Đại Chúng số 107 - ngày 1 tháng 10 năm 2002

BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁ BASA?

Người thứ Chín biên soạn

Sau đây là vài lời đối thoại với bạn hữu trên mạng Thư Viện Việt Nam OnLine về cá Basa. Nay chúng tôi xin trích đăng lại tất cả về cá Basa cho quý bạn hiểu trhế nào là cá Basa.

Khoảng thời gian gần đây chúng ta nghe nói về cá Basa xuất cảng từ VN sang Hoakỳ, và bị nhóm nuôi heo... xin lỗi, nhóm nuôi cá của Mỹ xúm nhau đánh hội đồng. Trên 508 trại nuôi heo... xin lỗi nữa, nuôi cá xúm nhau nộp đơn tập thể mà muốn đá cá Basa VN ra ngoài, còn trong khi đó nhóm nuôi tôm Sú của Trung Quốc ào ạt tung vào thị trừơng Mỹ làm nghành nghề đánh tôm của ngừơi Việt tại Alabama rất nguy khốn, những người Việt tại Alabama chuyên nghề đánh tôm bị nhóm tôm của Trung Quốc bán vào Mỹ với giá phá nát chuyện mần ăn của Việt kiều. Vậy mà Hoakỳ vẫn im re. (bài này không nói đến Chánh Trị vì tôi rất yếu chánh trị nghen... nhớ ngày xưa còn đang quân trường học đến giờ Chiến tranh Chánh Trị là tôi muốn ngáp thật lớn và định leo cửa sổ rồi, nhưng sợ đánh rớt ra Trung Sĩ nên ráng chống mắt cụp đuôi mà nghe Chánh Trị giảng bài. Thiệt đó!)

Truớc khi trình bày về cá Basa xin nghe bạn hữu nói dùm về cá Basa.

1.- Tại sao Trung quốc nuôi trồng thủy sản thành công về tôm sú của Trung quốc mà chịu thua cá Basa Việt Nam?

2.- Tại sao Hoa Kỳ, nhất là 508 trại nuôi cá trên toàn quốc 50 tiểu bang Hoakỳ lại sợ cá Basa Việt Nam mà không sợ tôm cá của Argentina, Brazil, Mexico, Thailan, Paraguay, Trung Hoa đông lạnh đang tràn ngập thị trường chợ búa Á Đông?

3.- Tại sao Thái Lan xứ này là bậc đàn anh về nông sản thủy sản có mặt tại thị trường thực phẩm Hoa Kỳ từ lâu, truớc VN qua mà vẫn không cự nổi giá cả phẩm lượng của cá Basa Việtnam?

4.- Thế nào là cá Basa?

5.- Nuôi cách nào?

6.- Tại sao người Việt nuôi cá giỏi hơn người Miên (xin lỗi) người Cambodge? mà trong khi đó ngừơi Cambodge họ ăn cá truớc dân Việt từ lâu kể từ khi ngừơi Việt từ Đàng Trong đi xuống mà họ vẫn nuôi cá không giỏi bằng người Việt. Còn nhớ câu thơ không? "Nhớ từ thưở mang gươm đi mở cõi... nghìn năm vẫn nhớ đến Thăng Long...” mà những người mang gươm này lại không giỏi nghề nuôi cá bằng dân Nam Kỳ Lục Tỉnh?

7.- Cá Basa có họ hàng gì với cá Pa Blu bên Lào không? Có con nặng đến 200 kg là chuyện thường (nay gần hết rồi vì họ đánh bằng mìn nên cá con chết hết). Cá Pa Blu này tại Ai Lao người dân ăn vẫn thấy như thừơng nhưng người Thái thì xem là món ăn trường thọ.

8.- Ai từng ăn cá Basa này tại California?

Trả lời của một thành viên Thư Viện Việt Nam như sau:

Cá Basa thuộc họ cá mèo (catfish) là những loại cá có râu mép dài. Cá Basa Việt Nam nuôi mau lớn và thu hoạch gấp mấy lần nuôi tôm hùm. Cá Basa Việt Nam nuôi chỉ cần nửa thời gian nuôi của cá mèo Mỹ. Cá Basa ăn tạp, kể cả ăn chất thải của người. Sau khi cá đã phát triển hết mức, người nuôi vớt cá sang hồ để cá thải hết chất dơ trong bao tử (nếu để cá trong hồ quá lâu, khi bắt làm thịt cá sẽ có mùi rêu rất khó ăn). Ở Việt Nam người ta nuôi cá trên bè hoặc thuyền và bằng phương pháp kỹ nghệ, có nhiều nhà sản xuất giống cá Basa [phương pháp tạo trứng là của một chuyên gia người Pháp vào khoảng năm 2000 (?)]. Mỹ có tiêu chuẩn do chính phủ liên bang đặt ra và các nhà sản xuất cá mèo phải tuân theo, đồ ăn và nước nuôi cá, điều kiện nuôi cá... đều đòi hỏi nhiều tiền bạc hơn cách nuôi của Việt Nam. Vả lại các nhà nuôi cá ở Mỹ đã đi vào chỗ thặng dư khi họ phát triển việc nuôi quá nhiều cá mèo.

