Đại Chúng số 103 - Ngày 1 tháng 8 năm 2002

Duramax

VÀI NÉT SINH HOẠT VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VỀ
NGUYỄN HỮU NHẬT

  • Sinh ngày 22 tháng 06 năm 1942 tại La Khê Hà Đông.

  • Sống tại Hài Nội từ năm 4 tuổi, di cư vào Nam 1955.

  • Tham dự chiến tranh từ 67 – 75.

  • Hai lần 11 năm tù đến 1989. Hiện sống tại Oslo.

  • Đã xuất bản 12 tác phẩm thơ và truyện. Điều hành nhà xuất bản Anh Em từ 1970.

  • Hiện là chủ bút tạp chí Hương Xa.

LÝ TÓET & XÃ XỆ

LTS: Lý Toét và Xã Xệ là hai nhân vật chính trong loại tranh cười cùng có mặt lần lược trên cá trang báo Ngày Nay và Phong Hóa, theo chủ trường "cười cợt để sửa đổi phong hóa” của Tự Lực Văn Đoàn, về một nền phong hóa giao thời Việt, Pháp, nử Đông nửa Tây, nửa phong kiến, nửa thực dân, nơi mà cụ Tú Xương đã ghi lại rằng: "Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.”

Nguồn gốc tranh cười nước ta.

Lịch sử tranh biếm họa Việt Nam không chỉ có từ thời này càng không vì nhờ bắt chước Pháp mà ta có loại tranh cười. Tranh "tiến sĩ chuột vinh quy" hối lộ cá chép cho mèo. Tranh "đánh ghen" vợ cả cầm kéo tính xén tóc vợ lẽ, con bênh mẹ, ném đá về phía cha, chồng bênh vợ mới, tay huơ, tay giữ ngực. Tranh tốc váy lên hứng dừa... là những "tiếng cười bằng hình vẽ" đã có từ thuở xa xưa.

Tranh cười dân gian, như các bài vè diễu, từ bao đời đã trở thành th vũ khí sắc bén, giữ gìn truyền thống và phong tục tốt đẹp; chúng chỉ chua cay, cưỡi cợt, nhạo báng trước những tục lệ hủ lậu, làm mục nát xã hội, do thói hư, tất xấu con người nói chung hoặc của giới thống trị nói riêng… Chính các tác giả của thơ cươiì hay tranh diễu cũng không có "thói hư" vơ đũa cả nắm, khi nói về "tật xấu" của người mình. Vì thế mà biếm họa, một lối vẽ châm biếm của tranh dân gian truyền thống đã được giới báo chí Việt ngữ đầu thế kỷ 20, kết thừa và phát huy, trong đó nổi bật nhất là hai tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay.

Nếu như tranh dân gian thời Pháp thuộc chỉ họa hình ảnh một người nào đó, không tên tuổi, leo cột mỡ thì Phong Hóa đã cho Lý Toét hoặc Xã Xệ vào hẳn trong tranh, trở thành các nhân vật lừng danh từ Bắc chí Nam… "Hội Thăng Bình", 14 tháng 7 Lý Toét từ quê ra tình "xem hội", đeo đôi giầy lên cán ô vì sợ đi nhiều thì giầy sẽ mau mòn. Thấy một người đang với tay lấy đôi dép treo trên cột mỡ, Lý Toét vội vã la to mách nước:

"Này, lấy đôi giầy!

Lấy đôi giầy hơn!”

Trong khi đó, một tên căn cắp cũng đang cắt dây, lấy giầy của Lý Toét.

Thời mà thể thống quốc gia, tức giềng mối nước nhà bị lung lay mạnh thì ít người dân đứng vững. Nhân cách đã mất còn nói gì đến quốc thể, khiến thơ văn của giới sĩ phu không ngớt lên tiếng chỉ trích.

Thơ Nguyễn Khuyến đã nói ngay:

"Ngày xưa nào thấy hội này đâu,

Từ có quan Tây mới bắt đầu

Nhọ mặt, than ôi người liếm chảo

Bày trò, tệ nhỉ bọn vênh râu."

Thơ Trần Tế Xuong đã nói thẳng:

“Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.

Khen ai khéo vẽ trò vui thế

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu."

Tranh dân gian liền ghi nhận ngay hình ảnh một người dân đóng khố, cố lêo lên cái cột cao có thoa mỡ cho trơn trượt để giật lấy lấy giải thưởng.

