Đại Chúng số 102 - Ngày 16 tháng 7 năm 2002

Duramax

TÍN HIỆU TRÊN BỨC TƯỜNG NGỤC TỐI

By John McCain
Phong Thu chuyển ngữ

Lời người dịch: Trong số những người tù chiến tranh Việt Nam, có hai nhân vật nổi bật và được thế giới biết đến đó là Thượng Nghị Sĩ John McCan và Đại Sứ Hoa Kỳ, ông Pete Peterson. Cả hai nhân vật nầy từng bị giam cầm và đối xử hết sức tàn tệ trong nhà tù cộng sản Hà Nội, nhưng chính họ là những người đã trở về Việt Nam lãnh trách nhiệm nối lại mối quan hệ Mỹ –Việt. Và chính họ là những người giúp cho chính quyền Mỹ - Việt nhích lại gần nhau suốt hơn nữa thế kỷ thù nghịch. Khi ông Pete Peterson trở về Hà Nội nhận lãnh trách nhiệm là ông Đại Sứ của Hoa Kỳ, thì Thượng Nghị Sĩ John McCan cũng đã trở lại viếng thăm Việt Nam nhiều lần. Tháng tư năm 2000, ông John McCan đã trở lại viếng thăm nhà tù Hoả Lò Hà Nội, nơi ông đã bị giam giữ hơn năm năm là một người tù chiến tranh. Ông có dịp nhìn và nhớ lại những giờ phút đen tối của cuộc đời mình trong nhà giam tăm tối nầy. Người dịch chỉ mong muốn bạn đọc nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam và con đường mà Hoa Kỳ đang đi để đạt đến mục tiêu của họ. Người Việt lưu vong của chúng ta phải làm gì đây để phù hợp với tình hình chính trị trong, ngoài nước và thế giới?

Trong một đoạn trích từ sách quyển sách "The Right Words At The Right Time" của Marlo Thomas and Friends còn gây nhiều hứng thú cho người đọc, Thượng Nghị Sĩ John McCain đã nói về những năm tháng ông còn là một tù nhân chiến tranh tại Việt Nam và tại sao ông không bao giờ có niềm hy vọng sống sót trở về quê hương.

Đôi khi chỉ cần một vài câu nói động viên hay chỉ cần một lời khuyên cũng có thể làm thay cuộc sống của một người tù. Trong ngày July 4 năm nay, chúng ta nghĩ rằng đây là thời điểm thích hợp để chia xẻ những kỷ niệm đáng nhớ nầy đến mọi người, và một lý do khác nữa là nói lên tình thần bất khuất, dũng cảm của người Hoa Kỳ.

Không có gì có thể đè bẹp được tinh thần bất khuất của anh hơn là sự giam cầm trong cảnh cô đơn. Không có một ai để tin cậy, chia xẻ với một người tù để dành cho anh một lời khuyên bảo, sự bất hạnh và lòng can đảm phải bắt đầu tăng gấp bội. Cảnh tù tội đơn độc đã cướp đoạt nơi anh tất cả mọi thứ trừ ra thời gian. Khi anh sống trong cảnh biệt giam, anh không có gì để nghĩ ngợi, anh chỉ còn ngồi đếm thời gian cứ lần lượt trôi qua.

Trong năm năm và sáu tháng tôi là một người tù nhân chiến tranh ở Việt Nam, ngày Giáng Sinh luôn luôn là ngày khó khăn nhất trong năm đối với tôi. Tôi còn nhớ rõ mùa Giáng Sinh năm 1969, tôi đã là một POW (Prisonner Of War, Tù Nhân Chiến Tranh) hơn hai năm, hầu hết thời gian nầy tôi bị giam cầm một mình trong xà lim. Giống như tất cả những xà lim ở nhà tù Hoả Lò Hà Nội, xà lim của tôi nhỏ bé, trống rỗng, bề ngang chỉ có 7 feet và bề dài 10 feet, sàn được tráng xi măng, đó cũng là chiếc giường của tôi. Bốn bức tường đá dầy 18 inches và cửa sổ của mỗi xà lim thì rất cao vì vậy mà người tù không thể tiếp xúc được với nhau. Tôi vẫn còn nhớ là ở đó chỉ có một cái đèn treo lơ lửng giữa trần nhà và một cái loa phóng thanh cột chặt trong một góc phòng mà cộng sản Bắc Việt dùng để tuyên truyền.

Vào lúc 8 giờ, ngày Lễ Giáng Sinh năm 1969, tôi đang ở trong một tình trạng rất tồi tệ là nhận những trận đòn từ cộng sản Bắc Việt. Trong niềm đau đó, tôi vẫn không lộ ra nỗi đau đớn tôi đã đón nhận ngay cả khi tôi bị bắn hạ hai năm về trước. Tôi lạnh lùng. Tôi đau đớn. Và ngay lúc tôi nằm trong xà lim, tôi lắng nghe đài Tiếng Nói Hà Nội tường thuật về "Sự chiến thắng liên tiếp đế quốc Mỹ,” sự căm giận của tôi trở nên sôi sục.

