Đại Chúng số 107 - ngày 1 tháng 10 năm 2002

WEST NILE VIRUS (WNV)
MỐI HIỂM HỌA MỚI CHO HOA KỲ

Phong Thu

(Tổng hợp từ tài liệu của CDC và tạp chí U.S News & World Report)

Đầu mùa hè, khi những cơn mưa đầu tiên đổ xuống báo hiệu mùa hè thì siêu vi khuẩn West Nile cũng đã xuất hiện. Đài truyền hình CNN đã nói về sự xuất hiện của WNV và báo động rằng những nhà khoa học nghiên cứu môi sinh đã tìm thấy xác của hơn mười con chim chết tại Washington D.C do bị nhiễm WNV. Trung Tâm CDC (Centers for Disease Control and Prevention) lên tiếng khuyên mọi người nên phòng chống muỗi, xông khói khi tổ chức tiệc tùng ngoài trời, không được chứa nước trong ao hồ, xịt những loại thuốc ngoài da để chống bị muỗi đốt, mặc quần áo dài...Dù vậy, súc vật và con người cũng đã bị nhiễm bịnh ngày một gia tăng.

Tuần vừa qua, ngày 7 tháng 9 năm 2002, đài truyền hình CNN đưa tin rằng có một người đàn bà tại tiểu bang Geogia bị tử nạn. Trước khi chết, bà ta đồng ý tặng những bộ phận cơ thể để cứu những bệnh nhân khác. Bác sĩ bệnh viện chỉ xét nghiệm máu các loại vi trùng khác nhưng không chú ý đến WNV. Khi những bộ phận nầy được ráp cho bốn người khác thì có một người đã chết trên bàn mổ và ba người khác lập tức được điều trị kịp thời. Cái chết đột ngột nầy là do nảo bị "inflammation of the brain"- tạm dịch là viêm chứng hay bị phá huỷ do bị sưng to lên vì nhiễm WNV. Chính sự kiện nầy đã làm chấn động ngành y tế nước Mỹ. Những nhà khoa học và ngành y tế bắt đầu quan tâm và thông báo cho mọi người được biết chứng bịnh nguy hiểm nầy đang tiềm ẩn trong máu của nhiều người mà chúng ta chưa phát hiện kịp thời.

Vừa qua trong bài viết "Lời Cho Con", Phong Thu có nói một phần về WNV. Hôm nay, Phong Thu xin nhắc lại kỷ hơn về nguồn gốc của WNV. Theo USGS, West Nile Virus xuất hiện đầu tiên vào năm 1937, loại virus nầy được biết đến khi người ta phát hiện những người Africa, các nước Tây Á và Trung Đông bị nhiễm bệnh sốt. Nhưng mãi đến năm 1999, ở Western Hemisphere (Tây Bán Cầu) mới có bản báo cáo về tình hình nhiễm bệnh WNV về súc vật và con người. Siêu vi khuẩn West Nile vào nước Mỹ qua loại chim nhập cảnh từ Phi Châu. Những con chim nầy bị muỗi đốt và sau đó truyền sang cho con người. Đáng sợ nhất là loại muỗi nầy đẻ trứng và trứng của chúng có thể sống lâu trong vài năm. Chúng có thể tồn tại ngay cả trong những ngày mùa đông băng tuyết và chờ đợi cho đến khi trời ấm, mưa nhiều thì trứng nở ra con loăn quăn và biến thành muỗi rồi truyền bệnh cho chim chóc và con người. Trong năm 1999, chúng xuất hiện lần đầu tiên ở New York, rồi lan sang New Jersey, Connecticut, Washington D.C, Maryland. Trong năm tiểu bang trên có 66 người nhiễm bệnh WNV và có ít nhất 7 người chết. Năm 2000, giống muỗi nầy được tìm thấy ở 12 tiểu bang và tại Washington D.C có 2 người chết. Năm 2001, ở New York có 6 người chết vì nhiễm WNV.

