Đại Chúng số 108 - ngày 16 tháng 10 năm 2002

MÙA XUÂN VÀ NHŨNG CON DÃ TRÀNG

Phan Thị Trọng Tuyến

Tám giờ sáng chúa nhật, tôi ra bến xe buýt, nhưng chẳng thấy bóng dáng -chị Thẩm đâu cả. Nhét chín đồng bạc cắc vào máy, lấy ra lần lượt -chín tờ vé mỏng bỏ vào túi xách, tôi ra băng băng gỗ ngồi chờ.- Xung quanh tôi, người ta lần lượt leo lên xe đi, chẳng bao lâu -bến chỉ còn lác đác vài người, ai cũng im lặng, co ro, hơi nước- thờ ra phì phò từ miệng mũi như khói thuốc lá. Tôi thèm nghe bàn- tay nóng a ám của Nam trên bờ ngực mình và hơi thở dồn dập nồng mùi thuốc lá-!

Chị Thẩm đã nhiếc:

- Cái thằng đẹp trai nhưng trông đểu lắm, em đừng thèm yêu nó!

Chị nói như là dễ lắm. Nhưng này, sao chị vẫn chưa tới? Chiều nọ, đưa chị ra bến xe chính đi Praha. Chị dặn:

-Tối thứ bảy chị không về kịp thì sáng cứ ra bến buýt đi chợ trời- chờ chị.

Đã có đến ba chuyến số 15 đi qua. Trời đầy mây màu chì, chở -nhiều mưa. Tôi rời băng ghế, bước sang bên kia đường dí mũi vào ki ốt -bán hoa. Bà cụ hàng hoa hôm nay chắc ở nhà trốn lạnh. Qua lớp cửa kính cáu bẩn, tôi thấy những bó hoa sắp héo,- cẩm chướng đỏ, hồng vàng, huệ trắng, cúc tím... tất cả đứng ép sát vào nhau -trong những chậu nước dưới đất, trên quày là vài tờ tuần báo góc- cong queo, vài món đồ chơi trẻ con bằng nhựa màu xanh đỏ treo lơ -lửng. Có cả nhũng chai bia và vài lon nước ngọt, mấy bao thuốc- lá. Bên ngoài quầy là hai chiếc bàn gỗ mục nát và lỏng chỏng mấy -chiếc ghế con đen thui vì mưa nắng. Hình như ngày xưa, lúc trẻ, mẹ tôi ước mơ làm chủ một gánh hàng hoa.

Chợt bên kia đường một nhóm- bốn năm người ồn ào nói cười kéo đến và bu quanh chiếc máy bán vé tự- động. Chị Thẩm vẫn chưa thấy tới. Tối hôm qua, chị không về nhà- ngủ, tôi thở dài chẳng buồn tán chuyện với hai cô bạn cùng buồng trọ, kéo màn, ăn qua loa buổi cơm chiều rồi chui vào -giường, lòng dạ ngổn ngang.

Tôi trở lại băng gỗ ngồi. Nhóm người ồn ào khi nãy vẫn ồn ào, -người đàn bà đeo kính râm nửa đậm nửa nhạt thật ngộ nghĩnh, mí -mắt đánh phấn xanh, môi sơn đỏ tươi, bà ta nói thứ tiếng ngoại quốc- thật lạ đầy giọng mũi. Hai người đàn bà kia, mập mạp kém hơn một tí, ăn -mặc cũng có vẻ ít sang hơn, hình như nói tiếng Liên Xô hay Nam Tư. Hai- người đàn ông cùng bọn có lẽ không có nhiều cơ hội để góp chuyện- nên chỉ gật gù tán đồng, miệng phì phèo thuốc lá. Từ dạo Tiệp có -cách mạng mới, bỏ xã hội chủ nghĩa, thiên hạ đổ xô đến thăm, -có người ngoại quốc, có người Tiệp lưu vong trở về.

Đến lúc chuyến số 15 thứ sáu vừa ghé lại thì tôi thấy chị Thẩm,- túi xách đeo vai, ì ạch chạy tới. Chị thở hổn hển:

- Lấy vé cho chị chưa?

Tôi gật đầu mở túi đưa chị ba vé. Chị kéo tôi sang một bên chờ- mọi người lên trước. Đưa tay chận ngực, chị than:

- Trời rét như cắt! May quá chị đến vừa kịp chuyến xe, chờ chị có lâu- không? Xin lỗi nhé...

Bước lên xe chị ghé vào tai tôi, nói nhỏ:

- Nhớ kéo cái cần bấm vé, chị thấy cái thằng soát vé lên xe rồi- đấy.

Quả thật, xe chuyển bánh chưa đầy năm giây, người đàn ông to lù -lù vì cái áo bờ lu dông xám dầy và sờn cũ, đã chìa cái huy hiệu đỏ của nhân -viên kiểm soát để đòi hành khách trình vé. Chị Thẩm đi thường tuyến đường này nên- quen mặt và lanh mắt nhìn ra hắn cùng đồng bọn, thỉnh thoảng chúng- tôi không bấm vé, cũng tiết kiệm được vài đồng, nhưng phải cảnh giác ghê lắm vì -tiền phạt đúng trăm lần tiền vé.

Tôi do dự mãi vì không biết bắt đầu ra sao, suốt đêm qua suy- nghĩ, thế mà sáng nay, tôi vẫn ngập ngừng, lúng túng:

- Chị Thẩm... em... em... Hôm qua, em chờ chị mãi...

