Đại Chúng số 104 - Ngày 16 tháng 8 năm 2002

Duramax

TIN NGHIÊN CỨU VỀ QUÂN SỰ:

Người Thứ Năm ghi lại

Người Thứ Năm nhận định, sau khi Trung Quốc tăng cường khả năng Hải quân của mình không ngoài mục đích muốn thống trị toàn cõi Thái bình Dương, uy hiếp các nước lân cận và Việt Nam sẽ lãnh đũ hậu quả 100% chuyện này. Còn Hoa Kỳ thì sẽ khoanh tay đứng nhìn. Hiện nay Hoa Kỳ đang sa lầy về Trung Đông, Thế Giới bắt đầu không xem trọng Hoa Kỳ như nhiều năm vừa qua. Với sự xụp đổ của quan Thầy Nga Sô, thì hiện nay Thế giới chỉ còn chia cho 2 cường quốc là Hoa Kỳ và Trung Cộng. Mà Trung Cộng thì ngàn năm vẫn mang ý nguyện Á Châu nằm trong tay người Châu Á mà chủ nhân ông không khác chi là Trung Cộng. Trung Cộng nguy hiểm gấp vạn lần Nga Sô. Chủ thuyết Trung Cộng xúi giết sạch người bản xứ để dư đất thiếu người cho hơn 1 tỉ dân Trung Cộng sang giúp đỡ mà ta được biết Polpot giết gần sạch dân Cao- Miên của mình. Và vụ đấu tố địa chủ ngoài Bắc năm 1954 cũng do Trung Cộng chủ trương.

Ý nghĩa của thỏa thuận tàu ngầm Nga - Trung nhìn từ 3 phía:

Tờ Jane’s Defence Weekly hôm nay đưa tin: Theo bản thoả thuận trị giá 1,6 tỷ USD, hãng Rosoboronexport chuyên xuất khẩu vũ khí của Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 8 tàu ngầm chạy điện và động cơ diesel lớp Kilo trong vòng 5 năm tới.

Trung Quốc mua 8 tàu ngầm của Nga:

Với thỏa thuận "tậu" 8 chiếc tàu ngầm lớp Kilo có trang bị tên lửa, tổng trị giá 1,5 tỷ USD, đất nước đông dân nhất thế giới đã xếp mình vào hàng ngũ các quốc gia có lực lượng hải quân mạnh nhất. Việc chuyển giao hàng giữa hai bên sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm tới.

“Việc Đại lục tăng cường hạm đội tàu ngầm sẽ giúp họ có thêm nhiều sức mạnh ở eo biển Đài Loan", Andrew Yang, một cố vấn quân sự Đài Bắc có quan hệ thân cận với Bộ Quốc phòng Đài Loan, đánh giá.

Chính phủ Trung Quốc và Nga chưa đưa ra lời bình luận.

Ngay sau khi nhận được tin này, Đài Loan đã vận động Washington giúp mua tàu ngầm để củng cố lực lượng hải quân, đủ sức đương đầu với bất kỳ một sự đe dọa nào. Hồi tuần trước, Đài Loan gần như không đề cập đến vấn đề này, cho rằng kế hoạch mua số vũ khí trị giá 6 tỷ USD, theo đuổi từ năm 1982, đang tiến triển xuôi chèo mát mái.

Thời gian qua, Đài Bắc và Bắc Kinh liên tục chi hàng tỷ USD để nắm trong tay những thứ vũ khí mới nhất. Đài Loan vẫn có một đội “đại bàng" hùng hậu gồm hàng trăm máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất. Trung Quốc cũng không muốn tỏ ra kém cạnh khi mua về các phi cơ chiến đấu và tàu khu trục hiện đại nhất.

Việc Trung Quốc mua thêm 8 tàu ngầm loại Kilo (dự án 636) của Nga với chi phí 1,5 tỷ USD được rất nhiều người quan tâm, vì những lý do cả kinh tế, chính trị lẫn quân sự.

Tàu ngầm hạng Kilo vốn được thiết kế để chống ngầm và chống tàu, giúp bảo vệ các căn cứ hải quân, những tuyến đường biển, đồng thời phục vụ cả công tác do thám và tuần tra nói chung. Loại 636 được coi là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất thế giới. Khả năng của nó: Phát hiện bất kỳ tàu ngầm nào của kẻ thù ở tầm xa gấp 3-4 lần so với khoảng cách nó có thể bị phát hiện.

