Đại Chúng số 106 ngày 16/9/2002

VỀ THÀNH ĐÔ
(Kỳ 2)

Sagant Phan

Thủ đô Hoa thịnnh Đốn that sự nằm giữa 2 tiểu bang giàu có về tài sản và về lịch sử nhất của Hoa Kỳ. Nếu kể từ hướng bắc của Washington DC thì trên là tiểu bang Maryland và bên vai trái là Virginia. Tại thủ đô DC thì người ta chia là Tây Bắc (North West), Đông Bắc (North East), rồi Tây Nam (South West) và Đông Nam (South East). Riêng Quốc Hội thì nằm ngay giữa bốn phương hướng đó. Đại học lâu đời nhất là Georgetown University được lập năm 1789 (năm đó Pháp có cuộc cách mạng lớn nhất Âu Châu và lan ra khắp hoàn cầu rồi). Điều kỳ lạ là đại học này thuộc về Công Giáo xưa nhất nổi tiếng nhất. Những hình ảnh xưa cũ về Thủ đô này là hững hình ảnh rất đẹp, nhiều cây to bóng mát quanh Quốc Hội và quanh Tòa Bạch Ốc, còn ngày nay là nhiều ụ bằng xi măng ngăn chận mọi ngã đường. Chỉ thiếu bao cát và nón sắt lấp ló là hình ảnh của chiến tranh Việt Nam hiện về lại nơi tôi. Cư dân quanh Thủ đô này khoảng 4 triệu người, đa số là dân Mỹ đen, nhiều chung cư cao mà dân da màu ra vô nườm nượp. Ngày xưa khi Hoa Kỳ lập quốc thì người ta định chọn Thủ đô tại Philadelphia, nhưng dân miền Nam thì lại chống vì họ cho là Philadelphia là tiểu bang của nhóm đạo Quaker. Rồi vào ngày cuối tuần tháng 4 năm 1789 hai người họp tại một tiệm ăn restaurant tại New York City là "Thomas Jefferson và Alexander Hamilton". Hai người đồng ý là Thủ đô Liên Bang mà họ gọi là "Federal City" sẽ nằm miền Nam gần miền Bắc một chút. Quốc Hội đồng ý và họ chọn Thủ đô Liên Bang sẽ nằm trên bờ sông Potomac, còn nơi chốn là toàn quyền cho Tổng thống Washington quyết định. Điều này khiến cho Washington rất đẹp dạ vì Ông sanh trưởng tại Bang Virginia gần dòng sông Potomac. Ông chọn nơi dòng sông này chia hai nhánh Y mà làm khởi điểm. Lúc đó khu vực này rất nhiều lau sậy và nhiều ngàn cây u tùm. Khu vực này vào năm 1600 có khá nhiều người Âu Châu đến sanh sống tại đây. Vì người Âu Châu đem đến bệnh đậu mùa, lan lây cho dân da đỏ nên giống nàybenh chết lần hồi. Khi Tổng thống Washington chọn nơi nầy thì Quốc Hội liền ra một đạo luật cho thành phố Liên Bang rộng đến 26 cây số vuông.Vào đầu Thu năm 1790 Tổng thống Washington cùng một người bạn cưỡi ngựa dọc bờ sông Potomac. Người bạn này là kỹ sư công chánh, người Pháp tên là Pierre Charles l’Enfant. Kỹ sư công chánh biết tin là Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ chọn khu vực này làm Thủ đô cho Liên Bang Hoa Kỳ. Pierre vung roi ngựa chỉ hướng nầy hướng kia là phải làm sao cho đẹp mặt một Tân quốc gia, bề gì không hơn được Paris nhưng bắt buộc phải rộng hơn thành phố London mới được. Hai người trên lưng ngựa, trên một ngọn đồi cao ngó về bình nguyên thung lũng mà sẽ là Thủ đô cho Hoa Kỳ. Ngọn đồi cao này chính là nơi Quốc Hội Capitol được thành lập ra trong tương lai gần. Năm sau Washington bổ nhiệm Pierre là kỹ sư trưởng công chánh coi việc xây dựng tân Thủ Đô cho Hoa Kỳ. Nhưng Pierre Charles l’Enfant đụng ngay đám giàu có mà đang làm sợ hữu chủ đất đai gần đó. Trong bức họa đồ phát th?o, nhà kỹ sư công chánh vẽ ra một đại lộ thật rộng lớn, rộng có thể 8 con ngựa xếp và chạy ngang hàng mới được, rồi hai hàng cây thật lớn tàn lá, rồi hai bên có khách bộ hành nhàn du quanh đó, có hồ nữa. Như vậy anh chàng gốc Pháp bị nhóm người gốc Mỹ mới này xúm nhau nặng lời: "Tại sao làm con đường quá rộng làm chi vậy? Tiền nào hoang phí dữ vậy? Rồi cắt đất mua đất đền cho chũ tốn bao nhiêu dây nữa?" vv.vv...