Vào ngày 28 tháng 8 năm 2002, theo tài liệu của USGS và Science For A Changing Wold cung cấp, thì mối quan hệ nhiễm WNV đã lan rộng từ muỗi sang chim chóc, con người (lính gác, thú y dễ bị nhiễm bệnh), thú vật khác như mèo, chó, ngựa. Sự hiến máu và truyền máu cũng là nguyên nhân truyền bịnh cho nhau. Như vậy, số người bị nhiễm WNV mà CDC cung cấp vào cuối tháng 8 là 555 người và có 28 người tử vong. Đến hôm nay, thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2002, tờ Washington Post đã cho biết có đến 1,201 người bị nhiễm WNV và có 46 người tử vong. Nhưng theo tờ Washington Post đăng tải vào đầu tháng 9, người ta ước đoán số người nhiễm bệnh có thể cao hơn nhiều vì West Nile Virus đã lan rộng ở 37 tiểu bang Hoa Kỳ: Alabama, Arkansas, Connecticut, Distric Of Columbia, Florida, Geogia, Illinois, Indiana, Iowa, Kentucky, Louisiana, Maryland, Massachussetts, Michigan, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska, New York, Noth Dakota, Ohio, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Virginia, Texas, Wisconsin...Và rất lạ lùng là tiểu bang California nằm cách xa các tiểu bang có WNR, hôm nay cũng được xếp vào tiểu bang thứ 38 có siêu vi khuẩn West Nile.

Siêu vi khuẩn West Nile được truyền đi cho con người qua muỗi, nhưng không truyền đi giữa người và người khi tiếp xúc lẫn nhau. Chúng ta cũng không bị truyền bệnh khi dùng tay nâng xác một con quạ bị chết vì nhiễm WNR. Dù vậy, tốt hơn hết chúng ta nên dùng bao tay khi thấy xác một con chim bị chết mà chúng ta nghi là có nhiễm siêu vi khuẩn.

Những điều cần phải ngừa bệnh (prevention) mà theo tạp chí U.S News & World Report cung cấp:

- Không nên chứa nước quanh nhà và trong sân, mặc quần áo dài tay che chở cho cơ thể khi ra ngoài trời nhất là những lúc trời chạng vạng tối.

-Sử dụng thuốc trừ muỗi có chứa từ 30 cho đến 35 phần trăm DEET, chứa 10 phần trăm DEET thì dành cho trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai thì không nên sử dụng loại thuốc nầy.

Triệu chứng (Signs of Sickness):

- Hầu hết những người bị nhiễm WNR đều có triệu chứng như nóng sốt, nhức đầu, cơ thể bị ngứa ngáy, da bị những nốt đỏ như phát ban và sưng phồng lên có chứa nước. Một số người có thể phát bệnh nhiều hơn bao gồm chứng nóng sốt cao, nhức đầu, cổ cứng khó xoay chuyển, trạng thái đờ đẩn, tay chân bãi oải, có khi dẫn đến hôn mê, não bộ bị sưng phồng và có thể dẫn đến tử vong. Theo tài liệu của CDC thì cứ 1000 người nhiễm bệnh thì có 1 người chết.

Điều trị (Treatment):

Hiện nay, không có một thứ thuốc đặc biệt nào và cũng không có một thứ vaccine nào để điều trị chống lại siêu vi khuẩn nầy. Người bệnh phải được điều trị kịp thời tại bệnh viện để được chuyền nước biển. Và nếu thấy có triệu chứng ban đầu nhiễm bệnh thì phải cho uống thuốc ngay để ngăn chặn bệnh phát triển.

Dù con số tử vong dành cho con người chưa cao, nhưng hầu hết loài quạ đen đều bị biến mất rất nhanh chóng. Đó là một dấu hiệu xấu mà chúng ta cần biết để phòng bệnh hơn trị bệnh. Siêu vi khuẩn WNR truyền đi từ một loại muỗi mà chân chúng rất dài, mình có những khoan trắng có xen kẻ màu nâu. Nếu quý vị thấy chúng thì phải tiêu diệt ngay. Khi nhắc đến loại siêu vi khuẩn nầy, tôi lại nhớ ngay đến cái chết của nhạc sĩ GVT. Anh bị muỗi đốt và mang chứng bệnh sốt rét ác tính, cũng sốt cao, mê mang bất tỉnh, cứng hàm không nói được rồi sau đó qua đời một cách nhanh chóng. Không biết loại muỗi ở rừng cao su Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long...ở miền Đông Nam Bộ có liên quan gì đến loại muỗi mang siêu vi khuẩn WNV?

Mọi tin tức hoặc cần có câu hỏi gì về siêu vi khuẩn West Nile, quý vị có thể liên lạc trực tiếp với trung tâm "The Center For Disease Control West Nile Virus Surveillance Team". E-Mail: dvbid@cdc.gov Điện thoại (970) 221-6400.

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002