Đại Chúng số 103 - Ngày 1 tháng 8 năm 2002

Duramax

 

Buổi sinh hoạt văn học nghệ thuật
CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA VIỆT NAM PARIS
Tổ chức ngày 15 tháng 06 năm 2002 tại Pháp quốc.

Bình Huyên Tường Thuật

Đáp lại lời mời của Ban Tổ Chức thuộc Câu Lạc Bộ Văn Hoá Việt Nam Paris, Trọng Bình và Thùy Huyên lái xe tới Quận 13 Paris đúng 10 giờ 30 sáng ngày 15 tháng 6 năm 2002. Để xe trong parking dưới khu thương mại Á Châu Olympiades, hai ngườI dùng thang máy đi lên tầng thứ nhất của khu buôn bán phồn thịnh. Họ mang theo máy chụp hình và bốn túi xách tay bằng nylon lớn. Trong túi xách, có những cuốn báo Đại Chúng số 83, 84 (còn vài số, để dành từ lâu), số 87 (có hình của đồng tác giả Bình Huyên), số 89, 91, 93, 94, 95, 96, 98, 99.

Hai vợ chồng từ trong Thương Xá Olympiades đi ra ngoài sân rộng bát ngát. Ở đó nhan nhản hàng quán Á Châu. Chung quanh khu này là những toà nhà chung cư cao ngất. Trọng Bình và Thùy-Huyên tiến gần dãy nhà hàng có nhiều mái cong. Ở đó, một nhà hàng vuông vắn bề thế, tường toàn bằng kính dày, trên có tấm bảng trắng kẻ chữ mầu hồng tím :

Restaurant Chiều Tím - Karaoké - Dýner Dansant
Téléphone : 01 44 23 83 90.


Quan khách tham dự

Bước vào trong nhà hàng CHIỀU TÍM, Trọng Bình và Thùy Huyên đứng trước căn phòng rộng lớn có thể chứa hơn hai trăm ghế ngồi. Trên tường cuối phòng, có treo lá cờ vàng ba sọc đỏ. Bên phải là quầy rượu dài với đủ mọi dụng cụ lộng lẫy của quán hàng Âu Châu. Sát tường bên phải là bục cao, trên có dàn nhạc. Trọng Bình Thùy Huyên gặp ngay Nguyễn Hữu Nhật, Nguyễn Thị Vinh, Đỗ Bình, Thúy Hằng, và Trịnh Hưng. Hai bên tay bắt mặt mừng. Các bao thư lớn đựng báo Đại Chúng ghi sẵn tên được trao tặng ngay cho năm nghệ sĩ này. Các vị đang bận rộn xếp lại mấy hàng bàn ghế theo danh sách ngườI tham dự được phân chia thành từng cỗ 10, 11, hoặc 12 chỗ ngồi. Mỗi bàn mang tên một dòng sông Việt Nam: sông Cửu Long, sông Hương, sông Kỳ-Cùng,...

Sau khi để các túi xách nylon đựng báo gần quầy rượu, bên cạnh mấy cái bàn thấp trên có trưng bày sách báo của nhà xuất bản Anh-Em, Na-Uy, do cặp nghệ sĩ Vinh-Nhật chủ trương, Trọng Bình cởI áo veste giúp các bạn một tay. Thùy Huyên cũng vui vẻ nhận công tác tiếp tân với danh sách thi văn nghệ sĩ và thân hữu chia theo vị trí từng bàn mang tên các dòng sông Việt Nam. Đồng thời, nữ thi sĩ ôm từng xấp báo Đại Chúng USA trao cho thi văn nghệ sĩ cùng quan khách đang từ từ bước vào nhà hàng Chiều Tím. Ai ai cũng đón nhận các cuốn báo Đại Chúng một cách thích thú. Khi những người đến sau không nhận đuợc báo, hoặc muốn có một số báo nào đó, tìm Thùy Huyên đòi hỏi, nữ sĩ chỉ biết tặng cho mỗi người một "nụ cườI thần thoại", trả lời bằng giọng nói thủy tinh tươi mát : "Toà Soạn Đại Chúng bên Hoa Kỳ gửi báo sang đây với số lượng ít nhiều khác nhau. Nên quí vị có thể không nhận được số báo muốn có. Bây giờ, tất cả số báo Đại Chúng gửI sang đã hết rồi. Xin quí vị và các bạn để dịp khác".

