Đại Chúng số 107 - ngày 1 tháng 10 năm 2002

HỌP MẶT PHONG TRÀO NHẠC TRẺ VÀ TUỔI TRẺ VIỆT NAM NHÂN ĐẠI HỘI QUỐC TẾ TƯỢNG VÀNG VN NĂM THỨ 15

Giải Quốc Tế Tượng Vàng Việt Nam trực thuộc Đông-Phương Foundation thành lập từ năm 1987. Và 12 năm sau, vào năm 1999, Giải thưởng này mới có nền tảng vững chắc là Công Viên Tượng Vàng VN với Tượng đài cao 12 feet, được xây dựng trên một khu đất rộng 10 ngàn 500 bộ vuông (square feet) tại đô thị Seattle, tạo mãi bởi Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương. Đây là một căn cứ địa của Giải “VNõs International Golden Awards” đã được Trời Phật chúc phúc, qua nghi lễ tế cáo Trời Đất và khánh thành bởi 8 vị lãnh đạo các Tôn Giáo (Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành và Cao Đài) vào ngày 21 tháng 8 năm 1999. Từ điểm tựa đó, Giải Quốc Tế Tượng Vàng sẽ tỏa rạng khắp năm châu bốn biển bởi sự tiếp tay và hỗ trợ của hàng triệu người Việt còn có lòng với nền văn hóa Việt-Tộc, nhất là với âm nhạc và ngôn ngữ VN.

Chiều tối thứ bảy ngày 31 tháng 8 năm 2002, Công Viên Tượng Vàng VN đã đón tiếp quý vị lãnh đạo 3 Tôn Giáo, quý ca nhạc sĩ, văn nghệ sĩ, đại diện cộng đồng, hội đoàn, doanh gia, thân hữu, và 12 tiếng hát tuổi trẻ VN đến từ Âu Châu và một số tiểu bang Hoa Kỳ. Trong ánh lửa bập bùng từ 4 cây đuốc nhỏ, buổi tiếp tân đầy ý nghĩa đã diễn ra vô cùng nồng ấm. Thực đúng với tấm banner treo gần Tượng đài:

"Họp Mặt Nhạc Trẻ và Tuổi Trẻ Việt Nam (đánh dấu):

- 3 năm Công Viên Tượng Vàng Việt Nam

- 15 năm Việt Nam’s International Golden Awards

- 26 năm Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương”

Sau phần chào cờ VNCH và mặc niệm, thi sĩ Quốc Nam (đại diện Ban Tổ Chức) đã lên sân khấu nói đôi lời chào mừng quan khách và thân hữu. Ông nhấn mạnh đến ý nghiã buổi họp mặt rất đặc biệt này, với sự hiện diện của 2 nhân vật đầu đàn của Phong Trào Nhạc Trẻ VN trước năm 1975 là nhạc sĩ Nam Lộc và nghệ sĩ Trường Kỳ (đến từ Canada) từng được tặng danh xưng “Vua Nhạc Trẻ VNõ. Cùng với Giải Quốc Tế Tượng Vàng dành cho Tuổi Trẻ VN khắp thế giới đã hoạt động được 15 năm tại hải ngoại, với 12 tiếng hát mới từ khắp nơi hội tụ về nơi đây hôm nay.

Tiếp đó là phần trao bảng cảm tạ đến 3 vị trong số 8 Mạnh Thường Quân đã trao tặng băng ghế đá đầu tiên cho khu vườn văn hóa nhỏ bé Tượng Vàng, nhân kỷ niệm đệ tam chu niên ngày khánh thành (1999-2002). Để qúy độc giả có thể hình dung được phần nào buổi họp mặt rất đặc biệt như vậy, bổn báo xin mời qúy vị theo dõi những lời phát biểu của một số nhân vật sau đây...

Quốc Nam (QN).- Kính thưa quý vị, hôm nay quý vị đã cùng đến đây dự một buổi họp mặt có một ý nghĩa lớn. Đó là Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương và Giải Quốc Tế Tượng Vàng Việt Nam đã cố gắng thực hiện một cái nền cho các sinh hoạt văn hóa, bằng một công viên nhỏ. Chúng tôi đã dựng một tượng đài cao 12 feet mà quý vị thấy trước mặt, mà cách đây 3 năm đã được 8 vị lãnh đạo của 4 tôn giáo đến đây để khánh thành. Khu vườn văn hóa này được thành hình, không phải là do một tổ chức chúng tôi, mà còn nhờ sự đóng góp của rất nhiều người, trong đó có những quý vị ân nhân đã tặng những chiếc ghế đá cho công viên, để mọi người có thể ngồi thoải mái những lúc sinh hoạt.

