Đại Chúng số 100 - Ngày 16 tháng 6 năm 2002

Duramax

TIN NHỎ CẦN BIẾT

Đạt Luận sưu tầm

A. Công ty Software Vietnam thắng được một hợp đồng lớn cũa hãng Vitính tại Hoakỳ:

TMA Solution, một công ty phần mềm tại TP.HCM đã đánh bại 2 đối thủ nặng ký của Â'n Độ trong một cuộc đấu thầu để giành được hợp đồng gia công phần mềm cho công ty công nghệ cao tại Mỹ mang tên Critical Path.

Hợp đồng được thực hiện trong 6 tháng, với nội dung giúp người sử dụng điện thoại không dây có thể truy cập Internet một cách tiện lợi.

Bà Phạm Ngọc Như Dương, giám đốc nhân sự và hành chính của TMA Solution cho biết đợt giao hàng đầu tiên trong khuôn khổ hợp đồng nêu trên được đáng giá rất tốt, mở ra triển vọng công ty sẽ được mời gia công các chương trình phần mềm trong tương lai của Critical Path. Với một đội ngũ lãnh đạo và nhân viên rất trẻ (trên 70% dưới 30 tuổi), TMA Solution từng giành được những hợp đồng viết phân mềm cho các công ty lớn của Mỹ, Canada, Nhật...

B.- Phần mềm của Microsoft gọi là , NET sẽ bị phá hư bởi Hackers:

Công nghệ .NET Microsoft có thể trở thành nạn nhân virus

Một loạt nguy cơ về virus đè nặng lên .NET của Microsoft, khiến cho việc bảo đảm an ninh mạng trong tương lai càng khó khăn. Một loạt khu vực mà chuyên gia của Symantec phát hiện cho thấy, công nghệ này bộc lộ nhiều điểm yếu hơn cả hệ thống Windows hiện tại.

Trưởng nhóm nghiên cứu Eric Chien của Symantec nói: "Đa số nguy cơ phụ thuộc vào chế độ đặt an ninh của người sử dụng. Khả năng hệ thống có thể hiểu được chương trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau khiến cho nguy cơ về virus và trojan càng tăng bởi nhiều loại virus được viết bằng các ngôn ngữ khác như Perl và hiện chưa có phần mềm chống virus đặc chủng nào.

Những nỗ lực đưa .NET vào các hệ điều hành khác sẽ khiến nhiều chế độ thiết lập bảo mật của Microsoft sẽ bị bỏ qua, để ngỏ cho các cuộc tấn công.

Nhìn tổng thể, theo ông Chien, xây dựng nền tảng hệ thống mới là một hướng đi đúng của Microsoft, đem lại cho người sử dụng khả năng bảo mật hệ thống hơn. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ trình độ của các nhà quản trị mạng sẽ không đủ bảm bảo an toàn cho hệ thống.

C.- Tài khoản của bin Laden ở ngân hàng Sudan bị hacker phát hiện:

Một nhóm hacker tại Anh xâm nhập vào hệ thống mạng máy tính của Ngân hàng Hồi giáo AlShamal tại Sudan và đánh cắp dữ liệu về các tài khoản của tổ chức khủng bố Al Qaeda và Osama bin Laden. Hacker kiêm doanh nhân Kim Schmitz tuyên bố đã trao tài liệu đó cho FBI.

Phát ngôn viên FBI tại Washington không xác nhận hay phủ nhận nguồn tin này và cho rằng chính sách của họ là không bình luận về thông tin và đầu mối nhận được.

Schmitz, 27 tuổi, vốn là một hacker nổi tiếng từ tuổi thanh niên và từng phải ngồi sau song sắt trước khi gặt hái thành công trong lĩnh vực kinh doanh bảo mật dữ liệu. Nhân vật này cũng chính là người đã treo giải thưởng 10 triệu USD cho ai bắt được bin Laden. Người ta cho rằng Schmitz muốn thu hút sự chú ý của báo giới.

Ngân hàng mà Schmitz tuyên bố đã hack được đề cập đến trong một buổi tường trình của Thượng nghị sĩ Carl Levin tại Ủy ban Ngân hàng Thượng viện tuần trước.

