Đại Chúng số 104 - Ngày 16 tháng 8 năm 2002

Duramax

ĐỌC BÁO DÙM CÁC BẠN

Ký Điệu phụ trách

Quyển sách của cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn cao Kỳ "Buddha’s Child" – My Fight to Save Việt Nam vừa tung ra thì có sóng gió liền. Từ Âu Châu và Hoa Kỳ. Dĩ nhiên tại Hoa Kỳ nhiều Việt kiều phản ứng nhiều nhất. Chê nhiều hơn khen.

Quyển này in ra và được viết bằng Anh Ngữ viết chung với Marvin J. Wolf dầy 376 trang do côngty in ấn St.Martin’s Press vào tháng 5 năm 2002.

Bạn cầm quyển sách này, hình Nguyễn cao Kỳ mặc đồ complet đen ghi những dòng là "Former Prime Minister of South Việt Nam " (nghĩa là Thũ tướng) chúng ta suy nghĩ điều gì? Chức vụ Thủ tướng đối với người ngoại quốc là chức vụ không quan trọng gì lắm nếu chính phủ đó còn có Tổng thống cao hơn, còn nếu ở chế độ có Vua như bên Anh thì chức vụ Thủ tướng mới là quan trọng, như Thủ tướng Churchill hay Tony Blair gần đây. Họ dịch hay để danh từ Thủ tướng như vậy không đúng lắm. Chức vụ cao nhất và cuối cùng của Nguyễn cao Kỳ là Phó Tổng thống VNCH người cao hơn là Nguyễn văn Thiệu với chức vụ Tổng thống VNCH.

Sau đây là mộït phần trích dịch từ báo Thời Luận số ra ngày July 14,2002. Người viết là Vũ thụy Hoàng.

Vũ thụy Hoàng viết 2 quyển sách "Saigon tuyết trắng: Việt Nam tháng 4,1975 và Quê hương thương ghét: Nỗi lòng người Việt hải ngoại".

Cựu Thủ tướng Nguyễn cao Kỳ, người hùng từng chế ngự sân khấu chính trị Miền Nam Việt Nam giữa thập niên 1960, tự nhận đã phạm một lỗi lầm lớn nhất trong đời "mà tới nay ngày nào cũng hối tiếc. Lỗi lầm ấy là vào năm 1967 ông đã rút lui không ứng cử Tổng thống và sau đó đứng Phó Tổng thống trong liên danh ứng cử với Trung tướng Nguyễn văn Thiệu.

Theo ông Kỳ vào năm 1965-1967 với chức vụ Thủ tướng, ông đã nắm giữ hết quyền bính trong tay, điều hành guồng máy chính phủ, quyết định các vụ bổ nhiệm và thuyên chuyển, còn ông Thiệu là nguyên thủ quốc gia mà chẳng có quyền hành gì, chỉ có hư vị mà thôi. "Quốc trưởng Thiệu, một Trung tướng đã thi hành lệnh của tôi". Thiếu tướng Kỳ viết khi kể lại vụ ông quyết định cách chức Tổng trưởng Quốc Phòng của Trung tướng Nguyễn hữu Có rồi bảo ông Thiệu làm.

Năm 1967 ông Kỳ có ý định ứng cử Tổng thống với tư cách đại diện quân đội và tin chắc ông sẽ thắng. Ông ngạc nhiên khi thấy Ông Thiệu loan báo cũng tranh cử. Thấy nguy cơ thất bại nếu quân đội có hai ứng cử viên đối địch nhau, một số tướng lãnh đã gặp riêng ông Thiệu để yêu cầu ông Thiệu đừng ra tranh cử. Trung tướng Nguyễn đức Thắng, người ủng hộ ông Kỳ đã gặp Trung tướng Thiệu để ngăn cản và hai người to tiếng “suýt đánh nhau” (theo sách viết).

Ông Kỳ và nhiều tướng lãnh trong Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia lúc đó họp bàn và quyết định cho tướng Thiệu giải ngũ, đưa đại tướng Cao văn Viên lên chức Quốc trưởng. Khi quyết định này sắp sửa được loan báo và thấy ông Thiệu "sắp khóc" ông Kỳ đột nhiên nói "Tôi sẽ trở về Không Quân. Các ông có thể cử Trung tướng Thiệu làm ứng cử viên Tổng thống."

Lời nói bất chợt trong khoảng "một phần mười ngàn giây đồng hồ, nhanh hơn nháy mắt" và đến nay vẫn còn là một bí hiểm đối với tôi theo lời thuật của Kỳ. Ông cũng không hiểu tại sao ông lại quyết định như vậy. Ông giải thích có lẽ thấy ông Thiệu khóc và vì lòng từ tâm của con nhà Phật mũi lòng thương hại mà ông quyết định như vậy. Ông cho rằng nếu lúc đó ông ngậm miệng thì thế giới đã đổi khác.

Sau khi ông Kỳ cho biết không ra ứng cử, một số tướng lãnh đã yêu cầu ông đứng chung liên danh với ông Thiệu. Trung tướng Hoàng xuân Lãm đã bóc lon ra, nếu ông Kỳ không chịu đứng chung liên danh với ông Thiệu. Ông Kỳ rút cục đồng ý. “Đó là lỗi lầm lớn nhất trong đời tôi. Từ năm 1975 đến nay không một ngày nào mà tôi không hối tiếc".

