Đại Chúng số 105 ngày 1/9/2002

Thơ Đỗ Bình:
ĐI VÀO "CÕI THƠ ĐỖ BÌNH"

Nguyễn Thùy

Nhiều nhà văn, nhà thơ đã viết về "Thơ Đỗ Bình": Thụy Khuê, Tô Vũ, Nguyễn Bá Hậu, Minh Châu, Lê Mộng Nguyên, Phù Vân, Diên Nghị, Hồ Trường An,.. Mọi khía cạnh tâm hồn cùng mọi cái "hay", "đẹp” nơi “Thơ Đỗ Bình” đã được nêu ra rõ ràng. Nơi đây, tôi không "dàn trải” thơ Đỗ Bình về nhiều mặt mà chỉ xin đề cập đến một điểm duy nhất, theo tôi, đấy là "Hình tượng mùa Xuân" cùng "sắc màu Triết lý" nơi tập thơ (thi tập Bóng Quê) .

-Dù cho Xuân có về đi nữa

Thì cũng như là nụ hương thừa

Dù hoa có rộ vàng lối ngõ

Thì vẫn đâu là hoa năm xưa!...

(Chưa thấy mùa Xuân)

Bốn câu, lời thơ trong lời nhạc . Toàn thể bài thơ là bản nhạc mênh mang hoài niệm "Xuân qua" trước thực cảnh "Xuân đang về". Buông mình theo lời thơ, ru mình theo lời nhạc, ta thấy như lơ lửng, triền miên trong một luyến thương, tưởng nhớ không nguôi, trong một niềm đau thoang thoảng, rứt ray, giăng mắc không rời. Mùa Xuân nào đã qua mà hàng hàng mùa Xuân kế tiếp không thể làm phai mờ hương sắc cũ? Xuân nầy, Xuân nữa và Xuân Xuân nữa vẫn chỉ là "nụ hương thừa", vẫn chỉ là hư ảnh gợi lên ngậm ngùi, tê tái chứ không giúp "sống" lại được nét màu tươi sáng buổi Xuân xưa. "Xuân xưa", Xuân nào? Một biến cố trọng đại, một tan vỡ đau thương, một chia lìa thảm não, một may rủi quá lớn lao, một hạnh ngộ kỳ lạ trong vô thường, một hạnh phúc vô biên, một cuộc tình, một người tình trác tuyệtá; tất cả -phải thế chăng?- để như muôn đời không thể một lần, một lần thấy lại? Ta có thể nghĩ đến Mùa Xuân 1975:

-Tháng tư rét mướt đời phiêu bạt

Xuân đến hồn ta lộng gió mưa!

(Chưa thấy mùa Xuân) (Hững hờ)

Không hẳn thế. Nếu chỉ là hình ảnh "Xuân 1975" thì hẳn nhiên lời thơ sẽ đắng cay, trầm thống chứ đâu có thể mỗi mùa Xuân sau lại là "nụ hương thừa", và hoa Xuân bây giờ "đâu là hoa năm xưaõ. Nếu là mùa Xuân tang tóc đó của cả Đất nước Quê hương thì lời thơ khó thể có "tính nhạc" lửng lơ, dìu dặt, trầm buồn, bảng lảng, chơi vơi và không mang chở nhiều sắc màu triết lý ẩn hiện bàng bạc qua lời thơ. Vậy "mùa Xuân" nào?