Schmitz từ chối cung cấp chi tiết về những thứ lấy được trong Ngân hàng Hồi giáo AlShamal cũng như những đối tượng tham gia tấn công mạng máy tính. Anh ta chỉ kể lại diễn biến sự việc.

Tuần trước, Schmitz đưa lên website của mình những thông điệp hiệu triệu các chính trị gia đấu tranh chống khủng bố và tình nguyện đóng góp khả năng của một hacker.

Schmitz nói: “Tôi đã nhận được rất nhiều e-mail của các hacker trên khắp thế giới tình nguyện giúp đỡ". Schmitz thành lập một nhóm gồm 23 hacker có tên gọi "Hacker Tài năng trẻ Chống Khủng bố" và viết tắt là YIHAT, gần giống với từ Jihad (thánh chiến).

Thứ sáu tuần trước, một nhân viên ngân hàng Sudan đã gửi e-mail cho nhóm hacker này sau khi biết tin về giải thưởng 10 triệu USD, thông báo tổ chức Al Qaeda và bin Laden có tài khoản tại Ngân hàng Hồi giáo AlShamal.

Nhóm này ngay lập tức hành động và sau khi đã lấy được thông tin, Schmitz gửi e-mail thông báo cho webmaster của Ngân hàng Hồi giáo AlShamal.

D.- Ấn Độ “hơn đứt” Pakistan về đầu đạn hạt nhân:

“Nếu có một cuộc chiến xảy ra ở Nam Á, Ấn Độ có khả năng tung ra tối đa 150 đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, anh bạn láng giềng Pakistan cùng lắm chỉ có thể tập hợp được 1/3 số đó”, tạp chí quốc phòng Jane's nhận định.

Dù cả hai bên đều kín như bưng về số lượng cũng như quy mô của kho vũ khí hạt nhân của mình kể từ sau khi làm cả thế giới choáng váng bằng những vụ thử nghiệm hạt nhân năm 1998, nhưng bằng việc khảo sát và phân tích, Jane's đã đánh giá được tiềm năng của hai cường quốc ở Nam Á này.

Ấn Độ có khả năng triển khai các thiết bị nổ với sức công phá 20 nghìn tấn từ phi cơ chiến đấu MiG, Jaguar hay Mirage. Ngoài ra, những quả bom với khối lượng tương tự cũng có thể được các tên lửa đạn đạo Prithvi, Dhanush và Agni mang theo trong khi tấn công mục tiêu. "Theo ước tính, Ấn Độ có khoảng 50 – 150 đầu đạn hạt nhân. New Delhi còn sở hữu một khối lượng uranium và plutonium đủ để chế tạo thêm đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, chương trình hạt nhân của Pakistan thì kém phát triển hơn, nhưng họ cũng nắm trong tay 25 – 50 đầu đạn. Islamabad có tham vọng chế tạo các đầu đạn hạt nhân lớn hơn (với sức công phá 20 – 25 nghìn tấn) để gắn vào các tên lửa đạn đạo Shaheen và Ghauri”, Jane’s đánh giá.

Tuần trước, giữa lúc tình hình Nam Á đang hết sức nóng, Pakistan đã tiến hành thử tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân Abdali, Ghauri và Ghaznavi.

Jane’s cảnh báo chỉ 10 hay 20 đầu đạn cũng có thể cướp đi mạng sống của hàng triệu người tại các khu vực sinh sống đông đúc của Pakistan và Ấn Độ.

E.- Mỹ đang tự khủng bố?

Những lời phỏng đoán và cảnh báo mập mờ về các vụ tấn công khủng bố hiện đang làm người Mỹ rất bối rối và lo sợ. Theo chính quyền Bush, các ngân hàng, khu chung cư và trung tâm thương mại ở New York đều có thể là những mục tiêu tấn công của các phần tử cực đoan.

