Đại Chúng số 100 - Ngày 16 tháng 6 năm 2002

Duramax

BẠN BIẾT GÌ XỨ MIẾN ĐIỆN?

Người thứ Chín biên soạn

Xứ này nhìn những hình ảnh trong sách hình chúng ta tưởng rằng đây là xứ Cambodge láng giềng của Việt Nam. Cũng hình ảnh giòng sông, cây dừa và chiếc xe bò đi chậm rãi ở nông thôn. Nông dân quấn xà rông ở trần, miệng ngậm điếu thuốc rê.

Còn những người dân sơn cước thì tay chân xâm mình khắp nơi.

Thành thử những nhà nhân chủng học thế giới xếp hạng dân Việt là chung với giống tộc Malay hay Indonesia và Người Hoa cũng không lấy gì sai quấy. Nên nhớ đến đời vua Trần (đời chót) thì dân Việt mới bỏ tập tục xâm mình xanh nghẹt lưng, vai, đùi.

Tại sao chúng ta lại nói đến xứ này?

Sau khi chính phủ quân phiệt Miến thả Bà Chánh trị gia nổi tiếng thế giới là bà Daw Aung San Suu Kyl sau nhiều năm giam lỏng bà trong nhàThì ngôi sao xứ Miến được thế giới chú ý rất nhiều.

Xứ Miến Điện đổi tên và đổi tên thành phố một vài lần. Ngày xưa Miến có hoàng triều được xây dựng tại Bagan, Inwa và Mandalay. Ngon núi cao nhất là Hkakabo Razi (cao gần 6 km = 19300 feet). Hướng Bắc nối với Trung Hoa, hướng Đông là Laos và Thailand. Lãnh thổ rộng gần 700 ngàn cây số vuông. Xứ Miến có sông dài nhất là là sông Thanlwin, chảy từ Hymalayas và trút vào vịnh Mottama. Nhìn nơi xa một đồng lúa xanh thẵm và có nước lấp xấp, có tre và vài cánh diều bay cao của trẻ em mục đồng thì chúng ta thấy rất gần với miền nam Nước Việt nhất, hơn là bên Laos và bên Kampuchea. Rừng rậm có voi và nhiều loại chim to bự nhiều màu sặc sở.

Nhiều nhà khảo cổ họ cho rằng đất đai xứ Myanmar có người cư ngụ vào thời tiền sử khoảng 11 ngàn năm trở lại. Theo sử ký của nhà Tần (Tang Dynasty) thì có một giống dân gọi là Pyu, họ nói ngôn ngữ trộn lẫn tiếng Tây Tạng và Miến bây giờ, lập triều đình gần khu vực Ayeyarwady khoảng thế kỷ thứ 1 và đến thế kỷ thứ 8 thì tàn lụi mất. Giống tộc này xây rất nhiều chùa to lớn nay đã hoang tàn đổ nát theo thời gian. này Trong khi đó hướng Nam thì có một giống tộc người Úc-Á (Austro- Asian) mà người ta gọi là tộc Mon. Nhóm tộc này phát triển về hướng Đông Nam vànguoì ta thấy có vài dấu vết liên hệ đến một số sắc tộc Miền Nam nưóc Việt (mà người ta có thể gọi là Mon-Khmer). Đến thế kỷ thứ 9, thì nhóm người ta có thể gọi là Mabar (hay Burmans) một nhánh tộc từ sắc dân Pyu mạnh lên, tộc này lập thành phố Bagan tên là Halingyi thì thời gian ngắn sau đó có một nhóm tộc người xuất phát từ Nanchao (bây giờ là Yunan hay Vân Nam cũng thế) đến tấn công và chiếm lãnh giang sơn cùng thành phố này. Như vậy từ đây giống Bamar trộn lẫn với giống Yunan mà thành lập ra nhóm Myanmar bây giờ.

