Đại Chúng số 108 - ngày 16 tháng 10 năm 2002

HỘI NHẬP VĂN HÓA VÀ
BẢO VỆ TRUYỀN THỐNG

Trương Quỳnh Hạnh

Trong bài kỳ trước Quỳnh Hạnh có trình bày về hội nhập văn hóa, hôm nay, tôi xin thêm đề tài về bảo vệ văn hóa truyền thống nói chung và ngành âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói riêng.

Khi được định cư tại chỗ, đời sống ổn định, ăn cư lạc nghiệm, chúng ta thường ưa tổ chức các lễ hội, tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, lễ Vu Lan Báo Hiếu... trong đó phần âm nhạc cổ truyền Việt Nam cũng rất được lưu ý đến. Tiện đây tôi xin giới thiệu Nhà văn hóa âm nhạc cổ truyền và nghệ thuật tại Pháp do giáo sư Quỳnh Hạnh (Doctorante en Musicologie l’Université de Paris) phụ trách.

Thực ra thì tiền thân của Nhà văn hóa cũng chính là Trường Ca Nhạc Dân Tộc Quê Hương có ở Việt nam từ trước 1975, mục đích là giới thiệu và dạy nhạc cổ truyền cho các em học sinh, các bạn sinh viên yêu thích âm nhạc cổ truyền và cũng một phần là các em thích học để thi vào Trường Quốc Gia âm Nhạc và Kịch Nghệ lúc bấy giờ. Chúng tôi mới vừa làm Lễ Kỷ niệm 30 năm dạy nhạc cổ truyền, và tiếp theo đó là chương trình Hòa tấu Nhạc (concert de la musique traditionnelle du Vietnam) do các sinh viên đảm trách.

Trường có dạy các loại nhạc cụ cổ truyền như đàn tranh (cithare), đàn bầu (monocorde), đàn nguyệt (luth en form de lune), đàn tô-rung (xylophone en bambou), và dân ca. Nhu cầu đáp ứng được lòng yêu thích câu hò, điệu hát quê hương xứ sở, sự tò mò thích thú của giới trẻ trưởng thành với văn hóa Pháp, thích tìm hiểu văn hóa Việt và chọn môn tiếng Việt là sinh ngữ phụ của các em và do đó chương trình dân ca, nhạc cổ truyền ra đời nhằm đáp ứng được yêu cầu sở thích của giới trẻ. Bên cạnh cũng là sự khich lệ của quý vị phụ huynh học sinh, và quý ông bà lớn tuổi, ở xứ lạ quê người nghe được câu ngâm thơ sa mạc:

Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay

Hay là câu hò mái nhì:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương

Hay là câu hò miền Nam:

Hò...ơ Đen Saigòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về học lại chữ Nhu

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ

thì làm như sưởi ấm được tấm lòng tưởng chừng như là băng giá..

Chương trình học được chia như sau:

Bài bản theo hệ thống nhạc cổ truyền, thang âm và điệu thức.

Lý thuyết và thực hành trên các nhạc cụ tự chọn.

Sinh hoạt có tính cách sư phạm và khoa học

Lịch sử âm nhạc

Thi lên lớp.

Tổ chức các concerts nhằm giới thiệu cho các bạn ngoại quốc hiểu thêm về Nhạc Việt Nam, nhạc châu Á Thái Bình Dương, và ngược lại các sinh viên thường tham dự các tổ chức văn hóa bạn để trao dồi và Hội nhập Văn Hóa.

Hội nhập văn hóa là một chuyện đương nhiên nhưng lâu hay mau là tùy theo từng hoàn cảnh và gia đình.Theo nhà nghiên cứu Pháp Maurice Durand thì muốn tìm hiểu văn hóa dân gian (folklore), tôn giáo thì không gì khác hơn là tìm hiểu qua văn thơ cung, van hâu bong của một dân tộc.Truyền thuyết của một dân tộc,huyền thoại, chuyện cổ tích , trường ca những chiến tích oai hùng của tổ tiên, đất nước, tín ngưỡng dân gian từ thời thô sơ của dân tộc , tức thoì vât tô (totem) vân theo thời gian và truyền lại cho con cháu sau này. Ví dụ du la chúng ta theo quốc tịch nước ngoài nhưng chúng ta vẫn tự hào là mình là Con Rồng Cháu Tiên cũng như dân tôc Nhât ban thì ho cho là họ là con cháu của Thái Dương Thần Nữ.

Kế tục và truyên thua di sản văn hóa dân tộc cho giới trẻ ở nước ngoài là điều mà các nhà sư phạm trên thế giới đều quan tâm. Chính nhờ sự Hội nhập này làm cho giới trẻ không bị hụt hẫng khi gặp những sự khó khăn trong đòi sống nơi xứ lạ quê người

Nhờ qua các cuộc triển lãm, hội thảo văn hóa và khoa học đã cho chúng tôi nhiều cơ hội tìm hiểu giới trẻ những suy tư về tình yêu, gia đình và đáp ứng tốt trong môi trường văn hóa mới của nước bạn.

Trong chiều hướng dung âm nhạc phát triển tinh thần hòa bình và văn minh nhân loại, tháng sáu 2002 vừa qua , chúng tôi cũng có trình diễn Nhạc Cổ truyền Viet Nam tại Musée national des Arts asiatiques- Guimet (Paris) nhân dịp Lễ Hội âm nhạc Pháp (Fête de la musique) tổ chức hàng năm

Nhạc Việt nam trình diễn trước qua các loại âm nhạc từng miền đất nước, các loại đàn dân tộc đàn Tranh, đàn Bầu, Sáo trúc, kỹ thuật ca hát cổ truyền Việt nam và được khán giả Pháp hoan nghênh nhiệt liệt. Tiếp theo là âm nhạc ấn độ với sự trình bày độc đáo gồm có mười tám chén nước nhiều ít khác nhau và cho những âm thanh khác nhau (Le Jalatharangam- ỡáVagues dõeauáữ. Đây là một loại nhạc cụ thuộc bộ gõ được dùng tại ấn độ vào những thế kỷ rất sớm, dấu vết của loại âm nhạc này tìm thấy trong Kama Sutra de Vatsyayana vào khoảng thế kỷ IV.