Tình hình càng trở nên tồi tệ khi nỗi ám ảnh về vụ khủng bố thảm sát hôm 11/9/2001 vẫn chưa phai mờ trong tâm trí người dân và gia đình các nạn nhân xấu số. Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney nhận định các cuộc tấn công khủng bố là "không thể tránh khỏi". Còn giám đốc FBI - Robert Mueller - phát biểu có lẽ người Mỹ nên coi chừng những vụ tương tự như các cuộc đánh bom tự sát tại các thành phố của Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cũng bày tỏ quan ngại rằng chẳng chóng thì chầy các phần tử khủng bố sẽ có trong tay các loại vũ khí huỷ diệt.

Tuy nhiên liệu tình hình có thật sự nghiêm trọng như vậy hay không? Và nếu thế tại sao chỉ bây giờ nó mới được đề cập đến nhiều như vậy? Có thể do bị chỉ trích quá nhiều về hành động chậm chạp và thái độ thờ ơ trước các tin tức và dấu hiệu về một vụ khủng bố trước hôm 11/9/2001, nên chính quyền Bush cũng vào hùa với những lời cảnh báo không rõ ràng. Bên cạnh việc trấn an quần chúng, hành động này cũng có thể gây ra những hậu quả ngược lại – điều càng làm cho tổ chức khủng bố Al-Qaeda vui mừng, vì không phải nhọc sức mà khiến cả nước Mỹ phải khiếp sợ.

“Đề nghị mọi người hãy bình tĩnh". Đólà lời an ủi thường đi kèm với thông báo về một lời đe doạ khủng bố. Cho dù Nhà Trắng có cố gắng hết sức củng cố hoạt động tình báo và an ninh, có khả năng họ vẫn không bảo vệ được người dân khỏi tai hoạ. Đó là sự thật. Không có gì đảm bảo rằng người Mỹ sẽ không bị khủng bố. Ví dụ: Israel (có lẽ là một quốc gia dày dạn kinh nghiệm nhất trong việc chống khủng bố) biết chính xác kẻ thù của mình là ai, ở đâu, và làm thất bại rất nhiều âm mưu khủng bố. Vậy mà, các hung thủ đánh bom tự sát vẫn lọt qua hàng rào an ninh dày đặc của Chính phủ Do Thái để sát hại người dân vô tội.

Có lẽ chính quyền Bush nhận ra rằng đã đến lúc chú trọng đến những lời phỏng đoán, làm công tác tư tưởng cho công chúng và giúp họ cứng rắn hơn trong trường hợp bị khủng bố như người dân Israel. Tuy nhiên, có hậu quả ngược lại là công chúng càng sợ hãi, khi được thông báo rằng mối đe doạ chưa kết thúc. Thảm họa như vụ 11/9 lúc nào cũng có thể giáng xuống đầu họ.

Những lời cảnh báo cũng không hề làm cho người Mỹ tin tưởng hơn vì nó chỉ cho thấy cuộc chiến chống khủng bố tốn bao tiền của vừa qua đạt được rất ít kết quả. Như vậy, hoàn toàn dễ hiểu khi các công dân Mỹ suy luận rằng, theo Washington, nước Mỹ đang ở trong tình thế nguy hiểm hơn cả buổi sáng định mệnh 11/9/2001, và rằng chính quyền không thể làm được gì nhiều để bảo vệ các công dân của mình.

Lấy chiến dịch truy quét mạng lưới Al-Qaeda ở Afghanistan làm ví dụ: Osama bin Laden vẫn biệt tích; các hoạt động tài chính của mạng lưới này vẫn diễn ra đây đó trên khắp thế giới, và quân đội Mỹ đang có những dấu hiệu sa lầy ở chiến trường Afghanistan. Trong khi đó, các tin tức tình báo, biện pháp đối phó của chính quyền và lệnh xiết chặt an ninh hiện nay dường như đang khủng bố tinh thần người dân.

Xét về phương diện nào đó, những lời cảnh báo mập mờ về các vụ tấn công lại đang giúp các phần tử khủng bố, bởi vì chúng không giúp người ta chuẩn bị chống lại thảm hoạ, mà chỉ làm tăng sự khiếp hãi và căng thẳng.