Vụ ông Kỳ đứng Phó cho ông Thiệu làm nhiều người lúc đó ngạc nhiên. Sách báo hồi ấy như sau này thường cho rằng Mỹ thích ông Thiệu hơn Kỳ nên đã ngầm vận động để ép hai Tuống Thiệu Kỳ đứng chung với nhau. Tướng Kỳ phủ nhận điều này.

Ông Kỳ cũng tự trách mình ngốc biết bao khi ông còn bỏ qua cơ hội khác vào lúc chót để ngăn chặn ông Thiệu làm Tổng thống. Ông kể lại khi liên danh Thiệu Kỳ đắc cử với 35% số phiếu bầu, việc hợp thức hóa cuộc bầu cử tại Quốc Hội.

Mật Ước:

Cuốn sách cũng tiết lộ rằng Ông Thiệu sau khi được ông Kỳ đứng chung liên danh, đã bị buộc phải ký một "mật ước" với nhóm tướng lãnh thuộc một Hội Đồng mà không phải Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia mà cũng không phải Hội Đồng Quân Lực. Chỉ tướng nào ký tên mới biết có mật ước và có Hội Đồng. Mật Ước định rõ hội đồng được chọn lựa úng cử viên ra tranh cử và ứng cử viên khi đắc cử rồi phải luôn luôn tuân hành đường lối của Hội đồng. Giữ chức chủ tịch của hội đồng bí mật này, ông Kỳ cho rằng ông có quyền hơn ông Thiệu.

Hẳn vì có mật ước này má quyền hành và thế mạnh của ông Kỳ vẫn tồn tại nhiều tháng sau khi ông Thiệu đắc cử Tổng thống. Nội các đầu tiên dưới thời Tổng thống Thiệu do Thủ tướng Nguyễn văn Lộc cầm đầu, cũng như những chức vụ then chốt trong guồng máy chánh quyền, đều chịu ảnh hưởng của ông Kỳ. Nhưng mật ước về sau không còn hiệu lực. Khi đắc cử rồi, ông Thiệu có Hiến Pháp hậu thuẫn, đã dần dần không đếm xỉa gì đến mặt. Ông Kỳ và nhóm tướng lãnh trong hội đồng bí mật mật ước không dám đem ra tiết lộ vì đi ngược quyền lợi Hiến Pháp, phản dân chủ làm trò cười cho thiên hạ và Mỹ bất bình. Ở đây ông Kỳ nhìn nhận thua mưu ông Thiệu.

Ông Kỳ cũng hối tiếc cả vụ ông không ra tranh cử với ông Thiệu năm 1971. Năm đó ông Kỳ bị Tối cao pháp Viện loại ở vòng niêm yết lần đầu vì không hội đủ chữ ký của các địa diện dân cử theo luật bầu cử, chỉ có hai ứng viên đối đầu là đương kim Tổng thống Nguyễn văn Thiệu và Đại tướng Dương văn Minh. Nhưng ông Minh sau đó rút lui vì cho rằng ông Thiệu đã bố trí sẵn bộ máy gian lận bầu cử. Tối cao Pháp Viện được Thiệu vận động để tránh nạn độc diễn nên để lại tên ông Kỳ ứng viên Tổng thống. Nhưng ông Kỳ cũng rút lui mặc dầu được đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker đề nghị góp hai triệu mỹ kim vào quỹ tranh cử. Ông Kỳ cũng nói rằng nếu ông ra tranh cử thì ông cũng có cơ may thắng cử vì ông được lòng dân chúng và ông Thiệu không dám gian lận. Ông cũng viết ông Thiệu thắng cử năm 1971 đã định đoạt số phận của Việt Nam.

Cuốn sách nhiều trang đã mô tả ông Thiệu là người xảo quyệt, một chính trị gia một tay mưu mẹo nhưng không phải là một tay chiến đấu.

Theo ông Kỳ, ông Thiệu sợ ông cũng như sợ Mỹ vì biết tôi có thể đảo chánh và bắn ông ta nếu ông ta làm nguy hại quốc gia. Ông tố ông Thiệu là tay tham nhũng và bổ nhiệm tay chân vào những chức vụ kiếm nhiều tiền.

Cuốn sách ra đời 7 tháng sau ông Thiệu từ trần, nên độc giả không có dịp nghe lời đáp của ông Thiệu.

Bay bướm:

Là tự truyện, cuốn sách đã trình bày ông Kỳ là con người can đảm, dám làm dám nói, thích đương đầu với khó khăn, giỏi đối đáp với các tay chống đối, những người viễu tình. Ông phi bác những từ gọi ông là đồ tể, giết trẻ con, hại phụ nữ. Ông nhận mình là "người không suy nghĩ nhiều, thay vì bàn luận và tham khảo tôi hành động".

Theo lời Kỳ thì nhiều lãnh tụ quốc gia như quốc vươngTháilan, thủ tướng Úc đại Lợi, Tổng thống Tưởng giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, Tổng thống Đại hàn Phác chính Hy cho tới Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson, Richard Nixon, cả nghĩ sĩ William Fullbright nổi tiếng chống đối chiến tranh Việt Nam và Ngoại trưởng Henry Kissinger người đi thương thuyết đi tới hòa ước Paris năm 1973.