Tháng bảy 2002 ù: Giảng dạy và thuyết trình với các đề tài khác nhau về lịch sử âm nhạc, dân tộc âm nhạc học (ethnomusicologie), âm nhạc cổ truyền và cách diễn tấu cho các sinh viên Đai học He tại Oslo do Trung Tâm văn hóa Nguyễn Trường Tộ tổ chức. Nhân dịp này tiếp xúc, trình bày quan điểm, gặp gỡ các Giao sư, các nhà sưu tầm và nghiên cứu các công trình biên khảo, những nhà Thần học nổi tiếng tại Rôma, và Pháp, các triết gia, tìm hiểu giới trẻ sinh viên, hoài bão, nguyện vọng, tự tin vào đời, dân thân, phục vụ tất cả đều hoan hỉ trong tinh thẩn phấn khởi vào tương lai. Tân Khoa Đại Học He chúng tôi ra về và ước ao sang năm được gặp nhau nữa để học hỏi , trao dồi những kinh nghiệm sư phạm giảng dạy, nghiên cứu ,

để gặp gỡ các em sinh viên qua các chương trình dạy văn hòa, hội thảo, âm nhạc, hòa tấu, thể thao, các trò vui chơi, múa hát truyền thống.

Thuyết trình và trình diễn nhạc cổ truyền, đàn tranh, đàn bầu, kỹ thuật ca cổ truyền Việt Nam tại Musée de la Corte-La Citadelle (Pháp) trong chương trình "Musique Colonies". Đây là một chương trình âm nhạc quốc tế, một diễn đàn chung để trình bày những nền văn hóa lớn của thế giới, những công trình nghiên cứu có tính cách đặc thù của dân tộc âm nhạc học (ethnomusicologie) như Việt Nam, Tunisie, châu Phi Dehomey Bénin, Maroc, Madagasca, Sahara central, và Algérie.

Kể làm sao cho xiết nỗi vui mừng khi tôi nghe lại tiếng đàn ông tre (tube de bambou) Valiha tương tự như tiếng đàn tre của Việt Nam.

Tiếng đàn bằng các loại nhạc cụ không bị ảnh hưởng của thời đại điện tử, kim khí đã giúp ích tôi rất nhiều trong Musicothérapie (phương pháp trị liệu bằng âm nhạc) mà chúng tôi đã trình bày trong các số báo trước.

Chúng tôi làm việc trong Trung tâm Nghiên Cứu do Đại Học Pháp tổ chức và do đó nhiều công trình đề xuất có giá trị cho tinh thần nhân bản trong văn minh nhân loại. Sắp tới, tháng 10/02, chúng tôi sẽ tham dự thuyết trình và trình tấu nhạc minh họa cho Musicothérapie tổ chức tại Trung Tâm Bệnh Viện thần kinh (Centre Hospitalier Sainte Anne – Paris). Đây là cuộc họp tổ chức hai ngày liên tiếp 20, 21 tháng 10 gồm các bác sĩ chuyên khoa về Trung Tâm Thần Kinh, các khoa học gia trình bày các phương pháp trị liệu và trao đổi những sưu tầm, nghiên cứu những phát minh khoa học có ích lợi cho con người do các Hội Société Medico – Psychologique và Société Francaise de Psychopathologie de L’Expression et D'Art-Thérapie tổ chức.

Năm ngoái 2001, từ 13 đến 17 tháng 11, đại hội quốc tế lần thứ 9 về khoa tâm thần học và trung tâm thần kinh (9è salon international psychiatrie - système nerveux central) đã tổ chức tại Cité des Sciences et de l’Industrie, La Vilette, Paris. Đại hội này được sự bảo trợ của tổng thống Pháp Jacques Chirac. Chúng tôi cũng có gian hàng trình bày, tiếp xúc khách hàng, tham gia hội thảo vào nhiều công trình, những báo cáo khoa học được đề cập đến trong phương pháp trị liệu.

Ngoài ra còn có các hội Ái Hữu Cựu Học Sinh các trường J. Jacques Rousseau tổ chức các ngày văn hóa, các cuộc hội thảo và thuyết trình cho chúng tôi tại các Đại Học Maison des Mines et des Ponts et Chausées, qua các đề tài về nhạc cung đình, âm nhạc cổ truyền Huế (Musique de Cour du Viêtnam, son origine et sa pratique; La musique traditionnelle de Huê, centre du vietnam) trong tháng Ba và Thơ Việt Nam (Poésie vietnamienne) trong tháng June 2002. Tóm lại những hoạt động rất là sâu sắc cho các sinh viên trưởng thành với văn hóa Pháp và yêu thích văn hóa Việt Nam.

Ngoài ra chúng tôi cũng họat động nhiều trong các hội đoàn như Câu lạc bộ Văn hóa Paris và các hội thiện nguyện giúp trẻ mồ côi và tật nguyền, tổ chức các buổi hòa nhạc từ thiện...

Hoạt đồng thì còn nhiều, Quỳnh Hạnh ước mong gặp được nhiều tấm lòng còn tưởng nhớ đến văn hóa & truyền thống Việt Nam. Kính chúc sức khỏe.

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002