Kính thưa quý vị, người đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị đã tặng cho 2 băng ghế đá công viên màu trắng. Đó là doanh gia Nguyễn Văn Lợi (chủ nhân siêu thị Chánh Hưng và nhà hàng Chánh Đức). Xin mời ông Nguyễn Văn Lợi lên sân khấu ạ!

Kính thưa quý vị, ông Nguyễn Văn Lợi là một nhà hảo tâm trong Cộng Đồng, là một người có lòng với nền văn hóa VN. Hiện ông đang vận động thành hình Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa và Cộng Đồng tại tiểu bang này. Đặc biệt, chúng tôi mời một nhạc sĩ được mọi người yêu mến về lãnh vực xã hội và di trú là Nhạc Sĩ Nam Lộc. Kính nhờ anh trao một Bảng Cảm Tạ đến ông Nguyễn Văn Lợi.

Nam Lộc (NL).- Cám ơn anh Quốc Nam. Dạ, xin chào anh Nguyễn Văn Lợi, và xin chào quý vị và tất cả anh chị em ở đây. Xin phép anh Quốc Nam cho tôi được nói vài lời. Thật là một sự bất ngờ, nhưng cũng là một niềm vinh hạnh lớn lao cho chúng tôi và anh Trường Kỳ được tái ngộ ở đây. Chúng tôi là đôi bạn thân từ Việt Nam ba, bốn chục năm trước. Đi đâu tôi cũng nói đùa là Hippy Trường Kỳ / Nam Lộc. Thưa quý vị, thời xa xưa đó cũng đã để lại cho chúng tôi nhiều kỷ niệm. Lúc nãy trước khi tôilên đây thì nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt có nói là "Nhạc trẻ mà toàn mấy ông già không hà!õ. Thưa quý vị, điều đó rất là đúng, bởi vì chúng ta ai cũng có thời tuổi trẻ. Không thể nào mà không có trẻ nếu không là người già bây giờ. Quan trọng của chúng ta đối với tôi, công việc mà anh Quốc Nam và Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương làm việc từ trước đến nay, cũng như là những việc mà quý vị hảo tâm, quý vị bảo trợ giúp đỡ cho những chương trình này, khuyến khích những người trẻ. Bởi vì chắc quý vị cũng đồng ý với chúng tôi là không có gì quý giá hơn và chân thành hơn để trả ơn những người đi trước, bằng cách tạo dựng thế hệ đi sau. Nếu chúng ta không tạo dựng các em, không hướng dẫn các em, thì không thể nào chúng ta đứng đó mà trách là các em nhỏ không biết gì về quê hương tổ quốc, khi chúng ta không dạy dỗ, không hướng dẫn các em. Bởi thế, tất cả mọi chuyện hướng dẫn dù là nhỏ, dù là lớn, dù nhiều hay ít, đều trân quý cả. Cho nên sự đóng góp của chúng tôi cũng nằm trong phạm vi đó mà thôi! Không khác hơn tất cả quý vị đã đóng góp trong những chương trình sinh hoạt như thế này. Một lần nữa, tôi cũng rất là hân hạnh được gặp gỡ tất cả quý vị ở đây, và cũng rất là hân hạnh được trao cho Ông Bà Nguyễn Văn Lợi một chút kỷ niệm, để cám ơn sự đóng góp của Ông Bà trong việc tạo dựng Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương.

Nguyễn Văn Lợi.- Kính thưa toàn thể quý vị, quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, và tất cả quý vị thân hữu. Thưa anh Quốc Nam, anh Nam Lộc. Nói về phương diện xã hội, thì chắc cả Seattle (tiểu bang Washington) đều biết đến anh Quốc Nam. Những gì anh đang làm tại đây, thì tất cả đều có những sự tận tâm đóng góp của Đài Phát Thanh Saigon cũng như của một số anh em thân hữu, để mà tổ chức được những buổi họp mặt như ngày hôm nay, hoặc những công tác xã hội sau này đều do những công lao cho Cộng Đồng, những đóng góp chung đã phần lớn do sự hướng dẫn của anh Quốc Nam. Tôi cũng là một trong những người thích làm việc xã hội, nhưng khả năng xã hội của mỗi người đều bị hạn hẹp, không có phương tiện đầy đủ như anh Quốc Nam. Và những kinh nghiệm mà anh Quốc Nam đã có, thì thật sự tôi cũng không bằng. Nhân ngày hôm nay đứng trước mặt quý vị ở đây, ngoài tình cảm thân mến giữa tôi và anh Quốc Nam ra, còn có sự gắn bó với nhau hơn 10 năm qua trên vấn đề sinh hoạt cộng đồng. Tôi cũng xin thành thật cám ơn anh Quốc Nam đã mời tôi đến đây để nhận Bằng này. Đối với tấm Bằng này, có thể anh sẽ nhường lại cho những người khác công lao của họ còn to lớn hơn tôi nhiều nữa. Tuy nhiên, tôi cũng đại diện cho gia đình cám ơn anh Quốc Nam rất nhiều.

