Đại Chúng số 103 - Ngày 1 tháng 8 năm 2002

Duramax

Vài nét sinh hoạt văn học nghệ thuật của
LƯU NGUYỄN ĐẠT

Tên thật: Lưu Nguyễn Đạt

Cao học Giáo Khoa; Tiến Sĩ Văn Chương Pháp (MA& Ph.D. Michigan State University), Cao học hậu Tiến Sĩ Luật (Howard Law School). Giáo sư các trường trung học Pháp: Lycée Pascal, Lycée Yersin, Lycée Fraternité. Giảng sư Pháp Văn Đại Học Michigan State University; Phối hợp viên giáo huấn Đa Ngữ & Đa Văn, Trường Sư Phạm Đại Học University Of Michigan.

Phu nhân là Phùng Thị Hạnh, cháu ngoại của cụ Thượng Phạm Quỳnh (người sáng lập tạp chí Nam Phong). Bà Hạnh trước năm 1975 là chủ nhiệm nhật báo Tin Sống ở Sài Gòn.

Lưu Nguyễn Đhạt bút hiệu, chủ nhiệm sáng lập Tam cá nguyệt san Cỏ Thơm, Virginia, Hoa Kỳ. Giám đốc điều hành nhà xuất bản và ấn quán Cỏ Thơm. Chủ trương và phối hợp tuyển tập thơ tam cá nguyệt Mùa Tình Yêu. Nguyên tổng thư ký Hội Hoạ trẻ Việt Nam. Triển lãm tranh và tượng tại trường Lycée Yersin; Hội Việt Mỹ Đà Lạt; Hội Việt Mỹ Sài Gòn; Kregge Art Center; Alexandria, Falls Church. Tạo dựng HAND OF HOPE bằng xi măng cốt sắt làm Đài Tưởng Niệm Dân Tỵ Nạn tại Trung Tâm Tiếp Cư thuộc Trại Huấn Luyện Thuỷ Quân Lục Chiến- Camp Pendleton, Ocean Side, CA (1975).

Tác giả thi phẩm Vùng Cao Nước Aån (Cỏ Thơm Xuất Bản, 1999), thi phẩm Hồn Nước (Cỏ Thơm xuất bản, 2000). Thi phẩm Pháp Ngữ PAROLES DE SABLE (Cỏ Thơm xuất bản, 2000). Aán phẩm biên khảo Văn Luận (Cỏ Thơm xuất bản, 2000).

 

HÌNH TƯỢNG "EM" TRONG “HỒN NƯỚC” CỦA LƯU NGUYỄN ĐHẠT

Nguyễn thị Hoàng
Tiến sĩ văn chương

Từ một tứ thơ của Pablo Néruda:

"Oh let me remember you

As you were before you exited"

(Ôi! Hãy để cho tôi nhớ tới em như em đã có trước khi em tồn tại) nhà thơ Lưu Nguyễn Đhạt đã sáng tác bài thơ "Từ Trước Khi Em Tới". Nếu Néruda muốn nói là "Tôi yêu em từ trước khi em tồn tại", ta nghe có vẻ vô lý nhưng nghĩ kỹ sẽ thấy ông ta thật có lý vì "Em" theo nhà thơ là biểu tượng chung của tất cả: thế giới và cuộc đời con người, những ước vọng và thành công những đau khổ và thất bại, "Em" là ý nghĩa tốt đẹp của sự sống của con người gắn bó với đất nước, với lịch sử với tình yêu chung thuỷ và đắm say cao cả.

"Yêu em từ trước khi em tới

Trước cả mùa mưa cả nắng vơi

Trước cả hồn nhiên và nỗi nhớ

Trước trần gian bụi lấm quanh đời”

(Từ Trước Khi Em Tới)

Vì vậy, trong "Hồn Nước" hình tượng "Em" không mang tính chất của một người tình cụ thể, bình thường mà là một sự khái quát của tác giả đối với vũ trụ, tự nhiên, đất nước, lịch sử, dân tộc. Và "Em" là thơ là mộng, là nghệ thuật là người tình muôn thuở của anh. Thoạt vào lời mở đầu của tập thơ, tác giả có câu:

"Thơ là cuộc hành trình với con người". Vậy, cũng giống như trên, trong "Hồn Nước", hình tượng "Em" là cuộc hành trình với con người thơ Lưu Nguyễn Đhạt trong suốt 130 bài thơ. Trong bài "Tay Thơm", hình tượng "Em" với:

"Bàn tay thơm toả mênh mông

Rãi quỳnh vào mộng

Rắc hồng vào thơ

Đường sâu tới cõi thẩn thờ

Có nhau lồng bóng

Núi hồ bên em..."