Mùa Xuân xưa cũ đó, nơi đây, chính là "mùa Xuân trong tâm thức" mà Đỗ Bình hầu như đã cảm nghiệm mơ hồ, nơi mình, lâu rồi ngay trong thời đang binh lửa. Mùa Xuân 75 làm dậy dàng nhức nhối, buồn đau nơi tất cả mọi người yêu nước , qua thơ Đỗ Bình, chỉ là hình ảnh hiện thực trở thành "lý do và động lực” để “người dân, người lính, người chiến sĩ và người nghệ sĩ" nơi anh càng nung nấu thêm trong nghẹn ngào hướng vọng về "mùa Xuân trong tâm thức" nơi đáy thẳm tâm tư. Mượn sắc màu Xuân thiên nhiên đẹp vui hay buồn bã để diễn tả hình ảnh "mùa Xuân trong tâm thức", nghệ thuật bài thơ nằm ở đấy. "Mùa Xuân trong tâm thức" nầy luôn luôn theo dõi Đỗ Bình như một ám ảnh luôn luôn gọi mời đồng thời cũng luôn thôi thúc gọi mời nghệ sĩ, phần nào có thể xem tương tự như hình ảnh Thượng Đế nơi một tín đồ tôn giáo thuần thành: "Thượng Đế luôn được mời gọi, luôn luôn gọi mời như tiếng đập âm thầm của nhịp máu chúng ta” (1). “Mùa Xuân trong tâm thức" nầy mà nguồn thơ có khởi đi từ "Mùa Xuân tang tóc 1975" nơi hầu hết thơ ca người Việt hải ngoại vọng tưởng về Đất nước, Quê hương thì nơi Thơ Đỗ Bình hầu như không đơn thuần là một "thực thể vật lý", một "sự kiện lịch sử" mà mang chở những gì xa xôi hơn, cao rộng hơn, hoằng viễn hơn, viễn mơ hơn:

...vẫn tưởng quê hương

là con sông,

nắm đất, bờ ao, núi thẳm

có đâu ngờ

nguồn gốc cũng xa xăm!...

(mộng và thực)

Suốt quãng đời lính chiến phong sương, gian khổá; suốt tháng năm dài mõi mòn trong ngục tù cải tạo; suốt thời gian lạnh gót tha hương nơi xứ người, không lúc nào Đỗ Bình xa rời nỗi "hình tượng mùa Xuân" nầy. Và dù là thơ nói về đất nước, về mẹ, về người yêu, về vợ, về bạn, về trăng gió, núi mây,... "hình tượng mùa Xuân" đó vẫn lãng đãng tiềm phục để bất ngờ xuất hiện nơi đôi dòng, đôi câu nào đó. Và "Em", người "Em" quái ác(!) luôn quanh quẩn bên nhà thơ, nhập vào nhà thơ như một "yêu nữ", như một "tiên nương" dù tác giả đề cập đến vợ hay một người tình có thực:

ta muốn thoát buồn xưa nhưng mù nẻo,

quên thời gian, quên giấc mộng xanh xao!

về bên em say nắng ngủ lưng đèo

nghe chim hót chiều thơm hương dã thảo;

ta gục ngã trong vùng mê huyền ảo

buông vòng tay hồn rớt xuống vực sâu!

lối xưa mất dấu vào, nghìn năm sau,

ta hóa đá đợi thuyền em ghế bến.

(bến đậu)

"Em" là ai? "Em" có là "kỳ nữ" của Đinh Hùng hay "em liêu trai" của thần thoại lúc nào cũng cách xa ta một tầm tay với? "Em" trong thi tập "Bóng Quê" chính là cái "Mùa Xuân Tính thể" của Quê Hương và của lòng người. Người "Em" đó, đã không "bắt" dược mà còn chới với ngã vào vực sâu cho "hồn xưa hóa đá" (cùng một lối về) thâu đêm đợi chờ, triền miên trong thời gian hầu như giờ đây không có thật:

đó, đây, xuân cũng vầng mây lụa

vẫn nụ mai vàng thoảng nét xưa

ngày tháng hình như không có thật?

nên ta hờ hững phút giao thừa!

(hững hờ)

"Em", người tình thiên thu, càng nhớ càng đau, đau mà vẫn nhớ. "Em", một hoài

vọng" thôi mà sao lúc nào cũng "hiện thực", cũng lung linh trước mặt, trong lòng để nhà thơ quặn đau rêm nhức không nguôiá.

Vâng, hình ảnh người "Em" đó lãng đãng nơi tâm thức Đỗ Bình giữa đau buồn bức bách của lịch sử đã khiến “nguồn gốc cũng xa xăm” để nhà thơ luôn hoài vọng trở về như "lá vàng về với lá cây xanh", để "lòng ta trở lại với lòng mình" (Nguyên Sa). Thi tập "Bóng Quê" mang chở cái tâm thức "trở về" đó của Đỗ Bình:

-ngỡ ngàng sỏi đá gượng cười

đau như hạt vỡ, nhớ người thiên thu!