Dự án 636 được cải tiến từ dự án 877EKM hạng Kilo - một sự phối hợp giữa kiểu thiết kế Kilo chuẩn mực và dự án Lada (677) mới. Tác giả là Văn phòng Trung tâm Thiết kế Hàng hải Rubin ở St Petersburg.

Công ty quốc doanh Rosvoorouzhenie quảng cáo Dự án 636 rất tích cực trên thị trường quốc tế. Mùa xuân năm 1997, tàu ngầm 636 đầu tiên được hạ thủy, và Trung Quốc là khách hàng. Từ bấy tới nay, Bắc Kinh đã mua 4 tàu ngầm hạng Kilo của Nga, trong đó có 2 chiếc loại 636.

Việc mua thêm tàu ngầm mới không chỉ là một thỏa thuận thương mại quan trọng. Nó còn cho thấy Trung Quốc sẽ có những đầu tư lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng ven biển, cũng như công tác đào tạo chuyên gia và thủy thủ.

Lầu Năm Góc đang theo sát ảnh hưởng của việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc đối với Đài Loan. Những tàu ngầm này sẽ giúp Trung Quốc gây sức ép với Đài Loan, cũng như thách thức vị trí thứ nhất của hải quân Mỹ ở khu vực.

Theo như thỏa thuận đạt được hồi tháng 5, Nga đồng ý trang bị cho các tàu ngầm hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu Club-S tầm xa và vận chuyển mau lẹ trong vòng 5 năm. Ngoài ra, Nga còn bán cho Trung Quốc thêm 2 tàu khu trục hạm Sovremenny, cộng vào 2 chiếc Trung Quốc đã nhận được từ trước, các tên lửa phòng không S300 PMU2 cùng 40 máy bay chiến đấu - ném bom Su-30MKK.

Có 4 hãng đóng tàu Nga đấu thầu để giành quyền sản xuất về tay mình. Để thực hiện hợp đồng đúng hạn, có lẽ Moscow phải cho hơn 1 hãng tham gia lắp đặt. Theo tạp chí Jane's Defence Weekly, 5 trong số các tàu ngầm được đặt hàng sẽ được sản xuất tại xí nghiệp đóng tàu Admiralteyskie Verfi, mới đây vừa hoàn thành công việc sửa chữa 2 tàu ngầm dự án 877 EKM cho hải quân Ấn Độ. 2 chiếc được làm tại xí nghiệp đóng tàu Amur ở Komsomols, 1 chiếc cuối cùng sẽ được hoàn tất ở xí nghiệp đóng tàu Krasnoye Sormovo (Nizhny Novgorod). Trên thực tế, Krasnoye Sormovo đã làm xong 2/3 thân tàu, và đây có thể là nơi đầu tiên sẵn sàng cho việc lắp đặt thiết bị và vũ khí trên khoang.

Xét ở một góc độ khác, việc Trung Quốc chi ra những khoản tiền lớn để mua vũ khí nước ngoài cho thấy nhược điểm của họ trong nỗ lực phát triển nền công nghiệp quốc phòng nước nhà. Thỏa thuận mua tàu ngầm khiến người ta phải đặt nghi vấn về chương trình tàu ngầm hạng Song loại SSK 039 nội địa. Các nhà phân tích trước đó tin rằng Trung Quốc sẽ mua 1 hoặc 2 tàu ngầm hạng Kilo để bổ sung vào 4 chiếc hiện có. Sau đó, họ tăng con số dự đoán của mình lên 6, vì thấy Trung Quốc không đạt được tiến bộ nào rõ rệt với dự án Song. Việc Bắc Kinh đặt hàng tới 8 chiếc cho thấy đúng là Song đang gặp rắc rối.

Như vậy, Trung Quốc đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Theo ước tính của Moscow, Bắc Kinh đã bỏ ra 1 tỷ USD/năm để mua riêng vũ khí Nga.