Tranh "tả cảnh" , không phê bình. Tranh chỉ vẽ, không bình cảnh "người liếm chảo". Còn tranh cưới Lý Toét và Xã Xệ vì đăng chính thức trên báo nên phải tránh lưỡi kéo thực dân kiểm duyệt, cũng không đả kích thẳng vào ngày 14 tháng 7. Tùy theo người xem tranh một mà thấy được ngụ ý; "thằng cám hấp" không chỉ là kẻ đã leo lên được cột mỡ, lại tính lấy đôi dép, không lấy giầy, mà Lý Toét, kẻ mất giấy bên dưới mới đáng cười.

Cuối cùng: Phần lớn những kẻ đi xem “hội Tây” đều ranh ma hoặc ngu dần? Ngu dần không thấy ngày quốc khánh đó là của kẻ cướp nước chứ đâu phải của mình. Lý Toét và Xã Xệ, những chất liệu để Phong Hòa, Ngày Nay vẽ lên bức tranh xã hội nước ta đầu thế kỷ 20.

Ai đã sinh ra Lý Toét và Xã Xệ

Không riềng người mình ở thời đó thích Lý Toét và Xã Xệ mà cả đến một số báo Pháp cũng trích đăng… Goerge Pisier đã đăng bức tranh sau đây trên tờ Indochine (Đông Dương) 75 – 76 ra ngày 12 tháng 2 năm 1942.

Nội dung tranh đại khái “Bác Xã đến đúng giờ đã định, với quà tặng biếu bác Lý một đĩa táo Tây, vốn là thứ quý vì giá đắt. Bác Lý quê mùa, không biết là thứ quả gì, bèn hỏi:

_ Bác mang sang cho tôi quả gì đẹp thế bác Xã?

_ Tôi hân hạnh đư?c mang tặng bác mấy quả "bom" (pomme).

Lý Toét tưởng là bom thật, sợ quá ngất xỉu ngay."

Cách chơi chữ "bom" từ tiếng Tây pomme thường thấy ở miền Nam.

Nhưng ai là người đầu tiên tạo ra hình dáng, cá tính hai "nhân vật ảo" mà sống động y như thật?

Cho tới nay, người ta bảo họa sĩ nguyễn Gia Trí đã sinh ra Lý Toét và Xã Xệ. Căn cứ vào bút hiệu viết tắt "Gtri" trên một số tranh vẽ. Rồi sau đó, ai vẽ cũng được dù là họa sĩ hay người yêu hội họa, miễn là bức tranh có ý nghĩa, Phong Hòa và ngày Nay đều đăng. Người đó có thể là Đông Sơn, tức nhà văn Nhất Linh hay Tô Tử hoặc Ái Mỹ, tức họa sĩ Tô Ngọc Vân, hoặc Lemur tức họa sĩ Nguyễn Cát Tường, người vẽ kiểu áo dài tân thời Lemur.

Một nguồn tin khác, qua bài báo "Có nên sửa bộ đời Lý Toét, Xã Xệ" đã dăng trên báo xuân Bình Minh, Sài Gòn 1968: Khoảng năm 1931 Phong Hóa mở cuộc thi vẽ tranh hài hước, như từng mở các cuộc thi văn họa sĩ Bút Sơn ở miền Nam, gửi trang dự thi và trúng giải nhất. Tranh vẽ Xã Xệ leo lên một bàn cân gạo nói "Bác Lý! Lên đây cân rồi chúng ta chia hai. Có sao đâu!” Sau đó, Lý Toét và Xã Xệ trở thành của chung trên Phong Hóa, Ngày Nay, không kể tới tác quyền của Bút Sơn.

Hiện nay, hương Xa chưa có đầy đủ các số báo Phong Hóa, Ngày Nay đã in nên không biết sự thật ra sao.

Theo lời tác giả Nguyễn Thị Vinh “ngay từ khi nhận tờ Phong Hoa do Phạm Hữu Ninh giao lại năm 1932, với tư cách là giám đốc kiêm quản lý, Nhất Linh đã tính tới việc tập hợp một số nhà văn, nhà thơ cùng một chí hướng "Chống phong kiến, chống thực dân, phổ biến những quan niệm nhân quyền và dân quyền, trình bày những quan niệm về tiến bộ cá nhân, gia đình va xã hội đặc biệt là khơi dậy lòng yêu nước của người mình. Năm 1936, Phong Hóa bị đóng cửa, tờ Ngày Nay do Nguyễn Tường Cẩm điều khiển lạinh nhanh chóng ra đời, tờ nào cũng đông độc giả khiến cho thực dân Pháp lo sợ trước tầm ảnh hưởng ngày càng lan trộng của Tự Lực Văn Đoàn. Nên tới năm 1939 thực dân Pháp lại ra lệnh cho đóng cửa nốt tờ báo Ngày Nay". (Thư gửi cô Mai, cô Loan, trích thi phẩm Cõi Tạm).