(kỷ niệm)

-em hiện về đây như ước mơ

ôi loài yêu nữ của mong chờ

sao em im lặng nhìn ta thế

chẳng lẽ tìm nhau lại hững hờ!

...........

em dẫu cùng ta rẽ lối về

sao hồn ta vẫn mãi đam mê

cho dòng nhung nhớ thành khô héo

để khối tình vương buổi hẹn thề!

(yêu nữ)

Tự tạo cho mình một hình tượng, một mối tình, gắn chặt mình vào đó, như một lời thề nguyền để chẳng bao giờ quên, để luôn luôn khắc khoải vì lời thề không trọn vẹn và dùng đấy làm mực thước đo ra hạnh phúc đời mình, hạnh phúc chung của cả thế gian (phần nào có thể nhắc đến lời thề "Trung thành với Tổ Quốc" của những sĩ quan lúc ra trường, không hề phai nơi tâm tưởng). Ai đã gần Đỗ Bình, đã từng nghe anh trò chuyện, đã nghe anh tranh luận những vấn đề liên quan đến Văn hóa, Chính trị và Con Người, hẳn nhận ra "nét buồn u ẩn", sầu kín, xa xôi nơi ánh mắt, nơi làn môi, nơi thái độ dù có hăng say nhưng vẫn thoáng chút nặng nề, mệt mõi, buông lơi. Tôi quen Đỗ Bình khá trễ tràng và cũng chưa nhiều lần tiếp xúc nhưng qua cách nói, giọng nói của anh về những điều trên, tôi nhận ra đôi nét "khác thường" nơi con người nầy. Tia lửa vẫn loang loáng hiện lên nơi màu mắt đục; hào khí vẫn sáng trên gương mặt phong trần; khí tiết can cường vẫn trải ra nơi giọng nói có khàn đi vì bao gian khổ và một nỗi buồn quanh quẩn gần xa, khép mở đêm ngày. Nơi anh, "người lính, người dân, người chiến sĩ và người nghệ sĩ lãng mạn" lúc nào cũng như "gắn bó", quấn quýt trong nhau dù trước đây trong chiến trận hay bây giờ lưu lạc nơi quê người. Bốn tính chất nầy đã tạo nên "chất thơ" diễn đạt cái "hình tượng mùa Xuân Tổ Quốc, Quê Hương với nụ hương tình, với màu hoa năm xưa" lãng đãng bao quanh để anh thẫn thờ trước bao cái "chết":

Cái chết của đồng đội, chiến binh:

"chiến hào cỏ biếc vây quanh,

tội cây cầu gảy cũng thành hồn oan"

(chứng tích)

Cái "ngậm ngùi, tưởng tiếc" quãng thời gian chiến đấu cho Tự do trước đây do “oái oăm lịch sử” đã phải buông tay, mượn qua hình ảnh "nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ" nói về "cây súng, bạn đường"

em bay

vào lẫn trong tinh đẩu

hay rũ hồn đau

dưới huyệt sâu!?

(M 16)

Cái héo úa của một người tình trong tâm tưởng:

em xõa tóc nghiêng vai gầy mời gọi,

ta đắm hồn vào mộng tường xa khơi

làm cánh chim xiêu bạt khắp phương trời

em héo úa mang tình yêu vòi vọi!

(sau mùa chinh chiến)

Cái “cô đơn lạnh giá” của người chiến sĩ trong u buồn lưu lạc, nghĩ lại đoạn đường tranh đấu ngày qua:

đời vong quốc những người xưa muôn ngã!

hận ly hương ngày trước đã tàn phai

xin cúi mặt cho tự do nghiệt ngã

mớ hành trang vất nốt tấm thẻ bài!

(mớ hành trang)

Cái "bẽ bàng" của những kẻ miệng "đấu tranh" nhưng lại sợ không giành được “chỗ đứng“:

nắng mưa bất chợt, lòng thay đổi?

giữa tiệc đan nhau nhảy nhót mừng

sáng ra, lấm lét nhìn nhau sợ

người giành lấy mất cái danh xưng!

(bệnh thời đại)

Cái “vị kỷ” của bao kẻ bỏ nước ra đi vì Tự do, đánh đổi cả sinh mạng lẫn gia đình, nay lại quay về chỉ để hưởng thụ (bài "về làng).