Ông Kỳ kể lại vụ ông cách chức Trung tướng Nguyễn chánh Thi, Tư Lệnh Quân Khu I và vụ ông đích thân chỉ huy cuộc hành quân chớp nhoáng để dẹp lực lượng chống đối Phật Giáo ở miền Trung năm 1966. Vì một số binh sỉ Mỹ không được thông báo nên suýt xảy ra cuộc đụng độ. Quân hai bên đã hờm súng sẵn và máy bay Việt-Mỹ đã quần thảo nhau trên trời. Đại tướng Lewis Walt tư lệnh Mỹ ở quân Khu I vội vã xin gặp Kỳ ở phi trường Đà Nẵng. Tướng Kỳ đã làm bẻ mặt tướng Walt bằng lời giảng giải về hệ thống chỉ huy khiến tướng Walt đổ mồ hôi hột.

Tướng Kỳ tự coi là: "lãnh tụ Việt Nam đầu tiên không tham nhũng, không làm giàu cho bạn bè hoặc gia đình, không nhận hối lộ, không buôn lậu". Ông lập luận rằng ông được toàn quyền sử dụng quỹ đen tương đương với 46 triệu Mỹ kim, cần gì phải buôn lậu.

Ông kể các phi công Việt Nam thường mua hàng hóa như radio, đồng hồ về bán kiếm lời, nhưng có lần qua Singapore ông chỉ mua cho mẹ một chiếc radio mà thôi.

Ông cũng kể việc cách chức một Tổng Giám Đốc Hõa Xa của người anh họ vì những bê bối tại Hỏa Xa, còn việc không bổ nhiệm một người bà con làm Đại sứ vì người đó không đủ khã năng.

Qua cuốn sách người đọc được biết tướng Kỳ là một phi công ưu tú và tài ba, từng đỗ đầu khóa học tại Marakech, từng tham gia những phi vụ nguy hiểm thả biệt kích ra miền Bắc Việt Nam thời Tổng thống Diệm. Ông đã trỗ tài lái máy bay để tránh Radar của Bắc Việt bằng cách bay sà sà mặt biển khiến trùm tình báo Mỹ ở Việt Nam hồi đó là William Colby xanh mặt. Lúc phi cơ đáp xuống, Colby bảo ông Kỳ “lần sau đi với Kỳ, tôi phải mang theo cần câu”.

Trong sách này viết cho biết Kỳ là tay mê gái, một tay ăn chơi hào hoa bay bướm. Hồi đi học lái máy bay ở Avord bên Pháp, ông thường cùng bạn bè đến Paris vào cuối tuần, lai vãng các hộp đêm, ăn xài rộng rãi nên được các tiệm gọi là "Hoàng Tử".

Một lần ông dành dụm được 200 ngàn quan Pháp, định mua xe citroen. Lúc đến hộp đêm được xếp ngồi hàng đầu sát sân khấu, thấy cô ca sỉ mới và xinh đẹp, ông liền chạy ngay đến tiệm kim hoàn mua chuỗi hột xoàn về tặng cô. Nhìn cô ca sỉ lên sân khấu đeo chuỗi hột xoàn, ông liền gọi champagne đãi hết mọi người trong tiệm. Sau đó ông dẫn cô đi chơi mấy nơi khác. Đến khi ông về, bạn bè mới hỏi xe thì ông nói uống hết tiền xe rồi.

Tại Việt Nam ông rủ cô chiêu đãi viên Hàng không Việt Nam đi chơi, nhưng cô mắc bận phải làm trên chuyến bay đi Đàlạt. Ông liền lấy khu trục cơ skyraider mà ông chưa hề lái thử bao giờ để theo chuyến bay Hàng Không Việt Nam đó, để phi cơ bay sát chiếc kia, hai cánh chỉ cách nhau vài phân khoảng 10 phút cho tới khi khuôn mặt xinh đẹp của cô chiêu đãi viên hiện ra cửa sổ phi cơ thì ông mới chịu bay về.

Lần khác ông lái trực thăng xà thấp ở khu đường Lê Lợi, quạt tung bụi và lá làm giao thông tắc nghẽn chỉ cốt cho cô bồ biết là ông đến trễ hẹn. Sáng sau Thủ tướng Nguyễn Khánh gọi ông Kỳ vào la lối và bảo tìm xem tên phi công nào gây náo loạn

Trung tâm Saigon tống cổ nó ra khỏi Không Quân và nhốt tù nó. Khi nghe ông Kỳ trả lời "chính tôi mà", tướng Khánh liền đổi giọng "lại anh nữa! Anh làm gì ở đó vậy?"

Tại Mỹ, John Sununu Tham Mưu Trưởng Tòa Bạch Ốc thời Goerge W. Bush bị mất chức vì dùng phi cơ của Tòa Bạch Ốc về thăm gia đình. Tổng Giám Đốc FBI William S. Sessions bị xa thải vì dùng công xa chở vợ đi mua sắm (năm 1993).

Cuốn sách "Buddha’s Child" còn vài tiết lộ khác. Nhóm Tướng Lãnh Trẻ sau khi bị Đại Sứ Maxwell Taylor xài xể về vụ giải tán Thượng Hội Đồng Quốc Gia vào tháng

12 năm 1964 đã định cùng tướng Khánh mở cuộc họp báo để trục xuất tướng Taylor về nước. Cuộc họp báo chừng 10 phút thì Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon liền năn nỉ Đại tướng Khánh đừng đuổi Đại sứ Taylor đi.