Thật sự lúc đó đầu óc chàng kỹ sư trẻ muốn lập thành phố thật rộng và đẹp như cung điện nhà vua Pháp tại cung điện Versailles vậy. Chuyện lớn đến khi chàng kỹ sư Pháp này cho lính công binh sang bằng bình địa một dinh cơ rất rộng cản đường Quốc Hội tương lai, kẹt là dinh cơ to lớn đó là một tay điền chủ rất giàu, đang nắm quyền hành trong bóng tối của Quốc Hội. Tên địa chủ này là "Daniel Caroll". Thế là tên này vào Quốc Hội ép và nói xấu Quốc Hội, sau cùng chàng kỹ sư trẻ này phải cuốn gói về Pháp. Rồi bản đồ được vẽ tới vẽ lui, sau cùng đành phải chịu theo ý của chàng kỹ sư trẻ này. Lỡ đuổi người tài giỏi rồi, mà mời trở lại thì rất là xấu hổ nên sau cùng Quốc Hội đành làm theo bản đồ cũ mà không có mặt của Pierre Charles l ‘Enfant. Con đường thẳng từ Quốc Hội xuống tận tư dinh Tổng thống gọi là Pennsylvania Avenua. Khi Pierre Charles l ‘Enfant mất đi trong cơn buồn tủi, thì Quốc Hội Hoa Kỳ mới sực nhớ đến ân nhân. Người ta xây ngôi mộ trang trọng cho chàng kỹ sư có tầm mắt phi thường này tại nghĩa trang Quốc Gia, gọi là Arlington National Cemetery (nằm sau lưng Ngũ giác Đài).

Còn danh từ Distric of Columbia thì là sao? Ngày xưa đất Mỹ người ta thường gọi là đất Columbia, tên lấy từ Christopher Columbus, và khi Quốc hội Hoa Kỳ cắt đất lập Thủ đô Liên Bang thì họ gọi là District of Columbia mà ngày nay chúng ta gọi tắt là D.C.

Washington là thủ đô mà ta viết theo tiếng Latin là "capital", còn chữ "capitol" là nơi quốc hội Hoa Kỳ làm việc, chỉ khác chữ "a" và chữ "o" mà thôi, tại sao vậy?

Anh từ Capital là nghĩa cho Trung tâm của chánh phủ. Còn chữ Capitol lấy từ nghĩa ngôi đền của thần Jupiter, ngôi đền này trên đồi cao tại La mã gọi là đồi “Capitoline Hill”. Ngôi đền đó người ta cho rằng là nợi hội họp của các thần linh vũ trụ khi mà Thần Jupiter gọi đến. Vậy các Thượng nghĩ sị và dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ muốn ám chỉ là mình là các tiểu thần linh vũ trụ sẽ hội họp tại nơi nầy. Rồi người ta gọi luôn là Capitol Hill cũng từ gốc này mà ra.