Chủ nghĩa khủng bố hiện nay mang đậm tính tuyên truyền bạo lực, dùng một vụ tấn công thảm sát hàng nghìn người để làm nản lòng và gây kinh sợ cho kẻ thù. Đó cũng chính là phương pháp của mạng lưới Al-Qaeda trong vòng 4 năm qua - mỗi năm chỉ tiến hành một vài vụ quy mô lớn và đẫm máu nhằm thực hiện cuộc chiến tuyên truyền, lợi dụng công nghệ thông tin và sức mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng. Thông điệp cho người Mỹ hiện nay là họ sẽ không được an toàn chừng nào quân đội Mỹ và người Mỹ còn hiện diện trên các vùng đất của người Hồi giáo. Al-Qaeda đang nói với cả thế giới rằng mặc cho sức mạnh của Mỹ, họ vẫn không hề hấn gì; các tín đồ Hồi giáo có thể hoàn toàn tin tưởng vào phong trào "thánh chiến" của bin Laden.

Năm 1998, theo giới chuyên gia chống khủng bố, việc chính quyền Bill Clinton cho ném bom oanh tạc các khu trại của Al-Qaeda ở Afghanistan càng tôn thêm hình ảnh nhân vật bị căm ghét nhất và đáng sợ nhất đối với nước Mỹ: Osama bin Laden. Làn sóng những lời cảnh báo gần đây càng cho thấy nhân vật này vẫn tiếp tục là nỗi kinh hoàng của người Mỹ.

Tuy nhiên, khó có thể trách được chính quyền Bush trong lúc vận hạn này. Việc các cơ quan tình báo và an ninh Mỹ "đoán vuốt đuôi" rằng Nhà Trắng cũng là mục tiêu tấn công hôm 11/9 chỉ nhằm trấn an công chúng, khiến họ tin rằng chính phủ có thể bảo vệ các công dân của mình khỏi tất cả các mối đe doạ. Quốc hội Mỹ thông qua chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa cũng chính vì một ý tưởng sai lầm rằng nó sẽ là tấm lá chắn, che chở cho nước Mỹ khỏi mọi cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Nhưng đối với nhân dân Mỹ, an ninh tuyệt đối là một điều gì đó thật xa vời, mà từ trước đến nay, không một chính phủ nào của quốc gia này dám đảm bảo

F.- "Ông trùm" Năm Cam lên phim:

Sau đây là những baì viết từ Tp HCM nói về câu chuyện thời sự sôi bõng nói về Năm Cam . Báo giới tại Saigon hiện nay nghi ngờ lẫn nhau , báo này ngờ baó kia là đã từng ăn tiền cũa Năm Cam. Chúng ta thữ nhìn vào xem bài phóng sự vưà nóng bõng vưà có nhiều chuyện thú vị quanh lá bài Năm Cam này . Dĩ nhiên có lợi cho Công An Tp HCM thì mọi chuyện được : "go ahead".

Đang mùa World Cup nhưng Phó tổng biên tập báo An Ninh Thế Giới Nguyễn Như Phong chẳng quan tâm gì tới bóng đá vì mải tập trung kết thúc tập kịch bản cuối cùng cho bộ phim hình sự, tạm đặt tên là "Kỳ Nhông". Kịch bản tổng hợp nhiều mẫu tội phạm khác nhau, trong đó có Năm Cam, Khánh trắng, một số nhân vật trong vụ Tân Trường Sanh..

- Làm báo 20 năm, tại sao ông lại rẽ ngang sang viết kịch bản phim?

- Tôi đang viết một cuốn tiểu thuyết hình sự thì hãng phim đề nghị chuyển thể thành phim. Thế là tôi phải viết song song, vừa tiểu thuyết, vừa kịch bản văn học.

- Hàng loạt cán bộ trong ngành công an bị bắt vì có liên quan tới Năm Cam. Vậy ông có gặp khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh người công an thoái hoá, biến chất?