"Em" qua "Hồn Nước" gây cho ta cái cảm giác nửa hư nửa thực, khi ẩn, khi hiện, lung linh, mờ ảo với "áo lụa vai gầy", môi thơm, môi ngọt, và gót hồng, gót mộng...thấp thoáng hiện về qua những trang thơ. Khi thì em là vũ trụ, của đất nước gian nan nghiêng ngã, của sông núi cỏ cây, của hơi sương còn đọng trên ngọn cỏ, của giọt nắng vừa tìm đến thăm hoa. Khi thì "Em" là nàng thơ gieo cảm xúc và là sắc màu nghệ thuật đến gọi mời, "Em" là hiện thân của nỗi say đắm vô cùng cả niềm đam mê tột bực. Nhưng em cũng là tình yêu, là hạnh phúc của lứa đôi trọn vẹn cuộc tình, của ái ân tha thiết. Chính vì vậy em là cội nguồn của sự sống của Anh:

Cỏ khô bao xác đất cằn

Hồn vương cát bụi

Gió lằn bốc cao

Nhưng "Nhờ em cấy hạt vào đời

Nên hoa trổ cánh

Rừng vơi hiện hình

(Đọt Thơm)

Lưu Nguyễn Đhạt còn cho hình tượng "Em" mang một ý nghĩa cao cả hơn nữa: Em là hiện thân của mẹ tổ Aâu Cơ của thời kỳ đầu lập nước:

Anh than lửa rực như say

Lòng em nguồn Mẹ

Aám ngay nước hồn

Hẹn con năm chục lên non

Giữ thân nguyên vẹn

Sống còn nay mai...

Năm mươi xuống biển miệt mài

Cùng cha vượt sóng đoái hoài tự do...

Vì vậy "Em" chính là đất nước, yêu em chính là yêu đất nước, mối tình ấy là mối tình đầu, đẹp biết bao và cao cả biết bao:

Ta đem tư tưởng ân cần

Lên non khép kín

Vực ngân vũng sầu

Bắt nguồn từ mối tình đầu

Là em là nước

Là cầu bắc ngang

Từ đó, khi đất nước gặp thời nghiêng ngã, anh đau đớn- nước mất, Em mất rồi, Em đi về đâu? Nhà thơ nghĩ đến vùng "Nguyệt Cầu Xa Xôi" trong vũ trụ bao la:

“Nhớ nhau đất nước héo nhầu

Lòng em ẩn mật

Nguyệt cầu xa xôi..."

(Bỏ Ngỏ)

Biểu tượng của một đất nước, một dân tộc thường được thể hiện bằng hình tượng người phụ nữ. “Nước Mẹ”, “Đất Mẹ”, ta thường nói vậy, và cả các dân tộc khác trên thế giới cũng nghĩ như ta: La France, la Suisse, La Belgique, La Russive...v...v..."Mẹ Tổ Quốc" đó là từ dùng quen thuộc của phần lớn các dân tộc:

"Em là trái đất là hồn núi

Aån tụ nguồn thơm

Giữa cát vùi..."

(Hồn Núi)

Chính vì "Em" là tượng trưng cho sự qui tụ của tự nhiên cho nên Em là "Nguồn Thơm" hun đúc tự ngàn năm cho thi nhân cảm xúc:

... "Em vừa tựa ánh chiêm bao

Ngã miền xanh biếc

Nguồn cao lướt về....

(Thoáng Thiết Tha)

Với nhan đề của tập thơ là "Hồn Nước", nhà thơ không thể không phơi bày cho ta thấy những thảm cảnh.

“...Sáng qua mẹ nín để con đau

Tù ải quanh năm gối nhục màu

Cải tạo tay lồng chân xích hậu...

...Sáng hôm mẹ nín để con điên

Công lý bẻ cong chữ tật nguyền...