Năm 1800 thì khai trương phát tài Thủ đô Liên Bang, gần 126 nhân viên chánh phủ đến nơi nầy làm việc và lãnh lương. Tất cả đều thất vọng vì đường xá quá lớn rộng, băng từ ngang con đường này sang bên kia là mất rất nhiều giờ, vì đường quá rộng nên nhiều người cưỡi ngựa chạy bạt mạng, không khéo là bị ngựa đụng chết như chơi. Rồi mùa mưa là một "biển sình lầy", mùa nắng là một vùng đất bụi mù mà vó ngựa tung bụi bay khắp bầu trời. Thư ký văn phòng được chủ sai qua bên kia lấy công văn giấy tờ là cả một cực hình, từ building này sang building nọ đi bộ gần một tiếng đồng hồ. Đâu phải lúc nào cũng có xe ngựa đưa rước cho một anh tùy phái loong toong? Trong nhật ký của Oliver Wolcott (lúc đó là Bộ trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ) ghi là "Nơi xa có vài ngôi nhà rãi rác, còn vài nơi xa là vài túp lều lụp xụp của dân làm phu phen ruộng lúa mưa liên miên và con đường đại lộ chánh là một biển bùn lầy, xe ngựa bị lún bánh hoài, không ai có mặt ra tiếp kéo xe ngựa lên, có khi tôi là một Bộ trưởng mà còn phải xuống tiếp thằng đánh xe ngựa vì bánh bị lún dưới sình mất rồi".

Tổng thống John Adams rất khổ cực khi từ thành phố Philadelphia (lúc đó là Thủ đô tạm của Liên Bang) xuống Washington làm việc, mất ròng rã 8 ngày. Bà vợ thì không muốn dời căn nhà đầy tiện nhgi từ Philadelphia xuống Tòa bạch Ốc ở hết. Nhiều phòng quá rộng, còn thấm mùi sơn tường, rồi mùa mưa đến thì bước ra khỏi tòa nhà là ngập chân trong bùn lầy hết. Chính bà phơi áo quần Tổng thống trong một căn phòng thật rộng mà người ta sau này gọi là phòng Quốc Khách Hoa Kỳ. Nhiều quan chức lớn làm việc cho chánh phủ Liên Bang mà họ đang hưởng tiện nghi tại Thành phố Philadelphia khi được gọi chuyển văn phòng mới tại washington DC thì họ xin nghỉ hưu sướng hơn. Lúc Tổng thống James Buchanan lên ngôi thì Ngài thường xuyên tiếp tân với các Tù trưởng da đỏ, nhất là bộ lạc Pawnee và bộ lạc Ponca. Bà vợ Tổng thống James Buchanan thường than phiền trong nhật ký là "nhóm người này hút loại lá cây gì mà hôi hết sức, phòng họ họp là khói mù cay sặc sụa. Thế mà chồng tôi vẫn thường đón tiếp họ niềm nỡ. Có lần ổng nói hút thuốc này tỉnh ngủ lắm, tôi cự nự mãi mới xong". Đó là nhóm da đỏ hút thuốc lá mà ngày nay ta gọi là Tabaco, phát đúng âm từ thổ dân da đỏ vậy.

Nhưng theo tôi nơi đẹp nhất vùng Washington DC là ngôi lăng của Tổng thống Jefferson Memorial, ngôi lăng Ông ngó ra là dòng sông đẹp mà nhánh chảy ngang qua lăng dòng sông Potomac, đẹp hơn nữa là hàng ngàn cây anh đào từ Nhật người ta cho cây đem về đây trồng. Tháng Tư là hoa anh đào trổ đẹp như bên Nhật vậy. Loại hoa màu rất tươi hồng và nở rộ như hạt báp rang nở hết sức vậy. Lúc này thiên hạ khắp bốn phương trời tụ về đây mà xe hoa và viếng lăng của Ngài. Đó cũng là một ơn phước tuần hoàn vậy. Trước khi Jefferson lên ngôi, thì người ta chặt gần hết cây quanh Thủ đô Hoa thịnh Đốn, khi Jefferson lên ngôi thì ông hết hồn khi thấy Thủ đô này chỉ còn vài chục cây nguyên thủy mà thôi, nên ông ra lệnh trồng lại cây cho đẹp thành phố. Năm 1815 người ta đem giống cây thông Elm từ bên Anh quốc qua trồng dọc hai đường Pennsylvania. Hiện nay gần đến 1800 loại cây cao lớn nhỏ khắp nơi đem về trồng tại đây. Từ cây: linden, maples, oak,và sycamorecây tốt cho hoa to nhất là cây "magnolia" lấy giống từ bên Á Châu quần đảo Thái bính Dương.