Nhưng thực tế thì hơi khác nhiều. Khoảng năm 849 A.D Kinh đô đầu tiên là Bagan. Năm 1044 Vua Anawrahta đánh bại nhóm tộc Mon năm 1057 và thống nhất san hà thành một nước duy nhất dưới sự kiểm soát từ kinh đô Bagan. Kéo dài đến thế kỷ 13 thì đạo quân Mông cổ Mongol đến đánh tan xứ này, rồi xứ này rối loạn từ đó. Xứ này chia ra làm hai khu vực: khu vực Mon và khu vực Shan (bạn nên nhớ lại vua Á phien nổi danh thế giới là Khungsha, bị Hoa Kỳ treo giá mạng sống, nay ông quy hàng với chánh phủ Tháilan và dâng tặng rất nhiều tiền lên đến vài tỉ để Bangkok Tháilan cho ông sống yên lành. Ông này thuộc nhóm tộc Shan từng tử chiến hàng trăm năm với tộc Mon ngày nay). Tộc Shan bị bại đành phải chạy lên núi rừng âm u giáp với Vân Nam Trung Hoa lập quốc tại thủ đô Inwar (như nước Việt ngày xưa có tộc mang họ Nùng trí Cao chiếm lãnh biên giới Việt Hoa một thời gian khá dài mà triều đình vua Việt tại Thăng Long không làm gì được). Năm 1531 dưới quyền vua Tabinshweti lập triều đình mang tên Toungoo. Vua này thống nhất đánh bại tộc Shan từ miền Bắc và tọc Mon miền Nam. Với sự trợ giúp của nước ngoại quốc là Bồ đào Nha (Portuguese) (thật sự là do nhóm con buôn Bồ đào Nha có súng đạn và pháo binh mạnh y như nước Việt chúng ta cũng bị nhóm Bồ đào Nha, Pháp đến tranh giành ảnh hưởng thời Trịnh Nguyễn vậy.) Vua này bắt đầu xâm lăng xứ Tháilan (trước đó gọi là Siamese). Năm 1635 thì tiêu diệt được tộc Shan và vua này liền dời đô lên Inwar của Shan mà cai trị. Năm 1752 thì tộc Mon mạnh lên đánh hạ được thành Inwar, cáo chung triều đình Burmese đời thứ hai này. Nhưng cũng trong năm đó có một tù trưởng tên Aung Zeya khởi nghĩa chống lại tộc Mon và lập triều đình tên là Konbaung. (Đến đây bạn thấy nghe tên quen quen là Aung Zeya vì ngày nay bà nữ tướng lừng danh thiên hạ, bị chánh phủ quân phiệt cấm cung Bà gần chục năm trời và Bà tên là "Aw Aung San Suu Kyi".) Như vậy chúng tôi đi khá xa vòng vo tam quốc thì bạn thấy một phần nào lịch sử khá phức tạp của nước Miến Điện này rồi phải không?

Năm 1824 lúc này Anh quốc đang cai trị xứ Ấn, sau đó quân đội Anh vào chiếm xứ Miến Điện, nhiều trận đánh xảy ra. Sau cùng năm 1885 Anh quốc hoàn toàn làm chủ tình hình, dẹp ngai vàng triều đại Konbaung. Vua Thibaw và hoàng hậu Supayalat bị đày sang một vùng núi non hoang vắng bên Ấn. Quân đội Anh đặt tên là "Burma", xem nước này như một phiên quốc trực thuộc Ấn. Nhiều cuộc cách mạng nổi lên, nhưng đều bị dẹp tan dễ dàng. Năm 1930, một nhà sư tốt nghiệp Bác sĩ tên là "Saya San" khởi nghĩa, Anh quốc vất vả đến 2 năm mới dẹp tan. Năm 1935 một Hội được thành lập mang tên "Dobama Asiayone" (nghĩa là Dân tộc Miến Hiệp Hội) những hội viên hội này gọi nhau bằng danh từ "thakin" (bạn hữu) (y như Cộng Sản gọi là Đồng Chí vậy.)

Năm 1940, một thanh niên nhiều nhiệt huyết bí mật sang Nhật mà học hỏi (y như chúng ta có Đông Kinh Nghĩa Thục vậy). Anh tên "Aung San". Trở về xứ bí mật thành lập một đoàn quân giải phóng Miến mang tên là "Burma Independence Army" (gọi tắt là BIA). Năm 1941 thì quân Nhật bí mật đến giúp đoàn quân này. Aung San được đề cử lên làm Tổng Tham Mưu Trưởng đoàn quân BIA. Trong năm đó Nhật đánh tan đạo quân Anh chiếm đóng tại xứ Miến. Năm 1943 quân Nhật cho xứ Miến được độc lập trên giấy tờ. (Bạn còn nhớ phim nổi danh thế giới là Cầu Sông Kwai hay không? The Bridge of River Kwai). Với sự cai trị tàn ác của Nhật, nên nhóm lãnh tụ đoàn quân BIA này liền trở cờ, bí mật hợp tác với quân Anh đang còn mạnh tại Ấn.

Nhật thua và năm 1945 thì đoàn quân BIA này ca khúc khải hoàn. Thủ lãnh Aung San ráng điều đình với Đế quốc Anh để cho xứ này được độc lập.