Vợ Ngoại trưởng Trần bửu Kiếm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị bắt giam về tội gián điệp. Colby CIA Mỹ liền đến năn nỉ Kỳ nói rằng bà ta bằng lòng làm gián điệp hàng hai.

Tướng Kỳ trong cuốn sách cho rằng ông được nhiều người yêu mến cả trong lẫn ngoài nước và ngay trong cả Cộng Đồng Việt Nam. Kỳ hy vọng "một ngày nào đó Việt Nam sẽ lại cần tôi". Ông cũng mong có một ngày được trở về nước để giúp kiến thiết quốc gia và xây dựng lại quê hương. Ông cho hay "sức khỏe rất tốt, năng lực còn cao, ăn uống vẫn như trẻ và cân nặng như hồi còn làm Tư Lệnh Không Quân." Ông hiện làm công việc tham vấn và thích chơi golf.

Vài sự sai lầm:

1.- “Tướng Nguyễn Khánh cầm quyền được 9 ngày thị bị phe Dương văn Minh đẩy đi. Khánh trốn khỏi Saigon và năm tuần sau trở lại nắm chánh quyền "Thật sự là sau khi hạ bệ Dương văn Minh, thì 9 ngày sau Nguyễn Khánh lập Nội Các, đặt Ông Minh làm Quốc Trưởng cho hư vị mà thôi. Bảy tháng sau tướng Khánh bỏ lên Đàlạt viện cớ dưỡng bệnh, sau những cuộc biểu tình xuống đường của sinh viên Phật Giáo, Công Giáo tiếp theo vụ Hiến Chương Vũng Tàu. Nguyễn xuân Oánh được cử làm Thủ tướng. Nhưng một tuần sau Tướng Khánh từ Đàlạt trở xuống Saigon nắm lại quyền, giải tán Tam Đầu Chế gồm có Dương văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần thiện Khiêm được thành lập trước đó một tháng.

2.- Tướng Kỳ cứu tướng Khánh trong vụ đảo chánh chống tướng Khánh

Khi tướng Khánh bị xe tăng đuổi ở Tân sơn Nhứt, tướng Kỳ đã kéo tướng Khánh lên máy bay chạy thoát trong gang tất trong lúc xe tăng đậu cản ở phi đạo. Đây là sự sai lầm. Xe tăng đậu cản ở phi đạo là do tướng Lâm văn Phát và Phạm ngọc Thảo vào năm 1965 tháng 2, chớ không phải cuộc đảo chánh của tướng Dương văn Đức vào tháng 9 năm 1964.

3.- Ông Trần văn Hương làm Thủ tướng tháng 12 năm 1964. Ông Hương được Thượng Hội Đồng cử làm Thủ tướng tháng 10 năm 1964, nhưng tướng Khánh và nhóm tướng Trẻ giải tán Thượng Hội Đồng thì bị Đại sứ Taylor kêu lên hết mà khiển trách, lúc đó không tướng nào nói tiếng Anh sõi ngoại trừ Nguyễn cao Kỳ.

4.- Tướng Cảnh Sát Nguyễn ngọc Loan bị thương vài ngày sau trận Mậu Thân. Thật sự tướng Loan bị thương khi Việt Cộng tấn công đợt 2 vào Saigon vào tháng 5 năm Mậu Thân.

5.- Tướng Kỳ lập trường Y khoa đầu tiên tại Việt Nam. Thật sự nơi này Kỳ nói xạo vì ai ai cũng biết trường Y khoa lập đầu tiên tại HàNội và có từ thời Pháp.

6.- Quyển sách này nói đến bà Nhu Trần lệ Xuân mà Kỳ cho tên họ mới là Chương xuân Lệ (Trần văn Chương là cha ruột của Trần lệ Xuân)

7.- Ngoại trưởng Trần văn Đôn thật sự là Ngoại trưởng Trần văn Đỗ.

8.- Trưởng phái đoàn Việt Nam hòa đàm tại Paris là Phạm đăng Lâm chớ không phải Lâm văn Phát, Lâm văn Phát là tướng đảo chánh năm 1964.

Điều kỳ lạ là hai tháng trước khi sách của Nguyễn cao Kỳ tung ra "Buddha’s Child" thì Hà Nội tung ra sách về Nguyễn cao Kỳ với nhan đề là "Tướng Râu Kẽm" dầy 423 trang, pha trộn óc tưởng tượng vào số sự kiện có thực của bối cảnh chiến tranh. Sách này viết theo nửa hư nửa thật nên không có sự giá trị nào về tài liệu. Sách này nói Ông Kỳ là một anh hùng hão hán, ngổ ngáo, hiếu chiến, ăn nói trịch thượng và có duyên và gọi Ông Kỳ là "giặc nhà Trời."

Trong phần giới thiệu, cuốn sách này (sách Tướng Râu Kẽm) nói bao quát về tướng Kỳ có đoạn tướng Kỳ thổ lộ với bạn bè là "muốn trở về Việtnam sống những ngày cuối đời trên mãnh đất quê hương." Trong phần kết luận của cuốn sách viết "Tội phản bội Tổ quốc, phản bội dân tộc là tội bất lương nhất, ô nhục nhất và bị đời đời nguyền rủa”. Hà Nội cho in cuốn sách này là do trùng hợp hay chủ ý?