Đối với Chính phủ Nga thì ngoài chuyện lợi nhuận ra, đây là một điều tốt đẹp. Họ có thể thở phào rằng thời kỳ xuất khẩu tàu ngầm Nga đi xuống đã chấm dứt. Nhờ bán được tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel - điện mà nền công nghiệp đóng tàu của nước này đã qua được những năm túng kém nhất. Giờ đây, họ đang tràn trề hy vọng, nhất là khi 2 chiếc tàu ngầm thế hệ 4 đang được lắp ráp tại các xưởng đóng tàu ở St Petersburg.

Một điều mà giới báo chí thường không để ý là nếu Trung Quốc muốn, họ có thể nâng cấp các tàu ngầm hạng Kilo, sử dụng các thiết bị hiện được cải tiến cho Amur 1650 - loại tàu ngầm truyền thống thế hệ 4 thời hậu chiến của Nga.

Kể cả nếu siêu cường châu Á không làm điều này, họ vẫn có khả năng tận dụng hệ thống vũ khí và thiết bị thuộc dự án 636M, bao gồm tên lửa, hệ thống định vị qua quán tính (INS), kính viễn vọng nhìn được vào ban đêm, thiết bị dò phạm vi sóng radar và kênh truyền hình, ăng ten liên lạc tần số thấp và sóng ngắn, một hệ thống định vị bằng âm thanh mạnh hơn hiện nay, bình ắc quy có tuổi đời tăng gấp 2,5 lần, v.v... Được trang bị như vậy, tàu ngầm Kilo thế hệ 3 sẽ có sức cạnh tranh cho tới năm 2010. Đến chừng đó, người ta vẫn có thể xoay sang hiện đại hóa nó.

Khả năng độc nhất vô nhị song song với vũ khí hiện đại là 2 yếu tố thu hút các khách hàng nước ngoài mua tàu ngầm Nga. Chẳng thế mà tàu hạng Kilo luôn giành chiến thắng trong cuộc đua với tàu ngầm Đức, Pháp và Hà Lan.

Dĩ nhiên là Đài Loan và Mỹ rất lo lắng khi chứng kiến thỏa thuận tàu ngầm Nga - Trung. Hồi năm 1996, ít ngày sau khi Trung Quốc bắn tên lửa qua eo biển Đài Loan, 2 đội tàu của Mỹ đã vội vàng tới đây để ra mặt giùm cho Đài Bắc. Giờ đây, khi Bắc Kinh nắm một số lượng lớn tàu ngầm hiện đại như vậy trong tay, tương quan lực lượng các bên hẳn sẽ thay đổi.

Tổng thống Mỹ Bush năm ngoái đã chấp thuận bán 8 taù ngầm chạy bằng Diesel cho Đài Loan (chính điều này đã thúc đẩy Bắc Kinh khẩn trương mua thêm tàu ngầm). Nhưng Mỹ cũng vấp phải nhiều khó khăng. Họ đã ngừng sản xuất tàu ngầm động cơ diesel - điện từ 40 năm trước. Washington cũng gặp trỡ ngại khi nhờ các nước khác, nhất là Đức, sản xuất giùm các loại tàu này. Hiện giờ, Đài Loan chỉ có trong tay 4 tàu ngầm: 2 chiếc Sword Dragon của Hà Lan và 2 chiếc khác cũ mèm của Mỹ.

Hồ sơ về các loại tàu ngầm của Trung Quốc:

Sau 3 thập kỷ gắn bó với loại tàu ngầm lớp Romeo và Ming đã lỗi thời, hải quân Trung Quốc đang dần hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của mình, bằng cách đưa vào SSK lớp Kilo của Nga và SSG lớp Song nội địa. Ngoài ra, nước này còn tìm cách phát triển các thế hệ tiếp theo của tàu ngầm lớp Han SSN và Xia SSBN.

Đây là loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này. Hiện Trung Quốc có 5 chiếc.

Han 404 SSN (Loại 091/09 I, trọng lượng nước rẽ khi lặn là 5.500 tấn) được đưa vào sử dụng đầu những năm 90. Hai chiếc đầu tiên (401 và 402) gặp trục trặc trong khâu tỏa nhiệt. Vấn đề này về sau đã được giải quyết. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 90, chúng hoạt động không được hiệu quả. Từ chiếc 403 trở đi, thân tàu được mở rộng thêm 8 m ở phần thăng bằng phía đuôi. Ngoài ra, nó còn mang thêm một loại ngư lôi điều khiển bằng dây dẫn mới. Nó có khả năng phóng các tên lửa chống tàu YJ-8 SSM từ ống phóng ngư lôi 533 mm.