Chị kéo tay tôi thì thào:

- Một lát nũa chị kể cho nghe vì sao tối qua chị không về kịp.- Nhìn kìa! Biết ngay mà! Nhìn xem kìa, thế là hắn trúng mánh rồi!

Ở cuối xe, nhóm người ngoại quốc đi xem Tiệp Khắc thuở giao thời -đang ngẩn người ra xem người soát vé ra dấu giải thích cách sử -dụng máy bấm vé và chỉ cho họ xem cọc vé của họ vẫn còn nguyên- không có lỗ. Người đàn bà nói giọng mũi và đeo kính mát hai màu -the thé giải thích vừa ra điệu bộ rằng bà đã có để cọc vé vào máy- nhưng vì không biết rằng máy không tự động v... v... Nhân viên nhà- nước bảo:

- Bà phải trả ba trăm kơ runẠ! Cả bà nũa, bà nũa...

Vừa nói hắn ta vừa chỉ vào từng người trong bọn. Chị Thẩm tò mò -thích thú theo dõi cuộc cãi vã, tôi đành thở dài im tiếng. Đám- người nhất định không chịu trả tiền phạt. Hắn bảo sẽ gọi công an- khi xe đến bến. Đám người bàn bạc, suy tính. Xe đổ bến, tất cả đi -xuống. Chị Thẩm bảo:

- Đưa cho hắn vài trăm khỏi cần biên bản, cần gì đôi co cho mất- thì giờ! Kể cũng ác, làm sao người xứ lạ biết được xe nào trang bị -máy tự động, xe nào khách phải tự bấm vé lấy? Chung quy là bài -học đổi mới nào cũng đắt giá!

Chị kéo tôi đi như bay về phía chợ trời, vừa thở vừa kêu:

- Chị em mình đến trễ quá, chợ trưa thì còn mẹ gì nũa!

Khu chợ trời họp trên bãi đất hoang cạnh sân đá bóng thành phố,- xe đậu chật cả hai bên con đường đưa đến sân, chị Thẩm lại xót xa -chắc lưỡi:

- Thiên hạ mua hết tiền rồi, còn đâu đến chị em mình.

Trước khi đến cổng, đã có những hàng bánh chiên quệt xốt cà -chua, bánh quấn kem, vài người bán vé số, mấy đám đổ hột xí ngầu ăn tiền,- vài người bày bán những hũ lọ, tranh ảnh cũ lôi từ rương hòm của- tổ tiên để lại. Tôi hơi lo khi không thấy bóng dáng của tên công -an nào. Như đọc được ý nghĩ tôi, chị Thẩm than:

- Chúng nó ở cả trong kia rồi, phải cẩn thận Hà nhé, phải nhanh- mắt, mày thì hay lẩn thẩn, chậm chạp, khổ đấy!

Tôi chớp mắt, toan lợi dụng chút lòng thương hại kia để nói với chị điều khó nói thì chị đã nhanh -nhẩu:

- Vào đi, để chị trả tiền vé vào chợ, tìm xem bọn thằng Tuấn sứt, -con Mai còi trụ ở đâu để biết tình hình...

Chợ đông đến ngộp, mọi khi đến sớm, tôi tìm ra "chỗ" dễ dàng,- nghĩa là ngồi ké người quen hay bạn "xù", bây giờ thì chỉ có- nước đi vòng vòng vừa tìm khách vừa kiếm bồ nhà vừa trông chừng- công an. Vừa thấy bốn cái lưng áo màu cứt ngựa, tôi toan quay -lại, chị Thẩm níu tay tôi:

- Đi đâu thế? Chúng nó vừa qua thì còn lâu mới vòng trở lại, chị -em mình đứng tạm lại đây.

Chị nhanh nhẩu mở miệng mời hàng một bà mẹ đi với cô con gái tóc- vàng hoe độ mười tám hai mươi, chị móc trong túi xách ra một xâu- dây chuyền vàng giả. Con mắt liếc chừng bốn phía, vừa nói giá- chị vừa gọi tôi. Tôi vội vàng moi hàng ra cho bà khách xem,-vừa vặn có hai bà khác ghé vào, thế là chúng tôi được che kín. -Chị bán được hai sợi dây chuyền, một chiếc nhẫn, tôi tống khứ- được mấy cục pin đồng hồ điện tử. Hai chị em cất tiền, túm hàng- lại đi. Lại gạ, lại túm hàng, chạy lẫn vào đám đông.

Mặt trời ló dạng, chiếu nhũng tia -nắng ấm xuống khu chợ nhộn nhịp tiếng rao hàng và tiếng nhạc từ- cái loa trên đầu chợ. Một lát, tôi lấy hết can đảm gợi chuyện:

- Tối hôm qua em định...

- Ừ, chị quên khuấy đi. Chị kể cho em nghe. Thật khủng khiếp, ngày trước chỉ nghe đồn, -đến khi gặp mới biết. May mà em không chịu đi với chị. Trời ơi, -chị sợ chết khiếp, như hồi xưa chạy tránh bom Mỹ... Thật là trùng hợp -ngẫu nhiên, thời sơ tán, một hôm chị với ông anh họ ở cùng trường, cùng -đi kiếm củi, gặp lúc Ních Xơn bỏ bom, cùng nhào vào hầm, lúc ấy chỉ nhìn nhau rưng rưng nhớ mẹ, còn bây giờ,... thôi nhé... Chị già quá rồi phải không?