Nước mắt bờ vây thành hý viện

Đó đây lời lẽ vẫn huyên thuyên

(Mẹ Nín)

Có thể nói cũng một số bài thơ khác như bài "Vùi Lạnh", bài "Mẹ Nín" đã thành một bản cáo trạng. Những đổi thay của cuộc sống, những thăng trầm của lịch sử đất nước Việt Nam đã để lại một dấu ấn khá sâu sắc trong nhiều tác phẩm văn chương của người Việt ở hải ngoại, với nhà thơ Lưu Nguyễn Đhạt điều đó cũng thấy rõ và hình tượng em vẫn gắn liền với sự kiện:

Lịch sử buâng khuâng trên vách lở

Cửa ô âm vọng thuở sa cơ

Nam nghiêng bờ cõi non cao đổ

Vực thẳm bên em lạnh sóng hồ

Nguồn cũ bơ vơ tan cội bóng

Mắt em chứa đựng giọt long lanh

Non sông vất vưởng từng mùa đông

Chưa đủ ân tình đã trống không...

Di tích trong em hồn nước ẩn

Mênh mang tình cũ nợ phân vân...

(Di Tích)

Nợ với tình em tức là món nợ đối với đất nước, không trả được món nợ ấy làm sao tâm hồn được yên ổn, làm sao lại có thể không "phân vân". Cho nên, hình tượng "Em" là một biểu tượng mang một ý nghĩa rộng lớn. Tập "Hồn Nước" có hơn 130 bài thơ thì trong hơn 100 bài thơ mang hình tượng Em. Tác giả vận dụng cách diễn đạt có khi cầu kỳ như:

Di cảo đem theo vào tịch ẩn

Mênh mông cõi nhớ dọc hà văn

Máu hồng rớm mạch nay buồn vẫn

Vạn chữ tang bồng theo ái ân

(Lịch Sử)

Vì thêm vào đó còn có những câu thật khó khám phá ra ý nghĩa nếu người đọc không đọc đi đọc lại vài lần:

Lá thiền cuốn rốn vào lòng

Thiên nhiên bao bọc

Một vòng tử sinh

Đường về dấu tích bình minh

Bừng khơi bờ vực

Tâm linh rực màu

(Nguồn Tình)

Dẫu vậy, cũng phải nhận rằng phần lớn sự tìm tòi, khám phá trong việc vận dụng từ ngữ cũng giúp tác giả gặt hái những thành công để viết nên những bài thơ hay

“Em đi cạnh gió chuyển mời

Thơm tho tóc lụa

Giữ đời đam mê

Dấu khuya khép đọng giọt về

Ngọn thơ thuỷ trúc

Bên lề đêm xanh

Em từ xứ lạ phong phanh

Aùo xưa gởi gấm

Thêu quanh mây huyền

Những câu những bài như vậy không phải là ít trong tập thơ, nhưng tác giả còn thành công hơn nữa khi anh không gia công vào cuộc chơi "chữ nghĩa" mà buông theo dòng cảm xúc để viết những bài ngắn, gọn và những câu giản dị, trong sáng, dễ hiểu và cũng vì vậy dễ truyền cảm đối với người đọc như trong bài "Dạ Hà"

“Có những đê điều

Không giữ được luồng nước

Có những mặt chữ

Không giấu được nỗi lòng

Nước chảy ngập hồ

Thành biển cả

Tình buông nỗi nhớ

Ngập dòng sông

Có những tiếng hát

Không vọng đủ âm hoà

Có những bước đi

Không bao giờ tới đích...


Nguyễn Thị Hoàng giới thiệu tác phẩm của Lưu Nguyễn Đhạt

Trong “Hồn Nước” không thiếu những câu thơ đẹp, những câu mà đọc rồi người đọc còn muốn đọc lại, muốn thưởng thức cái hay của tài năng, cái giỏi của cách diễn diễn đạt của một nhà thơ đích thực:

“Đất vắng chân người

Nước ẩn trôi

Cụm đào không đội

Nắng trên đồi"

(Đất Vắng)

Đôi khi đó là cái tài nhân cách hoá sự vật, thật khó có tác động đến cảm xúc của người đọc, làm người đọc rung động với cái rung động của nhà thơ

