai: Can Chi xuất hiện từ đời Hoàng Đế (2697-2597). Trong tử vi không dùng Nhật Thần tức tên của ngày, đối với các thuật sĩ cũng như trong Ngũ Thật (ngoại trừ Tử Vi Đẩu Số) các khoa Mệnh, Y, Bốc, Tướng, Y, Sơn luân cả Phương tề, Châm cưu đều cần đến...

Cư sĩ Tịnh Sơn Monterey Park (Qua cư sĩ Tịnh Hải Garden Grove) : Phật Pháp Tăng là gì? 37 phẩm trợ đạo, là những đạo phẩm gì? Bà cụ nhắc lại hộ cho.

+ Đức Phật là Phật Bảo Tăng. Bảo là Tỳ Kheo. Còn 37 phẩm trợ đạo gồm bốn niệm xứ (Tứ niệm xứ), bốn chính cần (Tứ chính cần), bốn như ý (Tứ như ý túc), năm căn (Ngũ căn), năm lực (Ngũ lực) bảy Bồ đề phần (Bái Chánh đạo phần). Cọng lại tất cả 37 đạo phẩm. Muốn lên Niết Bàn, cần phải thực hành cho được các phẩm đạo ấy. Có nghĩa lúc nào cũng để cho thân tâmthanh tịnh, không ưu tư phiền não, phải diệt cho được cái khổ quá của mình...

Cháu Hồng Hồng Philadelphia (Qua Kiển): Quốc Hiệu “Việt Nam” có từ bao giờ? Trước đó gọi là gì? Bà nhắc hộ cho.

+ Từ nhà Nguyễn nước ta mang Quốc hiệu là Việt Nam. Đó là vào năm 1804. Trước đó có nhiều danh xưng. Thời Hùng Vương 2879-258 trước Tây lịch gọi là Văn Lang, rồi cải lại là Âu Lạc (vào thời An Dương Vương (257-207) TTL. Về sau đổi tên là Vạn Xuân vào thời Lý Bôn năm 544. Đại Cồ Việt thời Đinh Tiên Hoàng năm 968. Đại Việt thời nhà Lý 1054. Quốc hiệu này được giữ qua các triều đại nhà Trần (1225-1413) dẫn tới nhà Lê 1428. Đại Ngu nhà Hồ 1400-1407, sau trở lại với tên Đại Việt...

Cô Teresa Vương Reseda: Đức Mẹ Maria hiện ra tại Fatima năm nào? Ba trẻ Mẹ cho trông thấy tên là gì? Bà cụ nhớ không? Có thật "Mặt Trời nhảy múa" không ? Xin bà cụ giải hộ.

+ Lần thứ nhất mẹ Maria hiện ra tại Fatimavào ngày 13-5-1917. Hôm ấy có ba trẻ đang chăn cừu tại thung lũng Cova de Ira thuộc xứ Fatima. Trước tiên ba em thấy bất thình lình có tia chớp rực sáng lên, tưởng trời sắp mưa nên vôi lừa cừu về nhà. Mới đi được một quảng thì bất thần nhìn thấy một bà trông đẹp tuyệt vời hiện ra trên cành cây sồi. Bà ngỏ ý bảo ba em đến nơi này hàng tháng. Lần thứ hai, Mẹ Maria hiện lên vào ngày 13-6-1917. Lần thứ ba Mẹ hiện lên ngày 13-7-1917. Lần thứ tư vào ngày 13-8-1917. Ba bé ấy tên là Jacinta, Lucinta Marto (gái) 7 tuổi, Phanxico Marto 9 tuổi là anh của Jacinta, Lucinta dos Santos 10 tuổi, là chị họ của hai bé trên. Phép lạ "Mặt Trời Nhảy Múa" có thật. Đó là lần thứ sáu tức ngày 13-10-1917. Mẹ hiện ra trước một đám đông người khoảng hơn trăm ngàn người kéo đến cầu nguyện và xem phép lạ. Mẹ đã làm phép cho Mặt Trời nhảy múa, từ trên cao lao xuống thật nhanh và cứ thế lao mãi xuống, đến nửa chừng Mặt Trời dầng lạisau đó trở lên lại chỗ cũ... Đó là câu chuyện có thật, cách nay chưa tròn 100 năm.

Cụ Vũ Mạnh Hà Alhambra: Xin bà chị vui lòng giải hộ những chỗ tôi đã quên nhớ trong :Dich Kinh" sau đây: 1. Phù dịch khai vật - thành vụ - mạo thiên hạ chi đạo như tư nhi dĩ. Thị cố thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi chí dĩ định thiên hạ chi nghiệp - dĩ đoán thiên hạ chi nghi. Bà cụ dịch hộ cho đoạn này.

2. Trong những bộ kinh tối cổ của nhân loại, bộ kinh nào được xem là tối cổ ?

3. Trong Bát Quái gồm Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn... Tôi muốn biết cái nghĩa của nó qua từng giai đoạn.