- Chị chỉ lẩn thẩn! Chị gặp được anh ấy như thế nào lại bảo trùng hợp ngẫu nhiên, chả lẽ Mỹ hôm ấy cũng bỏ bom Tiệp Khắc? Hay là chị không gặp anh ấy?

- Có chứ, gặp được, có tin nhà, đủ cả quà bánh, thư, ảnh, tin sốt -dẻo từ Hà Nội, từ Quảng Ninh. Anh Vấn, sinh viên ở Praha, người- cùng quê với chị mới đưa cả bọn đi tham quan thành phố Praha... Ôi -dào, Hà đi Praha mới có hai lần chắc chưa xem đầy đủ, phố nó đẹp tuyệt -vời em ạ... nhưng đi cho vui thế thôi, mãi rồi tao thấy phố nào cũng như phố nào. Chị thích nghe các anh chị- sinh viên ấy nói chuyện hơn. Hay lắm em ạ. Chị có cảm tưởng như- họ đang sửa soạn làm cách mạng, chẳng còn sợ sệt gì nhà nước nữa.- Phải thế chứ, ai người ta cũng làm cách mạng cả, dân xù mình chả -ngu hơn ai, thông minh là đằng khác. Này Hà đừng nhìn chị như -thế, mình thông minh thật đấy chứ, không phải chỉ bởi đã tiến hành- hai cuộc kháng chiến thần thánh, hoàn thành sự nghiệp rực rỡ giải phóng dân tộc, -thống nhất đất nước và tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa đâu -nhé. Này, người ta còn bắt con bỏ chợ, thế mà bọn mình xoay tài chán, vừa nuôi- thân, nuôi gia đình... Ôi, tao lại mắc bệnh chủ quan, các anh chị- ấy cười bảo rằng đấy chỉ là khôn vặt thôi. Thông minh là khi nào -chúng ta chẳng còn phải tha phương cầu thực, có ra nước ngoài thì- chỉ là đi du lịch, đi cho biết đó biết đây, đi học đi ngắm cái hay cái -đẹp, chứ chẳng phải đi buôn (lậu). Ấy chết, nói nghe hay lắm nhưng chị phải -thực tế em ạ, chị chỉ mong cho chóng xong, về nhà lấy hàng mang- về đây. Bây giờ thứ gì cũng đắt, do dự, tính toán mãi. Bọn xù ta- chết cứng cả, hàng họ gì cũng lên gấp ba, gấp bốn, chả lời lãi- gì nũa mà mua với bán. Biết thế thì đổi sang tư bản làm gì em -nhỉ? Em thấy có gì khác lợi hơn cho đời sống của họ hay cho chúng -ta không?

Chị Thẩm thì lúc nào cũng nói lung tung, linh tinh, ở với chị lâu ngày tôi cũng đâm ra lẩn thẩn.

- Có chứ, Nam bảo em tên đường họ đổi cả, tên các trạm tàu điện -ngầm cũng đổi. Các khẩu hiệu đã bị bôi sạch, cờ xí dẹp mất. Chợ trời mọc như nấm. Riêng -chúng ta đã chẳng còn phải hội họp học tập, lại tha hồ xoay sở đi buôn. Chị đi đây đó chả cần- xin phép đội trưởng. Nam bảo có người còn dám ra báo đả kích nhà nước và sứ quán nhà mình...

Chị bĩu môi:

- Chị chả cần xin phép ai từ trước... Hà thì lúc nào cũng Nam, Nam. Mà này, -cả tháng nay chẳng thấy léo hánh đến nhà ta, hay là Hà nghe chị,- nghỉ chơi rồi chứ gì? Hay lắm, chị khen. Ừ, Hà có lý, chị nhớ ra- rồi, ở công trường Cách mạng tháng mười, tượng ông Stalin bị kéo -xuống đem đi đâu mất rồi em ạ. Con đường to Lenínova sẽ đổi thành -đường Âu châu, chị nghe anh Vấn bảo thế.

Chị thở dài nói tiếp:

- Chuyện khó đấy em ạ, nếu chỉ đổi có mỗi cái tên gọi thôi mà mọi -sự đều đổi thì có phải chị em mình sung sướng hơn rồi không. Đứng- suốt ngày chịu nóng, chịu khói, mỏi rừ cả tay chân, thân thể, lương tháng bị trừ đầu chặt đuôi, nào nạp- mải lộ cho anh hùng Lương Sơn Bạc, làm nghĩa vụ quốc nội quốc tế,- mình chỉ còn có nghìn bảy kơ run, tiền ăn mất tám chín trăm -bạc, rồi còn phải chi tiền nhà, tiền áo quần, xe cộ... còn được bao nhiêu -gửi về nhà? Bao nhiêu mua hàng?

- Thế chị đã lấy về những hàng gì, em chả thấy?

- Ôi, tao lạc đề mất rồi, hàng đâu mà hàng, chạy về được đến đây- là may lắm. Thế là thế này, cả bọn vào quán ăn, lúc ăn xong, sửa soạn đi về mới -hay là bọn "phủi" đã chận cửa quán không cho ai ra, rồi rút- bao tay sắt gậy, gộc, bom cay ra tấn công bọn xù. Em xem, chạy -vào đâu? Chúng nó đánh các anh ấy tới tấp. Chị hét ầm ỹ nhưng chúng nó chả sợ và cũng chả để ý đến chị. Thế là tao im rồi chuồn ra cửa, nhưng có hai thằng phủi trông thấy...