Như nhiều cuốn tự truyện khác hay Hồi ký khác, cuốn "Buddha’s Child" ngoài việc trình bày thân thế, sự nghiệp, tư tưởng và suy nghĩ của tác giả, đã cho người đọc biết thêm nhiều về cá tính của Tướng Kỳ, đồng thời rọi thêm ánh sáng vào vài khía cạnh một số biến cố ở ViệtNam khoảng giữa thập niên 1960. (Vũ thụy Hoàng)

Sau đây là lời bình luận của Người Thứ Năm của Tuần báo Đại Chúng mà Ký Điệu ghi lại cho bạn đọc rõ:

1.- Nguyễn cao Kỳ lúc làm Thủ tướng tuổi rất trẻ nếu so với lịch sử Thế Giới thì người trẻ nhất là Alexandre the Great, người kế là Nguyễn cao Kỳ của Miền Nam ViệtNam.

Tuổi quá trẻ mà quyền nghiêng thiên hạ của Nguyễn cao Kỳ không phải là do sự tài giỏi mà do nhiều sự may mắn phi thường của lá số Nguyễn cao Kỳ hay là vận số Miền Nam cần phải như vậy mới có kết cuộc thê thảm như vậy hay chăng?

2.- Nguyễn cao Kỳ thật sự giống như Lữ Bố thời Tam quốc vậy. Lữ Bố cũng do sự phản phúc cha nuôi mà thành danh trên thiên hạ vào thời đó, Nguyễn cao Kỳ cũng không tránh khỏi chuyện này, Kỳ phản Nguyễn Khánh và rất nhiều bạn chiến đấu nhưng khác màu áo, nhưng kết cuộc Kỳ không bị rơi đầu như Lữ Bố. Tào Tháo bắt được Lữ Bố và nói với tả hữu "hắn giỏi nhưng là tên phản thần, không dung mạng được". Như trường hợp Ngụy Diên cũng vì phản mà bị chặt mất đầu bởi cận tướng.

Nguyễn văn Thiệu không đủ khả năng như Tào Tháo nên để yên Kỳ và Kỳ làm nhiều chuyện bất lường hậu quả.

3.- Nguyễn cao Kỳ có hạnh kiểm và đạo đức thấp kém mà những danh tướng không bao giờ nên bắt chước chuyện này. Lúc đắc thời thì xua đuổi bà vợ gốc nghề "Cave" mà Kỳ tường lấy tiền tiêu xài không biết sót. Hai đứa con Kỳ học tại trường Taberd Saigon, rất phách lối, hàng ngày giờ ra chơi thường lấy "walky talky" (máy vô tuyến như CB hiện giờ) mà các Thày dòng rất bất bình, nhưng sau cùng cũng bị "sortie" vì học lực quá kém, y như con cưng của Huỳnh văn Cao vậy.

4.- Bà vợ mới sau khi lên thì chồng đã có uy quyền hiển hách làm nghề chiêu đãi viên, đã có đời chồng nhưng Kỳ đoạt mất. Rồi khi qua Hoa Kỳ thì bà này ở tại Santa Ana, California và lấy một tay tài xế của Kỳ và mở cây săng Arco, tên Trung sĩ này ăn chơi nên bà chiêu đãi viên này phải bán luôn.

5.- Kỳ lấy vợ bạn thân khi làm nghề đánh cá tại Texas rồi sau đó hình như bà này mở một quán ăn tại Rosemead, California lấy tên là "Miss Saigon". Sau đó bán nốt vì Kỳ đánh bài rất dữ tại Casino Las Vegas. Rồi khai phá sản cũng vì vụ này mà ra.

6.- Kỳ khi lên ngôi Thủ tướng, quyền nghiêng thiên hạ thì Kỳ muốn sa thải tất cả những công chức mà Kỳ cho là trên 45 tuổi cần phải thay hết vì già nua, chậm chạp. Nên Kỳ không có một bộ óc lão thành mà hướng dẫn, và như vậy đám Kỳ phải thân bại danh liệt.

7.- Cùng một tuổi trẻ mà quyền nghiêng thiên hạ là Alexandre the Great và Kỳ. Alexandre the Great có tôn sùng một vị hiền triết làm Thầy chỉ hướng và tư tưởng đó là Aristote, còn Kỳ thì không có một ông Thầy nào chỉ dẫn tư tưởng của Kỳ nên Kỳ bị thân bại danh liệt.

8.- Lúc Kỳ bị Thiệu đá văng khỏi dinh Độc Lập, thì Kỳ lui về chốn hang Hùm là Căn cứ Phi Long gần phi trường Tân sơn Nhứt. Thiệu không làm hại được, nhưng Thiệu cần phải đề phòng mọi chuyện của Kỳ, nên Thiệu nhờ Phó Tổng thống Trần văn Hương vào Phi Long nằm nhờ chữa bệnh mắt, lúc đó có bệnh xá Hoa Kỳ rất nổi tiếng về mắt. Trần văn Hương vào căn cứ Phi Long của Nguyễn cao Kỳ và mật báo đến gắn dụng cụ nghe lén từ tư dinh Kỳ bằng đường điện thoại. Nên mọi chuyện gì Kỳ nói thì Thiệu đều nghe hết. Nhờ Nguyễn cao Kỳ chia trí thông minh của Nguyễn văn Thiệu nên Nguyễn văn Thiệu đã thiếu trí tuệ cứu nước nay bị chia thêm trí nên không còn đủ sáng suốt mà suy nghĩ mọi đường đi nước bước của Việt Cộng và CSBV HàNội. Đáng lý Hà Nội nên đề cao Kỳ với sự ăn nói ẩu tả và việc làm bất ngờ nên Thiệu không còn lý trí mà tính ván bài của Hà Nội tung ra.