Cái "chết" vì mòn mõi của người tù phóng hồn qua lổ khóa, để được sống chút “tự do” của mảnh trăng non tình tự nhắc nhở lòng em sắt son dù cả hai -em và anh- đang héo rủ, hao mòn, ôiáem: người vợ, người tình, người khắc khoải tự do.

anh phóng hồn qua lổ khóa con

để còn trông thấy bóng trăng non

thèm nghe gió thở cùng tâm sự!

và biết em buồn nhưng sắt son!

...........

anh vẫn ngồi đây tim héo hon

đợi ngày tháng úa giết hao mòn

chờ con mắt lạc sâu đêm tối

là lúc côn trùng réo nỉ non...

(người tù và bóng tối)

Như thế, liệu thơ Đỗ Bình có đượm chất “tiêu cực", bi quan? Có thể phần nào nhưng không hẳn. Cái "hình tượng mùa Xuân trong tâm thức" nơi anh đã "nuôi" anh trong một "nỗi buồn dài" nhưng luôn luôn lại là "động lực” để đưa anh đến một “niềm tin” qua bao muộn phiền, dù có phải “đường dài ôm mãi cô miên" thì vẫn không thể nào quên "vừng trăng dĩ vãng", vẫn hướng về tìm lại mùi hương thuở nào qua từng cơn tháng ngày xế bóng. "Gian khổ, nguy nan": can trường chịu đựng; “tù đày, ngược đãiõ: kiên cường giữ khí "hạo nhiên" nhưng "cái đau” của Đỗ Bình (và của nhiều người cùng tâm trạng) qua thơ anh là dù không còn trong cảnh tù ngục của đối phương, dù đang sống nơi một xứ sở tự do,vẫn luôn cảm thấy mình là "kẻ tù nhân của lương tâm mình" đối vơi đất nước, quê huơng:

hình như chỉ có ta điên

ôm trăng dĩ vãng cô miên dọc đường

ta về chải tóc mây vương

thấy trong sợi bạc mùi hương thuở nào.

(mái nhà)

“Trăng”, hình ảnh ta bắt gặp nhiều lần nơi thơ Đỗ Bình, là "biểu tượng của tự do" (Thụy Khuê, đài R.F.I. ngày 25/05/94):

anh phóng hồn qua lổ khóa con

đẻ còn trông thấy bóng trăng non

(người tù và bóng tối)

ai nỡ xô trăng xuống vũng lầy

bẽ bàng trăng thẹn với cỏ cây

thích trăng ta đợi bên bờ suối

tát nước tìm trăng khuất bóng mây!

(xót trăng)

thà như sợi tóc về mây trắng

ta vẫn thèm say tát ánh trăng

sợ thế nước nghiêng thành sóng vỡ

quê hương trôi mãi tận cung hằng!

(sóng vỡ)

......

Em về dệt mộng chiêm bao

hồn xưa hóa đá thuở nào đợi trăng.

(cũng một lối về)

Bà Thụy Khuê viết thêm: "Trăng hôm nay đi vắng và tự do còn là ảo mộng. Đối với Đỗ Bình, tự do đã là trăng, nàng thơ bất diệt, không ồn ào và không có bàn tay nào đọa đày nỗi. Người tát nước tìm trăng ấy chắc rồi sẽ tát cạn bể đông để tìm thấy vừng trăng lưu lạc một mình...của mình..." (R.F.I. dẫn trên). Đúng, nhưng không riêng "của mình", không riêng của Đỗ Bình mà chung cho tất cả. Trăng của Tự Do, Trăng của Tình Tự, Trăng của Lý tưởng, Trăng của Thơ, của Mơ, của Mộng, Trăng “kẻ bằng gia” (ami de la maison) của con người (2).Trăng trên trời là "tính thể", trăng trong nước là "nhập thế hiện sinhõ. Trăng trên trời chỉ một, trăng dưới nước muôn vàn. Tùy theo hiện hữu mà trăng thế nầy thế nọ: nước đục trăng lu, nước trong trắng sáng. Tác động của con người -của nhà thơ, nói riêng- là "tát vơi dòng nước đục" (cõi hiện hữu ê chề) để “trăng trong nước cũng là trăng trên trờiõ. Đỗ Bình đến với Trăng trong ý đó. Ôi, em, hỡi em! Em có nhận ra màu trăng muôn đời nguyên thể với "cái nhìn" tinh tuyền buổi đó hay nhìn trăng qua làn mắt đục bây giờ, qua thăng trầm dâu biển, qua cảnh thế đa đoan do tình người đã cạn, do lòng người trí trá, gian ngoan?:

Em về mấy thế kỷ sau

Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?