QN.- Cám ơn anh Nguyễn Văn Lợi, và đặc biệt là cám ơn nhạc sĩ Nam Lộc đã cho đôi lời thực là thấm thía đối với Cộng Đồng chúng ta. Thưa quý vị, chúng tôi cũng hân hạnh giới thiệu đến quý vị một nhạc sĩ sẽ lên đây trao bảng cảm tạ tới cho một hội đoàn mà ở đây được dư luận kính trọng. Đó là Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long. Hôm nay chị Bảo sẽ đại diện Hội để nhận bảng Cảm Tạ trước mặt quý vị văn nghệ sĩ và Tuổi Trẻ VN khắp nơi đến đây. Kính mời chị Bảo lên sân khấu. Kính thưa quý vị, Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long là một Hội đoàn duy nhất ở đây đã tặng một băng ghế đá cho Công Viên Văn Hóa này. Chúng tôi xin mời nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt lên sân khấu trao bảng Cảm Tạ cho Hội Gia Long. Như quý vị cũng biết nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt là một nhạc sĩ Hạ Uy Cầm vang danh tại hải ngoại, và đã tun ra thị trường rất nhiều CDs và Vidéo. Ông cũng là Cha của nữ ca sĩ Thảo My và nhạc sĩ Đức Huy.

Phạm Mạnh Đạt (PMĐ).- Tôi thì mãi ở San José, lên đây vì chỗ giao tình với anh Quốc Nam. Ảnh mời tôi đến đây để ngày mai chấm thi ca sĩ. Hôm nay tôi đột ngột được mời lên đây trao bằng, nên tôi không biết nói gì. Tôi xin kính chào tất cả quý vị.

QN.- Kính thưa quý vị, trong phạm vi sinh hoạt Văn Học Nghệ Thuật thì anh Phạm Mạnh Đạt là một người bạn lâu đời của chúng tôi. Và hôm nay, tôi muốn được mời anh với tư cách là một nhạc sĩ để trao bảng Cảm Tạ tới một Hội đã từng giúp khu vườn Văn Hóa này có một băng ghế cho chúng ta được sinh hoạt. Xin mời chị Bảo có đôi lời.

Bà Nguyễn Văn Bảo.- Xin cám ơn anh Quốc Nam, xin cám ơn nhạc sĩ. Kính thưa quý vị, trước hết chúng tôi xin gởi lời cám ơn anh Quốc Nam và Đông Phương Foundation đã có nhã ý tặng quà cho Hội Ái Hữu Gia Long tại tiểu bang Washington. Chị Hội Trưởng vì lý do bận việc, cho nên rất tiếc không thể có mặt trong bữa tiệc tối hôm nay, và chị cũng có nhờ tôi đại diện cho Hội để nhận lãnh món quà này. Món quà này đối với tôi thật sự đã có một giá trị tinh thần vô cùng quý báu. Đây là một niềm khích lệ và cũng là một niềm vinh dự lớn lao mà quý vị đã dành cho Hội chúng tôi. Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn anh Quốc Nam, Đông Phương Foundation đã dành cho chúng tôi cái vinh hạnh này, xin cám ơn nhạc sĩ, và cám ơn quý vị.

QN.- Cám ơn chị Bảo của Hội Ái Hữu Gia Long và nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt. Thưa quý vị, người mới tới là ông đạo diễn Nguyễn Long, là một trong hai người MC đầu tiên của nền tân nhạc Việt Nam. Và bây giờ đây là một người rất đặc biệt, bởi vì chúng tôi phải mời tới ông Vua Nhạc Trẻ Trường Kỳ từ Canada qua, rất là khó. Đó là một người H.O. mới qua Mỹ, nhưng mà có lẽ đã nhịn ăn quà buổi sáng để tặng một băng ghế đá cho khu công viên nhỏ này. Đó là ông H.O. Phạm Văn Tiên, xin mời ông Phạm Văn Tiên lên sân khấu ạ! Xin mời ông Nhạc Trẻ Trường Kỳ lên trao bảng Cảm Tạ cho ông H.O. Phạm Văn Tiên, ông HO tức là nặng lắm đấy quý vị ạ! Xin mời anh Trường Kỳ cho vài lời!!!