- Chết!

Tôi xanh mặt kêu lên. Chị mỉm cười ngưng kể, chìa tay quảng cáo mớ hàng cho mấy người đàn bà Tiệp đang tò mò ghé lại. Họ cầm lên xăm soi, ngắm nghía, hỏi giá song chẳng mua gì. Chị càu nhàu:

- Thế này thì trưa nay nhịn ăn. Chị em mình đi gửi nhờ hàng ở- chỗ thằng Jirí lấy hên. A, chị kể tiếp chuyến chết hụt ở- Praha..Hai thằng phủi nó rượt theo chị, có lẽ chỉ nhằm dọa chị thôi em ạ. Nghe nói là chúng tha cho đàn bà, chả hiểu tại sao, có lẽ anh hùng thì cóc thèm sờ đến phụ nữ, chả bỏ dính răng, khỏi mang tiếng hèn! Nhưng khi ấy chị không biết, cứ vắt giò lên cổ, hụt cả hơi, lâu lâu quay lại, -thấy chúng nhe răng cười hi hi, chị chỉ muốn... giết chúng. Bây giờ -thì chị nói năng anh hùng chứ hôm qua chỉ lo nó tóm được thì mất tiền, toi mạng, em ạ. Cả gia tài mang theo trong người, định mua hàng-, mua quà đóng hòm gửi về nhà và đưa cho ông anh họ. May quá, -đuổi theo chị được một chốc thì chúng bỏ đi. Chị lò dò hỏi đường,- mãi đến khuya mới mò về được nhà anh Vấn, thật ra cũng nhờ người- tâyẠ họ đưa về. Họ lắm người tốt em ạ, cái bọn phủi này chỉ là cái -họa của thời kỳ quá độ lên... tư bản chủ nghĩa... Hiện tượng nhất thời. Chị lại nghĩ có khi chúng lại là cái bản chất... đế quốc!

Chị cười nhẹ rồi nói tiếp:

- Chị nghe các anh ấy bảo thế, chứ có biết gì mà tán chuyện chính -trị. Ôi dào, chị chẳng hiểu gì sất, bên mình thì bảo lên thẳng xã- hội chủ nghĩa không thông qua tư bản chủ nghĩa, ở đây ngưởi ta -bảo cũng đang ở thời kỳ quá độ sang tư bản chủ nghĩa, đến mà nhức đầu! -Chị chỉ thấy cái “thời kỳ quá độ” nào cũng gian nan vất vả, không -có nó có lẽ... tốt hơn, phải không em gái của chị? Còn các anh ấy... Ghê quá, ai nấy mặt mũi sưng vù, vào bệnh viện cả đấy em ạ, sứt môi, gãy răng, gãy xương sườn, nứt- sọ...

- Công an tây có can thiệp không hở hị?

- Người dân tây họ gọi đấy, biên bản hẳn hoi nhưng rồi sẽ chẳng đến đâu, nào phải lần đầu xù ta bị phủi đánh đâu em. Cái thân đi làm- thuê cho nhà giàu thì khổ thế em ạ. Tội nghiệp bây giờ chiều- xuống là chẳng ai dám ló mặt ra phố nũa. Nhưng không người nào- muốn về quê nhà. Về còn khổ gấp mấy. Chịu đấm ăn xôi vậy. Chết -thật, dạo này chị thấy em khác hẳn ra!

Tôi hoảng hốt:

-Em... em... khác ra làm sao?

- Em đẹp mơn mởn! Làm sao hay thế hở cô bé? Ăn uống cực khổ, làm- việc như tù khổ sai, dãi nắng dầm sương... Thôi tao biết rồi, nhờ- cái tính hay cười của mày đấy, em ạ. Cứ thế mà hay! Lo như tao- thì chóng già và chết sớm, cũng phải thôi nhỏ ạ. Có điều chị bảo -em, đừng nghĩ chuyện xây dựng với Nam... Xinh như mày thì phải kỹ- sư, phó tiến sĩ...

Tôi yên lặng, nhớ đến Pak, người bạn trai trong đám sinh viên để -mắt đến tôi. Dĩ nhiên Pak không thể dùng tiếng Đại Hàn để tán- tôi, nhưng tinh tế, lịch sự, và hiền lành nũakia, hay tặng cho- tôi khi thì một đoá hồng nhỏ, khi thì một đoá huệ, mỗi lần tôi -lên Praha với chị Thẩm. Tôi cảm động, lén đi chơi một lần với -Pak. Chị Thẩm không có ý kiến, khi tôi gặng, chị cười nhẹ:

- Mày đến là khổ, thằng Pak làm sao mà lấy em được?

- Em không cần phải cưới hỏi gì cả!

- Hay nhỉ? Chị chỉ muốn nói là chúng mày sẽ chẳng đến đâu là đâu!

Chị nói hay như thần! Khi Tiệp Khắc làm cách mạng, chính phủ Bắc -Hàn buộc tất cả sinh viên của họ phải về nước. Như thể cách mạng dễ lây lan như dịch cảm cúm. Pak không kịp gặp lại- tôi, chỉ nhắn nhủ được mấy lời tuyệt vọng và gửi tặng tôi một quả- tim bằng pha lê gọt đẽo sáng ngời lấp lánh đủ màu như kim cương.-Bọn con trai Việt vừa ghen tị vừa thương hại bảo nhau rằng tôi -khóc đến nghìn năm quả tim kia cũng không tan nổi! Họ được may -không bị điệu về quê hương nhờ nhà nước Việt Nan không sẵn tiền- chứ có giỏi gì hơn ai mà lên mặt với tôi!