Tên của cá Basa: Basa, Basa fish

Họ: BOCOURTI

Gia đình: BOCOURTI CATFISH, BOCOURTI FISH

Tên khoa học: PANGASIIDAE, Pangasius bocourti

Dòng: Siluriformes

Loại: Actinopterygii (ray-finned fishes)

Dài nhất: 120 cm SL (male/unsexed; Ref. 30857)

Môi trường sống: nước lợ, nước ngọt

Tìm thấy: ở Á Châu, lòng sông Mê Kông và Chao Phraya.

Cá Mèo là tiếng chỉ chung 31 gia đình (family) và 2,000 loại (species) thuộc về Siluriformes, đa số sống vùng nước ngọt. Cá Mèo được tìm thấy hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng có nhiều giống loại nhất ở Bắc Mỹ. Cá Mèo dễ nhận diện nhờ các "râu"; Cá Mèo không có vảy; có gai nhọn ở trên lưng và ngang ngạnh. Da cá hầu như hoàn toàn được bảo vệ bằng xương cứng (armored). Đa số Cá Mèo có mắt nhỏ và thường chỉ thính miệng, thính mũi và thính tai. Toàn thân cá và nhất là râu cá có những "taste buds" để nếm đồ ăn. Nhiều Cá Mèo không hoạt động ban ngày, chỉ kiếm ăn ban đêm.

Cá Mèo nước ngọt sống dưới chui trốn dưới đáy, trong những phần kín của sông hoặc ao hồ; nếu những chỗ trốn kín đáo bị dọn sạch, Cá Mèo sẽ không đẻ trứng. Một trong những Cá Mèo mẹ hoặc cha sẽ canh giữ trứng đến khi trứng nở. Trướng dạng hơi lớn, 2 đến 10 mm (0.1 to 0.4); Cá Mèo đực và vài loại Cá Mèo sống ở biển ngậm trứng trong miệng. Cá Mèo loại Ictaluru là kỹ nghệ quan trọng trong vùng Bắc Mỹ. Cá Mèo Bắc Mỹ hình dánh thông thường, so với loại Cá Mèo ở những vùng khác. Có nhiều trường hợp Cá Mèo (parasitic catfish) tên candiru, Vandellis cirrhosa, hình dáng nhỏ bé vùng Nam Mỹ đã từng chui vào vùng kín của những người dầm mình trong nước. Cá Mèo điện (electric catfish) tên Malapterurus electricus, sống vùng Châu Phi, có khả năng tạo điện thế mạnh đến 350 vôn, có thể giết chết một em bé. Cá đầu rồng của Trung Quốc, Clarias batrachus, có phổi thở được trên cạn và rất háu ăn, hung dữ, hiện cá này đang trở thành mối lo của tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Cá Mèo ở Việt Nam có nhiều loại, loại được nhập cảng vào Hoa Kỳ và có sức bán cao là cá basa Pangasius bocourti (đa số sống ở vùng sông Mê Kông). Cá Mèo ở Châu Âu, con "wels", Silurus glanis, là loại Cá Mèo nước ngọt lớn nhất; nó có thể dài đến 4.5 m (15 ft) và nặng of 300 kg (660 lb).

Câu trả lời của một thành viên tại Thư Viện VietNam Online:

Cùng em P34567, truớc khi nói về đề tài Cá basa thì anh nói sơ qua về anh một chút. Anh quê Châu Đốc (đừong Thủ khoa Huân, kế nhà thương Châu Đốc) truớc kia gia đình bên Ông Cố (xưa rồi 1918-1924) là chủ trại Biển Hồ Nam Vang. Người xưa có câu "NamVang đi dễ khó về, trai đi có vợ gái về có con” nghĩa là người Lục Tĩnh lên NamVang là sống về nghề đánh cá tại Biển Hồ. Tới mùa nuớc nổi, không thấy đâu là bờ là bến nếu có người già chết thì người ta chèo xuồng chở xác tìm nơi thật xa, đóng ván trên cây và gởi nơi đó. Đợi hết mùa nuớc nổi nghĩa là hết mùa làm cá thì ngừơi ta đem về đất liền chôn cất. Mùa làm cá khoảng 6 tháng trong năm, còn dư lại là đánh bài, hút sách, ăn nhậu... v.v... Và tất cả hầu như nghề đánh cá và làm cá tại Biển Hồ TonleSap là người Việt Nam hết 95%, người Miên họ làm không lại người Việt đâu. Có mùa cá trúng thì ngừoi ta phải bỏ bớt cá vì sợ lưới rách. Cá nhiều đến đỗi người ta nấu cá làm dầu rẻ hơn đến dầu đậu phộng.