Trường Kỳ (TK).- Trước khi hân hạnh được trao bảng Cảm Tạ cho ông H.O. Phạm Văn Tiên, tôi xin có vài lời tỏ bày cùng quý vị. Thứ nhất, tôi cám ơn anh Quốc Nam và Cơ Sở Văn Hóa Đông Phương đã tạo dịp cho tôi đến đây. Tôi ở tại một xứ xa xôi, tại miền East Canada, tức là miền Montreal mà người ta gọi là "Xứ lạnh tình nồng" mà tôi được tới đây thăm để gặp gỡ quý vị ở Cao Nguyên Tình Xanh, thì đó là một chuyện đặc biệt lắm! Cái điều tôi muốn tâm sự ngày hôm nay là thật sự ông Quốc Nam nói với tôi rằng: "Vua Nhạc Trẻ" hồi xưa, thật ra bây giờ thì cũng già quá rồi! Hôm nay gặp được quý vị, không biết quý vị có còn thích Nhạc Trẻ nữa hay không? Nhưng tôi đến đây với một sự hân hạnh được mời là một trong những người giám khảo chấm thi cho cuộc thi Ca Sĩ Tượng Vàng ngày mai. Và cuộc thi này dành cho thế hệ tương lai, mà chúng tôi có thể tạm gọi là "thế hệ sau" ở hải ngoại. Tôi cho đó là một vinh hạnh rất đặc biệt, vì ngày mai tôi sẽ hợp cùng một số người trong ban giám khảo khác để cố gắng có thể tạo dựng được một nền thế hệ Nhạc Trẻ Việt Nam Mới tại hải ngoại sau này. Chúng tôi hy vọng được quý vị ủng hộ, nhất là ủng hộ các em từ khắp nơi trên thế giới, nhất là các em ở các nơi rất là xa, như Âu Châu hoặc từ nhiều tiểu bang khác. Chúng tôi có vài lời như vậy, và xin cám ơn quý vị.

H.O. Phạm Văn Tiên (PVT).- Tôi xin chân thành cám tạ các bậc đàn anh. Tôi thì thật là nhỏ bé, không dám ăn dám nói điều gì trong ngày hôm nay. Bởi vì tôi nghĩ tôi không đáng là một hạt bụi bay trên không trung, đưa tôi lên sân khấu như thế này, nên tôi không dám nói gì. Tôi xin cảm tạ mọi người.

QN: Xin cám ơn anh Trường Kỳ và ông Phạm Văn Tiên. Kính thưa quý vị. Trước khi bước qua phần kế tiếp của chương trình, chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu đến quý vị một số quý vị lãnh đạo các tôn giáo có mặt ngày hôm nay. Đó là Mục Sư Nguyễn Xuân Sơn của Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm VN, Thượng Tọa Thích Nguyên An (Chùa Cổ Lâm), và kế tiếp là Hiền Huynh Dương Thanh Liêm của đạo Cao Đài. Và kính thưa quý vị, chúng tôi cũng xin được phép giới thiệu đến quý vị những người ở xa đến với chúng ta. Đó là nhạc sĩ Nam Lộc, nghệ sĩ Trường Kỳ, nhạc sĩ Phạm Mạnh Đạt, giáo sư / nghệ sĩ Lê Quý An, và đạo diễn đi?n ảnh Nguyễn Long. Ngoài ra chúng tôi thấy có sự hiện diện của anh chị nhạc sĩ Từ Công Phụng đến từ Portland, Oregon. Kính thưa quý vị, về phía nghệ sĩ thì lát nữa tôi sẽ giới thiệu đến quý vị một người rất đặc biệt, nhưng tạm thời chưa giới thiệu. Bây giờ chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị phái đoàn báo chí từ California tới đây thuộc Hiệp Hội Báo Chí Truyền Thông Việt Ngữ tại Hoa Kỳ, là anh chị Phó Chủ Tịch Tô Kiều Phương. Anh Phó Chủ Tịch đặc trách tài chánh là ký giả Trần Đông Phương . Kính thưa quý vị, hôm nay báo chí địa phương thì chúng tôi cũng thấy có anh Lê Điền (Chủ nhiệm tuần báo Chính Luận. Ngoài ra, chúng tôi biết rằng chúng tôi có nhiều thiếu sót, nhưng nếu chúng tôi giới thiệu hết các nhân vật hiện diện sẽ rất mất thời giờ của quý vị. Bây giờ chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một người rất là đặc biệt, đã xa cách chúng ta gần 30 năm nay rồi. Đó là danh hài Phi Thoàn, xin mời Phi Thoàn lên sân khấu. Kính thưa quý vị, anh Phi Thoàn đã nói rằng tối nay sẽ quậy cho bà con vui, và gặp bạn bè chơi. Quý vị có thấy anh Phi Thoàn coi trẻ như ba mươi mấy chưa, mặc dù anh ấy hơn tôi một con giáp.