Các độc giả đó đành thương lượng với nhau để trao đổi đọc báo sau. Một số độc giả hỏi Thùy Huyên cách đặt mua báo và được giải thích rõ ràng. Trong khi chờ đợi khai mạc buổi sinh hoạt, các độc giả "may mắn" ngồi mở báo Đại Chúng chăm chú đọc, rồi cất cẩn thận vào túi xách.

Mười hai giờ hơn, bữa cơm với các món ăn thuần túy Việt Nam được dọn ra. Các thực khách mời nhau thưởng thức ngon lành trong bầu không khí thân mật cởi mở. Trọng Bình thỉnh thoảng đứng dậy, cầm máy chụp hình, làm công tác nhiếp ảnh viên cùng với hai ba vị khác, theo lờI yêu cầu của Ban Tổ Chức. Trong số thực khách, Trọng Bình và Thùy Huyên thấy nhiều khuôn mặt quen thuộc : nghệ sĩ Bích Thuận và phu quân Émile Hiếu, bác sĩ Nguyễn Bá Hậu bút hiệu Phương Du, nhà văn nhà thơ Hồ Trường An, bác sĩ nhà văn Trần Đại Sĩ, bác sĩ thi sĩ Vân Uyên, ông TRẦN BÌNH TịNH Chủ tịch Văn Phòng Liên Lạc các Cộng đồng ngườI Việt (Pháp quốc), nhà thơ VIỆT DƯƠNG NHÂN, bác sĩ kiêm thi sĩ văn sĩ Văn Bá cùng phu nhân người Tây Phương, ba ái nữ của học giả PHẠM QUỲNH : các bà PHẠM THị HoàN, PHẠM THị LỆ, PHẠM THị DIỄM, nhạc sĩ LƯƠNG HàN CHÂU, nhạc sĩ Anh Huy và phu nhân, bà chủ nhà hàng Đào Viên, nữ điêu khắc gia nhà văn nhà thơ Anh Trần, giáo sư nhạc sĩ nhà văn Lê Mộng Nguyên, giáo sư Phạm thi Nhung, giáo sư VÕ THU TịNH, học giả Nguyễn Thùy, giáo sư Nguyễn thị Hoàng, nhà văn MAI LÝ CANG, nhạc sĩ Nguyễn Đình Tuấn, nhà văn Tô Vũ, nhà báo PHẠM H"U, nhạc sĩ Xuân Lôi, nữ thi sĩ Hà Lan Phương, nhà thơ MÂY THU, nhạc sĩ Anh Việt Thanh, nhạc sĩ LƯƠNG HàN CHÂU, hoạ sĩ VĨNH ẤN, hoạ sĩ LÊ TàI ĐIỂN, nghệ sĩ Trần Song Thu, giáo sư nhiếp ảnh gia Bùi Sĩ Thành, nhạc trưởng Trần văn Toàn, bác sĩ ca sĩ Phạm Đăng THIỆN, bác sĩ NGUYỄN DUY TàI, nhà thơ ThụY KHANH, ca sĩ Đỗ Quyên, ca sĩ Tuyết Dung, dược sĩ Kim Hoa, bà Tường Loan và phu quân, bà Vũ thị Hiền, ... Còn nhiều các vị khác không kể hết tên ra đây được, nhưng Trọng Bình đã thu vào ống kính để cống hiến đ?c giả trong các trang hình ảnh.

13 giờ 30. Bữa cơm thân mật chấm dứt. Mọi người được mời rời ghế, ra bên ngoài nhà hàng hóng mát, trong khi nhân viên xếp bàn, kê lại ghế, biến quán ăn thành phòng hội họp trang nhã trật tự. Máy quay phim, máy chụp hình vẫn làm việc đều đều, ghi nhận những hình ảnh kỷ niệm hiếm quí để đời. Giữa những bộ xiêm y Á Đông và Tây Phương lộng lẫy lịch sự, có ba ngườI đẹp mặc áo dài mầu tím thêu hoa đại đoá thật lãng mạn : Thúy Hằng, Thùy Huyên, và một thiếu nữ Việt không biết tên.