Hồi tháng 10/1994, ngoài bờ biển Bắc Hàn, máy bay Hoa Kỳ USN S-3B ASW thuộc nhóm Hàng không mẩu Hạm Kitty Hawk đã lần theo một chiếc tàu ngầm lớp Han. Trung Quốc phải phái 2 máy bay chiến đấu chặn chiếc phi cơ này.

Han - loại 091:

Gần đây, các tàu lớp Han đã được sơn đen (màu phổ biến ở hải quân các nước) thay cho màu xanh lam trước kia. Loại tàu lớp Han được nâng cấp tiếp theo là 093/09 III (trọng lượng của khối nước bị chiếm chỗ khi lặn là 8.000 tấn, tương tự như tàu ngầm lớp Victor III của Nga cuối những năm 70). Người ta cho rằng chiếc đầu tiên đã được hạ thủy cuối năm 2000. Dự kiến Trung Quốc sẽ có 6-8 chiếc 093 SSN như vậy.

Xia - loại 092:

Đây là loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này. Hiện Trung Quốc có 5 chiếc. Một thiết bị định vị bằng âm thanh lắp ở phần trước thân (giống như tàu Song SSG), một gian được thiết kế lại đ? chứa những ống phóng tên lửa dài hơn, hệ thống kiểm soát đã qua nâng cấp để phóng các tên lửa SLBM loại mới. Nếu như ban đầu, tàu này được trang bị 12 tên lửa đạn đạo JL-1 (CSS-N-3) (tầm bắn 1.700 km, sử dụng hệ thống chỉ dẫn nhờ quán tính và mang một đầu đạn hạn nhân nặng 1,25 tấn) thì giờ đây nó mang 12 tên lửa JL-2 SLBM (CSS-NX-4, tầm bắn 8.000 km). Từ nhiều năm nay, hải quân Trung Quốc chỉ có một chiếc Xia 406. Mặc dù có tin đồn là họ đã lắp thêm chiếc thứ hai, nhưng thông tin này chưa được xác nhận. Điều này cho thấy thiết kế tàu ngầm có vấn đề, nên người ta không đưa nó vào sản xuất hàng loạt.

Bù vào khiếm khuyết đó, Xia là một nơi thử tên lửa lý tưởng, nhất là từ sau vụ phóng thành công tên lửa JL-1 năm 1988. Mẫu thiết kế mới là loại 094/09 IV (trọng lượng nước bị chiếm chỗ khi lặn: 12.000 tấn). Chiếc đầu tiên thuộc loại này đã được hạ thủy năm 2002. Dự kiến sẽ có tổng cộng 3-4 tàu 094 được sản xuất, mỗi chiếc trang bị 16 tên lửa JL-2 SLBM.

Kilo:

Tàu ngầm động cơ diesel, Trung Quốc hiện có 4 chiếc và chuẩn bị mua thêm 8 chiếc.

Mặc dù đội tàu lớp Kilo của Trung Quốc hãy còn thua xa Nga, đây là một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển tàu ngầm truyền thống của hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm này có thể mang tới 18 ngư lôi TEST-71, TEST-96 hay 53-65 điều khiển bằng dây dẫn, khi bắn sẽ sử dụng 6 ống phóng. Chiếc thứ 3 và thứ 4 (366 và 367) thuộc dự án 636 là một trong những loại tàu ngầm truyền thống chạy êm nhất thế giới.

Tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên được chuyển về Trung Quốc hồi tháng 11/1997, còn chiếc thứ hai cuối năm 1998. Hiện cả 4 tàu ngầm lớp Kilo đều ở căn cứ Xiangshan thuộc Hạm đội Hoa Đông.

Hai tàu ngầm đầu tiên - loại 877EKM (364, 365) - có gặp một số trục trặc về máy móc (ắc quy và máy phát điện bị hỏng hóc) do thủy thủ thiếu kinh nghiệm, nên không được sử dụng trong mấy tháng. Theo thông tin mới nhất thì Trung Quốc đã đặt mua của Nga thêm 8 chiếc 636, được trang bị tên lửa Club có tầm bắn 300 km. Đây được coi là biện pháp nhằm đối phó với việc Đài Loan đặt mua 8 tàu ngầm động cơ diesel của Mỹ.