Trước hết chúng ta cần để ý tới:

1932 – 1936: Phong Hóa

1936 – 1939: Ngày Nay.

Ngày Nay đình bản năm 1939 là sai, vì ngày 24 tháng 8 năm 1940, Xã Xệ còn hỏi:

_ Nước ta ở đâu có mỏ vàng cụ nhỉ?

Lý Toét:

_ Tôi nói ra bác biết để bác đi đào tranh tôi à?

Vậy, khó tin được rằng cuộc thi vẽ tranh hài hước lại xuất hiện trước một năm Phong Hóa ra đời. Cho quảng cáo từ năm năm 1931? Nên cuộc thi chỉ có thể xảy ra từ năm 1932? Quí bạn đọc nào có tài liệu chúng tỏ Lý Toét, Xã Xệ có mặt từ ngay số ra mắt của Phong Hóa hoặc số Phong Hóa có loan tin họa sĩ Bút Sơn trúng giải nhất cuộc thi vẽ tranh hài hước, xin vui lòng gửi cho chúng tôi bản sao.

Nhiều nguời đã vẽ LT & XX

Nhiều tác giả và độc giả của Phong Hòa & Ngày Nay đã vẽ tranh cưới Lý Toét, Xã Xệ dù hai nhân vật này do nguyễn Gia Trí hay Bút Sơn sinh ra. Chắc chắn trong bảng chữ ký kể trên có họa sĩ Nguyễn Gia Trí và họa sĩ Nguyễn Cát Tường. Cũng do nhiều người vẽ nên chân dung của Lý Toét và Xã Xệ cũng có những nét khác nhau vì bút pháp không giống nhau, nhưng tất cả những hình vẽ Lý Toét và Xã Xệ đều cùng chung những tính chất không thay đổi như:

1. Lý Toét gầy, cao, rậm râu, nhiều tóc, tóc búi tó củ hành, khăn đống áo dài hay đi chân không vì sợ giầy dép mau hư. Quen sống ở nhà quê. Lý Toét làm chức Lý Trưởng và bị bệnh toét mắt nên gọi là Lý Toét.

2. Xã Xệ béo thấp đầu hói, chỉ còn độc nhất 1 sợi tóc, quần áo Tây Tàu đủ kiểu, thích đi guốc, khá văn minh… Xã Xệ một người ở thịnh xã, béo xệ nên được gọi là Xã Xệ.

Cả hai đều có một hệ thống lý luận riêng, không giống nhau cũng chẳng giống ai. Nhưng ai cũng giật mình, đôi khi thấy trong người Lý Toét và Xã Xệ có cái… Ta. Nhưng vì tranh cười Lý Toét Xã Xệ không chạm tới cái to nên ai cũng thích. Phần khác, Lý Toét và Xã Xệ hoàn toàn không giống Ba Giai Tú Xuất, là hai nhận vật dân gian thông minh, ranh mãnh, quỷ quyệt. Lý Toét và Xã Xệ chưa từng bày mưu, tính kết để châm chọc, vụ lợi hay trả thù ai. Hai người này nghĩ, nói và làm nhiều việc khiến nhiều người phải cười. Lý Toét và Xã Xệ không hề dụng công, song người vẽ ra họ đều có dụng ý.

Nhận diện Lý Toét và Xã Xệ

Chính những nét bút, bố cục hay nghệ thuật tạo hình ly, Xã Xệ khác nhau, khi sắc xảo, lúc giản dị đủ cho thấy, chỉ riêng về mặt hí họa, Phong Hóa, Ngày Nay là tờ báo được độc giả bốn phương hưởng ứng.

Đúc kết nhiều tin văn nghệ, rải rác trên một số báo chí miền Nam hoặc qua chuyện kể của kịch tác gia Vi Huỳn Đắc trước năm 975, về sự gợi ý ban đầu để báo Phong Hóa tạo ra hai nhân vật Lý Toét, Xã Xệ tựu trung:

1. Phỏng theo hai diễn viên "béo gầy" của loại phim cười thập niên 30 – 40.

2. Lý Toét là hình ảnh nhà báo Nguyễn Văn Tố, người mà tuần báo Phong Hóa thường châm chọc cái búi tó củ hành của ông.

3. Xã Xệ hao hao nhà thơ Tản Đà nguyễn Khắc Hiều. Nhân cuộc bút chiến thơ cũ, thơ mới, báo Phong Hóa số 14 ra ngày 22 tháng 9 năm 1932 đả kích thơ cũ không tiếc lời: “Phong Hóa đã bàn về những chỗ không hay, không hay vì bị bó buộc vào trong khuôn sáo của lối thơ Đường luật… Bỏ luật, niêm đối, bỏ điển tích, sáo ngữ, nghĩa là tóm tắt, đừng bắt chước cổ nhân một cách nô lệ. Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng." Các báo bênh vực thơ mới sôi nổi nhất là Phong Hóa, Phụ Nữ, Tập Văn, Tiểu Thuyết Thứ Bảy…

Tản Đà không hẳn bênh vực thơ cũ nhưng cho rằng thơ mới Tây quá. Ông đã làm bài Tử Nhập Xuân Thi đăng trên An Nam Tạp Chí của Tản Đà, số 6. Bài thơ lên giọng hết sức kẻ cả, ông Tản Đà bảo cho bạn Phong Hóa.

Ông Tản Đà Nhắn Bạn Phong Hóa

Mấy lời nhắn bảo anh Phong Hóa

Báo đến như anh thật láo quá

Từ tháng đến năm không ngớt mồm

Sang năm Qúi Dậu phải kiếm khóa

Ông nỉnh ông ninh có liệu mà

Tứ tái tứ tam đừng trách nhá

Chút tình đồng nghiệp bảo cho nhau

Giờ gió (8) thổi đi mong cảm hóa (*)

(*) Gió + hóa = Phong Hóa

Báo Phong Hóa qua Lê Ta Nguyễn Thứ Lễ, tức nhà thơ Thế Lũ, người đứng đầu phong trào thơ mới vội họa thơ trả lời An Nam Tạp Chí:

Gửi Bác Tản Đà

Anh lên giọng ruợu

Khuyên Phong Hóa

Sặc sụa hơi men khó ngửi quá

Đã dạy bao lần, tai chẳng nghe

Hẳn còn nhiều phen mồm bị khóa

Thâm mềm chưa chắc đứng ngay đâu

Lưỡi ngắn thì nên co lại nhá.

Phong hóa mà không hóa nổi anh

Túy nhân quả thật là nan hóa.

3. Năm 1954 ở Hà Nội một tờ báo, không nhớ là nhật báo Giang Sơn hay Tia Sáng trong đó có bài báo viết về họa sĩ Lemur nguyễn Cát Tường, đại ý: Dựa theo những hình vẽ thường thấy trong loại tranh cười của tuần báo trào phúng Phong Hóa dưới đây, ông Tường đã sáng tạo ra hai nhân vật độc đáo Lý Toét và Xã Xệ.

Chúng tôi ghi lại, không ghi nhận các nguồn tin trên chưa có bằng chứng xác đáng để có thể xác nhận nguồn gốc của Lý Toét và Xã Xệ. Hai nhận vật này dù muốn hay không chỉ là phương tiện của mục cười trong báo cười Phong Hóa, Ngày Nay rói riêng và của Tự Lực Văn Đoàn nói chung, cho một cứu cánh:

“Cười cợt để sửa đổi phong hóa”

Văn hóa và phong tục nước ta thời thuộc Pháp giữa hai luồng gió Đông Tây xoáy tít, bụi rác của nhiều hủ tục xưa cùng vơi mọi chất cặn bã của thứ a dua Tây hóa sốp nổi làm mờ mịt bức tranh xã hội. Nên văn hóa, nghệ thuật và báo chí của Tự Lực Văn Đoàn chủ trương nâng cao trình độ dân trí. Nhưng không sửa chữa thì không thay đổi được, nếu muốn đổii nhưng cái xấu cũ để thay vào đó bằng những cái tốt mới. Nên Phong Hóa và Ngày Nay không chọn con đường để trở thành một tạp chí văn hóa nghệ thuật thuần túy hoặc một tạp chí chính trị, xã hội, chuyên nhghiên cứu và lý luận. Phong Hòa và Ngày Nay chỉ là hai tờ tuần báo cười, trong đó có nhiều tranh hài hước, biếm họa hí họa. Lý Toét, một anh chàng nhà quê học đòi và Xã Xệ, một anh giàu sổi học làm sang. Cả hai khi thì ngây ngô, lúc lại hợm hĩnh, nhưng Phong Hóa và Ngày Nay không nhắm chỉ trích dân quê hay thị dân, không cho rằng ơ 3nhà quê thì "gạo trắng, trăng thanh, gió mát" và ở thành thị thì "cơm máu, ngựa người, bụi khói." Cũng không nghĩ là dân phố sang hơn dân ruộng. Từ làng ra tỉnh, bất cứ nơi đâu phong hóa suy đồi đều bị cười cợt. Chẳng cười choi, cười cho vui, mỗi bức tranh cười là một vấn đề văn hóa xã hội. Tiếng cười như tiếng chuông đánh thức dân Việt dậy ra khỏi cơn mê mộng tự tôn "bốn ngàn năm văn hiến” hoặc như tự ti “dân an nam mít” thấp kém.

