Đại Chúng số 108 - ngày 16 tháng 10 năm 2002

LẦN GIỞ TRƯỚC ĐÈN

Đặng Trần Huân

CUỘC CHIẾN DANG DỞ

Cuộc Chiến Dang Dở là hồi ký của tướng Trần Văn Nhựt viết về cuộc đời ông từ những kỷ niệm thời thơ ấu cho tới ngày miền Nam rơi vào tay cộng sản cùng những cảm nghĩ của ông về cuộc chiến Việt Nam. Nhưng chủ yếu là binh nghiệp mà tướng Nhựt gói ghém trong hai chương An Lộc và Sa Huỳnh.

Cuộc chiến 1972 của quân dân Việt Nam Cộng Hòa thật anh dũng mà hình như chưa có ai viết thành sách trừ Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam rất có giá trị nhưng quá tổng quát với những bài lẻ tẻ. (1)

Đọc Cuộc Chiến Dang Dở của thiếu tướng Trần Văn Nhựt tôi rất thích thú với chương viết về An Lộc vì không có ai là một nhân chứng có thẩm quyền viết đầy đủ về những ngày anh dũng của An Lộc bằng tướng Nhựt vì ông là tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Bình Long và đã chỉ huy cuộc tử thủ An Lộc trong hơn ba tháng trời.

Cuộc chiến mở đầu ngày 5. 4. 1972 với ba cuộc tấn công ồ ạt của cộng quân, sự cầm cự anh dũng của bên trong và sự yểm trợ của các đơn vị bạn tăng cường bên ngoài cho tới ngày ngày 7. 7. 72 An Lộc hoàn tòan chiến thắng khi tổng thống Thiệu đích thân tới mặt trận khích lệ quân sĩ. Với cương vị một vị tướng chỉ huy, tướng Nhựt trình bày trận địa An Lộc với nhữõng hình ảnh, sơ đồ hành quân, bản đồ vùng giao chiến, sơ đồ phối trí lực luợng bạn, các trích đoạn báo ngoại quốc viết về An Lộc... Độc giả đọc xong sẽ thấy sự kiêu hùng của quân dân ta trước chiến thuật pháo kích vô nhân đạo của đ?ch vào một thành phố còn dân cư chưa di tản..

Sau trận An Lộc, tướng Nhựt đươc bổ nhiệm chỉ huy Sư Đoàn 2 Bộ Binh và đóng góp thêm vào chiến sử Việt Nam với chiến thắng Sa Huỳnh. Vào khuya 27. 1. 73 lúc hiệp định ngưng bắn có hiệu lực và lợi dụng lúc quân dân ta lo tất niên, cộng sản đã vi phạm hiệp định lợi dụng thời cơ, tấn công chiếm thị xã Sa Huỳnh. Sư Đoàn 2 Bộ Binh tổ chức cuộc hành quân Quyết Thắng 36 tái chiếm nhưng suốt ba ngày đầu tiến rất chậm vì địa thế quá hiểm trở và địch có nhiều chốt kiền, chốt điểm ngăn quân ta.

Sau nhiều trận đánh khốc liệt suốt 18 ngày ta mới chiếm lại Sa Huỳnh tịch thu nhiều đại liên, đại bác, hỏa tiễn v.v... Chiến thắng Sa Huỳnh là chiến thắng vẻ vang nhất của QLVNCH sau ngày ngừng bắn. Và là một cuộc hành quân do ta hoàn toàn chỉ huy, không có cố vấn và sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ.

Tuy hai chương An Lộc và Sa Huỳnh nặng về quân sự thích hợp với độc giả quân nhân hơn nhưng là những sử liệu đáng tin cậy và hữu ích.