Phi Thoàn (PT).- Phi Thoàn xin kính chào quý vị. Dạ kính thưa quý vị, hôm nay cũng nhờ lời mời của anh Quốc Nam, thành ra mới họp mặt được với quý vị, chớ làm sao có dịp được họp mặt với quý vị đặc biệt như ngày hôm nay. Phi Thoàn không biết nói gì hơn, kính chúc quý vị trường kỳ sức khoẻ, mạnh mẽ trên con đường làm ăn kinh tế phát tài và phát mãi mãi. Xin kính chào quý vị!

QN.- Nè, sao ông hẹn ông quậy mà ông quậy ít vậy ông Phi Thoàn? Kính thưa quý vị, hôm nay có một điều đặc biệt nhất là chúng tôi quan tâm tới phong trào nhạc trẻ trước năm 75, cùng với tuổi trẻ Việt Nam sau năm 75. Bây giờ chúng tôi xin mời 2 nghệ sĩ Nam Lộc và Trường Kỳ lên sân khấu cùng một lúc ạ! Xin mời 2 anh dẫn đầu Phong Trào Nhạc Trẻ Việt Nam lên kể cho chúng ta nghe một chút kỷ niệm về phong trào này... Tôi biết rằng chúng ta không có nhiều thời giờ, sau đó chúng ta còn tâm tình ăn uống chút đỉnh và nghe các em hát. Vâng, xin 2 anh tâm tình một chút về phong trào nhạc trẻ Việt Nam trước năm 75, lúc nào và làm sao... Anh Nguyễn Long có kể với chúng tôi rằng: tại vì phong trào nhạc trẻ lên rất là mạnh, Trường Kỳ và Nam Lộc được gọi là "Vua Nhạc Trẻ" thì kinh khủng lắm. Kính thưa quý vị, có một điều đặc biệt là anh Nguyễn Long và nhạc sĩ Phạm Duy là hai người MC đầu tiên của sân khấu tân nhạc VN. Dạo anh Nguyễn Long mới 12 tuổi thì chỉ đứng trong màn nói ra mà thôi! Không có dám ra sân khấu, phải không anh? Có một hôm sân khấu trống trơn, thì anh Long phải chạy ra ngoài mà nói, thành ra anh lại là người đầu tiên dám nhảy ra ngoài màn sân khấu mà giới thiệu chương trình. Ngày nay, quý vị xem những cuốn Vidéo của Trung Tâm Asia, thấy anh Nam Lộc làm MC dĩ nhiên là khỏi chê rồi! Hôm nay, vấn đề mà chúng tôi quan tâm nhất là khơi dậy Phong trào nhạc trẻ Việt Nam trước năm 75. Và hôm nay, quý vị có thấy chăng? Trong một khung cảnh thật là ấm cúng, chúng tôi đã đốt lửa lên. Quý vị có thấy nơi đây không có ánh sáng đèn điện, phải không ạ? Nghĩa là đốt lửa để chúng ta sinh hoạt. Tôi nghĩ đó là một điều ít khi xảy ra tại Cao Nguyên Tình Xanh Washington lắm. Quý vị là những người khách quý lắm mới có mặt ở đây. Buổi tối hôm nay, ngoài quý vị trong giới tân nhạc, tôi lại thấy một soạn giả cải lương tên tuổi là ông Thiên Lý nữa, anh Nam Lộc ạ! Ngoài ra, còn có những bạn trẻ rất là giỏi dang hôm nay có mặt ở đây, như Tiến sĩ Bùi Trần Vĩnh Phước (từng làm việc trong Ban Cố Vấn Y Tế của Tòa Bạch Ốc thời Tổng Thống Bill Clinton) . Nhiều hình ảnh đẹp tối nay lại được ghi nhận bởi hai nhiếp ảnh gia Master Trịnh Hoàng Lộc và Nguyễn Cung (nguyên Phụ Tá của đạo diễn Bùi Sơn Duân ở Việt Nam). Bây giờ xin mời 2 anh Nam Lộc và Trường Kỳ tâm tình với cử tọa về Phong trào Nhạc Trẻ tại Việt Nam trước năm 75.