14 giờ. Các thi văn nghệ sĩ cùng quan khách được mời trở lại phòng hội họp. Một số quan khách không dùng bữa cơm trưa, chỉ tới tham dự buổi sinh hoạt nghệ thuật văn học của Câu Lạc Bộ Văn Hoá Việt Nam Paris, nâng số người có mặt lên hơn hai trăm vị. Trước khi an toạ, nhiều người rủ nhau thăm viếng hai bàn trưng bày sách báo. Một bàn ở ngay cửa vào của giáo sư nhà văn nhà thơ Lưu Nguyễn Đạt cùng phu nhân là giáo sư Phùng Thị Hạnh, với những cuốn tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Biên Khảo Cỏ Thơm hình thức ý nhị, nội dung xúc tích bên cạnh các tác phẩm mới ấn loát như thi tập Hồn Nước, Vùng Cao Nước Ẩn,...của Lưu Nguyễn Đạt.

Một bàn của nhà văn nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật và Nguyễn Thị Vinh ở cạnh quầy rượu. Trên tường đàng sau bàn sách báo có treo bảng kẻ chữ "Tưởng niệm Nhất-Linh", "Ra mắt tạp chí HƯƠNG XA", với những cuốn tạp chí Văn Học Nghệ Thuật Hương Xa số 1 & 2 của các tháng 7 & 8 năm 2002. Cuốn báo dày 208 trang, ngoài bìa trình bày công phu có ảnh con chim Hoà Bình, nội dung gồm những tác phẩm của các tác giả danh tiếng nhằm mục đích "gom góp và giữ gìn" kho tàng văn học Việt Nam. Các cuốn báo lộng lẫy khoe tài sắc với những cuốn sách quí mới ra đời như thi tập Cõi Tạm, truyện dài Nổi Sóng, Na-Uy Và Tôi, của Nguyễn Thị Vinh, như thi tập ĐÃ ĐƠÌ mang nặng Tình Yêu Việt Nam, tiểu thuyết Thiền Bờ Bên Kia tập I & II, và hai tác phẩm Cuộc Chiến, Cỏ Bồng, của Nguyễn Hữu Nhật. Tất cả đều do nhà xuất bản ANH-EM Na-Uy ấn loát phát hành.

Những tác phẩm nói trên đều được đa số quan khách chiếu cố, xin chữ ký. Riêng Trọng Bình và Thuỳ Huyên nhận được mỗi tác phẩm một bản, xếp vào cặp xách tay căng phồng khiến cho ai bắt gặp đều nhìn bằng ánh mắt nghi vấn ! Cặp Bình Huyên còn hân hạnh nhận của nhà văn Hồ Trường An hai tác phẩm mới nhất : thi tập Thiên Đường Tìm Lại do Nhận Thức xuất bản, Lưu Nguyễn Đạt trình bầy bià sách với hình vẽ của phái trừu tượng lôi cuốn chú ý của người đọc, truyện dài Chiếc Quạt Tôn Nữ do Tân Văn, Đông Kinh Nhật Bản, xuất bản, hoạ sĩ Vũ Thái Hoà (Pháp) trình bày trang bìa, mang lại cho độc giả cảm tưởng sẽ được bay vào khung trời vang bóng một thời của miền Nam nước Việt.

Trên tường sau dàn nhạc có treo biểu ngữ mầu xanh da trời đậm gắn chữ vàng BUỔI SINH HOẠT NGHỆ THUẬT VĂN HọC "Bên TrờI Tưởng Nhớ ". Thi sĩ Đỗ Bình ra đứng phiá trước bục cầm máy vi âm giới thiệu sách báo. Ngoài những tác phẩm đã nói ở trên, thi sĩ còn giới thiệu cuốn Biên Khảo THẬP THÚY TẦM PHƯƠNG của Hồ Trường An nói về mười văn thi sĩ chọn lọc ở hải ngoại do Ô MÔI xuất bản. Sách dày 404 trang, được soạn thảo rất công phu thành một tài liệu văn học sử Việt Nam. Tiếp đến là Tập TRUYỆN KIỀU và TUỔI TRẺ của Phạm Thi Nhung, Lê Hữu Mục và Đặng Phúc Cơ. Sau cùng là thi tập NHỮNG ĐOÁ HOA NỞ MUộN của nhóm NgườI Việt Lưu Vong, Texas.

