Đại Chúng số 109 - ngày 1 tháng 11 năm 2002

Trong một chiều chủ nhật đầu mùa Thu tại Thung lũng Hoa vàng:

GẦN 300 NGƯỜI ĐẾN VỚI CHIỀU THƠ NHẠC TƯỞNG NIỆM YÊN BÌNH – LÊ XUÂN HÀM DO NHÀ THƠ NGỌC AN TỔ CHỨC TẠI LE PETIT TRIANON.

Lão thi sĩ Hà Thượng Nhân: "Ngọc An là một người đặt chữ "tình"lên trên chữ "tiền"trong cuộc sống.

San Jose ( TVNs)- Trong không khí thân mật, đượm một chút gì trang nghiêm và đầy cảm động, khoảng gần 300 quan khách đã tham dự một chương trình thơ nhạc ra mắt tập thơ Ngàn Năm Mây Trắng và CD Ta Gọi Tên Người với chủ đề: Chiều Thu Tưởng Niệm nhà thơ quá cố Yên Bình – Lê Xuân Hàm được tổ chức vào lúc 2:00 Pm chiều chủ nhật 29/09/02 tại Le Petit Trianon.

Chương trình chiều thơ nhạc do nữ thi sĩ Ngọc An, một nhà thơ và là một người tình của cố thi sĩ Yên Bình Lê Xuân Hàm, đầu tàu cho việc tổ chức với một thành phần yểm trợ tinh thần là những khuôn mặt khá tên tuổi trong vườn hoa văn nghệ tại miền Bắc Cali như Nữ sĩ Trùng Quang- nhà thơ lão thành Hà Thượng Nhân- nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh Hội trưởng hội thơ Tài Tử Việt nam hải ngoại, nhà văn Diệu tần và bà Lê Văn Cao hội trưởng hội Aùi hữu tương trợ Đông Dương.

Chương trình còn được Ngọc An chuan bị khá chu đáo, với một thành phần bảo trợ tài chánh hùng hậu mà danh sách do chính Ngọc An công bố ở phần khai mạc lên đến 37 bảo trợ tài chánh. Chương trình được điều khiển bởi 2 MC “Song Ngọc”là Trần Ngọc Và nữ ca sĩ Bích Ngọc. Bích Ngọc, một ca sĩ và là xướng ngôn viên khá quen thuộc trong cộng đồng mà ba năm trở lại đây người nữ ca sĩ này đã “ phong đao quy ẩn”tuyệt tích giang hồ và việc xuất hiện trong chương trình lần nầy được xem là kỳ công của Ngọc An đã " bê" cô ca sĩ vốn là cựu nữ sinh trường Gia Long năm nào " xuống núi".

Sau phần nghi thưc khai mạc, chào cờ Mỹ, Việt và một phút mặc niệm, trong phần khai mạc nhà thơ Ngọc An đã trình bày:

" Kính thưa quý quan khách và quý thân hào nhân sĩ hiện diện trong buổi chiều thơ nhạc tưởng niệm cố thi sĩ Yên Bình- Lê xuân Hàm hôm nay:

Tôi xin thay mặt ban tổ choc kính gửi đến tất cả quý vị lời tri ân chân thành nhất của tôi. Ban tổ chức chúng tôi rất cảm động đã được hân hạnh đón tiếp quý vị trong không khí thân tình và trang trọng này, đây là một vinh hạnh cho chúng tôi và là niềm an ủi vô cùng cho linh hồn người thi sĩ đã khuất…

Ban tổ chức chúng tôi rất đau lòng khi một người bạn tốt, chân tình và trung thực đã ra đi, chúng tôi không muốn mất hẵn anh trong cuộc sống nầy, chúng tôi không thể để tên tuổi và hình ảnh anh mai một với thời gian, chúng tôi đã thực hiện thi phẩm Ngàn Năm Mây Trắng trong đó gồm thơ của anh, hình ảnh của anh cùng CD Ta Gọi Tên Người như một kỷ vật quý báu mà anh đã để lại trần gian, lưu lại cùng nhân thế để chúng ta cùng nghĩ rằng anh không bao giờ mất, anh vẫn sống mãi với thi ca và sống mãi trong lòng chúng ta. Xin thay mặt ban tổ chức chân thành cảm ơn sự hiện diện quý báu của quý vị và xin cảm ơn tất cả những ân nhân đã bảo trợ đã ủng hộ chương trình được thành công hôm nay. Trong buổi tổ chức này không thể tránh khỏi những sơ sót, kính mong quý vị lượng tình tha thứ cho.

Xin trân trọng kính chào quý vị…

" Yên Bình- một người có tâm hồn thi sĩ "

Trong phần cảm nghĩ, cây đa cổ thụ của vườn hoa văn học Thung Lũng Hoa Vàng, thi sĩ Hà Thượng Nhân trong giới hạn 5 phút mà ban tổ chức dành cho mình đã phát biểu:

" Theo ông, thì ông cùng một số nhà thơ khác được Ngọc An để tên trong thành phần ban tổ chức là một vinh dự. Thật ra, việc tổ chức hôm nay hoàn toàn do một mình Ngọc An đảm đương, ông chỉ đứng tên cho có tiếng vì tuổi già, sức yếu, không lái xe được nên cũng chẳng làm được gì cho xứng với cương vị ban tôå chức".