Chuyện gần xong thì thủ lãnh Aung Sang bị nhóm đối lập ám sát chết năm 1948. Y như miền Nam Việt Nam vậy, thủ lãnh đoàn quân Hòa Hão là Huỳnh phú Sổ bị Việt Minh hay nôm na là Cộng Sản Hà Nội cho người ám sát chết.

Mayanmar, vào ngày 4 tháng Giêng năm 1948 được độc lập. Nhưng nội bộ tranh dành ghế mà xảy ra nhiều vụ ám sát. Tổng tuyển cử đầu tiên vào năm 1951 thí đảng AFPFL thắng (AFPFL = The Anti-Facist People’s Freedom League). Đảng này cũng thuộc một cánh ngoại vị của Aung San. Nhưng đảng trưởng chết thì Đảng này bị tách ra làm hai. Và từ đó nội chiến xảy ra trên toàn lãnh thổ Miến. Vùng núi rừng thì thuộc đãng này, còn đồng bằng thì thuộc đảng kia. Dĩ nhiên có bàn tay bí mật trợ giúp của Trung Cộng là cái chắc. Năm 1962, tướng Ne Win làm cú đảo chánh, lật đổ chánh phủ, tướng này bắt giam Thủ tướng U Nu cùng Nội Các mà giam hết vào tù.

Tướng Ne Win lập ra Hội đồng Chấp Chánh, và Quốc Hữu Hóa toàn thể những nhà máy lớn. Nhiều cuộc biểu tình chống chính phủ quân đội độc tài xảy ra triền miên từ thành thị đến thôn quê. Kéo dài từ 1980 đến 1988 làm tình hình kinh tế xứ Miến này xuống bờ vực thẳm. Tướng Saw Maung lật đổ chính phủ quân đội của tướng Ne Win, tên này còn tàn ác hơn tên trước gấp chục lần hơn. Nhiều trăm nhà tù mọc lên khắp nơi. Và quân đội là Cha mẹ của dân tộc Miến. Tên này ra lệnh bắn bỏ những người biểu tình đòi chiến tranh. Nhiều học sinh bị bắn chết trước sân trường khi tập họp đòi tự do, nhiều tu sĩ áo cà sa vàng bị bắn chết luôn. Tên này cùng các tướng lãnh lập ra Nội các và ban hành nhiều lệnh Thiết quân Luật. Từ nay dân Miến được xử theo luật rừng của nhóm võ biền vô học này. Năm 1990 có một đảng mang tên NLD (National League for Democracy) do bà Aung San Suu Kyi thắng cữ vẻ vang trong trận bầu cử chọn Tổng thống. Toàn dân Miến đều bỏ phiếu hết cho Bà này. Ghế Tổng thống vào tay Bà Aung San Suu Kyithì tên võ biền vô học Tướng Saw Maung và bộ hạ cho xe tăng và quân đội đến bắt giam bà. Họ lập ra một Tòa Án mang danh là "Xử tội kẻ phản quốc" (Lý do chồng Bà là một người Anh). Dân chúng biểu tình kinh khủng và Liên hiệp Quốc nhảy vào can thiệp. Nhóm võ biền vô học này đành nhượng bộ, bỏ án tử hình mà chuyển thành án giam lỏng bà Aung San Suu Kyi tại nhà riêng của Bà.

Hiện nay xứ Mayanmar vẫn còn hành xử luật rừng thiết quân luật của nhóm võ biền vô học này từ năm 1988. Luật pháp, Hành Pháp đều nằm trong tay những tên này. Hiện nay thủ lãnh nắm quyền vận mệnh đất nước là tướng Than Swe. Tên này trước xuất thân là một lính dõng gác đồn cho Nhật tại biên giới Miến- Ấn. Lên làm Quốc Trưởng Miến Điện và đồng thời kiêm nhiệm luôn chức vụ Thủ tướng và Chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.

Quân đội Miến tên là "Tatmadaw" hiện nay đông và mạnh sau Việt Nam. Chia xứ Miến ra làm 12 Quân Khu. Dưới tay có đến 23 Ban An Ninh Quân Đội ngày đêm canh chừng dân Miến. Quyền hạn Ban này rất rộng hơn quyền hạn ban Mật Vụ thời Đệ Nhất Cộng Hòa Miền Nam VN, tương tự như Bộ Công An của CSBV tại Hà Nội vậy.

Trên giấy tờ thì xứ Miến được chia ra làm 7 Phân Khu và 7 Bang.