Họa sĩ Nguyễn Đức Tăng ra đọc chương trình buổi sinh hoạt. Bác sĩ Nguyễn Bá Hậu tức Phương Du khai mạc buổi sinh hoạt bằng ý tưởng vui vui "có thực mới vực được đạo", mời tất cả mọi người có mặt tiếp tục trình bày cũng như thưởng thức các món ăn tinh thần vô cùng bổ ích.

Thi sĩ Đỗ Bình trở lại diễn đàn. Ông trân trọng gửi tới cả những ngườI có mặt hoặc không có mặt một thông điệp đáng ghi nhận : Văn chương thi phú và nghệ thuật Việt Nam hải ngoại, mặc dầu đang được mùa, đã không tránh khỏi một vài tiếng chì tiếng bấc. Dĩ nhiên đó là quyền tự do của mỗi người. Tuy nhiên, thi sĩ trân trọng yêu cầu cả người yêu lẫn kẻ ghét hãy chịu khó xem xét mà thực hành hai điều. Thứ nhất là hãy để cho người ta tự do sống. Thứ hai là hãy chung sức gìn giữ của cải cuối cùng trong kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam của đầu thế kỷ này, vì thi sĩ e rằng đến cuối thế kỷ 21, kho tàng đó có thể chiụ nạn mất mùa rất lớn mà không cứu vãn được.

Thông điệp ân cần nói trên được xoa dịu bằng tiếng hát truyền cảm và lối trình bày đam mê của ca sĩ Tuyết Dung qua bài hát CHIỀU TÍM thơ Đinh Hùng nhạc Đan Thọ.

Nhà văn nhà thơ hoạ sĩ Nguyễn Hữu Nhật kiêm chủ bút tạp chí Hương Xa mở đầu cuộc nói chuyện. Ông nghĩ rằng người Việt ở đâu cũng là người Việt. Tuy nhiên, văn hoá di dân biểu lộ tình nhớ quê hương, và nội dung trang báo hải ngoại khác với báo chí trong nước. Tờ Hương Xa có ba mầu sắc : văn hoá nghệ thuật Việt Nam, văn hoá nghệ thuật Âu Châu, văn hoá nghệ thuật bốn phương, với mục đích gom góp duy trì tác phẩm và tác giả Việt Nam, cống hiến tin tức văn nghệ, chăm bón tình người, và cổ động sự biết ơn các tác giả ngay trong lúc sinh thời.

Giáo sư Nguyễn thị Hoàng lên trình bày ý kiến về thi tập HỒN NƯỚC của Lưu Nguyễn Đạt, tiết lộ với cử toạ về những bức tranh sống động của thi tập, về hai con người của tác giả : con người trí thức phân tích thi ca và con người nghệ sĩ với cảm xúc chứa chan, xâm nhập vào tất cả các tầng lớp độc giả khác nhau.

Nhà văn Hồ Trường An tiếp lời giáo sư Nguyễn thị Hoàng, đưa ra nhận xét đầu tiên về hai tác phẩm VÙNG CAO NƯỚC ẨN và HỒN NƯỚC của Lưu Nguyễn Đạt, nói rằng thơ của thi sĩ chứa đựng nhiều hình ảnh phái nữ giúp thi sĩ diễn tả hồn thơ bằng nhiều kỹ thuật mới. Ông nói rõ thêm, với từ ngữ VÙNG CAO nghiã là ở trên không, NƯỚC ẨN là hơi nước, Lưu Nguyễn Đạt trở thành nhà thơ ẩn dụ có tư tưởng riêng. Cho nên, thơ của LNĐ là những cơn mưa tình yêu rải xuống vùng đất tư tưởng bao la của con người. Thơ Lưu Nguyễn Đạt còn ẩn chất Thiền của Phật Giáo : cái có từ cái không dẫn tới cái bao la siêu thoát. Đối với thi sĩ, thơ không cần để hiểu mà để cảm. Dù không hiểu một cái gì đó, mà ta vẫn cảm thấy rung động.