Thời tiết washington DC tương đối lạnh. Mùa Đông lạnh xuống âm 15 độ F là thường, còn mùa hè vào tháng 7 thì nóng đến 78 độ F. Nhưng lúc tôi qua thăm Thủ đô Hoa thịnh Đốn nhằm tháng 8 thì trời nóng như thiêu như đốt, nhiệt độ có lần lên đến 95 độ F là thường. Lý do là Ông Tổng thống Bush nhà ta đang giận tụi Oasam bin Laden gần chết nên thời tiết lây lan luôn. Kẹt một điều là Ông ở trong nhà có máy lạnh hay ra ngoài đường thì xe có máy lạnh, còn tôi được người em họ mới quen biết chở đi mà chiếc xe thì máy lạnh đang chờ sửa chữa. Nóng đến queo râu queo tóc. Đi thăm viếng chỗ này chỗ kia mà đàu óc cứ nghĩ đến lon Coca Cola lạnh là sướng rồi. Còn ngó lom lon thì bị nhóm mật vụ đang ngồi thu lu trong xe đen lớn bít bùng chiếu tướng.

Bề gì Thủ đô đang sợ phi cơ lũi hay tụi khủng bố, nên chụp hình lia lịa cũng không khoái lắm.

Tôi được đi đến khu vực nổi danh thiên hạ. Chính nơi nầy mà liên quan đến việc Miền Nam bị mất trong tay Hà Nội luôn. Khu vực chung cư hay cao ốc rất đẹp, rất to lớn. Kiểu vẽ rất tân thời, người ta gọi là "Watergate", dân thành đô Hoa Kỳ gọi nó là "city within a city ". Mướn căn hộ trong này rất đắt kinh khủng. Năm 1972 một tên lẽn vào ăn cắp hay làm cái gì đó trong Tổng hành Dinh của Đảng dân Chủ Democratic Party, thế là chuyện nhỏ thành chuyện lớn ngay chuyện ăn cắp hay ăn trộm là chuyện thường tình cho các đàng đối lập với nhau. Như vì Tổng thống Nixon là tay đa mưu túc trí nhất. Chính Mao trạch Đông còn ớn ông ta mà Nixon không hiểu vì sao mà khi lên ngôi thì ra lệnh cho nhân viên của mình gắn tất cả máy nghe lén trong mọi phòng kể cả phòng làm việc của mình. Chuyện nhỏ xé to vì Nixon nói là không nghe biết gì về chuyện Water Gate. Ông không ra lệnh, nhưng khi biết được thì ông ra lệnh ráng làm sao đừng cho tụi Quốc Hội biết. Khi Quốc Hội chất vấn thì Nixon nói rằng không biết và không ra lệnh chuyện nghe lén Water Gate này. Vì cò người báo cho Quốc Hội là Nixon có tất cả những cuộn băng mà chính ông ra lệnh gắn nghe. Đây chính là chuyện mà mình tự mua dao cho người khác cắt cổ mình. Nên khi Tòa ra lệnh nộp Tape thu lén của Nixon, thì Tổng thống chỉ nộp có 15 cuộn tape còn 1 cuộn thì cất vì chính mình sau khi biết chuyện thì ra lệnh cho thuộc cấp ráng làm sao cho êm thắm thì làm. Trọn đời học lịch sử, chúng tôi chưa thấy Tổng thống nào quá khôn liền như ông này. Tại sao lại ra lệnh nhân viên gài máy thu băng khắp nơi trong Tòa Bạch Ốc của mình làm chi.