Xứ Mayanmar là xứ rất nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn Ấn Độ gấp chục lần. Có nhiều mỏ đồng, chì, kẽm, thiếc, đặc biệt là tungsten (loại làm tiêm bóng đèn điện). Có rất nhiều mỏ dầu ngoài khơi lẫn nội địa. Riêng Thượng đế ban cho Miến một bảo vật mà không cứ nào có: đó là Cẩm Thạch (Jade). Cẩm thạch Miến tốt hơn nhiều cẩm thạch giả mạo của Trung Hoa và Tháilan. Miến có nhiều loại gỗ tốt nhất thế giới. Loại gỗ gọi là "pyinkado" (tục gọi là Burmese ironwood). Cưa rất khó và chôn dưới đất thì trọn đời không bị mối mọt, trong khi đó sắt chôn dưới đất thì vài chục năm thì bị rỉ sét hư hỏng hoàn toàn. (Tuong tụ như gỗ Cẩm Lai của VN vậy). Riêng Miến có loại Tre xanh mà thân tre đến 3 người ôm mới giáp vòng hết.

Chủng tộc khác biệt về ngôn ngữ và tánh tình. Chủng tộc: Shan lớn nhất trong chủng tộc Miến. Nhiều chủng tộc nhỏ như: Padaung, Intha, Danu, Paulung. Ngôn ngữ là T’ai (phát âm gần gióng như xứ Laos và Tháilan vậy) (Bạn còn nhớ trên Ban Mê Thuột có một bộ tộc người Thượng mà chúng tôi quên tên rồi. Bộ tộc này khi nói chuyện với nhau có lần một sĩ quan Indonesia trong Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên lúc còn Miền Nam Cộng Hòa. Vị sĩ quan này khi gặp bộ tộc này thì nói tiếng Indonesia thì hai bên hiểu nhau hoàn toàn. Thành thử người Pháp gọi Việt Nam là: Indochinese là có phần nào đúng sự thật vậy).

Kế đó là bộ tộc Kayin, có nhiều phụ nhánh. Đa số bộ tộc này theo đạo Công Giáo.

Sau cùng là bộ tộc Mon. Tiếng nói thì những bộ tộc vùng Vân Nam và cực bắc thượng du Bắc Việt hiểu được gần hết.

Bộ tộc này có thời kỳ oanh liệt như nói phần trên.

Nếu bạn có dịp đi du lịch thì bạn sẽ thấy một bộ tộc kỳ lạ tên là Padaung. Đàn bà được tròng cái niếng từ lúc còn bé gái. Mỗi năm tăng một vòng. Và như vậy khi được 30 tuổi thì cần cổ phụ nữ này dài kinh khủng. Nếu tháo vòng ra hết thì xương cần cổ sẽ gãy đôi vì quá dài chịu không nổi sức nặng của cái đầu.

Người Miến còn giữ được một phong tục rất tốt là vô cùng kính trọng người lớn tuổi. Những người già và những vị sư thường được dân chúng rất kính trọng. Chào kính rất lễ phép. Người Miến rất kỵ ôm nhau, bắt tay là một chuyện bắt buộc mà thôi. Nhưng họ rất có lòng thương người hơn người Ấn hay người Thái.

Gia đình thường ở chung với nhau thuận hòa. Ông Nội, Cha và Con ở chung là chuyện thường. Trai gái ngũ khác phòng với nhau.

Có nghĩa là phong tục tốt của người Á Đông còn giữ rất kỷ nơi dân tộc Miến này. Người chồng được xem là chủ chốt trong gia đình. Nhưng kỳ lạ là người dàn bà cũng rất được tôn trọng. Nếu người vợ mà biết chồng xấu và muốn ly dị, thì người vợ đội một lá đơn đến nhà một người trưởng lão trong làng. Người này thường được xem như vị tộc trưởng. Nếu các vị bô lão xét thấy đơn yêu cầu này có lý, thì các vị trưởng lão đồng ý cho người vợ ly dị. Tiền của cải thì người vợ được nhiều hơn người chồng. Vì trước khi về nhà chồng, người vợ thường được của hồi môn của cha mẹ cho rất nhiều. Như vậy có nhiều ông chồng thuộc diện "Cà Chớn" thì khi bị ly dị là trắng tay ngay. Rồi từ đấy cuộc đời đầy phong ba bão táp tới liền. Không ai dám lấy hết.

Ngày nay Nam Nữ bình quyền. Phụ nữ thường gặp làm nghề Bác sĩ, luật sư và các đại học có rất nhiều phụ nữ ghi danh đi học.

Nói tóm lại tuy dưới quyền của các tướng lãnh, nhưng xã hội Miến vẫn còn tốt so hơn nhiều xã hội Tây Phương. Dân vẫn được nhiều tự do, trẻ em được học hành đến nơi đến chốn. Dân không bao giờ sợ đói.