9.- Nguyễn cao Kỳ nói qua Phi Châu học tại trường huấn luyện không quân và đỗ đầu thủ khoa khóa phi công. Nhưng Kỳ không cho biết khóa đó dạy lái máy bay loại gì?

Chớ Người Thứ Năm biết đời Phi Công mà dân lái máy bay rất khâm phục là "Năm Con Phượng Hoàng của VN về Phi Công". Năm con Phượng Hoàng đó là "Phan phụng Tiên, Lưu kim Cương, Lê bá Định..." mà không có tên Kỳ. Năm Phụng Hoàng này tốt nghiệp rất cao điểm về loại Skyraider (Đại tá Lê bá Định có lần đóng trên Pleiku. Phi trường Cù Hanh). Kỳ lái Skyraider lần đầu tiên để cua “hostess de l’air” suýt đụng với phi cơ Hàng Không Dân Sự Air Việt Nam và kéo theo nhiều cái chết vô tội của hành khách trên đó. Nên chắc chắn Kỳ qua Phi Châu học trường dạy lái phi cơ tại Marakech chắc chắn không phải học lái phi cơ Skyraider và bảo đảm không có loại phản lực cơ A-37 hay F-5 được. Có thể học lái loại phi cơ Cessna gọi là máy bay "Bà già" mà ta thường thấy bay rề rề trên bầu trời Miền Nam VN.

10.- Một người lính chiến đấu ngoài biên ải, áo quân chua lè so với một vị tướng Thành Đô áo quần bảnh bao, hoa hòe hoa sói, lưng đeo khẩu súng ngắn nòng rulô và cổ choàng khăn phula màu tím, bay xong một phi vụ thì vào khiêu vũ trường mà nhảy đầm canh thâu suốt sáng. Không hiểu chúng ta nên kính trọng người nào đây? Tướng Kỳ nên nhớ đất nước chiến tranh đời trai bắt buộc phải thi hành nghĩa vụ quân sự mà cứu quê hương, cho nên mầu áo binh chủng nào cũng nghĩa vụ nặng như nhau. Một anh lính nghĩa quân mà tuân hành nhiệm vụ canh gác hay đánh trả sự tấn công của quân địch đáng khâm phục hơn một tướng lãnh áo quân bảnh bao hay đánh quần vợt tennis trong lúc quân sĩ của mình đang đánh những trận nguy hiểm tại HạLào hay đã chận được sự chiếm đóng Kontum của địch quân mà vị tướng cẫu trệ khác đang nhảy đầm với vũ nữ từ Saigon lên ăn khao tại Vũ trường Phượng Hoàng Pleiku năm nào (xin hỏi lại tướng Lý tòng Bá thì rõ tên tướng cẫu trệ này). Tướng Kỳ thuộc loại tướng kiêu binh kiêu tướng. Như ngày xưa có một vị tướng rất trẻ tài cao như Kỳ vậy họ là Lâm, phó nguyên soái Quốc dân Đảng, vì hùng khí ngu muội của mình mà bắt giam Tướng Tưởng giới Thạch đang đánh Mao trạch Đông gần tàn hơi, nên quân Mao từ thua chuyển thành thắng. Chính tên tướng này làm thay đổi lịch sự Trung Hoa từ tốt sang xấu.

11.- Tướng Kỳ ít đọc sách nên không thấy những bức hình lịch sử Trung Hoa. Nhìn tướng Tưởng giới Thạch, áo quần bảnh bao, uy dũng hào khí ngất trời, giầy ống đen rất đẹp cưỡi con ngựa trắng và áo choàng màu nâu xám hào khí ngất trời. Còn một bên là một đám lính khố rách áo ôm, y như đám người homeless vô gia cư của Mao Trạch Đông, điều đáng buồn chính đám lính khố rách áo ôm này rượt vị tướng áo quần bảnh bao cưỡi ngựa trắng là Tưởng giới Thạch chạy gần chết đuối qua eo biển Bạch Mã Đài Loan. Đám lính khố rách áo ôm này họ có một lòng kỷ luật và tuân hành thượng cấp, còn tướng Kỳ thì không. Tướng Kỳ đúng là một mẫu tướng kiêu hãnh tự cao tự đại và bất tuân quân phong quân kỷ và mệnh lệnh của Thượng Cấp. Lúc đó Kỳ nắm quyền tư lệnh Không quân VNCH và Hoa Kỳ không có trang bị loại vũ khí phòng không nên Kỳ mặt sức tự cao tự đại với huynh đệ chi binh của mình và Đồng Minh, nhưng gặp bên địch với đầy đủ vũ khí phòng không và tên lửa thì khác.

12.- Lúc Kỳ còn làm Phó Tổng thống và được chia cơ ngơi tại Dinh Độc Lập nên Kỳ thường dùng trực thăng riêng của mình mà gầm rú động cơ khác thường chọc giận Bà Thiệu nên ngày kia bị Thiệu đá cho ra rìa, nếu lúc đó Kỳ suy nghĩ với cương vị của mình làm cách nào mà chống được địch thủ bên phương Bắc thì khác.