Bùi Giáng

Trăng bao giờ cũng là trăng, xưa hay nay vẫn thế, khác nhau do cái "nhìn", do "cách thế sống" của con người. Đỗ Bình hướng đến màu trăng đó, nuôi màu trăng đó trong tâm tưởng, hồi phục màu trăng đó cho “Quê Hươngõ. Nhưng "màu trăng” đó không biết bao giờ “về” nên nhà thơ cảm thấy "hồn mình như hóa đá” trong đợi chờ khắc khoải triền miên. Đỗ Bình đau buồn trước cái nhìn nhân thế lâu nay dù "qua cơn mê vẫn bước mù lòa" (mộng và thực) đã khiến trăng không còn được nhìn qua sắc màu nguyên thủy, tinh tuyền. Chiến tranh, hận thù, bạo tàn, danh lợi, quyền uy, tiếng tăm, lạc thú,...đã khiến trăng không còn là trăng trong sáng, dịu dàng, ân ái, đêm đêm "đi khoan thai lên ngự đỉnh trời tròn" (Xuân Diệu). Trăng chỉ còn là "chiếc bóng" và Tổ Quốc Quê Hương cũng trở thành "chiếc bóng", cái "Bóng Quê" lãng đãng đêm ngày vì "nguồn gốc cũng xa xămõ. Thi tập "Bóng Quê" là tiếng lòng lãng đãng u sầu về hình ảnh Tổ Quốc Quê Hương không còn lung linh rạng rỡ nguyên màu để chỉ còn là kỷ niệm âm thầm, da diết trong tim nơi quê người, hồn đau theo lá úa. Nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật đã đồng cảm với Đỗ Bình:

có một tình yêu như yêu nước

chết mang theo, sống để trong lòng

anh không nhìn nó bằng con mắt

mà cả tâm hồn, em biết không?

N.H.N. (đọc bản thảo thơ Đỗ Bình)

Bài "Mảnh vỡ" phần nào nói lên nguồn cơn đó:

Giơ tay vớt ánh trăng mờ

Tìm xem vết tích dại khờ đầy vơi?

Dắt nhau lẻn trốn lên trời

Hỏi xem chú Cuội một thời xa xăm?

................

Dây tơ đứt đoạn bao giờ?

duyên xưa tàn tạ dật dờ thế ư!

.................

thông reo như khóc than đời

phồn hoa lũ sậy lả lơi êm đềm....

(Mảnh vỡ)

"Lẻn trốn lên trời" phải chăng là đến với xứ Mỹ “đẹp màu ma mị”, luôn luôn “chân đi hai hàng” để nghe chú Cuội thời nào nói lời khăn khít rồi ra:

hận người ta đã quên lâu

chiều lên phố Mỹ gỡ câu bạc tình

vói tay xóa chữ liên minh...

(đồng minh)

Không riêng chú Cuội Mỹ mà còn bao nhiêu chú Cuội khác đồng hương với mình, luôn luôn "réo gọi quê hương" nhưng "ân tình non nước" chìm dần vào lạc thú phồn hoa, và, than ôi, không ít kẻ thậm thụt đồng lõa với kẻ thù làm "đục" màu trăng Tổ Quốc. “Vết tích dại khờ đầy vơi” đã r" nhưng nhìn ra được "nguyên màu trăng nước quê hương" hầu như chỉ lặng lờ, loáng thoáng nếu không muốn nói là phôi pha, nhạt nhòa. Trong tình cảnh "chờ nhau suốt kiếp thẫn thờ bến mê" (mảnh vỡ), Đỗ Bình cũng muốn "quên" như ai, cũng muốn "trả cõi yêu đương” nhưng “nửa vầng trăng cũ lung linh nghê thường" (mảnh vỡ), cái "hình tượng mùa Xuân trong tâm thức" lại vọng vang "âm hưởng thiên đường ngày xưa", nhắc nhở người thơ “trăm năm chợt tĩnh lời thề có nhau” (mảnh vỡ).