Tòa phạt Tổng thống Nixon là cứ giữ tape thì mỗi ngày phải nộp phạt $15 ngàn USD, như vậy Nixon phải chịu thua,và nhả ra cuộn tape này. Sau khi nghe xong tự sự thì Tòa kết án Nixon có tội và Quốc Hội truất phế Nixon.

Nixon rất khôn mà sao không bắt chước Bố Già Mafia. Bố già Mafia này không bao giờ viết giáy hay lưu bút gì hết khi muốn hạ thủ một ai. Ngay cả chủ tịch hãng xe Ford khi tặng hình cho Phó Chủ tịch là Iacocca một tấm hình có chữ ký của mình, khi bắt đầu ghét Iacocca này thì Ford ra lệnh ngầm cho Thư ký tráo tấm hình chân dung của mình không có chữ ký trên bàn của Iacocca. Trọn đời theo lời kễ của Phó Chủ tịch Iacocca người sau này làm chủ tịch hãng xe Chrysler nói rằng là Ford không bao giờ viết một miếng giấy gì hết, lời nói của Ford toàn là do Thư ký nói lại mà thôi. Như vậy Ford trọn đời yên ổn. Còn đàng này Nixon lại cho người ghi âm lời nói của mình cho mình nghe.

Tại sao như vậy? Thế là khi Nixon đổ thì cơ đồ Việt Nam đổ sau đó chừng 3 năm - năm 1975 không xa lạ gì lắm.

Lá cờ chánh của Thủ đô Hoa thịnh Đốn là hai lằn đỏ ngang và 3 ngôi sao đỏ tất cả trên nền trắng. Còn ấn hiệu là một người đàn bà tượng trưng cho công lý đang đặt vòng hoa trên tượng Washington sau lưng là dòng sông Potomac.

Còn kế đó là một tòa building nổi danh thiên hạ, già trẻ lớn bé đều thích hết. Tòa nhà in tiền hay phát hành tiên Dollars. Gọi là Buiding of Engraving and Printing. Máy in chạy hàng ngày. Hàng năm nơi này tung ra khoảng trên dưới $120 tỉ USD đi khắp nơi. Nơi mà chúng tôi bùi ngùi cảm động nhất là Đài tưởng niệm danh sách chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến Việt nam. Gọi là Việt Nam Veterans Memorial do một cô gái ngoại quốc Á Châu vẽ kiểu. Cô này tên là "Maya Lin". Đó là một tấm vách tường bằng đá đen black granite, được khắc tên đến 58 ngàn lình Hoa Kỳ tử trận trong cuộc chiến tại Miền Nam nước Việt từ nằm 1964 đến 1973. Biết bao xương máu của mấy vị anh hùng và kéo theo bạn chúng tôi cùng nhau xuống tuyền đài một cuộc chiến mà người ta nói rằng Quốc Hội Hoa Kỳ tự ý đến và tự ý bỏ, bất kể sanh mạng người ta hy sinh làm chi cho cuộc chiến như vậy. Như vậy Hoa Kỳ cũng thua trận như Pháp Quốc thôi. Còn trận chiến giúp Nam Hàn đánh trả Bắc Hàn cũng nhờ công của Mc Arthur thì người ta ghi một câu trên mặt bia đá như sau "Our Nation honors her sons and daughters who answered the call to defend a country they never knew and a people they never met" 1950 – Korea – 1953. Tạm dịch là "Tỗ quốc nhớ ơn những người con, nghe tiếng gọi mà đến bảo vệ một vùng đất mà họ chưa biết và gặïp những người đó mà họ chưa từng quen".