Song 039:

Tàu ngầm mới nội địa lớp SSG (loại 039, trọng lượng nước rẽ khi lặn 2.250 tấn) hạ thủy hồi tháng 5/1994, nhưng đến năm 1998 mới được trang bị vũ khí.

Mặc dù vẫn giữ lại tháp chỉ huy có bậc thang giống như tàu ngầm loại cũ (lớp Ming/Romeo), đây là bước tiến lớn so với tàu ngầm lớp Ming. Nó hoạt động tốt hơn về mặt thủy động lực học, các thiết bị định vị bằng âm thanh (sonar) hình trụ lắp ở phần trước tàu, và nó sử dụng động cơ diesel MTU 12V 493 của Đức. Nhờ một chân vịt 7 cánh không đối xứng, tàu ngầm lớp Song chạy êm hơn nhiều so với đàn anh của nó. Người ta từng suy đoán là tàu ngầm này có thể được sử dụng để phóng tên lửa YJ-8/C-801 và ngư lôi điều khiển bằng dây dẫn (có lẽ là Yu-6/Mk-48) từ ống phóng ngư lôi 533 mm.

Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc đã bỏ ý định phát triển tàu ngầm loại 039, sau khi con tàu đầu tiên gặp một loạt rắc rối trầm trọng. Họ tìm đến một loại tàu cải tiến gọi là 039A. Chiếc đầu tiên (321) đã qua thử nghiệm trên biển và được đưa vào sử dụng hồi cuối năm 2001. Ở đây, người ta giữ lại bộ thăng bằng truyền thống của tàu, nhưng loại bỏ tháp chỉ huy có bậc thang. 039A có thể được trang bị hệ thống AIP (một hệ thống giúp tàu ngầm chìm sâu trong nước và không bị phát hiện trong một khoảng thời gian dài), từng qua thử nghiệm trên một con tàu lớp Ming SS.

Nhưng việc Bắc Kinh đặt hàng tới 8 chiếc lớp Kilo của Nga cho thấy hải quân Trung Quốc có thể đã bỏ kế hoạch phát triển tàu lớp Song và tìm đến một mẫu thiết kế hoàn toàn mới.

Ngừời Thứ Năm nhận định như sau: sở dĩ Trung Cộng aò ạt mua hàng của Nga Sô. mặc dầu Nga bán rất cao so với thị trường Vũ Khí tại Brussels là Trung Cộng sẽ đem về copy hàng loạt loại này mà không tốn tiền cho các phòng thí nghiệm vũ khí như Nga và Hoa Kỳ từng làm. Như ngày xưa khi Nga cung cấp loại vũ khí cá nhân AK-47 cho Trung Quốc chừng 100 ngàn cây súng, thì 4 năm sau Trung quốc cho ra lò loại AK-47 Made in China đến 1 triệu cây súng. Và những cây súng Made in China có mặt hầu hết trên chiến trường ngoại quốc để đánh với M-16 của Hoa Kỳ. Và Mig 15 cũng vậy Khi Nga sô xụp đổ thì kéo theo một nhóm khoa học gia Nga lên đến chừng 15 ngàn người. Hiện nay gần 6 ngàn Khoa học gia Nga đang làm việc âm thầm trong các phòng thí nghiệm của Trung Quốc từ Nguyên Tử đến Lasers và Vệ Tinh trên không gian. Hoa Kỳ tương lai không xa lắm sẽ chịu thua Trung Quốc về Quân sự này vì Hoa Kỳ đang tẩm bổ cho Trung Cộng qua sự viện trợ tài chánh và mần ăn kinh tế với Trung Cộng. Tiền bạc hiện nay sẵn có của Trung Cộng đang hơn Âu- Châu, nếu thiếu tiền thì mỏ dầu hỏa ngoài thềm lục địa Thái bình Dương thiếu gì. Việt Nam đang sử dụng các mỏ dầu ngoaì khơi này, nhưng liệu Việt Nam có đủ sức giữ nó mãi hay không? Hay là khi Trung Cộng đem hạm đội của mình phong tỏa mỏ dầu Việt Nam thì Việt Nam mới nhờ đến Hoa Kỳ?

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002