Nhà văn nhà thơ Lưu Nguyễn Đạt, sau khi cám ơn cử toạ, Câu Lạc Bộ, Thi Văn Nghệ sĩ và thân hữu, rành rẽ đưa ra tóm lược về thơ của ông : Thơ LNĐ có tính cách vừa chủ quan vừa khách quan, có tác động trau chuốt an ủi cuộc đời, có hoà hợp nhân bản, thiên nhiên và sinh vật, có kích thước tâm linh, hiện diện vĩnh cửu trong thế giới cụ thể và trừu tượng, luôn luôn tìm kiếm để cấu tạo lại nguyên thủy loài người, và sau hết, thơ LNĐ chất chứa vẻ đẹp, tình yêu, hạnh phúc. Tất cả những thứ trong thơ LNĐ tạo thành Tâm Đạo.

Để thay đổi không khí, nhóm kịch VĂN BÁ của bác sĩ NGUYỄN VĂN BA gồm có luật sư VINH QUANG, dược sĩ LỆ CHÂU, dược sĩ LỆ SƯƠNG, và VĂN BÁ, cùng trình diễn vở "Lưu Bình Dương Lễ" vừa mua vui bằng nhiều mầu sắc âm thanh cùng giọng điệu cổ xưa, vừa nhắc nhở mọi người tình bằng hữu chân chính. Dược sĩ NGUYẼN VĂN ĐỨC đọc lời giới thiệu.

 

Giáo sư Phạm thị Nhung lên diễn đàn trình bày tác phẩm TRUYỆN KI"U và TUỔI TRẺ. Đó là cuốn biên khảo viết bằng Việt Anh Pháp ngữ, có ý kiến của kỹ sư Đặng Nhuế, tiếng Pháp do dược sĩ Đặng Quốc Cơ và học giả Xuân Nghiã, tiếng Anh do học giả Bùi Sanh Thông, tranh minh hoạ của hoạ sĩ Vũ Tuyên. Giáo sư nói, giới trẻ Việt Nam hải ngoại từng tự hào về văn chương Việt Nam qua đại tác phẩm TRUYỆN KI?U không phải là không có lý. Nguyễn Du đã dùng tài nghệ tuyệt vời, chuyển tác phẩm văn suôi của Thanh Tâm Tài Nhân thành tác phẩm thi ca gồm 3520 câu thơ lục bát. Giáo sư NHUNG đưa ra một vài so sánh. Về hình thức, Thanh Tâm Tài Nhân duy trì kết cấu dễ dàng, trong khi Nguyễn Du theo đuổi trật tự nghiêm khắc. Về xây dựng nhân vật, TTTN sơ sài đơn giản, còn ND tỷ mỷ kỹ lưỡng. Bà nói thêm, Nguyễn Du đã làm cho TRUYỆN KIỀU lột xác, đi lên tuyệt đỉnh nghệ thuật, bằng kỹ thuật tả cảnh, mượn cảnh tả tình, chọn chữ, đặt câu, gieo vần của ông. Về nội dung , Nguyễn Du bỏ những chi tiết tầm thường hoặc dã man (như trong việc trả thù), đơn giản những cảnh dâm đãng bằng vài nét thanh nhã. Ông đề cao Thiện Tâm bằng cách khai triễn tình cảm đạo đức con người, tình yêu trong sạch tuổi trẻ, tranh đấu bản thân và hoàn cảnh, sống trong sạch thủy chung, kêu gọi cải thiện xã hội. Do đó, TRUYỆN KIỀU của Nguyễn Du có đủ CHÂN THIỆN MỸ, rất cần thiết cho tuổi trẻ.

Đến đây, một giọng ca khác mang âm lượng cao vút sung mãn của ca sĩ opéra trình bày bản DẠ KHÚC của Nguyễn văn Qùy. Đó là ca sĩ Đỗ Quyên rất quen thuộc với thi văn nghệ sĩ và thân hữu của Câu Lạc Bộ Văn Hoá Việt Nam Paris.

Một lần nữa, thi sĩ Đỗ Bình tiếp tục chương trình điều hợp phần thứ hai về THƠ. Nghệ sĩ Thúy Hằng lên đọc tiểu sử và hai bài thơ của nữ thi sĩ Minh Châu Thái Hạc Oanh. Bài thơ thứ nhất nhan đề DÙ BIẾT YÊU lấy cảm hứng từ hai câu thơ XUÂN DIỆU "Yêu là chết trong lòng một ít, Vì mấy khi yêu chắc được yêu". Bài thứ hai nhan đề HOA ĐàO, hoạ lại bài thơ HOA ĐàO BƯớM XANH của thi sĩ Vân Uyên.