Sở dĩ chúng tôi kéo dài lượm thượm chuyện Washington DC cho các bạn, vì thật sự có rất nhiều Việt kiều bốn phương trời chưa có dịp đến thăm Thủ đô Hoa thịnh Đốn này, cũng như chúng tôi có người bạn thân từng xem rất nhiều tape phim của Thúy Nga Paris mà chưa có dịp ghé đến thủ đô hoa lệ của thế giới này là Paris.

Kỳ sau chúng tôi sẽ nói đến nhiều nhân vật mà chúng tôi không ngờ có hậu cuộc như vậy. Ngày xưa đi đến đâu thì tiền hô hậu ủng cần nhật lệnh của Người thì thiên hạ nhất là nhà binh phải đứng ngây người ra mà nghe giọng nói sang sảng của một tên Thượng sĩ giả danh là Đại Tướng QLVNCH. Lúc còn quân trường tôi nghe giọng nói này của Đại Tướng nầy thì hồn cơ phách tán. Tiếng nói sao mà uy dõng muôn người kinh phục. Sau này gần đất xa trời mới biết tiếng nói giả danh Đại Tướng chính là tên Thượng sĩ trong Tổng tham Mưu QLVNCH. Như vậy ngày xưa chúng tôi chào kính nghe lời hiệu triệu của tên Thượng sĩ này hay của uy danh Đại Tướng chúng ta?

Còn một điều rất mừng là nhờ đến chia vui ngày Đệ Tứ Niên của tuần báo Đại Chúng của anh Hoài Thanh tổ chức thật linh đình và sang trọngchúng tôi mới gặp được một người hiền. Danh từ người Hiền này theo nghĩa ngày xưa chính là người tài giỏi mà ngày nay người ta nói vậy. Đó là Giáo sư Nguyễn-văn-Thắng, anh này mến tài và mến nghĩa chúng tôi, anh không ngại nơi xa đến thăm chúng tôi và trao một trọng trách là anh khám phá ra một môn Game gọi là "KIANỌ", một game được ghi trong sách Who’s Who of American Inventor, và được Cơ quan Bảo tồn Văn Hóa và Kỹ thuật Smithsoinian ghi vào sách vở.

Luận cứ của Giáo sư Nguyễn văn Thắng về Lưỡng Cực sanh Tứ Tượng rồi ra Bát Quái, chính Giáo sư này đặt lại hệ tống Dịch Học của dân Việt là đặt căn bản trên Bộ Thủy. Vì Người Trung Hoa họ đặt trên Bộ Thổ. Mà chúng ta biết Vạn vật sanh ra từ Nước mà ra. Trong nước đã có sanh vật rồi, còn Thổ của người bộ Hoa Tộc thì bị kẹt cứng.

Chúng tôi có hứa với anh Nguyễn văn Thắng nếu có dịp chúng tôi sẽ tìm gởi cho anh một bộ Kinh Dịch của Kỹ sư Nguyễn mạnh Bảo, viết vào năm 1945. Bộ 7 quyển, mỗi quyển dầy bằng Tự Điển Nguyễn văn Khôn. Mong được gặp lại anh lần nữa.

Hiện nay chúng tôi đang giữ phần “Kiến thức Khắp Nơi” trong Diễn Đàn Thư Viện Việt Nam Online xuất xứ từ San Diego mà phát ra Internet khắp hoàn cầu như tuần báo Đại Chúng vậy. Chúng tôi hy vọng sẽ đem phần nào sự khám phá của giáo sư Nguyễn văn Thắng mà lên mục Thư Viện Việt Nam Online tại Caifornia này. Lần trước tuần báo Đại Chúng có nói phần nào về sự khám phá này trên số báo viết rất long trọng đến Giáo sư Nguyễn văn Thắng. Chúng tôi rất thích và rất khâm phục sự khám phá đột xuất này cho giống Bách Việt hay người Việt chúng ta về môn Kinh Dịch đặt trên nền tảng Bộ Thủy này Thủy sẽ thắng Thổ. Mong vậy thay!

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002