- Nghĩ gì mà ngẩn người ra thế?

- Người ta lúc trước bận học, bây giờ lo chống nhà nước, không -còn thì giờ nghĩ đến chuyện vợ con!

- Em thật lẩn thẩn..Không ai trên đời này lại lo lắng làm cách mạng đến độ quên lấy vợ. Em quên cái ông Mao Trạch Đông rồi ư? A, Jirí đây rồi, cười duyên với nó- đi em nhé. Xem tướng chàng đang thất tình em đấy.

Chị cười dòn tan, hỏi thăm anh thanh niên cao lớn tóc vàng và có -nụ cười rất rụt rè. Chúng tôi quen nhau qua ba lần chợ, thỉnh- thoảng Jírí cho chúng tôi để hàng bên cạnh tránh công an.

- Anh bạn trở thành người bán hàng chợ trời chuyên nghiệp rồi -phải không? Bọn tôi rồi ra có lẽ cũng như bạn, vì sẽ thất nghiệp, nhà máy dọa đóng- cửa hoài...

Chị nói tiếng Tiệp rất đại khái nhưng nhờ dạn nói, vui tính và -hay giúp đỡ người khác nên trong ngoài nhà máy bạn tây ai cũng thích chị.

- Gửi anh bạn cô em tôi nhé.

Quay sang tôi chị nói:

- Bày hàng ra ít thôi, khoảng 12 giờ chị em mình ra phố, du kháchẠ họ ra nhiều giờ này. Nhớ nhẩm lại nhé, hôm nay mình mua một- đồng mác bằng 17 kơ run. vécden nhé, zépxên nhé. Đói thì ăn -trước đừng chờ chị. Này, phải nhanh mắt nhé!

Tôi bày hai chiếc đồng hồ và một máy walkman bên cạnh mớ hàng -của Jirí. Tôi dạn hẳn ra khi thấy cái nhìn lúng túng của anh -chàng. Dĩ nhiên, bên mớ hàng của tôi, vốn liếng của Jirí đầy vẻ- tội nghiệp dù rằng trên mảnh giấy các tông to chiếm gần nửa mũi -xe, bày chi chít những mảnh mề đay, huân chương anh hùng lao -động, đoàn thanh niên, học sinh tiên tiến, gương phụ nữ vân... vân. Ba kơ-run một công lao bé tí, bảy tám kơ run một tấm to bằng mặt đồng -hồ đàn ông, mười kơ run nhũng tấm đẹp nhất có nhiều màu sắc vàng- xanh đỏ, viền vàng và có kim băng an toàn. Tất cả nhiệt tình,- công sức, việc làm, việc học vinh quang của gia đình anh. Hôm nay- anh còn bày dưới đất, sát vào bánh xe trước chiếc -Skoda cũ của bố anh, một chiếc thau sứ trắng lồ lộ một nữ nhân loã thể, chiếc khăn voan mong manh sương khói hờ hững khoe một toà thiên nhiên, gương mặt thiên thần e ấp nghiêng mái tóc dài bên bờ suối. Chiếc thau sứ cổ này là một chiếc vỏ sò thật- lớn, mép thau mỏng, dợn sóng đều đặn như thêu rua với nhũngbông -hoa nổi chạm trổ chạy quanh. Loại sứ tốt, mịn, láng và nét vẽ- tuyệt vời rất trưởng giả của thời xa xưa. Chắc là một chút của tư sản đồi truỵ bố mẹ anh giấu kỹ từ mấy chục năm nay. Phải chi không có lằn -rạn ở giữa thau, tôi dám chắc anh sẽ bán được một món tiền to.- Đám người ngoại quốc lúc nãy trên xe buýt ghé vào ngắm nghía- rất lâu chiếc thau và bức tranh sơn dầu cũ anh để dựa vào kính chắn xe.-Tôi tự hỏi không biết rốt lại họ có chịu trả tiền phạt không. Bàn -bạc một lúc, người đàn bà tháo mắt kính dán mũi sát vào bức- tranh, xi xô với bạn một chốc rồi lắc đầu cám ơn Jirí và kéo nhau đi. Jirí- ngượng ngập nhìn tôi nhún vai. Tôi mỉm cười thông cảm.

Mặt trời -chói chang nhưng hơi gió vẫn lạnh buốt. Moi từ đáy túi miếng bánh- mì thịt khô queo và lạnh tanh, tôi đưa cho Jirí, ra dấu bảo mình -còn một bánh nũa nhưng anh lắc đầu cám ơn. Vứt đi mấy mẩu thịt đầy -mỡ, chỉ giữ lại mớ cải dưa chua, tôi uể oải nhai vừa đưa mắt tìm- kiếm. Cánh Tuấn sứt đi qua lại thỉnh thoảng ném một câu hỏi thăm, -trông cả bọn hôm nay có vẻ không vui. Chắc là hay tin cuộc lấy- hàng không thành của chị Thẩm.