Những chương nói về thời thơ ấu và niên thiếu cũng có những đoạn ngộ nghĩnh. Hồi tác giả đi theo thân phụ làm cây ở vùng Bù Đốp (Bình Long hay Thủ Đầu Một) đã có nhận xét là các cô gái Thượng trong vùng đều cởi trần và hành động này là một biểu lộ gợi tình để thu hút con trai như hoa quyến rũ bướm, ong. Vì khi cô gái đã có người tình thì bộ ngực được che kín lại như hoa có chủ. Tướng Nhựt cho rằng cuối thế kỷ 20 phụ nữ Âu, Mỹ mới tắm khỏa thân trên bãi biển là đi sau người Thượng Việt Nam (trang 28). Nhận xét này cũng còn gây thắc mắc vì tại sao có những phụ nữ Thượng không những đã có người yêu, mà còn có chồng, có con vẫn ở trần phơi phới. Phải chăng vì họ không thuộc cùng sắc dân với vùng Bù Đốp.

Cuộc Chiến Dang Dở cũng có những lỗi lầm về nhân danh, địa danh. Xin kể vài ví dụ. Tác giả viết: Cuộc chiến Việt Nam không phải kết thúc tại măt trận Điện Biên Phủ mà chính là tại thủ đô Genève của nước trung lập Thụy Sĩ (chương II, tr. 46); Thiết giáp có thiếu tá Lý Bá Tòng (chương III, tr. 71); lúc này Tư lịnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam là Đại tướng Abraham (chươngVIII, tr. 254). Thực ra thủ đô Thụy sĩ là Bern, mặc dầu thành phố thương mại Geneva sầm uất và có nhiều trụ sở quốc tế; tứơng thiết giáp là Lý Tòng Bá; tướng tư lệnh Mỹ sau tướng Westmoreland là tướng Creighton Abrams.

Nghe nói Cuộc Chiến An Lộc đã được tái bản nên không hiểu có thay đổi gì không? Cuốn sách nói trên đây tình cờ tôi có là cuốn in lần đầu bởi Nxb An Lộc, không ghi năm xuất bản. Cuốn này dày 296 trang, giá 20 mỹ kim. Liên lạc Nxb ở điện thoại (714) 538 - 2929.

VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI

Tên cuốn sách khá dài: Văn Học Hiện Đại Và Hậu Hiện Đại Qua Thực Tiễn Sáng Tác Và Góc Nhìn Lý Thuyết. Tác giả nó là là nhà bình luận văn học Hoàng Ngọc Tuấn mà trong Lời Nói Đầu của một nhà bình luận khác là Nguyễn Hưng Quốc đã kể Hoàng Ngọc Tuấn đã "vào sân chơi văn chương" và Hoàng Ngọc Tuấn "được đông đảo anh em cầm bút công nhận là một trong những cây bút hàng đầu ở hải ngoại"(trang 7).

Sách dày tới 630 trang chữ nhỏ gồm ba phần, 18 bài, riêng bài cuối mong văn chương Việt Nam tiến tới hoàn cầu hóa. Thấy vấn đễ vĩ đại qua, không thể đọc một ngày, hai ngày, đành khất lại một dịp khác. Và bây giờ đành theo lờiø khuyên của Hoàng Ngọc Tuấn đọc thử một truyện hậu hiện đại của Donald Barthelme.

Hoàng Ngọc Tuấn cho biết những nhà tư tưởng thời danh như Frederic Jameson, Terry Eagleton cũng đã khó chịu với những tác phẩm được gọi là hậu hiện đại (tr. 172). Bây giờ hãy đi vào truyện của D. Barthelme (177).

