Đại Chúng số 103 - Ngày 1 tháng 8 năm 2002

Duramax

VÀI NÉT SINH HOẠT VỀ
NHẠC SĨ XUÂN LÔI - XUÂN TIÊN

Nhạc sĩ Xuân Lôi

Nhạc sĩ Xuân Lôi tên thật là Phạm Xuân Lôi, sinh năm 1917 tại Hà Nội, trong gia đình nhạc sĩ nên ngay từ lúc nhỏ ông đã theo học thân phụ là nhạc sĩ Phạm Xuân Trang.

1936 ông theo thân phụ sang Cao Miên.

1940 Ông cộng tác với các vũ trường ở Hà Nội

1942 Ông theo đoàn cải lương TỐ Như vào Sài Gòn và lưu diễn khắp các tỉnh miền Nam. Vì sống trong đoàn cải lương ông đã học thêm về các loại nhạc cải lương và Hồ quảng.

1943 đoàn cải lương Tố Như trở về bắc lưu diễn, ông đã rời đoàn và chơi nhạc trong các vũ trường.

1946 thành lập ban nhạc Lôi Tiên, đàn cho ban Bích Hợp.

1949 – 1950 lên Thái Nguyên nhập vào ban văn hóa vụ với trưởng ban là Nguyễn Tuân, ông có dịp gặp gỡ những văn nghệ sĩ nổi tiếng như Phan Khôi, Văn Cao, Đào Duy Anh, Nguyễn Đình Thi, Đoàn Phú Thứ, Nguyễn Xuân Khoát, Tô Vũ, Canh Thân, Lê Mộng Long, Quốc Vũ... Cuối năm 1950 ông bỏ về thành và chơi nhạc ở Nam Định.

1953 ông vào Nam và chơi nhạc ở các vũ trường Sài Gòn.

Ngoài ra ông còn sáng tác hàng trăm bản nhạc, những nhạc phẩm nổi tiếng và đoạt giải nhất: Tiếng hát Quê Hương 1958, do bộ trưởng Trần Chành Thành trao tặng, Tiếng hát cho Người Tự Do trong cuộc thi sáng tác của đài tiếng nói quân đội. Tập thơ Hạc Vàng trong nắng chiều, sáng chế đàn Xuân Lôi phôn.

NHẠC SĨ XUÂN TIÊN

Sinh ngày 28 tháng Giêng 1921

Nơi sinh Hà Nội – Việt Nam

Quáng trình và luyện kỹ năng, sử dụng nhạc cụ và kiến thức nhạc học.

1927 Mandoline, nhạc lý Tây phương và Trung Hoa

1936 saxophone, clarinette, grand flute, hòa âm Tây phương

1941 các nhạc cụ cổ truyền Việt Nam, Thái Lan, Lào và Cao Miên, khảo cứu âm nhạc 3 miền Bắc Trung Nam

1941 – 1946 Trompette, trombone, banjo, guitare, xylophone, vibraphone, piano, accordeon, bandoneon

Trình tấu: Clarinette, saxophone alto, tenor, flute.

Xuất bản:

1949 Các sách tự học kỹ thuật độc tấu, clarinette, saxophone Alto, saxophone Ténor, sáo tre.

Cải tiến sáo tre:

1950 – Cùng với bào huynh là nhạc sĩ Xuân Lôi cải tiến sáo tre thành hai loại, 10 lỗ và 13 lỗ có khả năng bao gồm nhiều âm giai khác nhau, kể cả âm giai khác nhau, kể cả âm giai dị chuyển. Hai loại sáo này hiện tại được lưu trữ tại Msée de l’Elomme Paris – France.

Điều khiển dàn nhạc:

1944 – 1946 tại Hà Nội, ở Victory, Mouline Rouge, Luc Star, Hotel Splendide, Taverne Royal.

1951 – 75: tại Nam Định, ở Văn Hoa.

1952 – 75 tại Sài Gòn ở Văn Cảnh, Đại Kim Đô, Eden Rock, Blue Diamond, Place Hotel Bách Hỷ (chợ lớn).

Làm việc với các đài phát thanh:

1976: Sáng chế cây đàn 60 dây, có khả năng bao gồm tất cả các âm giai, kỹ thuật trình tấu. Tương tự như cây đàn tranh, tay phải gẩy giai điệu, tay trái để đệm hợp âm. Đặt tên là Xuân Tiên.

1990 Sáng chế cây đàn Bầu mới với trái bầu dài làm hộp khuếch âm. Đàn này đã đem ra trình tấu nhiều lần tại Úc Đại Lợi.

Những ca khúc phổ thông như:

1932 – 42: Chờ một kiếp mai, Khúc hát ân tình, Hận Đồ Bàn, Về dưới mái nhà, Duyên tình, Mong chờ.

1963 – 83: Đường đi lối về, Xa quê hương, Đất Việt.

1987 – 95: Lòng người xa quê, TIếng bình minh, Tiếng trống trong rừng sâu...

Xuân Lôi và Xuân Tiên từ nhỏ đến lớn cùng chung chí hướng là thích tập thể dục thể thao và chơi nhạc. Đi đâu cũng có nhau, làm các nhà khiêu vũ, thu đĩa thu băng nhạc, các ban nhạc cũng đều có nhau cho đến khi Việt Cộng xâm chiếm miền Nam.

Rồi phải đi di tản sang Pháp, đi Úc châu. Cũng vì thời cuộc đảo lộn anh em đành phải xa nhau, nhưng tâm hồn vẫn hướng về nhạc và đã hoạt động văn nghệ, mà còn sáng tác thơ...

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002