"Hồn nước thở

Từng cụm sương hoang vơi

Hạt long lanh

Mảnh nắng ướt hồng môi

Rêu cạnh đá

Còn mịn mà ẩn tối

Vết tích xưa

Vó ngựa dục tình hồi

Lưu Nguyễn Đhạt là nhà thơ hoạ sĩ, cảm xúc về thơ, về sắc màu hoà nhập trong Anh và hình tượng Em chính là nguồn cảm hứng của cả hai lĩnh vực nghệ thuật ấy được thể hiện trong "Hồn Nước"

"Mỗi lác thơ lan trên giá vẽ

Phấn xanh ngập gió

Cánh tiên về

Môi em thoáng nở thành vầng nắng

Vừa ửng son chiều

Nụ ấm tê

Ngỡ xoá đêm trường pha nước lụa

Dòng trăng óng ánh

Cả đồi mưa

Ta vẽ chưa xong em gắng đợi

Màu son còn ướt

Góc tim trời..."

(Góc Tim Trời)

Có một bài thơ nhỏ của tập thơ làm tôi rất thích thú, kể ra về cấu trúc nó cũng có thể là một bài thất ngôn tứ tuyệt (4 câu 7 chữ) nhưng vì tác giả có lẽ có ý muốn nhấn mạnh tứ thơ nên ngắt ra thành 8 câu ngắn.

"Cỏ nhạt môi

nghiêng hồi vũ trụ

gió bay cao

Nắng tắt hoang vu

Tuổi vàng chiều thắp

Dòng sông cũ

Thoáng gợn mây hồng

Trong sóng thu..."

(Nắng Tắt Hoang Vu)

Cả bài thơ là một bức tranh sống động, bức tranh chiều thu có gió lộng (gió bay cao), có mây hồng lãng đãng phản chiếu trên mặt nước của dòng sông mà đôi bớ ấp yêu bởi những đám cỏ xanh xao (cỏ nhạt môi) mỏi mệt.

Vì vậy, đọc "Hồn Nước" tôi có cái cảm giác bắt gặp hai con người của tác giả. Một con người trí thức "phải lòng" ngôn ngữ đi vào sự chải chuốt khi diễn đạt, cầu kỳ khi chọn đầu đề và từ ngữ (Góc Tim Trời, Dạ Hà, Điệm Tiên, Say Lệ Hồn...hay "gió xanh xao" "vực cảm tình em phận hải hồ...v...v..)

Mặt khác là một con người thứ hai là nhà thơ, người nghệ sĩ Lưu Nguyễn Đhạt với cảm xúc chứa chan, sống với mơ với mộng, với cái đau đớn, nhớ thương và say mê đắm đuối của một con người đúng với nghĩa thực của cuộc đời, không điệu đàng, không làm dáng. Chính từ đó “Hồn Nước” đem đến cho độc giả nhiều bài thơ ngắn gọn với những vần thơ giản dị dạt dào cảm xúc làm thổn thức con tim độc giả:

“Đặt nắng môi em vào cảm xúc

Cho ngây ngất dại

Mỗi chiều loang

Đêm đêm còn đọng thành hương nhẹ

Khi cánh rừng bên vội lá vàng

Lúc đó nhà thơ, người nghệ sĩ Lưu Nguyễn Đhạt đã thoát khỏi sự kìm toả của nhà trí thức để thả hồn mình bay bỗng theo cảm hứng, để hình tượng "Em" trong thơ Anh đi đến với độc giả, bất kỳ là người đó ở trình độ nào, giai tầng xã hội nào, tuổi tác nào cũng có thể tiếp nhận để cùng rung động, cùng say đắm với Anh.

Anh đã tới giữa lòng em ngập nắng

Với cơn say

Còn chất ngất đêm qua...

Hỡi Em, sự mầu nhiệm của trí tuệ, của tri thức, của nguồn cảm xúc vô tận, của tình yêu lớn lao và sự đam mê mãnh liệt, chúng tôi mãi mãi chiêm ngưỡng Nàng và xin đa tạ nhà thơ đã dắt tay Nàng đến với chúng tôi qua ngàn dặm đường xa xôi cách trở. "Let me come to be still in you silence" (Pablo Neruda)

Paris 15-6-2002
Nguyễn Thị Hoàng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002