Mười hai giờ, tôi cuộn hàng sắp từ giã Jirí thì Mai hơ hãi chạy đến, cái đầu- nhỏ lắc lư, mớ tóc khô gãy ngọn phất phơ phủ trán:

- Công an bắt chị Thẩm rồi, túi hàng của chị ấy đây, chị ấy dúi kịp -cho em. Chẳng tang vật gì mà nó cũng bắt tuốt tuột. Em giao lại -cho chị. Cẩn thận nhé. Thôi em chuồn đây.

Mai lủi nhanh trong đám đông. Những mái đầu đen bỗng di động,- tan biến trong rừng nguời. Tôi tóm mớ hàng còn lại cho vào túi,- rồi đứng dựa vào thành xe thở dốc.

Jirí nhìn tôi ái ngại. Anh an ủi:

- Không sao đâu chúng hăm dọa hay bắt nộp phạt xong là thả ngay.- Hẹn tuần tới nhé, tôi sẽ mang theo cho cô Hà một chiếc ghế nhỏ.

Tôi mang túi lên vai, cố chen trong giòng người, phải thoát ra -ngoài để thở. Tiếng mời chào vẫn ồn ào, ống loa vẫn oang oang- tiếng nhạc, tiếng trống. Các hàng áo pun, quần din đầy người đang -thử, ướm. Các hàng đông khách nhất vẫn là các "cửa hàng" chính -thức của đám người Việt với các máy walkman, băng và máy cát xết,- đồng hồ và máy tính điện tử bỏ túi, pin, thuốc hút, vòng vàng, nũ- trang... Người ta cũng đông đặc quanh hàng vé số và bàn đổ hột... -Dân Việt Nam cứ hai người ngồi bán thì hai ba người đứng trông -chừng phía sau, họ không phải sợ công an như tôi và chị Thẩm, họ- sợ trộm cướp, sợ bị đánh hôi...

Trụ sở công an cách trạm buýt khoảng hơn hai trăm mét, tôi đứng- dựa gốc cây, bồn chồn chờ đợi.

Gần một giờ, chị Thẩm đi ra. Tôi chạy a lại mừng rỡ nắm lấy cánh -tay chị. Chị Thẩm mắt sưng đỏ, gượng nở nụ cười, hàm răng trắng -hơi nhô ra phía trước. Trông chị phụng phịu như trẻ thơ không được mẹ cho- quà. Tôi thò tay vào túi xách:

- Chị ăn gì chưa, xuất ăn của chị vẫn còn đây.

Chị gạt đi:

- Trời ơi!Bụng dạ đâu mà ăn uống! Xe đến rồi kia. Vé sẵn chưa?

Trên xe, chị im lặng, nước mắt lăn dài trên đôi gò má cao. Tôi- chưa bao giờ thấy chị khóc, ngay cả lúc nhắc đến thằng cu Tâm của -chị đang được bà ngoại nuôi ở nhà quê. Chi xụt xịt:

- Gặp phải thằng khốn nạn! Nhất định trấn lột cho được. Nó bắt -cởi cả quần áo giày dép... Mười sáu nghìn kơ run vào túi nó. Gần- trọn gia tài dành dụm từ hơn hai năm qua.

- Trời ơi, sao chị mang tiền theo nhiều thế, chị luôn dặn em...

- Nào ai ngờ, tại bọn phủi ở Praha mà ra nông nổi. Chưa kịp về -nhà nên phải mang cả tiền ra chợ. Thằng khốn nạn làm sao mà nó- tinh như ma. Khốn nạn, nó ăn như thế thì còn phúc đức đâu cho con -cháu nhà nó!

Tôi tuyệt vọng. Làm sao dám nói cho chị cái tai nạn của tôi? So -với chuyện của chị, nó chẳng đáng vào đâu. Tôi rùng mình nhớ đến- thư bà ngoại cu Tâm. Làng quê đói kém, người ta bồng bế nhau ra thành phố lớn kiếm ăn. Chị Thẩm chạy cuống cuồng, tôi chạy cuống cuồng, mọi-người chạy cuống cuồng trước và sau cuộc cách mạng(của người ta),- rượt đuổi không ngừng nghỉ đồng đô la, hàng hóa, người quen,- những chuyến bay. Ngày tháng và chúng tôi xếp vòng tròn làm- chiếc đèn kéo quân, càng lúc quay càng nhanh, vòng quay càng lúc -càng rộng dần vi càng nhiều người nhập cuộc. Chị Thẩm chưa hề mệt mỏi. Tôi muốn được tan hàng -đi theo chàng Pak. Pak bị lôi vào chiếc đèn cù khác, ở một nơi -khác. Tôi níu vai Nam, người hùng đẹp trai hào hoa phong nhã. Nam- cho xem hình ông chú, bà dì ở Mỹ, người sẽ bảo lãnh chúng tôi, trời ạ,- cái nhà to đến mười gia đình ở chung vẫn rộng chán, một hồ bơi -nước xanh biếc, vườn cây, thảm cỏ...

Nam bảo:

- Chú anh làm bác sĩ, vợ chú làm nha sĩ, nhà chỉ có hai đứa con- gái lớn sắp lấy chồng, anh sẽ là con trai của chú...

Tôi chỉ cần níu lấy vai Nam, trốn sau lưng Nam, xin được nằm- trên thảm cỏ, thỉnh thoảng được... thòng chân xuống hồ bơi. Nam ứ- ừ, được mạnh đi chứ. Chờ mãi giấy tờ không được, Nam dẫn tôi trèo -qua hàng rào những tòa đại sứ phương tây, người ta nắm cổ chúng tôi lôi ra.-Tôi trở về nhà máy thì thầm ca hát trong lúc xếp những chiếc bát -sứ vào lò nung, nghĩ cách trốn chị Thẩm ngày chủ nhật.