Nếu so với chứng bệnh Thời đại là Aids / Sida hay HIV thì xứ Miến này chưa có nhiều như xứ Việt Nam chúng ta. Vì dân chúng rất ngại giao thiệp với người ngoại quốc da trắng.

Nếu chọn xã hội tại một thành phố Miến so với xã hội của New York thì chúng tôi chọn xã hội Miến hơn. Tại thành phố New York, về đêm rất ít ai dám ra ngoài đường lang thang một mình. Tội ác xảy ra rất nhiều như cơm bữa tại thành phố New York hay Manhattan cũng thế.

Ngôn ngữ của Miến là ngôn ngữ thuộc dạng "Sino-Tibetan". Chữ viết Miến ngày nay nhập từ giống dân Mon mà có thời đại huy hoàng lan đến Cmabodge và Nam Việt là Mon-Khmer. Chữ viết tượng dạng Pali bên Ấn độ có thể đọc và hiểu dễ dang với các nhà sư thuộc phai Áo Vàng Tiểu thừa Theravada.

Miến điện có nhà văn Nữ mang tên "Ma Ma Lay" (1917-1982). Bà viết rất nhiều truyện có chân thực gía trị hơn hẳn nhà văn Nữ của Đài Loan là Quỳnh Dao. Sách bà viết nhiều thể loại và có sự xây dựng hơn nhà văn Quỳnh Dao đầy bệnh tật trong mỗi quyển truyện. Năm 1980 bà được Tokyo chọn là nhà văn Nữ hay nhất Á Đông với quyển sách mang tên “Thwei” (Blood) được dịch ra nhiều thứ tiếng kể tiếng Nhật.

Miến nổi tiếng với nghệ thuật múa rối nhập từ Jakarta (Indonesia) sang. Người con gái Miến khi dự lễ thường ăn mặc nhìn xa như một áo dài Việt Nam ngắn vậy và quận một xiêm xàrong rất khéo. Áo dài ngắn lưng này vẫn có tà áo tay "raglang" cắt và may rất khéo như áo dài Việt Nam có hai cái đuôi bay phấp phới vậy.

Âm nhạc cổ truyền thì nhiều chuông trống và đờn nhiều dây như đờn tỳbà vậy.

Những con nít Miến rất thích chơi với nhau từ ba người đến bốn người, xử dụng thuần nhuyễn đôi bàn tay như con nít Việt Nam chơi đánh tù tì vậy. Và môn chơi mà con nít thích nhất là dùng bàn tay mà giả dạng loài chim, như gà bay nhảy làm sao, chim công múa hay chim câu bay làm sao tất cả phãi làm bằng hai bàn tay càng giống loài chim thì càng tốt. Dân tộc Miến giống như dân tộc Miền Nam VN là thích đá gà. Họ chọi gà ăn thua rất lớn. Chân gà chọi thường có mang dao nhọn.

Ngày lễ thì có lễ nước lên là tạt nước y như bên Tháilan hay Cambodge vậy.

Vào tháng 9 thì có lễ rất vui là Lễ Lồng Đèn y như bên Hội An tại miền Trung Việt Nam vậy. Nhà nhà đua nhau chưng đèn đủ màu sắc như Tết Trung Thu vậy.

Đa số dân Miến Điện ăn bốc bằng bàn tay. Tay trái bưng dĩa cơm và thức ăn, tay mặt thì bốc thức ăn vào miệng rất khéo léo còn không quen thì đỗ tràn ra đất hết. Dùng nhiều chất cay như bột càry và dùng nước mắm chắm thức ăn như xứ Đông Nam Á vậy.

Vì bị kềm hãm bởi quân phiệt cai trị, nên xứ Miến hàng chục năm trước vẫn y như vậy. Xe đò thì cũ kỷ và nhiều người đeo đánh đu ngang hông xe. Vì ít xe nnên ít xảy ra tai nạn. Trên sông thì người ta tận dụng đò ngang hay đò dọc loại ghe như tắc ráng dài lườn, chở đến 15 người và chạy bay bay trên mặt nước.

Giống dân thuộc sơn cước thì vẫn như giống dân người Thượng của chúng ta. Ở nhà sàn và bếp lò nấu trong nhà sát bên chiếc chiếu ngủ. Người Akha thì ngôn ngữ giống như người Khả lá Vàng của miền Trung Châu nước Việt gần đèo Mụ Già miền Trung vậy (quý bạn nên đọc sách Nguồn gốc dân tộc Việt của Bình nguyên Lộc có rất nhiều phần trúng trong người Akha của Miến Điện này.)

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002