Rồi một người cai tù bắt đầu hát bài Giáng Sinh trên hệ thống truyền thanh của nhà tù, cuối cùng là Dinah Shore hát "I’ll Be Home for Christmas." Khi tôi nằm đó lắng nghe bài hát đặc biệt nầy, lòng can đảm của tôi đã biến mất. Tôi đã không còn tin tưởng tôi có thể còn sống sót cho đến những đêm khác, mãi mãi không bao giờ còn trở lại quê hương trong những ngày Giáng Sinh với gia đình.

Sau đó, tôi lắng nghe tín hiệu TAP gỏ trên tường của xà lim tôi.

Mặc dù, luật lệ ở trong tù không cho phép làm như vậy, người tù nhân chiến tranh đã liên lạc với nhau bằng cách gỏ nhẹ trên tường. Tín hiệu bí mật của TAP là một hệ thống đơn giản. Chúng tôi chia mẫu tự ra làm năm cột, mỗi cột có năm mẫu tự. Mẫu tự K đã bị loại bỏ. A, F, L, Q và V là những mẫu tự chủ chốt. TAP đơn giản có năm mẫu tự m?t lần trong cột A, hai cho F, ba lần cho L và cứ như vậy mà sử dụng. Sau những dấu hiệu của các cột mẫu tự, thì tạm ngưng trong giây lát rồi tiếp tục tap từ một đến năm lần đúng với mẫu tự. Thí dụ, mẫu tự C là gởi đi tín hiệu như sau: tap...tap tap tap.

Chúng tôi trở nên thành thạo với tín hiệu của TAP và chỉ một thời gian những người tù đã liên kết hoàn chỉnh một hệ thống liên lạc tin tức. Cứ mỗi lần có thêm những tù nhân mới, tin tức được truyền đi nhanh chóng từ xà lim nầy sang xà lim khác về tình trạng của mỗi người tù nhân chiến tranh và tin tức từ quê nhà. Tiếng gỏ mỗi ngày trên bức tường nhà đá của tôi đã giúp tôi giữ vững tinh thần. Tiếng gỏ đó xác định nhân tính của tôi và giúp cho tôi sống sót.

Xà lim bên cạnh tôi thì trống nhưng ở gian kế bên là một người bạn tù tên là Ernie Brace. Ernie là người đã được gắn huy chương danh dự trong 100 trận đánh trong cuộc chiến tại Triều Tiên. Anh đã tình nguyện phục vụ trong Không Lực Hoa Kỳ thực hiện nhiệm vụ cung cấp tin tức quân sự cho tình báo CIA tại cánh rừng ở hạ Lào.

Trong một chuyến bay vào năm 1965, anh bị bắt và rơi vào tay của cộng sản Bắc Việt. Anh đã bị đối xử hết sức dã man và bị biệt giam ở một nơi rất xa gần Điện Biên Phủ suốt ba năm trời trước khi anh được chuyển về nhà tù Hoả Lò Hà Nội vào năm 1968.

Tôi là người sớm nhất biết được tín hiệu của TAP về ngày Giáng Sinh, tôi biết đó là Ernie. Tôi trở dậy và áp tai vào bức tường đá lạnh lẽo của nhà giam. Ban đầu thì rất khó hiểu những tín hiệu của người bạn tù của tôi. Nhưng sau đó thì tín hiệu trở nên rất rõ ràng.

“We’ll all be home for Christmas,” Ernie đã gỏ tín hiệu. "God Bless America."

Với những tín hiệu đó đã làm cho tôi bắt đầu khóc.

Khi anh là một tù nhân, kẻ thù tước đoạt tất cả những gì anh có, nhưng họ không thể tước đoạt được trái tim của anh. Ở đó không có một lời nào từ Ernie, người đã từng làm việc cho CIA, anh có rất ít hy vọng còn sống sót rời khỏi nhà tù.

"We’ll all be home for Christmas. God Bless America."

Đó là thông điệp rất đơn giản trong những giờ phút đen tối nhất của cuộc đời tôi đã tạo cho tôi có sức mạnh hy vọng tôi phải sống, trừ khi, chúng tôi có một người cai tù khắc nghiệt. Nhờ sức mạnh nơi Ernie, niềm tự hào về bản thân bị giam cầm đơn độc không giảm đi mà tăng lên gấp bội.

Câu chuyện đã trôi vào dĩ vãng xa xưa, nhưng hình như nó vẫn còn quanh quẩn đâu đây trong tâm trí tôi trong những ngày lễ, khi tôi nghe “I’ll Be Home for Christmas,” tôi luôn luôn nhớ lại thời gian đó, trong nhà tù Hoả Lò Hà Nội, và những lời nói thông qua bằng những tín hiệu trên tường của Ernie Brace. Anh đã giúp tôi tiếp tục sống, vượt qua tất cả bằng ý chí trong một hoàn cảnh đen tối nhất. Khi tôi nghe bài hát nầy, tôi lại nhớ về anh. Tôi nghĩ bạn tôi đã không còn bao giờ trở lại quê hương trong những mùa Giáng Sinh. Và tôi nghĩ về những gì mà Chúa đã ban phước lành cho mỗi chúng ta.

John McCan
Phong Thu chuyển ngữ
(Trích từ tạp chí Journal July 2002)

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002