Nhà thơ Văn Bá cùng nhà thơ nữ KIM HOA trình bày bài thơ HoàI TỐ (Éternel Chagrin) để thay cho bài "Hát Xẩm" trong chương trình, ngoài ý muốn của tác giả.

Hai nhà thơ TRỌNG BÌNH và THÙY HUYÊN được thi sĩ Đỗ Bình mời lên diễn đàn. Sau khi hoạ sĩ Nguyễn Đức Tăng đọc tiểu sử của đồng tác giả BÌNH HUYÊN, giáo sư nhà văn nhà thơ TRọNG BÌNH cầm máy vi âm, chào mừng khán giả và giải thích với cử toạ rằng cũng trong chủ đề "Bên Trời Tưởng Nhớ", hai người muốn đưa ra vài nét phác thảo về cuộc tình đầu đời, lồng trong khung cảnh muà Hè của Miền Nam nước Việt thân yêu mưa nguồn nắng lửa, không phải là cái Miền Nam ngày nay, mà là Miền Nam cách đây bốn mươi sáu năm, với biết bao âm thanh mầu sắc cùng hương vị thân quen khiến người ta ứa nước mắt mỗi khi nhớ tới, mà hai vợ chồng mang theo từ nhiều năm nay, hy vọng giờ đây sẽ được khán giả chia xẻ với họ cảm xúc đó. Đoạn, bằng giọng đọc tinh vi truyền cảm, TRọNG BÌNH cống hiến khán giả bài thơ HẠ NẮNG, TÌNH CHUNG. Tiếp theo, nữ thi sĩ THÙY HUYÊN trình bày bài thơ TỰ DO Đ" SỐNG, sau khi minh xác rằng nữ thi sĩ muốn giãi bày với khán giả tâm sự một người đã phải bỏ quê hương tới hai lần chỉ vì hai chữ TỰ DO và đó chính là lý do có mặt tại nơi này của BÌNH HUYÊN nói riêng, và có lẽ của tất cả người Việt lưu vong nói chung. Cử toạ lắng nghe hai bài thơ trong mối cảm thông sâu đậm.

Mối đồng cảm đó càng tăng cường độ khi thi sĩ Đỗ Bình xuất hiện không phải với cương vị người điều hợp chương trình, nhưng với tư cách một tác giả sắp gửi đến quan khách cùng bạn bè bài thơ mà ông viết cho hiền thê của ông, thế nhưng ông lại lấy tên bài thơ là TÌNH MUÔN THUỞ bởi vì đối với ông, TÌNH là QUÊ HƯƠNG, là ĐẤT NƯỚC, là THƠ, là Vợ, là tất cả những gì đẹp nhất. Rồi bằng giọng đọc tràn đầy âm điệu trầm bổng khi nhặt khi khoan, bằng dáng điệu say men Lý Bạch, thi sĩ Đỗ Bình giãi bày tâm tư của ông một cách trọn vẹn.

Thế rồi hiền thê của thi sĩ Đỗ Bình từ khung trời thi ca ấy hiện ra. Đó là nữ nghệ sĩ Thúy Hằng thay mặt thi sĩ đàn anh Song Thái Phạm Công Huyền không đến tham dự buổi sinh hoạt được. Như một đại sứ tài ba, hoặc như một người làm mối khéo léo, nữ nghệ sĩ ngọt ngào diễn tả bài thơ NHẠC THƠ VƯƠNG VẤN, một nửa theo luật thơ Đường nhịp nhàng cân đối, nửa kia theo thể lục bát du dương trữ tình, khiến người nghe nao nao trong dạ vì lây cái vấn vương từ hai chất liệu đẹp nhất của con người, đó là Thơ và Nhạc.

Các bài thơ trong mục này được trình bày đầy đủ ở phần VƯờN THƠ ĐẠI CHÚNG.