Thơ Đỗ Bình "lời buồn" nhưng "tiếng vuiõ. Có để ý đến cái “mùa Xuân trong tâm thức” như đã nói, ta mới nhận ra cái "Tiếng Vui" nơi thi tập "Bóng Quêõ. "Lời" là lời thơ, lời nhạc, chữ và câu, vần và điệu. “Tiếng” đây là "Tiếng gọi, lời mời" của "hình tượng" âm ỉ đêm ngày trong tâm thức . Lời thi sĩ, đúng là thi sĩ, là lời buồn nhưng ẩn chứa niềm vui. Cái niềm vui thông tuệ, lẩn khuất, mập mờ mà mặt ngoài trông ra tiêu điều, thiểu não. M.Heidegger gọi là Das Kuinzige (3). Không đọc ra được “tiếng vui” đó trong lời “thơ buồn” thì thi sĩ thường chỉ ru ta vào những buồn đau, bi lụy. Thi sĩ, qua tác phẩm mình, tuy khởi đi từ mình (cảm nghiệm về thân phận mình) nhưng là hướng đến tất cả, trao gởi đến tất cả (tha nhân và cuộc đời nói chung)á; mỗi bài thơ thường là một "thông điệp buồn" (vì cuộc sống, cuộc đời vốn khổ -đau buồn là “chất” của thơ) nhưng đọc ra “tiếng vui” ẩn náu trong cái “thông điệp buồn” kia, ta sẽ nhận ra ý tình nhà thơ muốn chia xẻ cùng ta “nỗi buồn tại thế” không nguôi để cùng ta hướng đến những sắc màu hiện hữu trong sáng, tươi vui, thanh tân, thánh thiện ngay giữa thế gian nầy. Chức năng của thi sĩ không phải chỉ nhằm phản ảnh, miêu tả hiện thực hoặc giải bày tâm sự riêng tây mà chính là biến "ngoại cảnh" thành "tâm cảnh", một "tâm cảnh" thơ mộng, sáng lạng, tươi vui nằm sâu trong tâm thức hầu báo biểu cái "sẽ đến” tốt đẹp vượt qua những đau buồn bức bách của lịch sử. Do đó, thi sĩ phần nào có thể được xem là kẻ "thấu thị", là người hướng đạo, chỉ dẫn bước ta đi, cái ta tìm, chỗ ta dừng, nơi ta đến (xin nghiền ngẫm suy tư “Đoạn trường tân thanh” để dễ thấy điều nầy). Xin mượn bài "sau mùa chinh chiến" (bài thơ viết cho vợ) để phần nào chứng minh điều vừa nói:

em xõa tóc nghiêng vai gầy mời gọi

ta đắm hồn vào mộng tưởng xa khơi...

làm cánh chim phiêu bạt khắp phương trời

em héo úa mang tình yêu vòi vọi!

.......

hai mươi năm biết em buồn ngóng đợi,

mà hồn ta chỉ là áng mây trôi!

vẫn mơ em màu ánh mắt tuyệt vời

như tha thiết ngày về trong nắng mới...

(sau mùa chinh chiến)