Chúng tôi xuống xe giữa phố. Đất trời đã lại xám ngắt, mưa bay -lất phất, những hạt nước như tơ mịn ướp đá bám vào mặt mũi. Chúng tôi chạy vào nhà trú mưa công viên, đứng dựa hiên gỗ gọt đẽo tinh vi như những góc khăn- thêu với những cây cột thon thả chạm trổ công phu. Tôi thẩn thờ ngắm bức tượng đen sừng sững của ông Dvorák, nhớ tới -Jirí. Một chúa nhật, trước khi bán đi bộ máy quay dĩa hát cũ mèm,- anh cứ bắt máy quay mãi khúc giao hưởng cho mùa xuân. Thế ra lâu nay- cái ông đứng trên bệ đá hoa kia là ông tác giả, tôi đã cứ đinh -ninh rằng đấy l?i một tượng ông Lê ninh. Thảo nào nét mặt ông -trông hiền lành, suy tư, chiếc đũa điều khiển dàn nhạc ngoan -ngoãn chỉ xuống đất. Bán được máy rồi, Jirí cứ rầu rầu. Tôi không -quên được bài nhạc êm ái đó. Chúng ta đang ở giũa mùa xuân đầy hy -vọng. Đất nước anh đang chuyển mình. Tôi muốn an ủi Jírí như vậy nhưng chẳng biết dịch cho gãy -gọn, đành im.

Chị Thẩm gạ được một bà đầm Đức đổi tiền, chạy lại thúc tôi:

- Tiền đâu, đưa chị nhanh lên. Ba nghìn sáu!

... Chị hí hửng nhét tờ giấy bạc Đức vào túi tôi:

- Em còn được bao nhiêu?

Tôi chán nản, trở lời cộc lốc:

- Đến khuya cũng chả gỡ vốn lại được!

Chị trợn tròn mắt nhìn tôi. Hai con mắt to, lòng trắng hãy còn -những gân máu đỏ. Tôi ân hận:

- Em xin lỗi... Tại em hơi khó chịu trong người. Em còn non năm nghìn -tính luôn tiền hàng bán được sáng nay.

Chị thở dài:

- Em nói đúng. Thôi thì về vậy.. Khoan, để chốc nũa. Đưa chị ba- nghìn.

Rồi chị đột ngột đứng dậy, nét mặt tươi lên, vui vẻ, xà lại chào- mời một cặp du khách khác từ bên trong đi ra, trên tay mỗi người -một bình nước khoáng. Tự nhiên tôi thương chị vô cùng. Tôi hít- một hơi dài, nuốt nước bọt, dằn cơn lợm đang dâng lên trong cổ -họng, đến gần một nhóm du khách vừa trờ tới. Ở nơi này chúng tôi cũng -phải vô cùng thận trọng, bọn công an áo đenẠ lúc nào cũng sẵn -sàng nhào đến bắt. Tôi sợ nhất những con chó béc giê to lớn đi- với bọn chúng, cũng dữ dằn và kỳ thị như chủ. Tuấn sứt đã một lần- bị ngoạm vào tay chỉ vì toan xa chạy cao bay khi chúng gọi đứng lại.

Du khách này chẳng sộp, tôi chỉ đổi được ba chục mác và mười đô -la. Rồi từ đó hai chị em lang thang mãi mà chẳng được thêm mối -nào. Trời lại hửng nắng tự bao giờ, hai bên cầu và trong công -viên đã bắt đầu có nhiều người, bọn áo đen cũng qua lại thường -hơn, có thằng cứ nhìn gườm gườm hai chị em. Sợ hãi, tôi lôi bình- ra phông tên hứng nước khoáng, rồi đứng bên cầu nhìn cá lội và- nín thở xì xụp húp mớ nước nóng bỏng. Chị Thẩm cười ngặt nghẽo:

- Hôm nay nước hẳn ngon hơn mọi bữa?

Tôi vờ không nghe, trong lòng lại dấy lên hy vọng. Nói nhé? Chị -Thẩm đã tạm quên nỗi đau buổi sáng rồi. Có lần chị em nằm ngủ -cạnh nhau, chị tâm sự:

- Chị là con dã tràng, Hà có biết không? Cứ thấy cát là ôm vào -lòng, mải miết xe. Mẹ chị và cu Tâm là đại dương...

- Em chỉ thích làm du khách nằm trên cát, nghe sóng rạt rào và được -gió mơn man mái tóc!.

- Em bé ạ, sinh ra làm người Việt Nam là em đã mang bộ áo dã -tràng rồi. Không phải vô tình mà đất nước trải dài bên cạnh Thái- Bình dương, tha hồ mà xe cát! Nghĩ cùng nghĩ cạn đi, tao với mày -đang làm gì ở đây? Có phải đang xe từng thùng cát gửi về biển mẹ? Cát biển nào cũng xe được tất! Anh Vấn kể chuyện vui rằng đến sa mạc Sahara mà giao cho cán bộ -xã hội chủ nghĩa quản lý, cuối cùng rồi sẽ phải nhập khẩu cát- đấy!. Nhập thứ khác chị ủng hộ hơn...