Truyện chỉ có 4 trang giấy và có một nhan đề thật dài là "Binh Nhì Cơ Giới Paul Klee để mất một chiếc phi cơ giữa Milbertshofen và Cambrai, tháng Ba 1916". Tên sách, truyện đã có những tên ngắn như Hạnh (Khái Hưng), Yêu (Chu Tử) Thuốc Mê (Thâm Tâm ), O Chuột (Tô Hoài) bốn tiếng vi vút Mũi Tên Thuốc Độc (Lê Văn Trương), Lá Ngọc Cành Vàng (Nguyễn Công Hoan). Về tên dài tôi nhớ hồi còn nhỏ, vào thập niên 1940 có đọc trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy một truyện ngắn có tên Người Thiếu Nữ Trốn Ở Trong Cây Cột (hình như của Nguyễn Văn Nhàn). Nhưng dưới thời cộng sản thì có những tên sách dài quá khổ như Văn Hóa Nghệ Thuật Phục Vụ Chủ Nghĩa Thực Dân Mới Mỹ Tại Nam Việt Nam 1954 – 1975 của Trần Trọng Đăng Đàn hay những tên sách đại loại như Dưới Lá Cờ Vẻ Vang Của Đảng, Toàn Dân Vùng Dậy Kháng Chiến Đánh Cho Mỹ Cút, Đánh Cho Ngụy Nhào của các những ông thầy của Đăng Đàn như Lê Duẩn, Trường Chinh hay ai đó.

Truyện ngắn Binh Nhì Cơ Giới... chỉ có hai nhân vật là binh nhì và cảnh sát mật với lờiø khai của họ như những biên bản khẩu cung về chuyện Binh Nhì hộ tống ba chiếc phi cơ treo ở trần toa xe lửa, bị mất một chiếc rồi anh vẽ vào ô trống một chiếc khác và mọi chuyện êm xuôi. Khẩu cung của cảnh sát mật có những nhóm chữ có gạch nối liền nhau như có-mặt-khắp-mọi-nơi, hiểu-biết-hết-mọi-viêc, sở-hữu-tất-cả-quyền-năng là cái lối mà các nhà văn ngoại quốc dùng đã lâu rồi nay Hoàng Ngọc Tuấn và một ít nhà văn mới của ta theo dùng lại như là một cuộc "cách mạng tân kỳ".

Đọc hết truyện thấy tức anh ách nhưng chính Hoàng Ngọc Tuấn cũng viết rằng đọc theo lối bình thường thấy nó vô vị, xoàng xĩnh, tẻ ngắt và dở (tr. 182, 183). Và ông khuyên nên đọc nghiền ngẫm, kiên nhẫn như khi gặp bách khoa toàn thư.

Mệt ơi là mệt khi muốn thưởng thưc văn chương hậu hiện đại. Thôi đành làm học trò các ông F. Jameson, T. Eagleton vậy. Chẳng lẽ muốn thưởng thức một truyên hâu hiện đại phải tham dự một khóa học vài tháng. Học xong rồi cũng không hiểu vì biết đâu có tác giả đã cố tình lập dị gây rắc rối để đánh đố độc giả thì làm sao mà hiểu.

Thành ra nghĩ cho cùng câu của nhà văn Nguyrễn Mộng Giác về thưởng thức văn chương trên báo Văn Học số xuất b?n tháng 5. 2001 thật là chí lý: "không triệt để theo mới hay cũ mà chỉ cần hay."

VHHĐVHHĐQTTSTVGNLT do Nxb Văn Nghệ thực hiện năm 2002, bán 25 mỹ kim. Đt liên lạc: (714) 934 – 8574.

TÁC PHẨM MỚI CỦA MINH VÕ

Nói tới Minh Võ độc giả nhớ ngay tới hai cuốn Ngô Đình Diệm, Lời Khen Tiếng Chê và Phản Tỉnh, Phản Kháng Thực Hay Hư là hai cuốn biên khảo đã được đón nhận nồng nhiệt. Cuốn trên đã in tới ba lần từ 1998 tới 2000. Ngườøi ta thích Minh Võ vì ông giúp độc giả phân tách, thu gọn và có những nhận định chín chắn, ôn hòa về những vấn đề gây nhiều tranh cãi. Như tài năng đức độ, công lao và lầm lỗi của cố tổng thống Ngô Đình Diệm, như tội ác cộng sản đã rành rành mà vẫn có người ngoại quốc và một số ít người Việt bênh vực, ve vãn chế độ Hà Nội hiệân nay.