"Em", cái hình tượng đẹp đẽ kia, nằm sâu trong tâm tưởng luôn ngóng đợi ta về, để cả hai -Em và ta- "hội ngộ, trùng phùng, hòa nhập" hầu cùng sống trọn vẹn trong một "toàn mỹ, toàn chânõ. Tôi xin phép bạn đọc được đi xa hơn chút khi liên tưởng đến “người vợ ẩn nhiệm” theo nhà văn nữ người Pháp Annick de Souzenelle trong tác phẩm “Le féminin de lõêtreõ.Theo nhà văn nữ nầy, "Em", hình ảnh người nữ -Ishah (tiếng Do Thái)- là "hình ảnh bên trong", là cái "phần bị che giấu" (côté voilé) cái "phần chưa hoàn thành" (côté inaccompli) cái "phương diện thứ hai", cái "phương diện khác" (lõautre côté) nơi Adam -Ish (tiếng Do Thái). Cả hai phương diện nói lên cái "lưỡng diện của bản chất người" (la double nature de lõhomme). Khi không kết hợp cả hai phương diện thì con người -Adam, Ish- là thân phận lưu đày (en exil), một trạng thái sa đọa, gảy đổ (chute). Kết hợp được cả hai, con người mới là một "tổng thể hoàn thiện" (4). Dĩ nhiên, Đỗ Bình không để ý, không dụng tâm đem cái “triết lý" nầy vào thơ. Nhưng ý tình và lời thơ nơi bài nầy cũng như trong toàn bộ tập thơ cho ta hình dung mơ màng cái "triết lý" đó qua thơ . Triết lý vào thơ qua ngọn bút, qua xúc cảm mà nhà thơ nào có biết, có hay. "Ta" (nhà thơ) đang phải là cánh chim phiêu bạt, đang phải là áng mây trôi nhưng vẫn mơ về Em, vẫn thiết tha đợi mong "ngày về trong nắng mới" để "Em" -người Em tình tự, người "vợ ẩn nhiệm" bên trong mình được gởi trao qua chính người vợ đang cùng sống với mình- không còn phải tháng ngày mòn mõi đợi trông. Ngày đó, Em và anh sẽ cùng trong một thể điệu hài hòa, trong một "tổng thể toàn mỹ, toàn chânõ. Ngày đó, Quê Hương không còn làỏbóng quê" nữa mà trở thành hiện thực, "mùa Xuân Tổ Quốc" sẽ không là "nụ hương thừa" và hoa Xuân sẽ lại là "hoa năm xưa" và Trăng sẽ nguyên màu tính thể. Ngày đó, cái "hình tượng Mùa Xuân" nơi Đỗ Bình không còn là hình ảnh mơ màng trong tâm thức mà sáng lạng trải dài trên Đất Mẹ Quê Cha, mùa Xuân tươi đẹp của thiên nhiên cũng là mùa Xuân của lòng người lộng lẫy .

Thơ Đỗ Bình hầu như lúc nào cũng vương vương sắc màu triết lý. Nhà thơ không là nhà triết lý nhưng đã "sống" triết lý qua thơ. Triết lý trong thơ không là những lý luận đưa ta vào suy tư, biện bác mà là thứ triết lý của "nòi tình" mênh mang ru ta vào "cảm nghiệm" qua hình ảnh, văn ảnh , qua "tính nhạc" của lời thơ theo cảm xúc dạt dào của "hồn thơ" trước từng đối tượng bên ngoài hay ngay trong lòng mình.

soi gương giận chẳng thấy mình

đem treo xó bếp, bỗng hình hiện ra...

hoảng hồn tưởng gặp bóng ma!

sáng đèn mới tỏ chính ta dọa mình!

(soi gương)

Sách nhà Phật thường nhắc thí dụ "thấy chiếc giây cong queo trên nền đất đêm mờ mà ngỡ là con rắn" , thì nơi bài thơ nầy cũng thế. Ta thường ít nhìn ra ta trong cái "tự thân, tự thể" của ta mà chỉ nhìn qua cái "tấm thân phàm ngã" do từ "tham, sân, si", do từ "tư dục và ái hữu" nên nhiều lúc không r" ta thực sự là thế nào, không hiểu ra "ta là ai" và thấy gớm ghiếc, ghê sợ chính ta. Ta luôn sống trong "cái tôi riêng bé nhỏ" (le petit moi) mà không sống với cái "tôi chính mình" (le soi-même) có nghĩa là cái Tâm, cái "Tự Tánh" nơi ta. Hai "từ" cần để ý trong đoạn thơ nầy là "mình" và "taõ. "Mình" là cái tự tánh, tự thể, cái "con người thật", cái "soi-mêmeõá; "Ta" là cái "phàm ngã", cái "ngã tướng", cái "le moiõ. Chính cái "ta" đã làm điêu đứng cái "mìnhõ. Phải đợi có ánh sáng mới nhìn ra chiếc giây chứ không là con rắn (thí dụ trên)á; nơi đây, phải “sáng đèn" (ánh sáng của Tâm), ta mới nhìn ra cái "thân tự tánh" và cái "thân phàm ngã" tương khắc, tương xung, tương dung, tương tại ra sao. Đi vào "triết lý" thường luộm thuộm, lê thê. Thực ra, Đỗ Bình chẳng đem quan điểm nhà Phật vào đây nhưng “triết lý, đạo học” đã vào trong thơ. Cảm xúc lên lời tự nhiên rồi "triết lý" ẩn ngay nơi lời thơ mà nhà thơ đôi khi không ngờ, không biết. Đọc đoạn thơ, chắc không ai không thấy “ngồ ngộ” sao sao ấy và từ đó trầm tư, tra vấn lại mình.