Quả thật chị đã quên bọn cướp ngày. Phải quyết định thôi.

- Chị Thẩm ơi! Chị thân với chị Đào lắm, đúng không?

- Đào đội trưởng hay Đào cận?

- Chị Đào đội trưởng.

-Ừ, sao? A này, bà ấy có thằng em họ sắp ra tiến sĩ ở Brno, có -đường tìm ra việc ở bên này không phải về nước đâu. Đám đó tốt- đấy, chị giới thiệu em nhé?

- Thôi, người ta sẽ chê em trình độ văn hoá thấp.

- Tốt nghiệp cấp ba mà thấp à? Nếu không đi lao động Hà cũng có- thể học đại học, cũng kỹ sư...

Tôi ngáp:

- Em chẳng ham kỹ sư hay tiến sĩ... Chị Thẩm ơi, hôm nọ chị Đào đưa con Hương -đi bệnh viện, chị làm thế cho nó hai hôm. Chỉ hai hôm thôi, đúng -không?

Chị Thẩm quay lại nhìn tôi, hai con mắt kinh ngạc và ngờ vực.- Bao nhiêu lo lắng bỗng tiêu tan, tôi tránh cái nhìn của chị, giả -vờ ngắm mấy con vịt trời đang riả lông dưới lòng sông Teplá. Chị- kêu lên:

- Hà!

Tôi cố nín cười, se sẽ thưa:

- Dạ...

- Có phải em...

-...

- Hà! Nhìn chị đây, có phải...

- Hơn hai tháng rồi chị ạ!

- Trời đất! Cái con này...

- Chị nói với chị Đào hộ em...

- Trời ơi, qua mặt chị không bấm còi, thế là hỏng. Bao nhiêu đám- tốt tao lựa cho mày! Thật công toi!

- Ta sẽ xây dựng lại bằng mười ngày nay. Em hứa sẽ vâng lời chị- bảo. Đặt đâu em sẽ ngồi đấy. Tiến sĩ, kỹ sư, đến phó thường dân, em đồng ý cả.

- Trời ơi, Hà nói cái gì? Thằng Nam tính sao mà Hà lại nói thế?

Tôi bỗng sẳng giọng:

- Chuyện của em, Nam chẳng phải tính toán lôi thôi!

- Ôi trời ơi, cô này hay nhỉ, thế thì chị để em tính với Đào!

Tôi làm hòa:

- Có thương em thì giúp. Đừng nhắc đến Nam nữa, anh ấy đã ra khỏi -đời em!

- Trời đất!

- Mưa lại xuống rồi đó, tại chị kêu trời không ngừng nghỉ. Em- lạnh quá, thôi ta về.

- Phải hỏi cho ra lẽ, Nam không có quyền...

- Chị tưởng là em có quyền? Chị muốn em bị đuổi về nước? Bao -nhiêu người đã phá thai, tại sao đến lượt em chị lại gây khó- khăn...

Tôi hít hít mũi, quay lưng đi về phía bến xe buýt. Chị Thẩm chắc- lưỡi chạy theo, giọng van lơn:

- Sao lại nói ác cho chị? Chị muốn biết thái độ của Nam! Em có- báo tin cho Nam chứ?

- Có!

- Rồi sao?

- Nam làm gì được cho em? Thân Nam, Nam còn lo chưa xong!

- Thôi đừng có bênh nó chầm chầm, nói cho chị biết đi.

Tôi thở ra:

- Nam đi rồi!

- Trời đất ơi! Quất ngựa truy phong!

- Thượng sách đấy chị ạ!

- Em nói dại!

- Hãng cứ dọa cắt hợp đồng, giấy bảo lãnh của chú anh ấy không -tới đây được, không đi thì ở lại... cưới em à? Em chả muốn! Tình- nghĩa đôi ta có thế thôi! Em chẳng tiếc!

- Nó đi đâu? Praha?

Tôi cười:

- Chị Thẩm!

- Thế thì Đức à?

- Cho người ta nhốt vào trại chờ ngày tống về Việt Nam?

- Thôi chị biết rồi, nghe chúng nó ùn ùn bảo nhau đi Hà Lan, -đúng không? Một nghìn đô, người ta chở ra tận biên giới. Người Hà- Lan tốt lắm em ạ! Cho tiền để người mình đi học nghề, học tiếng- nước họ. Nam đi thoát thật rồi à? Sao nó không rủ em đi cùng?

- Em chả cần!

- Con bé này dại thật!

- Có giúp em thì ừ đi cho em yên tâm.

- Thì ừ. Nhưng mày vẫn dại, lần sau ngừa tốt hơn, khỏi mất công- đi năn nỉ tao.

- Em yêu chị vô cùng!

- Yêu tao thì... chẳng làm sao đâu.

Tôi vờ không nghe, bước lên xe buýt. Chị theo sau lầu bầu:

- Suốt ngày em theo chị, làm sao mà to bụng dễ thế kia? Cái thằng-Nam tài thật.

Trời đổ mưa rào rào, trong xe ấm áp, dễ chịu. Người đàn bà- ngoại quốc ban sáng nhấc đôi kính màu cho vào xắc tay, sắp xếp mớ- vé cho vào máy,vưà đưa tay kéo cần bấm vé vừa mỉm cười nhìn tôi- và nheo một bên mắt kẻ viền đen với lớp lông mi giả dài thoòng.

5-91

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002