Xã Xệ:

_ Còn độc một chiếc lược, lại còn đúng hai cái răng, rõ chán!

Lý Toét:

_ Còn chán gì nữa! Đầu bác có một sợi tóc ranh thì hai cái răng là đủ chải. Đến đầu toi hàng vạn sợi tóc mà cũng chỉ dùng lược có hai ba chục răng thoi!

Sợi tóc của Xã Xệ "như cái đuôi giữa hai cái mông lợn" cần chi tới lược? Người xem tranh mỉm cười về sự ngớ ngẩn của Xã Xệ. "nhưng có người xem tranh nào nhận ra mình cũng vớ vẩn như Xã Xệ, ở một khía cạnh khác: Khi đất nước mất tự do cũng tựa hồ như đầu rụng gần hết tóc, người dân sống trong nô lệ mà còn cần đến các thứ Hội đồng Hàng tỉnh, Hội đồng Dân chính Bắc kỳ như lược 2 răng c?a thực dân Pháp. Ngày nay nhiều người còn hy vọng vào bản Hiến Pháp và Quốc Hội của một chế độc độc đảng, độc tôn. Chưa biết Xã Xệ hay người xem tranh nào đó ở thời này, ai ngớ ngẩn hơn ai?"

Nhà văn và nhà thơ Thụy An Lưu Thị Yến, mười lăm năm tù trong vụ Nhân Văn Giai phẩm năm 1978 đã nhận xét như vậy khi coi tranh trên.

Lý Toét:

_ Chà khổ quá! Xuất hành hướng Đông mà hướng Đông tường chắn thế này thì làm sao?

Năm mới ngày đầu tiên Lý Toét ra khỏi nhà gọi là xuất hành, chọn hướng đi và giờ giấc hợp với tuổi, để mong suốt năm may mắn. THay vì chọn hướng dù đi đường nào cũng được, miễn là đúng hướng, Lý Toét chỉ chọn đường. Gặp trở ngại thì kêu khổ. Hướng tiến tới của cuộc cách mạng dân tộc đầu thế kỷ 20 là Độc Lập, Tự Do, hạnh Phúc. Có nhiều ngả đường, học thuyết chính trị để đi tới hướng này. Nhưng thực tế, cuộc cách mạng đã bị dồn vào lối độc đạo mà trở ngại của nó là dẫn tới bế tắc, sau nửa thế kỷ mới tính quay đầu trở lại.

Suốt mười năm Tự Lực Văn Đoàn làm Phong Hóa, Ngày Nay qua mấy trăm số báo ra hàng tuần, tuần nào cũng có nhiều tranh cười Lý Toét và Xã Xệ, biết bao nhiêu vấn đề xã hội được nêu lên nhằm sửa đổi cách suy nghĩ của người mình. Vua coi xã tắc như của riêng mà mình độc quyền cai trị để hưởng đặc lợi. Dân chúng phần đông coi của công là chẳng phải của ai. “Ăn cắp của công là không ăn cắp của ai hết.” Cách suy nghĩ của phần đông trên, dưới rất "Xã Xệ" khó có Tự Do, Dân Chủ, Công ích và Kỷ Luật.

Đội Xếp:

_ Ê, ai cho phép tắm ở đây?

Xã Xệ:

_ Rõ cái ông này mơi sinh sự chứ! Tôi tắm ở hồ nhà nước, chứ tôi tắm ở hồ nhà ông à?

Những vấn đề mà báo Phong Hóa, Ngày Nay nêu lên từ 1932 tới nay 2002, bảy mươi năm qua vẫn còn mới nguyên, như nạn bóc lột, cửa quyền, tham nhũng, bè đảng, cá lớn nuốt cá bé, mạnh được yếu thua... Chắc cũng vì quen sống lâu trong cảnh tù giam, bị trói tư tưởng, câu thúc thân thế mà những người tù, nhân dịp năm mới, thay vì chúc nhau sớm được tự do, lại chỉ mong cho nhau Phát tài và sinh cháu trai!

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002