NL.- Một lần nữa xin cám ơn anh Quốc Nam. Để khỏi mất thì giờ của quý vị, bởi vì trong không khí thân mật thế này, anh Quốc Nam đã cho phép thì tôi xin nói rất là nhanh. Có lẽ đây là lần đầu tiên hai chúng tôi nhắc lại câu chuyện về Nhạc Trẻ trước năm 75, thì để xin anh Trường Kỳ nói cái lý do nào mà anh là một người rất là hiền lành, một người rất là chân tình, thì tại sao lại là một "Vua Hippy" ở Việt Nam? Sau đó tôi sẽ nói đến phần 2 là phần chúng tôi muốn đem xã hội, đem cộng đồng vào trong Nhạc Trẻ, để cho có sự phục vụ tuổi trẻ cũng như là công tác có được ý nghĩa hơn. Tôi xin được nói trong phần sau. Vậy thì phần đầu xin anh Trường Kỳ nói sơ về lý lịch của ông “Vua Hippy” như thế nào, phải không ạ?

TK.- Kính thưa quý vị, cũng nhân tiện đây tôi xin mượn sân khấu nhỏ bé này, để tâm tình với quý vị một chút xíu. Về chuyện mà người ta gọi tôi là "Vua Nhạc Trẻõ. Thật ra cái tên đó tôi sợ lắm. Thứ nhất tôi được gọi là "Vua Nhạc Trẻ" mà tôi không biết đàn, không biết hát. Đặc biệt là ở chỗ đó. Thứ hai người ta gọi tôi là "Vua Hippyõ, thật tình thì tôi cũng thấy tôi hiền lành thật, mà không hiểu sao người ta gọi tôi là "Hippyõ. Tôi cũng không biết hút sách, không biết cờ bạc gì cả. Có phải quý vị tưởng tượng hồi xưa là tóc tai dài là Hippy, là bê bối ghê lắm? Thật tình là tôi không có gì cả. Đúng ra là tôi ham việc viết báo, tôi vào ngề báo đầu tiên từ năm 63. Tôi là người rất yêu nhạc, và tôi dùng báo chí để viết những bài báo về ca nhạc. Về nhạc trẻ, đầu tiên là về nhạc ngoại quốc. Sau đó tôi viết về nhạc Việt Nam, đó là thời kỳ đầu thập niên 60. Nhờ những bài báo mà tôi đã viết ở Saigon thời đó, mà tôi luôn luôn hướng về sinh hoạt nhạc trẻ, bởi thế có một số ký giả thương yêu đặt tên cho là "Vua Nhạc Trẻõ. Cho nên tôi đành phải nhận danh từ đó mà thôi! Nhưng mà tới năm 75 thì phong trào Hippy lên cao, thật ra hồi còn bé, hồi còn nhỏ thì tôi cũng đua đòi ghê lắm, cũng để tóc tai dài để cho hợp thời trang, thực ra tôi không có tinh thần Hippy tí nào cả. Người ta nhìn bề ngoài của tôi và nghĩ rằng: chắc ông này Hippy ghê lắm, nên đặt cho tôi thêm cái tên là "Vua Hippyõ. Tôi đành mang oan 2 tên đó thôi! Hôm nay, tôi tâm tình với quý vị như vậy về sinh hoạt của tôi, lúc nào tôi cũng hướng về ca nhạc cả, vì ca nhạc đối với tôi là nguồn sống. Tất cả cuộc sống của tôi gần 40 năm nay đều dồn về ca nhạc, mặc dù tôi không biết đàn, biết ca, nhưng tôi luôn luôn đi sát với các anh chị em nghệ sĩ từ đạo đó tới nay. Tôi rất cảm động hôm nay được đứng đây, và nhìn vào phía tay trái của tôi những thí sinh sắp sửa dự thi ngày mai, và tôi hy vọng đó là thế hệ mới được tiếp nối Nhạc Trẻ Việt Nam hồi trước. Thật ra tôi chỉ có một vài lời tâm tình như thế. Tôi quen anh Nam Lộc từ năm 68, Lộc còn nhớ không? Tôi là một người đầu tiên hướng dẫn phong trào nhạc trẻ. Và từ năm 68, chúng tôi đã luôn luôn sát cánh song song với nhau, mặc dù bây giờ tôi ở xa, ở bên Canada, và Lộc ở Califonia; nhưng chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên với nhau, hầu như là hằng tuần và hằng tháng. Bây giờ tôi xin nhường máy lại cho anh Nam Lộc, và xin kính chào quý vị.