+ Câu thứ nhất có nghĩa: Dịch là để giải muôn vật - thành được mọi việc - bao trùm đạo lý của con người. Vì thế thánh nhân áp dụng đạo dịch để khai mở được hoài bảo của thiên hạ - định được khả nghiệp của thiên hạ và đoán được sự ngờ của thiên hạ.

2. Trong những bộ kinh tối cổ của nhân loại như Cựu Ước, Dzyan... Dịch Kinh của Đông phương là lâu đời hơn cả. Nó là mầm khởi thủy ra văn hóa, luân lý, đạo đức của Đông phương... Dịch Kinh vô cùng huyền nhiệm đến nỗi Đúc Khổng Phu Tử đã phải kêu lên:"Gia ngã sổ niên, tốt dĩ học dịch, khả dĩ vô đại quá hủ".

3. Vua Phục Hi chiêm nghiệm Hà Đồ lập ra thành quẻ lấy vạch liền ( _ ) biểu thị của Dương, lấy cái vạch (-) ngắn biểu thị lẽ Âm. Dương là Cơ, Âm là Ngẩu, mỗi cái vạch liền hay đứt gọi là một hào. Sau đó xếp các vạch liền nhập chung, vạch đứt nhập chung... hoặc vạch liền chung với vạch liền để vạch ra bát quái như sau:

1. KIỀN là Trời. 2. ĐOÀI là đầm hay hồ. 3. LY là lửa. 4. CHẤN là sấm sét. 5. TỐN là gió. KHẢM là nước. 7. CẤN là núi. 8.KHÔN là đất.

Có dịp tôi sẽ trở lại cùng cụ thảo luận vấn đề này.

Cháu Vũ Hoàng Romain Rolland Ave. 93200 St, Dennis (qua Inesta Ho Rue Dr. Schweitzer 93600 Aulnay France: Bà cụ có nhớ các bài thơ vịnh về Bà Triệu không? Nếu có xin làm ơn nhắc hộ. Bất cứ bài nào. Xin thành kính biết ơn.( Chỉ đọc báo nhờ, song cháu sẽ xin mượn chép lại cũng chẳng sao).

+ Bài thơ "Vịnh Thân Thế" :

"Cao một trượng cả mười vừng
Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng,
Họp chúng rừng xanh, oai náo nức
Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng.
Mác dài trỏ vẫy tan đàn giặc
Ngôi cả lăm le học họ Trưng.
Ví có anh hùng duyên định mấy,
Thời chi Đông Gán dám lung lăng.”

VỊNH MIẾU BÀ TRIỆU

Miếu tạc bia truyền lẫn khói nhang,
Nghìn thu oanh liệt Triệu Kiều quang.
Cờ vàbg khởi nghĩa quân Ngô khiếp,
Voi trắng tung hoành giặc Lữ tan.
Khăn yếm những mong đền nợ nước,
Áo cơm bao quản gánh giang sơn.
Núi Bồ làm dấu ghi thiên cổ,
Máy Tạo hưng vong cũng khó lường.
Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục

Nhân tiện cũng ghi luôn để cháu làm tài liệu bài đồng dao trong dân gian về việc thu phục con voi trắng này:

"Có bà Triệu tướng,

Vâng lệnh trời ra.

Trị voi một ngà

Dựng cờ mở nước.

Lệnh truyền sau trước,

Theo gót Bà Vương".

Sau khi chiếm được quận Cửu Chân, quân phương Bắc khiếp sợ, bèn tôn xưng bà là Lệ Hải Bà Vương và có câu truyền tụng như sau:

"Hoành qua đương hổ dị

Đối diện Bà Vương nan.

Nghĩa:

Múa dáo đánh cọp dễ

Đối mặt Bà Vương khó.

Bà cụ Vũ Quốc Bách Orange County (Qua BS. Trương Thơ): Xin bà chị nhắc lại hộ quê quán của Đức Khổng Phu Tử và cái thuyết nhân của Ngài. Thành kỉnh cảm ơn.

+ Đức Khổng Tư người a4 Xương Bình, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông (Hạ lưu dông Hoàng Hà). Ngài là dòng dõi người nước Tống (Hà Nam). Tổ ba đời của Ngài ở nước Lỗ (Sơn Đông). Cha là Thúc Lương Ngột hàng quan võ. NGười vợ trước sinh được 9 con gái. Vợ hai sinh một trai tên là Mạnh Bì nhưng người con trai này bị tật què một chân. Đến lúc về già cưới bà Nhan Thị sinh ra Đức Khổng Tử, đó là vào tháng 10 năm Canh Tuất tức năm thứ 21 đời Chu Linh Vương (551 trước CN). KHi sinh ra mẹ đặt tên là Khâu tự là Trọng Ni. Khổng Tử chủ trương thuyết "Nhân" tức là "Hiếu Để". Ngài bảo rằng "Nhân không phải chỉ để yêu mà còn cả ghét nữa".

Mộng Tuyền

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002