- Công an cũng là người, không phải là thánh. Hoạt động của công an ngày càng phức tạp, trinh sát nếu không có quan hệ với tội phạm thì không thể đánh án được. Có điều chơi nhưng không để bị lợi dụng. Nói chung, công việc của người công an bây giờ rất khó khăn, phức tạp, nếu có một số rất ít thoái hoá biến chất thì là chuyện không lấy gì làm ngạc nhiên. Trong kịch bản, tôi xây dựng một nhân vật là Trưởng phòng cảnh sát hình sự vừa làm cho ta vừa làm cho tội phạm, dùng biện pháp nghiệp vụ bao che cho tội phạm…

- Vì dính tới Năm Cam mà có cán bộ cao cấp bị mất chức, khi thể hiện điều này, ông có sợ bị đụng chạm?

- Có gì mà đụng chạm. Tội phạm có tổ chức là sản phẩm tất yếu của mặt trái cơ chế thị trường. Tuy nhiên, tội phạm ở ta vẫn ở mức độ thấp. Trong các băng nhóm xã hội đen thì Năm Cam chưa là gì so với Phương Viccarent. Tôi xây dựng một nhân vật là chủ tịch tỉnh, do dính tới tội phạm nên bị mất chức.

- Việc xã hội đen liên quan tới giới văn nghệ sĩ được thể hiện như thế nào?

- Kịch bản có một siêu sao ca nhạc được bọn xã hội đen đưa lên từ một gái điếm cao cấp, không biết một nốt nhạc nào.

- Ông đề cập tới việc báo chí phanh phui các băng nhóm này như thế nào?

- Trong phim sẽ có cả chuyện nhà báo đi viết thuê cho lưu manh, viết sai sự thật, có cả tổng biên tập bao che cho tội phạm. Vụ Năm Cam vừa rồi là án truy xét, đối tượng khai đến đâu xác minh đến đấy rồi bắt. Có điều báo chí ta cứ đua ào ạt, thành ra quá lớn, phức tạp. Chưa khởi tố, chưa bắt mà các báo đã đưa là bắt rồi, lại còn viết suy diễn, không chịu xác minh, làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều tra và gây dư luận không hay.

- Bao giờ bộ phim ra mắt khán giả truyền hình?

- Tôi cố gắng trong 10 ngày nữa sẽ hoàn thành kịch bản để chuyển sang Hãng phim Truyền hình Việt Nam.

G.- Xa lộ Vũng Tàu khiến người ta phát sợ:

Ðây là một bức tâm thư cuã một Việt kiều tại Canada gỡi về báo Tuỗi Trẽ tại Tp HCM , anh ta nói về hệ thống giao thông ngày nay cũa Thành phố HCM …Bạn sẽ thấy anh này thành thật ra sao …

" Bất cứ một người tây phương nào, thấy những cảnh xe chạy ngược chiều, người say rượu nằm ngủ giữa xa lộ này đều phải khóc thét lên, và cho kẹo cũng không dám trở lại lần thứ hai

Có lẽ không cần phải nói nhiều, chúng ta đều biết phát triển du lịch là một sự cần thiết trong bất cứ một quốc gia tiến bộ nào. Để phát triển du lịch, chúng ta cần có đường phố sạch sẽ, công viên đẹp, phương tiện vệ sinh đầy đủ...

Xa lộ nối Biên Hoà và Vũng Tàu rộng lớn, cho phép xe chạy với tốc độ cao. Nhưng hỡi ơi, không hiểu tại sao các cơ sở chính quyền địa phương lại cấp giấy phép cho cư dân xây cất nhà thật sát với hai bên lề xa lộ. Các quán xá theo đó mọc lên như nấm, trở thành nơi tụ hội của những đệ tử lưu linh.

Tôi đi xe 12 chỗ từ Bình Dương lên Vũng Tàu. Dọc dường, thấy cư dân chạy xe loạn xạ hai bên xa lộ. Nhiều phương tiện giao thông đi ngược chiều. Có người say rượu, nằm ngủ như chết ngay chính giữa xa lộ. Và tệ hại hơn là công an, cảnh sát thấy vậy mà vẫn tỉnh bơ như chuyện thường tình.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002