13.- Khi Nguyễn cao Kỳ được giao trách nhiệm qua Paris làm trưởng đoàn đàm phán thì vợ chồng Kỳ ăn mặc rất đắt tiền, nào là mua cho vợ một bộ áo ngự hàn bằng lông chồn trắng, thật sự Miền Nam VN khí hậu rất nóng về mùa Hè và mùa Đông cũng không đến nổi phải dùng áo lạnh da chồn trắng làm chi. Và báo chí Tây Phương mỉa mai là "liệu lương của Phó Tổng thống không biết bao nhiêu tháng mới đủ mua cái áo đắt tiền này cho vợ”. Lúc đó Kỳ chế ra một bộ áo một loại áo riêng cho mình gọi là "áo lãnh tụ". Loại áo bắt chước hoàn toàn loại áo của Chu ân Lai vẽ kiểu ra, là cổ ngắn, màu đen, có 4 túi. Trong khi đó nhóm Bà Bình và tên Lê đức Thọ thì ăn mặc giản dị, Bà Bình mặc áo dài, vải rất tầm thường và khi rãnh thì nhóm này đánh cờ tướng với nhau còn nhóm Kỳ thì đang trượt trên sàn nhảy Dancing Paris sang trọng. Mặc dầu biết nhóm Bà Bình và nhóm Lê đức Thọ đang giả hình. Nhưng những người có đầu óc thương nước thì không khỏi đau lòng Sỉ Diện Quốc Gia bị tên tướng Kỳ và bà vợ Hostess de l’air tàn phá sạch bách. Mặc dầu kế của Nguyễn văn Thiệu đẩy Nguyễn cao Kỳ sang Paris cho nhục cặp vợ chồng này, nhưng Thiệu cũng nên nghĩ đừng nên đem Quốc Thể VN mà giao cho tên này làm dơ bẩn được. Hàm huyết phún nhân tiên ô tự khẩu.

14.- Nguyễn cao Kỳ trong quyển sách tự thuật là không tham nhũng, không buôn lậu chuyện này Kỳ nói cho con nít tin mà thôi. Người Thứ Năm có một người Bác họ quen. Vị này làm trong Kiểm Hải Quan Thuế Toàn Quốc lúc đó đang làm việc tại Cảng Tân sơn Nhứt, nhóm Quan Thuế này được mật tin là có một cuộc chuyển hàng "á phiện 60 kg từ Lào về Tân sơn Nhứt". Vị này đón phi cơ hàng không dân sự Air ViệtNam từ Vạn tượng về, nhưng không có phi vụ ngày này. Và đúng 6 giờ chiều thì có một chuyến phi cơ từ Vạn Tượng về Tân sơn Nhứt và có đem 60 kg Á Phiện nhưng phi cơ này là phi cơ quân sự nên không đáp tại Tân sơn Nhứt mà đáp vào phi trường quân sự Phi Long kế bên. Và cũng chính vị này khui ra vụ Dân biểu VNCH đi công tác đem lịch ở truồng về VN. Tên dân biểu này là Nhữ văn Úy mà ngày xưa tướng Đỗ cao Trí đòi đấu súng bắn nhau như bên Tây Phương ngày xưa khi danh dự bị xúc phạm.

15.- Cô con gái Kỳ tốt nghiệp Đại học Hoa Kỳ chắc chắn học xong lớp Politic-Science (mà University bắt buộc phải có). Một cảnh tượng tướng Nguyễn ngọc Loan dùng súng lục rulô ngắn nòng mà bắn một tù binh Việt Cộng đang bị còng tay quặt sau lưng... sách vở có in hình này và tất cả phim Hoa Kỳ nói về chiến tranh Việt Nam đều có chạy hình ảnh này. Tướng Loan đáng lẽ phải ra Tòa Án Quân Sự hay Tòa Đại Hình Liên Hiệp Quốc về tội bắn tù binh trong tay, trái với Hiệp Ước Geneve về Tù Binh. Lúc đó chúng tôi đang học lớp này thì những người bạn học cùng lớp khác màu da hỏi như sao "Anh thấy hình ảnh này nói điều gì?" Cứng họng không trả lời được, Danh dự Quốc Gia và niềm hãnh diện của người lính chiến VNCH bị tên tướng Loan này chà đạp. Tướng Loan với chức vụ Cảnh Sát Quốc Gia VNCH có muôn ngàn cách thủ tiêu tên này, nhưng đừng để hình ảnh mọi rợ này in mãi mãi trên sách vỡ và Video trên toàn Thế giới. Cô con gái Kỳ nên biết tướng Loan này là cộng sự viên đắc lực nhất của tướng Kỳ. Chủ sao thì tớ vậy, làm mọi chuyện nhục quốc thể trước khi suy nghĩ cho kỹ mọi hậu sự ra sao.