tay chinh chiến xưa lừng danh bắc đẩu

đời ly hương, mười ngón mãi giành nhau

mai ta chết thịt xương nầy rã hết

về bên kia chắc....có ngón cụt đầu!

(bàn tay)

Bài thơ không khó hiểu nhưng nghe ra "thấm" màu triết lý nhất là hai câu sau. Đời là phù du nhưng con người mãi giành giựt nhau mọi thứ "ảo ảnhõ: địa vị, quyền uy, danh vọng,...á; lúc về "thế giới bên kia", lắm kẻ đã phải "cụt đầu”, “cụt đầu” vì "bàn tay năm ngón”, có ngón đã bị “cụt” do đấu tranh giành giựt nhau trên dương thế hoặc tên tuổi không còn được trọng vọng nhắc nhở nơi lịch sử thế gian. Bài thơ, theo tôi, hầu như còn bóng gió nói đến một "hiện thực" có tính cách thời sự. "Mười ngón mãi giành nhau", giành nhau cái "danh xưng, địa vị, tiếng tăm”,....ỏVề bên kia”, nơi đây không hẳn về với “nước Trời” hay “âm ty, địa ngục” mà là "về với đất nước, quê hươngõ. "Có ngón cụt đầu" có nghĩa có kẻ nào đó "Tổ Quốc không thuận tình, Non Sông không thuận hảo, Quê Hương không thuận nhận" vì bao trái ngang , gàn dở "mãi giành nhau" trong suốt thời gian lưu cư nơi đất khách. Bài thơ gián tiếp nhắn gởi tâm tình. Bàn tay năm ngón, dài ngắn, to nhỏ khác nhau, công dụng từng ngón khác nhau. Riêng từng ngón (từng người), kết quả lớn chẳng thể thành nhưng một ngón bị gảy, cả bàn tay thành tàn phếá; công việc sẽ thiếu một vai trò, một sức mạnh cần thiết đóng góp cho công trình chung thành tựu. Phải kết hợp cả năm ngón thành bàn tay, phải kết hợp từng người lại với nhau để tạo thành một khối đồng hợp mạnh hùng. Không dễ gì dùng hình ảnh "bàn tay" để kín đáo nói đến một hiện thực có tính cách “thời sự” -mà cũng là cái "lẽ chung" trong thiên hạ- bàng bạc sắc màu triết lý.

bút dao đẫm mực buồn trang giấy

quẳng sách cho xong đỡ đắng cay

thấy cánh bèo trôi mà tủi phận

chém nhau, con chữ cũng cau mày!

(đao bút)

Lại một vấn đề “thời sự”, theo tôi, được diễn tả vô cùng kín đáo và sinh động xen lẫn ít nhiều tính triết lý. Đỗ Bình muốn nói gì? Lên án sách báo khiêu dâm, đồi trụy, lên án giới cầm bút viết nhảm nhí, làm hại luân thường, đạo lý, phải chăng? Không. Đỗ Bình muốn nói đến cuộc chiến Việt Nam. Bao nhiêu tài liệu, bao nhiêu sách báo ở đủ mọi phía (địch, thù, ta, bạn, đồng minh, chủ chiến, phản chiến, kể cả những kẻ đứng ngoài không chút liên can) đã nói, đã viết về cuộc chiến nầy. Sự thực "lịch sử" nó ra sao? Người ta (nhất là người nước ngoài) đã "học" lịch sử Việt Nam, địa lý Việt Nam bằng chính "máu" và "nước mắt" người Việt Nam. Rốt cuộc thế nào?

Rốt cuộc:

từ độ quê nghèo yên khói lửa

mẹ buồn khắc khoải đếm xương khô

núi sông phảng phất mùi thây rữa

vất vưởng hồn oan chẳng nấm mồ!

(tử sĩ)

(còn tiếp)

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002