Với chất liệu thứ hai nói trên, tức là NHẠC, giáo sư Lê Mộng Nguyên làm thay đổi không khí hội trường bằng lời lẽ tha thiết, giới thiệu các bản nhạc nổi tiếng của ông. Hội trường rung lên với tiếng hát cao vút của bác sĩ kiêm ca sĩ Phạm Đăng Thiện qua bài "Trăng Mờ Bên Suối", và tiếp theo, với giọng ca trầm ấm trong vắt của ca sĩ Tuyết Dung qua bản "Chiều Vàng Năm Xưa".

Bác sĩ Nguyễn Bá Linh giới thiệu nhạc sĩ kiêm ca sĩ Anh Huy. Người nghệ sĩ duyên dáng ôm Tây Ban Cầm trình bày bản nhạc của ông "Gần Thiên Thu" phổ thơ Lưu Nguyễn Đạt, bằng giọng hát điệu luyện.

Nhạc sĩ Trần văn Toàn và ca sĩ Đỗ Quyên song ca bản NHỚ NGƯờI VƯƠNG KHÓI THUỐC BAY, thơ của Hà Nguyên Du, nhạc của Trần Văn Toàn, làm không khí "Chiều Tím" trở nên hồi hộp rộn ràng, quện trong giọng thổ ấm áp và giọng kim cao vút theo nhịp điệu Tango.

Dược sĩ kiêm nhạc sĩ Nguyễn Đình Tuấn cống hiến khán giả một hợp khúc "Bên Trời Tưởng Nhớ" gồm ba tiểu khúc Hà-Nội, Huế, Sài Gòn, phổ từ thơ Nguyễn thị Vinh trong thi tập Cõi Tạm, thơ Thu Bồn, và thơ Nguyễn Đình Tuấn. Nhạc sĩ Lê Phương đệm Tây Ban Cầm đưa tiếng hát thật truyền cảm của người ca sĩ vào lòng từng khán giả đến từ ba miền nước Việt.

Có lẽ khán giả sẽ thắc mắc nếu giáo sư Bích Thuận không lên trước máy vi âm ngọt ngào giới thiệu người bạn gái cũ của bà. Hai người chơi với nhau từ thuở thiếu thời, rồi xa cách nhau cả nửa thế kỷ, nay mới được tái ngộ nơi kinh đô ánh sáng Ba-Lê. Người bạn đó là nhà văn nhà thơ Nguyễn Thị Vinh chủ nhiệm tạp chí Hương Xa, Na-Uy. Bà đến bên quàng vai người bạn cố tri, hiền hậu nói lời cám ơn Câu Lạc Bộ Văn Hoá Việt Nam Paris cùng Ban Tổ Chức. Bà cho biết vì thời giờ eo hẹp, bà không thuyết trình về nhà văn Nhất Linh được, nhưng hứa sẽ làm điều đó sau. Để bù lại, thi sĩ Nguyễn thị Vinh đọc một bài thơ dí dỏm mà thâm trầm do bà sáng tác :

Ngày còn nhỏ thích xa nhà,

Đi đâu cũng được miễn là được đi,

Lang thang mây chẳng định kỳ,

Có chân không bước ích gì chân ơi !

Bây giờ mỏi bước đường đời,

Đi đâu cũng chỉ nhớ trời một phương,

Cánh hoa gạo đỏ bên đường,

Nhớ nhà rưng rức hồn hương mây về.

Bác sĩ Vân Uyên Nguyễn văn Ái và học giả Nguyễn Thùy chia nhau những phút cuối cùng của buổi sinh hoạt bằng hai bài thuyết trình. Một bài nói về nhạc sĩ TỬ PHÁT (ngày 12 tháng 5 là ngày kỵ thứ hai mươi của ông) là tác giả bài hát nổI tiếng TIẾNG HÁT QUAY TƠ (1948). Một bài nói về thi sĩ đồng hương xứ Quảng Nam BÙI GIÁNG là ngườI đã để lại cuộc đời một thông điệp về tác phẩm TRUYỆN KI“U của Nguyễn Du trước khi bước hẳn vào vũ trụ riêng tư của ông: Việt Nam có được một viên ngọc vô cùng quí giá trong kho tàng văn học quốc gia.