16.- Quyển sách tự thuật của Tướng Kỳ mang tên là "Buddha’s Child" là sai hoàn toàn từ nghĩa bóng đến nghĩa đen. Danh từ chung “Con Cầu Tự” là dành cho gia đình khá giả giàu có theo Đạo Phật ngoài Bắc thì nhiều hơn. Gia đình khá giả hay giàu có sợ không con nối dõi mà hưởng của giàu có này, nên thường lên Chùa khấn vái Phật mà xin được có con trai nối dõi. Còn gia đình nghèo, cơm không đủ ăn, nghe nói bà vợ có thai thì hoảng hồn lo sợ hơn là vui mừng nên gia đình nghèo không có chuyện lên Chùa xin con nối dõi Nguyễn cao Kỳ không thuộc diện giàu có cần con nối dõi. Người Tây Phương họ trực tánh khi đọc chữ "Buddha’s Child" là họ nghĩ ngay là "Con của Phật". Thật sự Thích Ca Mâu Ni khi mang danh hiệu Phật thì Ngài không có con, vì Ngài đã đoạn Dục, còn trước khi đi tu Ngài là Hoàng Tử thì Ngải có đứa con độc nhất. Sau đó đứa con trai độc nhất này đi tu theo Cha và mất sớm khi vào tuổi thanh niên. Đứa con đó tên là "La hầu La" (Lahura /sách Anh) Nhưng trong lúc tu hành Đức Phật thường gọi tên chớ không gọi là con. Như trường hợp em trai Đức Phật là Anan, Đức Phật thường nói: "Nầy! Ananta nghe người ta thường nói như vầy". Còn nghĩa thứ hai là sự hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma là từ thế kỷ 14, một vị chân tu Tây Tạng sau khi nối ngôi của Tống Cáp Ba (Tsongkhapa) tên là Gendun Drup. Vị này lập ra học thuyết: "luật tái sanh" của Đạt Lai Lạt Ma theo đó khi chết thì linh hồn vị Đạt Lai Lạt Ma sẽ nhập vào đứa bé trai sơ sanh như là một hiện thân của Bồ Tát Quan Thế Âm (Bodhisatva Avalokitsera) nên người Tây Phương sẽ nghĩ là Đạt Lai Lạt Ma đầu thai hay là con của Phật. Thật sự tại Việt Nam người ta ít gọi cậu bé "Cầu Tự" này là con của Phật hết. Người ta thường nói "Bộ mầy là con của Trời cháu của Phật phải không?". Cụm từ Con Cầu Tự không thể ghi là "Buddha’s Child" được hết. Xem lại Tự điển Anh Việt và Việt Anh. Tướng Kỳ bảo đảm không thuộc về diện này theo nghĩa bóng hay nghĩa đen vì lý do đơn giản Kỳ không phải là người theo Đạo Phật nếu kể từ cấp trên của Kỳ.

17.- Trong quyển “Buddha’s Child” tướng Kỳ mong được về quê hương VN mà giúp đỡ. Thật sự hiện nay Việtnam có chương trình TOKTEN (Transfer of Knowledge Through Expatriate Nationals) do Liên hiệp Quốc đề xướng và tại Hà Nội có văn phòng tại đường Bà Triệu, cách xa không bao nhiêu Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường do Bộ trưởng Chu tuấn Nhạ cai quản. Chương trình TOKTEN này hiện nay không cần lắm cho những kỹ sư thuộc về Công Nghệ Thông Tin vì hiện nay Công ty Microsoft và Côngty Oracle đang tranh dành ảnh hưởng tại đây và trình độ Công Nghệ Thông Tin của VN rất khá cao hơn Đài Loan nếu so về Internet/ Web Sites. Và Kỳ không thuộc diện Knowledge này. Kỳ có thể bớt đánh bài tại Las Vegas mà dành tiền giúp chương trình của nữ nghệ sĩ Kiều Chinh và cựu Đại Sứ Petersen là "Một ngôi trường cho trẻ em nghèo tại Vùng khô cằn sõi đá Miền Trung" hiện nay chương trình này đang xây xong ngôi trường thứ 61 cho em nghèo tại Miền Trung. Người sáng lập chương trình này là một anh lính chiến thương phế binh Hoa Kỳ, anh bị mất đôi chân tại chiến trận Miền Trung. Anh không giận nước Việt Nam, và anh mong mõi xây được một ngôi trường nhỏ cho em nghèo VN. Anh qua đời và chương trình này được Kiều Chinh tiếp nối. Hiện nay cơ quan này đặt tại Florida/USA. Nhưng người Thứ Năm quả quyết Nguyễn cao Kỳ không thuộc diện này kể cả chương trình TOKTEN và Chương Trình Một Ngôi Trường cho Trẻ Em Nghèo tại VN.

18.- Chúng tôi cũng hy vọng ngày tàn của CSVN nếu Kỳ được mời về nước giúp ý kiến. Một lời nói có thể: “Hưng Vong và Táng Quốc". Kỳ có thể về giúp Hà Nội và nói vài lời Táng Quốc thì chế độ CSVN tại Hà Nội sẽ táng theo lời nói của Kỳ và chúng ta "Tết này sẽ gặp nhau tại VN" như người Israel nói "Năm này ta sẽ gặp nhau tại Jerusalem". Chúng tôi còn nhớ lời Kỳ nói tại Hố Nai/ Saigon "Tôi không qua Mỹ vì không quen uống sữa, uống sữa sẽ đau bụng. Tôi thích ăn mắm tôm thôi.”

19.- Quyển "Buddha’s Child" nên mượn tại Thư Viện Hoa Kỳ còn nếu mua để làm của riêng và nghiên cứu thì nên mua Bộ Tam Quốc Chí có đoạn “Lữ Bố hí Điêu Thuyền" thì hay hơn.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002