Còn tại Châu Đốc thì rất nhiều người nuôi cá. Cá nuôi dể hơn nuôi heo và bán quanh năm, hết đợt này đến đợt kia.

Một Bè nuôi cá Basa khoảng 30 tấn cá tốn khoảng 100 triệu đồng bạc VN (nay giá $USD = 15 ngàn đồng VN). Giống cá bán trung bình là 3500 $ (đồng cho 1 con cá Basa và 1500 $ đồng cho 1 con cá Tra) Có lúc cá Tra rớt giá nhiều vì cá tuôn từ Nam Vang xuống, chớ cá basa thì vẫn giữ yên giá hay cao hơn vì thịt ngọt. Thức ăn cho cá mua theo công nghiệp là khoảng 2000 $/ kg. Nuôi thức ăn tốn khoảng 3-4 kg thức ăn thì đuợc 1 kg cá (nghĩa là ngư dân nói tóm là 3 kg đồ ăn đuợc 1 kílô cá. Còn Heo thì khác, tốn nhiều hơn (nuôi heo tốn nhiều nhất là thuốc thang còn cá thì ít hơn hay không có). Khi bán ra thì trung bình cá Basa giá 13 ngàn đồng VN / kg. Con cá trên 10 kg là thường còn cá Tra trên Biển Hồ có con nặng đến 40 kg là thường. Giá bán cá Basa từ Việt Nam cho Mỹ tại F.O.B tại cảng VN là $1.15 USD - $1.5 USD / lb (hay $2 - $3 USD / kg). Em có biết danh từ F.O.B hay không?

Năm 1999 Việt Nam xuất sang Mỹ có 2 triệu pounds, đến năm 2001 lên đến 17 triệu pounds cá Basa.

* Cá Catfish em dịch là: "Cá Mèo" đúng ngay choóc... nhưng khi anh về thăm Mẹ tại Châu Đốc thì người ta cười gần chết. Cá Catfish người Hà Nội gọi là "Cá Nheo" và nay thành tên luôn rồi.

a.- nếu em đi nhà hàng hay vào tiệm hủ tiếu người Hoa, em kêu tô hủ tiếu cá gà thì cá mà em ăn đó là cá Basa đó, còn em mua cá Catfish về thì thịt nó không dai bằng cá Basa đâu.

b.- Cá Basa vào Mỹ theo dạng filet (nghĩa là khâu chế biến cá người ta lóc hết da và xưong chỉ còn thịt nạc cá dầy thật dầy rồi họ bao nylon và cho vào lò freezer đông lạnh chở đi xuất khẩu).

c.- Cá nuôi tại Hậu Giang thì người ta nhờ con sông hay một hồ lớn rồi bao bằng lưới rộng cho cá ăn thật là vui. Cá quẫy thật mạnh và ăn mạnh hơn heo nữa, còn cá nuôi tại trại cá Hoa Kỳ thì bị chim ăn hao hụt hết 30%... nên nhớ luật Hoa Kỳ cấm bắn chim nên lượng cá bị hụt thì ai trả tiền đây? Như vậy cá catfish made in USA phải đắt rồi. Vì nuôi cá bằng giòng sông chảy nên dư sức lượng oxy cho cá thở còn tại Mỹ thì phải dùng máy bơm không khí cho cá thở. Xứ Mỹ ít mưa và nắng nhiều nên phải mua nuớc chánh phủ vào hồ còn cá VN thì sông ruộng trời bay mây gió mà. Nếu dòng sông chảy đều và sâu khoảng 1.3 mét thì có thể thu đuợc 150 - 170 kg cá Basa. Vì Hoakỳ xứ có mùa Đông nên cá lớn đến 7, 8 tháng còn dư lại là cá "ngũ Đông" nghĩa là cá không lớn và biếng ăn. Còn Việt Nam hay Hậu Giang thì không có mùa Đông và nước chảy nóng ấm quanh năm nên cá không có "ngủ Đông".

Tại sao Hoakỳ kiện Việt Nam về phá giá cá catfish?