Cuốn sách mới của Minh Võ do Tiếng Quê Hương, tại Falls Churrh, VA xuất bản năm 2002 mang tên có vẻ như tiểu thuyết trinh thám Ai Giết Hồ Chí Minh (không kể giòng chữ nhỏ xíu bên trên Tâm Sự Nước Non) nhưng nội dung vẫn là những bài vạch trần các mưu mô và sự xảo trá của cộng sản Việt Nam.

Sách gồm 14 bài, bài đầu nhân chuyện tỵ nạn của em Elian Gonzalez, là em bé sống sót sau chuyến vượt biên mọi người đều chết kể cả mẹ em. Cộng đồng tỵ nạn Cuba tại Miami, FL tranh đấu biểu tình đòi em Gonzalez được tỵ n?n chính trị - trong cuộc biểu tình có cả những người Việt mang cờ vàng ba sọc đỏ (trang 28) - nhưng không thành công và chính phủ Clinton đã cho dùng võ lực để trao trả em về Cuba. Chuyện này đã làm xôn xao dư luận thế giới và khiến Minh Võ cũng phải suy nghĩ đến ta phải làm sao cho thế giới biết đến nỗi gian nan của người Việt Nam hơn nữa.

Trong bài Ý nghĩa của một tượng đài khi kể về chuyện tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ đang hình thành ở thị xã Westminster, CA có những nhận xét sâu sắc nhân việc làm này. Khi phân tách ý kiến người tỵ nạn Việt Nam, tác giả chia ra ba loại khá chí lý. Đây là loại thứ ba, theo Minh Võ:

Những người trước kia từng sống dưới chế độ cộng hòa, hưởng quyền tự do làm ăn sinh sống, được sự bảo vệ, che chở của các chiến sĩ VNCH, có khi còn đứng chung chiến tuyến với chúng ta. Nhưng sau khi sang Mỹ theo diện tỵ nạn, thấy VNCH đã thua, đã mất, bèn tự tách ra khỏi tập thể các người quốc gia. Họ không theo cộng sản, cũng có khi cũng ghét cộng sản nhưng lại muốn làm ra vẻ ta đây ở ngoài, ở trên vòng tranh chấp quốc cộng, chỉ lo làm giầu, hoặc trau dồi văn hóa, làm công tác "thuần túy văn học nghệ thuật" không dính dáng gì đến chính trị. Họ cho như thế là đi nước cờ cao vì nghĩ chế độ nào cũng phải nể trọng họ vì họ có tiền, có địa vị, học vị, tên tuổi vân vân... (tr. 35)

Minh Võ chua xót khi đọc cuốn sách mỏng 130 trang After the War was Over của Neil Sheehan vì nhà báo Mỹ này dù đã có nhiều tác phẩm về Việt Nam nhưng vẫn còn quá ngây thơ về cộng Việt khi so sánh Nguyễn Văn Linh với Gorbachev và nhờ ông Linh mà nạn lạm phát từ 600%, 700% hạ xuống còn 25% năm 1989 (tr. 63), hoặc cải cách ruộng đất của cộng Việt chỉ có hàng ngàn nông dân địa chủ bị giết mà thôi (tr. 64) chính sách tù cải tạo của cộng Việt là nhân đạo (tr. 64), số gái điếm và hành khất ở Việt Nam cũng là con số hợp lý (tr. 65) . Lần đầu tiên Sheehan được đến thủ đô Hà Nội năm 1989 gặp cả Nguyễn Văn Linh và Võ Nguyên Giáp, nên trong sách Sheehan đã hết lời ca tụng cộng sản Việt Nam và mạt sát Việt Nam Cộng Hòa.

Dù rằng nhiều độc giả đọc sách Mỹ đã biết Neil Sheehan hay Stanley Karnow đang muốn làm những sử gia về vấn đề Việt Nam mà thiếu vô tư, thì việc những cuốn sách nhỏ như cuốn After the War Was Over mà xuyên tạc, ta cũng cần phải lên tiếng dù tiếng nói chúng ta hay Minh Võ yếu ớt đi chăng nữa.