NL.- Cám ơn anh Trường Kỳ. Thưa quý vị, anh Kỳ là 1 trong những người sống với âm nhạc, sống với tình cảm; và thời gian đó trong lứa tuổi teenager, tuổi trẻ rất là yêu nhạc, mà lúc đó không khí chiến tranh ở Việt Nam, những người tuổi trẻ Việt Nam họ sống nhiều khi rất là vội vã. Cho nên nghe nhạc để quên đi những buồn đau, những lo xa về chiến tranh; đôi khi học trong trường về nhà thì vùi đầu vào âm nhạc. Nguy hiểm hơn nữa là nhạc ngoại quốc, càng ngày các em càng yêu nhạc ngoại quốc hơn nhạc Việt Nam. Vì thế cho nên, đầu tiên chúng tôi nhìn thấy số lượng tuổi trẻ Việt Nam đi theo nhạc ngoại quốc rất là cao ngay, cả nhạc phản chiến nữa. Quý vị cũng nhớ, như nhạc Trịnh Công Sơn và những sáng tác sau này. Cho nên tôi và anh Kỳ có tỏ ra lo lắng là làm thế nào để chúng ta có phần trách nhiệm trong vấn đề hướng dẫn tuổi trẻ, bởi vì chúng tôi là những người bày đầu ra nhạc cho tuổi trẻ. Cho nên chúng tôi có rất nhiều fans, có rất nhiều khán giả. Tôi với Trường Kỳ có đưa ra ý kiến là làm thế nào để chúng ta đem những sinh hoạt nhạc trẻ, nhưng có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho xã hội. Đó là lý do chúng tôi xin phép Chính Phủ cho tổ chức những đại nhạc nhạc trẻ ngoài trời, và tất cả tiền thu được đều xung vào quỹ để giúp cho cô nhi quả phụ chiến tranh. Kính thưa quý vị, không thể nào ngờ được đại nhạc hội như vậy mà thu phục được vào khoảng từ 15 đến 20 chục ngàn người; tuy nhiên cái điều hãnh diện mà tôi đã nói với quý vị là tất cả các em yêu nhạc trẻ đến đó, họ gào thét, họ đàn hát, chúng ta muốn cho họ có cơ hội để biểu tỏ tâm tư của họ, ý muốn, ý thích của họ, cái kết quả là để đóng góp cho xã hội, đóng góp cho cộng đồng. Và chính những sự đóng góp đó đã từ từ lôi cuốn các em vào con đường sinh hoạt, gần gũi với cộng đồng hơn. Sau đó, đây là cái điểm duy nhất mà chúng tôi cảm thấy là đã làm được, và muốn có một cái sinh hoạt có hiệu quả. Thứ hai nữa, sau khi các em chỉ suốt ngày lo hát nhạc ngoại quốc, tôi với Kỳ nghĩ ra rằng làm thế nào để các em hát nhạc Việt Nam, cũng không phải là điều dễ. Cho nên chúng tôi nghĩ ra phương cách Việt hóa nhạc trẻ, tức là chúng tôi viết lời của những bản nhạc ngoại quốc. Làm như vậy thì các em vẫn hát được nhạc ngoại quốc, nhưng mà dùng lời Việt. Vì thế cho nên chúng tôi viết những ca khúc như là Mây Lang Thang, Rồi Mai Đây của Trường Kỳ, hay Trưng Vương Khung Cửa Mùa Thu v.v... Tất cả những bài hát đó đều là nhạc ngoại quốc cả. Tôi có tâm sự với anh Trường Kỳ là rất nhiều người gọi tôi là "Nhạc Sĩõ. Thật ra tiến là "Nhạc Sĩ" nhưng mà tôi không hề viết ra một nốt nhạc, bởi vì chúng tôi chỉ đặt lời cho những ca khúc ngoại quốc đó thôi! Thế thì Phong trào Nhạc Trẻ, Việt Hóa nhạc trẻ thuở đó thành công có thể nói là rất lớn lao, và có thể nói là ngay bây giờ những ca khúc đó vẫn được phổ biến rộng lớn trong cộng đồng chúng ta. Những ca khúc như tôi vừa trình bày, những bài hát mà chúng tôi đã viết cách đây rất nhiều năm. Kính thưa quý vị, đó là những đóng góp mà chúng tôi cho rằng là tích cực, để sinh hoạt cùng với mọi người. Nhưng khi bước chân ra khỏi Việt Nam, đặt chân đến Hoa Kỳ, như tôi vừa thú nhận với quý vị, tôi chưa hề viết một nốt nhạc nào khi đến Mỹ; nhưng khi đến trại tị nạn, với tấm lòng của một người xa quê hương, của một người bỏ lại gia đình, của một người sống cô đơn nơi xứ người, nên không hiểu như thế nào chỉ vài tháng sống ở trại tị nạn, tôi đã sáng tác những ca khúc như: Saigon Ơi Vĩnh Biệt, Người Di Tản Buồn, Tự Do Ơi Tự Do v.v... Tất cả đã nảy sinh từ đó ra. Tôi cho rằng "nhạc trẻ" hay không, thì đó chỉ là tấm lòng của mỗi người trong từng giai đoạn mà thôi. Chớ chúng ta cũng đều có những cảm xúc như nhau, chúng ta đều là những người mang trái tim Việt Nam, và chúng ta đều có sự rung động giống nhau. Vì thế cho nên tôi nghĩ rằng tiếng "Nhạc Trẻ" tiếng "Vua Hippy" chỉ là những kỷ niệm thời trước, chớ thật sự ra quý vị gặp anh Trường Kỳ bây giờ và chúng tôi, thì chúng ta cũng không có gì khác gì nhau. Chúng ta cũng là những người yêu nhạc, có tâm hồn văn nghệ và yêu quê hương đất nước mà thôi. Trong ý niệm đó, tôi thành thật cám ơn ban tổ chức đã cho chúng tôi tham dự buổi sinh hoạt ngoài trời có ý nghĩa như ngày hôm nay. Một lát nữa đây, có lẽ chúng ta sẽ được nghe một vài nhạc khúc, phải không ạ? Dạ vâng, cám ơn anh Quốc Nam, cám ơn quý vị đã lắng nghe và cho tôi một vài phút chia xẻ đến nói chuyện cùng quý vị. Vâng, cám ơn anh.

