Đại Chúng số 105 ngày 1/9/2002

MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Ông Bùi Hữu Thụ tự Trần Thông (San Jose): Tôi thường nghe nhiều người biết về bói toán nói đến Phương vị Bát quái, Nhị thấp tứ sơn, Độn Ngũ hổ hay Ngũ thử ... nhưng không rõ nó như thế nào nhất là ngụ ý của tiền nhân đặt bày ra. Bà cụ có biết không? Xin vui lòng chỉ giáo.

* Tiếc thay tôi không nghiên cứu được nhiều về vấn đề bói toán nên không thể giải điợc rõ ràng để ông am tường. Tuy nhiên về đại khái hình Bát quái ta nhìn thấy có nhiều vạch, như vạch liền _ chỉ Dương.Vạch -- chỉ Âm. Bát quái gồm có: Càn tam liên, Khôn lục đoạn, Ly trung hư, Khảm trung mãn, Cấn phúc uyển, Chấn ngưỡng bồn, Đoài thượng khuyết, Tốn hạ đoạn...

Còn "Nhị thập tứ sơn, ví dụ như Tý, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp Mão, Ất, Thìn, Tốn, Tị, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu.Tân.Tuất, Càn, Hợi, Nhâm. Riêng 24 tọa sơn gồm 12 Địa Chi, 8 Thiên Can và 4 Quẻ...

Độn Ngũ Hổ là để tìm chữ Thiên Can của tháng Giêng. Ví dụ như năm Giáp Tý thì tháng Giêng là Bính Dần, tháng Hai là Đinh Mão v.v... Năm Giáp, Kỷ khởi từ Bính Dần, năm Ất, Canh thì khởi từ Mậu Dần... Ví dụ: Ngày Kỷ Sỉu thì giờ Tý tức là Giáp Tý... đến Ất Sửu, Bính Dần, Dịnh Mão v.v...

Những ví dụ trên đây phàm là người muốn học môn Âm Dương đều phải biết để thực dụng vào việc coi ngày, làm quẻ v.v...

Độn Ngũ Hổ là mục đích tìm chữ Thiên Can của tháng Giêng... Ví dụ, năm Giáp Tý thì tháng Giêng là Bính Dần, tháng Hai là Đinh Mão v.v..Nên thuộc nằm lòng Năm Giáp, Kỷ thì khởi đi từ Bính Dần, năm Ất canh thì từ Mậu Dần khởi đi...

Độn Ngũ Thử mục đích để tìm chữ Thiên Can của giờ Tý. Ví như: Ngày Giáp, Kỷ khởi từ Bính Dần, ngày Ất, Canh khởi Mậu Dần, năm Bính, Tân khởi Nhâm Dần v.v..

Còn Đông Ngũ Thử để tìm chữ Thiên Can của giờ Tý... Như ngày Giáp, Kỷ khởi Giáp Tý, ngày Ất Ất, Canh khởi đi Bính Tý... v.v..

Tiếc rằng tôi không được rành rẽ lắm, ông nên tìm đến các bậc danh sư để tìm hiểu. Trân trong kính chào ông.

Cụ Vũ Quang Vinh Orange County: Tôi thường nghe người ta gọi là Kinh Thi, để chỉ cho những vần ca dao... thời cổ đại. Tại sao lại gọi là Kinh Thi mà không gọi là Kinh hay chỉ một từ Thi không thôi lại phải dùng cả hai để chỉ cho pho kinh này? Kinh Thi là gì? 2. Bà cụ có nhớ bài "Sơn Hữu Xu" trong Kinh Thi không? Bản thân Kinh Thi là quyển sách duy nhất được đại thành của thi ca cổ đại... thực sự chỉ gọi là "THI"... Theo sự tra khảo của tôi thì đến đời Hán khi được sáp nhập Thi và Ngũ kinh nên mới thêm vào chữ KINH. Do đó mà truyền tụng mãi cho đến bây giờ.

Kinh Thi là tập họp tất cả những thi ca và dân ca đẹp nhất và hay nhất của Trung Hoa trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ mười hai trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ sáu trước CN. có nghĩa là từ Tây Chu đến Xuân Thu sơ kỳ... Kinh Thi được phân ra làm ba loại: Phong, Nhã, Tụng. Nói về hình thức cho ta thấy chúng chia ra làm ba thứ :Phú, Tỷ, Hứng. Gọp chung lại thì gọi là "lục nghĩa".

2. Bài "Sơn Hữu Xu tam chương (Đường Phong) như sau:

Sơn hữu xu,

Thấp hữu du.

Tử hữu y thường,

Phất duệ phất lâu.

Tử hữu xa mã,

Phất trì phất khu,

Uyển kỳ tử hỹ,

Tha nhân thị du.

Bài này được có người dịch như sau:

Núi cao mọc sẵn cây xu,

Dưới đồng lại có cây du mọc dày.

Áo quần người có đủ đầy,

Cất đi không mặc, chẳng hoài của sao?

Xe xe, ngựa ngựa xôn xao,

Cất xe nhốt ngựa, hôm nào mới đi?

Nhỡ ra ngài chết một khi,

Ngựa xe, quần áo, người thì chiếm luôn.

Teresa Võ Hồng Ngọc Chesapeake VA. (Qua ông Nguyễn Thanh Cao): Bà cụ có nhớ bài ca dao nào nói về nỗi tương tư không? Và một bài nữa mà cháu rất thích đó là bài "Cha mẹ tham giàu gả con cho thằng bé tí ti". Nếu có bà cụ nhắc cho. Kính cẩn cám ơn bà cụ.

* Những bài ca dao nói về tương tư rất nhiều, xin trích một bài hàm ý ấy như sau:

Đêm qua trời sáng trăng rằm

Anh đi qua cửa em nằm không yên.

Mê anh chẳng phải mê tiền

Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.

Thấy anh, em những mơ màng,

Tưởng rằng đây, đấy phượng hoàng kết đôi.

Thấy anh, chưa kịp ngỏ lời

Ai ngờ anh đã vội rời gót loan.

Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,

Chiêm bao như thấy anh chàng nồi bên.

Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,

Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.

Ngở rằng duyên nợ đó đây,

Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.

Cho thiếp tỏ thiệt mới nao.

Bài thứ hai mà cháu thích đó như sau:

Mẹ em tham giàu khiến em lấy thằng bé tỉ tì ti

Làng trên chạ dưới thiếu gì trai tơ!

Em trót đem thân cho thằng bé nó giày vò,

Đên đông tháng giá, nó nằm co trong lòng.

Em cũng mang thân là gái có chồng,

Chín đêm chựa tiết, nằm khong cả mười !

Em nói ra đây sợ chúng chị em cười,

Má hồng bỏ quá, thiệt đời xuân xanh !

Em cũng liều thằng bé trẻ ranh

Sơp mó qua quýt, năm canh cho nó đỡ buồn!

Em buồn, em lại nhấc thằng bé đó lên,

Nó còn bé dại đã nên cơm cháo gì !

Nó ngủ nó gáy tì tì,

Một giấc đến sáng còn gì là xuân!

Chị em ơi! Hoa nở mấy lần?

Còn có một bài khác nữa như sau:

Em đã bảo mẹ rằng đừng,

Mẹ hấm, mẹ hứ mẹ bưng ngay vào.

Bây giờ chồng thấp vợ cao,

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002