Bài Huyền Thoại Và Huyền Thoại nhằm đả phá lập luận chê đảng cộng sản nhưng vẫn tôn thờ Hồ Chí Minh của Lữ Phương, một cán bộ cộng sản nằm vùng đã từng làm bộ trưởng trong chính phủ miền Nam Việt Nam sau 30. 4. 75, rồi bị thất sủng quay ra đả kích đảng.

Những bài còn lại cũng rất có giá trị tuy hai bài Orchestration và Agit-Prop viết hơi cao sợ không hợp với những độc giả đã từng yêu thích lối trình bày đơn giản, mạch lạc của tác giả.

Một điều nữa cũng nên nhắc tác giả là khi chọn những bài đã đăng báo để in sách xin thay những nhóm chữ như “thứ ba tuần qua”, “ngày 23 tháng sáu"... bằng những niên kỷ rõ ràng hơn vì sách không có ngày tháng, thời sự như báo chí.

Ai Giết Hồ Chí Minh? do Tiếng Quê Hương xuất bản 2002, dày 348 trang, bán 18$. Liên lạc Nxb: PO Box 4653 * Falls Church, VA 22044

ĐẶT TÊN MỚI CHO TRANH VAN GOGH

Đài BBC, Anh quốc làm cuộc bình chọn 10 bức tranh đắt giá nhất thế giới đứng đầu là là bức Portrait of Doctor Gachet (Chân Dung Bác Sĩ Gachet) của Van Gogh với giá bán 82, 5 triệu đô la ngày 15. 5. 1990. Bức thứ tám cũng của Van Gogh là Irises bán ngày 11. 11. 1987 với giá 49 triệu đô. Bức Irises nhiều người biết dù là những người không sành hội họa vì bức này có rất nhiều phiên bản, treo ở rất nhiều cơ sở và ngay cả tại Trung Tâm Mỹ Thuật Getty, Los Angeles. Bức tranh dùng những mầu sắc xậm, tối minh họa một rừng hoa diên vỹ tím xen trong những đám lá dài nhạt nhòa chứ không đỏ, vàng rực rỡ.

Vì vậy tranh mới có tên là Irises và xưa nay người Việt đều biết đến bức tranh này với tên Hoa Diên Vỹ. Thế nhưng trong bản tin của đài BBC lại nói bức tranh này tên là Màu Mắt. Ơ hay, trong tranh đâu thấy con mắt nào đâu? Chẳng lẽ người bình chọn hội họa của BBC thấy chữ Iris tra tự điển có nhiều nghĩa quá chỉ thèm để ý tới Iris nghĩa là tròng mắt rồi tiện thể đặt lại tên tranh của Van Gogh là Màu Mắt mà không để ý tới nghĩa khác của Iris là một loài hoa, mà từ điển Việt dịch là hoa diên vỹ, hay hoa hương vỹ. Đọc nhiều sách báo hội họa cũng thấy nói tới hai bức vẽ hoa nổi tiếng của Van Gogh là Hoa Hướng Dương và Hoa Diên Vỹ.

Chẳng lẽ BBC uy tín như vậy mà lại dịch sai, hay là đài đặt tên mới cho bức họa của Van Gogh là Màu Mắt cho tình tứ. Nếu vậy thì là sáng kiến của BBC chứ tuần báo Saigon Times ở Rosemead, CA ngày 26. 7. 2002 chỉ đăng lại bản tin chứ đâu có trách nhiệm gì về tên mới của bức tranh là Màu Mắt.

TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG

Chiều thứ sáu 2. 8. 2002 đài truyền hình Việt ngữ Vabc ở quận Cam, CA chiếu cuộc phỏng vấn ba nhạc sĩ tên tuổi của của giới sáng tác nhạc Việt Nam. Khi trả lời một đồng nghiệp nhà soạn nhạc ngồi giữa nói: "Thế thì đừøng ‘mặc’ cà vạt nữa". Thính giả ngẩn ngơ vì họ chỉ quen nói mặc quần, mặc áo chứ chưa nghe ai nói mặc cà vạt hay mặc giầy, mặc nón bao giờ. Người ta cũng có thể nói mang, đeo hay thắt nhưng mặc cà vạt thì thật tình không có. Vị nhạc sĩ nói trên thuộc lớp tuổi trung niên hay hơn, lẽ nào lại quên tiếng Việt như những em nhỏ sinh trên đất Mỹ. Đó có thể chỉ là sự sơ ý trong lúc ứng khẩu vội vã.

Lâu rồi cũng trên màn ảnh nhỏ quận Cam một nữ danh ca kể chuyện bà sinh con ở Mỹ nhưng đã dạy con nói tiếng Việt rất sõi, nhưng trong cuộïc phỏng vấn chính bà lại trả lời pha rất nhiều tiếng Anh không cần thiết. Lần khác thính giả đã nghe một luật sư trả lời pháp luật nói rằng "À chuyện đó bây giờ không còn vì đã ‘ben’ rồi. Không ai hiểu là gì, mãi tới cuối cuộc nói chuyện mới biết là luật sư muốn nói đã "cấm" mà tiếng Anh gọi là "ban". Ngay cả tiếng Việt trên đài chúng ta đôi khi cũng nghe thấy thay đổi. Những nhóm từ như “tháng giêng” “tháng tư” ít đuợc dùng mà gọi là tháng một và tháng bốn. Người có thể thay quyền bộ trưởng ta thường gọi là thứ trưởng thì nay đã được gọi "phó bộ trưởng", không hiểu là du nhập từ ngôn ngữ "hiện đại" của Hà Nội hay do ta đặt ra. Mong rằng đừng gọi ông đứng đầu bộ là "chánh bộ trưởng" kẻo bị hiểu lầm như chánh tổng và phó tổng thời xa xưa.

Những vấp váp về Việt ngữ còn nhiều không kể hết. Và những vấp váp đó khi nói chuyện tay đôi, tay ba với nhau thì không sao nhưng đã nói trên đài truyền thanh, truyền hình, in trên sách báo thì tiếng nói nhân rộng, có thể có hàng ngàn hay trăm ngàn người nghe hay đọc. Xin quý anh, quý chị, quý em cố gắng thận trong hơn, cố tránh những vô ý, sơ hở nho nhỏ vì có thể có nhiều em bé học nói tiếng Việt theo các phương tiện truyền thông Việt ngữ đấy.

SÁCH MỚI NHẬN

Trong thời gian vừa qua chúng tôi đã nhận được:

ĐÀO VĂN BÌNH. Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển. Thơ. NGÔ TẰNG GIAO. Truyện cổ Phật giáo, tập 2. Truyện thơ. TRẦN GIA PHỤNG. Những Câu Chuyên Việt Sử tập 3. Biên khảo. SONG CHÂU TRẦN GIA THOẠI. Thơ ngụ ngôn. NGUYỄN PHÚ LONG. Biết Bao Nhiêu Tình. Thơ. PHẠM HẢI ANH. Huyết Đằng. Tập truyện. NGUYỄÕN PHƯỚC ĐÁNG , Quốc Ngũ Lưu Vong. Biên khảo. MẠC PHƯƠNG ĐÌNH. Những Dòng Kỷ Niệm. Thơ. VÕ ĐÌNH. Huyệt Tuyết. Truyện và chuyện. THỤY KHUÊâ. Sóng Từ Trường II. Tiểu luận, phê bình. NGUYỄN THỊ MẮT NÂU. Màu Chiều Đã Tắt. Truyện ngắn. TÂM MINH NGÔ TẰNG GIAO. Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca. Truyện thơ, Tô Cháo Rắn. Tập truyện.

Xin cám ơn các tác giả và nhà xuất bản.

(1) Bài này viết trước khi cuốn “Nhật ký An Lộc “ của bác sĩ Nguyễn Văn Quý phát hành (9. 2002, ĐTH)

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002