QN.- Vâng, xin cám ơn anh Nam Lộc rất nhiều. Anh Nam Lộc đã từng hỗ trợ chúng tôi từ những ngày đầu tiên của Giải Quốc Tế Ca Sĩ Tượng Vàng, từ San José cho tới Seattle. Kính thưa quý vị, sau khi chứng kiến "Phong trào Nhạc Trẻ VNõ, thì bây giờ chúng ta đã già rồi. Bây giờ lại tới phần của tuổi trẻ Việt Nam. Đó là 2 phần: phần thứ nhất nói về nhạc trẻ trước năm 75. Bây giờ tôi mời được hai nhân vật đã từng tạo được phong trào nhạc trẻ Việt Nam đến đây để chia xẻ với các em có mặt tối nay, và đặc biệt là những người tuổi trẻ Việt Nam khắp hải ngoại đã hướng về Giải Quốc Tế Tượng Vàng trong 15 năm qua. Đó là một điều ý nghĩa nhất của ngày hôm nay, của những người có tâm hồn yêu Nhạc Việt chúng ta đến họp với nhau ngày hôm nay. Chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một người ca sĩ rất là trẻ, một người qua Mỹ tuy không sớm, nhưng mà có một trình độ khá cao để có thể dạy học ở những trường Mỹ được, đó là nam ca sĩ Kevin Khoa , xin quý vị một tràng pháo tay thật lớn cho Kevin Khoa của Trung Tâm Diễm Xưa...

Sau đó, nam ca sĩ Kevin Khoa đã giới thiệu chương trình thật linh đông. 12 tiếng hát mới đã lên sân khấu mỗi thí sinh ca sĩ trình bày một nhạc phẩm, với phần nhạc đệm của 2 nhạc sĩ Lê Trọng Cảnh và Bạch Quang Cậy. Vào lúa 9:45 giờ tối cùng ngày, buổi văn nghệ bỏ túi và tiếp ân thần mật chấm dứt, giữa sự lưu luyến của mọi người khi rời Công Viên Tượng Vàng Việt Nam trên Cao Nguyên Tình Xanh Washington.

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002