Thi sĩ Đỗ Bình kết thúc buổi sinh hoạt bằng cách khéo léo mời các độc giả tìm đọc tạp chí HƯƠNG XA để được biết rõ những tác giả đang bị bỏ quên tại hải ngoại, trong số có HỮU LOAN và XUÂN TIÊN mà đáng lẽ hai nhạc sĩ TRịNH HƯNG và XUÂN LÔI phải trình bày. Hai nhạc sĩ lên diễn đàn trình diện khán giả trong khi bác sĩ Nguyễn Bá Linh đọc tiểu sử của hai vị.

Trước khi buổi sinh hoạt nghệ thuật văn học hoàn toàn chấm dứt, một biến cố hi hữu xảy ra. Một bé gái tuổi còn rất nhỏ mặc áo dài đỏ, đầu đội khăn hoàng hậu, được bố mẹ dẫn lên diễn đàn. Họ giớI thiệu với Ban Tổ Chức rằng THƯ LÂM là cháu ngoại của thi sĩ Đông Hồ ; bé xin được góp vào chương trình một bài thơ của nữ thi sĩ TÔN NỮ HỶ KHƯƠNG. Trước những cặp mắt vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ của toàn thể những bậc trưởng thượng, thi văn nghệ si, thân hữu và quan khách, THƯ LÂM, bằng giọng êm ru như tiếng sáo, đọc một bài thơ nhan đề CÒN GẶP NHAU của Tôn Nữ Hỷ Khương, với lờI đề tặng " Ưu ái dành tặng những tâm hồn đồng điệu", như sau :

Còn gặp nhau thì hãy cứ vui

Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

LợI danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời.

Còn gặp nhau thì hãy cứ thương

Tình người muôn thuở vẫn còn vương

Chắt chiu một chút tình thương ấy

Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường.

Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi

Bao nhiêu thú vị ở trên đời

Vui chơi trong ý tình cao nhã

Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời.

Còn gặp nhau thì hãy cứ say

Say tình say nghiã bấy lâu nay

Say thơ say nhạc say bè bạn

Quên cả không gian lẫn tháng ngày.

Còn gặp nhau thì hãy cứ đi

Đi tìm chân lý - lẽ huyền vi

An nhiên tự tại - lòng thanh thản

Đời sống tâm linh thật diệu kỳ.

Toàn thể thi văn nghệ sĩ cùng quan khách không khỏi lấy làm sửng sốt lẫn hân hoan khi nghe bé gái phát âm tiếng Việt thật rõ ràng diễn đọc những vần thơ thật khúc chiết. Ai ai cũng thấy rằng, với đóng góp bột phát của bé gái THƯ LÂM, nơi hải ngoại ngày nay vẫn còn có thế hệ thứ ba lưu ý đến dòng thơ Việt Nam. Không ai bảo ai mà tất cả đều ngầm nuôi niềm kỳ vọng sẽ thấy một ngày không xa xuất hiện thế hệ thứ ba thi văn nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại.

Với kết thúc kỳ thú kể trên của buổi sinh hoạt nghệ thuật văn học Việt Nam hải ngoại do Câu Lạc Bộ Văn Hóa Việt Nam Paris tổ chức, mọi người hân hoan thoải mái chia tay nhau ra về vào lúc 18 giờ 10 phút cùng ngày. Có thể nói đó là một buổi Sinh Hoạt Nghệ Thuật Văn Học Việt Nam vĩ đại nhất kể từ khi ta lưu vong biệt xứ.

Vĩ đại, không hẳn là về mặt hình thức, mà là vì ý chí tự do mãnh liệt cùng thiện chí hợp tác hết mình của từng cá nhân có mặt.

Vĩ đại, vì tất cả mọi người hiện diện đều được hưởng trọn vẹn những giây phút lành mạnh tươi mát tinh vi quí báu nhất của đời sống tinh thần thuần túy Việt Nam.

Vĩ đại, vì đã có ít nhất ba thế hệ người Việt Nam hải ngoại hội họp lại trong lòng kinh đô ánh sáng của một nước Pháp lừng danh là "cái nôi của văn hoá ", chia xẻ với nhau những dòng thơ, câu văn, tiếng nhạc, lời ca, sẽ mãi mãi vang vọng lên một BÊN TRỜI TƯỞNG NHỚ !

Bình Huyên
(Paris, đầu mù
a Hè năm Nhâm Ngọ)

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002