Câu hỏi thành viên Thư Viện Việt Nam đặt ra:

Theo như em nói cá Basa chính là loại Catfish thì bên VN họ cũng mong như vậy, nhưng Hoa Kỳ thì không muốn nhập cục danh từ cá basa VN là catfish vì họ có luật đánh thuế rất rẻ cho cá Catfish, còn loại khác thì đánh đến 50% Tax...Vì Hoa Kỳ có đạo luật từ lâu là ủng hộ giá rẻ và hàng năm mua đến $160 triệu USD Catfish cho chương trình trẻ em ăn tại trường học với giá rẻ hơn bên ngoài. Nghĩa là các trại cá catfish người Mỹ tại Mỹ thì đương nhiên vào chương trình này rồi. Nên Quốc Hội vừa qua (khoảng trên 1, 2 năm gì đó) chỉ có catfish của Hoa Kỳ mới gọi là catfish còn các loại các ngoại quốc cho dù ông nội cùng màu da DNA cũng không đuợc gọi là Catfish thì tính theo tiêu chuẩn hạn chế gấp đôi.

d.- Vì người Hoa kỳ sợ ăn thịt sẽ gây bệnh tim mạch nhiều hơn cá và người ngoại quốc nhập cư vào đây rất nhiều nên lựong tiêu thụ cá tại Hoakỳ như sau: 2600 tấn cho năm 1970, đến 275 000 tấn cho năm 2001. Vì nhiều người theo đạo không ăn thịt Bò hay Heo và tất cả đạo nào cũng đều OK với Cá hết.

Việt Nam mới bắt đầu sản xuất cá Basa sang Mỹ năm 1996 mà thôi, năm 1998 thì lựơng cá lát catfish đông lạnh chỉ đến 260 tấn, nhưng năm 2001 thì lên đến 7800 tấn.

Nơi nuôi nhiều cá catfish nhất Hoakỳ là Indianola City/Mississippi, chiếm đến 94% catfish tòan quốc Hoakỳ. Người gây chiến dịch cấm cá VN là ký giả Timothy R. Brown. Lúc đầu thì tên này nói cá VN có chất độc da cam hay thuốc sát trùng làm Bộ Y tế Hoakỳ vất vả thử nghiệm hàng tấn cá VN vào, rồi họ cho ngừoi sang Châu Đốc đo thuốc độc trong nuớc sông và thịt cá. Rồi kết quả không có thì tên này bắt VN không đuợc nói danh từ "catfish" nữa mà ghi là Basa chịu luật khác hơn.

Và như vậy cá Basa ViệtNam phải có tên là: "Hypo Basa" (loại này có môi hồng hồng, chút lưng vào vảy hơi hồng hồng, rất nặng và háu ăn, thịt ngon thơm) – "Sutchi Basa" (nhỏ con hơn, môi hơi tai tái và hay nhảy khỏi tay người cầm) và loại chót là: "Trasa" (nhọ con nhất nhà).

Vì ông Bush ra luật năm 2002 là không đuợc dùng ngân sách Hoa Kỳ mà nhập các loại cá có tên là Catfish nên hiện nay cá Basa đổi tên là "Swai" (tên cá Tra Thái Lan)

Theo định nghĩa của luật quốc tế về cá da trơn thì cá da trơn kể luôn catfish có đến 300 loại, nên có thể gọi Catfish cho cá Tra hay cá Vồ hay cá Bông Lau cũng được và Hoa kỳ nên gọi Catfish USA thì đúng hơn. Catfish USA là loại cá mà chợ Á Đông mua về bỏ trong hồ kính có máy bơm hơi bong bóng mà ta thường lựa chọn về ăn, và người chủ chợ gọi nó là "Cá Bông lau". "Anh ăn canh chua cá Bông Lau hay không?"

Hiện nay Tháilan, Cambodge và Việt Nam đang điên đầu về định nghĩa cho vừa lòng Hoakỳ. Cá Tra có thể dùng tên như sau "Basa, Bocourti, Basa Bocourti,..."

*** Lời ghi chú: Vì anh có liên hệ với ngành nghề cá nên anh có thể nói là: ngày xưa Cá Tra tại Biển Hồ NamVang ngon nhất, người Tiều họ phơi khô làm khô cá Tra mặn ăn với cháo trắng thì hết sẩy... Rồi sau đó dân Hậu Giang lại dùng phân người mà nuôi cá Tra và cá Vồ... nhưng nay làm gì đủ cá để xuất cảng nên người ta nuôi cá như nuôi heo vậy.

P34567 có thể xem một tấm hình chụp một anh Hậu Giang triệu phú về nuôi cá Basa, anh chụp gần máy xay thực phẩm cho cá ăn. Thật sự thực phẩm gồm chút cám + bắp + thị xay + chất bổ + bí mật + bí mật... thì cá rất mau lớn. Khi nhìn cá ăn mình nhồi từng miếng cơm cho cá ăn, cá nó táp nghe xành xạch rất vui... tới giờ không cho nó ăn... thì nó cạ ghe lườn nhiều lần nhắc chủ là tới giờ ăn rồi. Ai có từng nuôi cá trong nhà thì biết liền.

Mến. Kỳ sau rảnh nói về nuôi tôm Sú và tôm Sú Trung Hoa khác tôm sú Việt Nam thế nào.//

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002