Kế tiếp nhà thơ nói cảm nghĩ cuả mình về nhân vật chính của chương trình, đó là nhà thơb quá cố Yên Bình- Lê Xuân Hàm. Theo thi sĩ lão thành Hà Thượng Nhân nhận xét thì" Người quá cố, thi sĩ Yên Bình là một người rất thích thơ văn, một người có tâm hồn thi sĩ" Thi sĩ người làng Hà Thượng kể lại trước khi lìa đời một ngày, một hôm Yên Bình mời ông và bác sĩ Đặng Phương Trạch đi ăn. Hôm ấy Yên Bình có hỏi bác sĩ Trạch: " Tôi đang bệnh như thế này, anh là bác sĩ xem tôi có thể uống rượu được không?”Bác sĩ Trạch trả lời: “Uống được, nhưng uống ít thôi"

Thi sĩ Hà Thượng Nhân kể tiếp: Yên Bình không cho thế nào lá ít hay nhiều cả và cho rằng cuộc sống này sống cheat đều có số dù rằng vài trăm năm, 70 năm hay vài chục năm cũng có thế thôi…theo Yên Bình cuộc sống có lúc đến rồi cũng có lúc đi cho nên Yên Bình cho mọi chuyện trên đời đều là thường tình. Yên Bình có tâm tình với nhà thơ:" Em nghĩ, sống bao nhiêu cũng đủ cả, sống 100 tuổi vẫn chưa là đủ, ngược lại sống bốn mươi mấy tuổi cũng chưa hẵn là thiếu", Yên Bình theo nhà thơ Hà Thượng Nhân đã đề cập đến một nhân vật mà ông thưồng nhắc đến khi trò chuyện với anh em văn nghệ sĩ…Đó là Vương Bột ở bên Tầu, mới 28 tuổi đã lìa đời, nhưng tiếng tăm Vương Bột mấy nghìn năm sau vẫn còn, bởi vì cái cuộc sống trên đời dài hay ngắn không là chuyện đáng kể…Có đáng kể chăng là trong cuộc sống đó chúng ta đã làm được gì cho chính bản thân ta, cho nhân quần, cho xã hội, cho dân tộc, cho đất nước…

Cựu chủ nhiệm nhật báo Tiền Tuyến cuả VNCH trước 1975 nói tiếp: Hôm nay, Ngọc An vì cái tình của hai người, tình giữa hai nhà thơ với nhau, tình giữa hai người khác phái yêu nhau đã tổ chức buổi ra mắt sách hôm nay mà theo nhà thơ đó là một việc làm rất có ý nghĩa và thành công, theo nhà thơ lão thành thì người ta thường nói ở cái thời đại này chỉ có " tiền" mà thôi chẳng có "tình"…nếu cuộc sống không có "tình"thì cuộc sống chẳng có gì đáng sống hết ! Cái tình ở Ngọc An, Thi sĩ Hà Thượng Nhân nói: đã sống vì tình, hứa với nhau, nghĩ về nhau, thương nhau thì phải có "tình". Theo ông sỡ dĩ Ngọc An thương Yên Bình ngoài tình cảm của một người nữ và người nam còn có cái tình giữa hai người làm thơ nữa…và cái tìbnh ấy ông không biết diễn tả thế nào, nhưng người xưa nói rằng:" cả một đời có được một người tri kỷ thì chết cũng vui, như Bá Nha và Tử Kỳ…chẳng biết Ngọc An có xứng đáng là tri kỷ của Yên Bình không?hay Yên Bình có xứng đáng là tri kỷ của Ngọc An không?Nhưng cái tình đối với nhau như thế, như Ngọc An đối với Yên Bình, cũng đủ nói rằng chúng ta đang có một người thật sự sống trong cõi đời này đã xem chữ "tình" nặng hơn chữ "tiền".

Sau phần cảm tưởng của nhà thơ Hà Thượng Nhân, những người tham dự được nghe chính Yên Bình lúc còn sinh tiền đã ngâm một bài thơ của Tố Nguyên sáng tác mang tựa đề: " Chỉ là tro bụi" là bài số 1 trong CD Ta Gọi Tên Người bài thơ này do Ngọc An sưu tầm để đưa vào CD.

* Vài nét về Yên Bình

Tiếp tục, nhà văn Diệu Tần trong phần giới thiệu tác giả Yên Bình đã cho biết: nhà văn với nhà thơ quá cố trước năm 1975 ở cùng một binh chủng Công Binh và chung một đơn vị.Lúc bấy giờ nhà thơ quá cố là Trưởng Ban 4, nhà văn là Tiểu Đoàn Phó và Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Lê Văn Tâm cũng có mặt trong hội trường đã được nhà văn Diệu Tần giới thiệu, theo nhà văn Diệu Tần, nhà thơ sinh năm 1945 tại Hà Đông, tên thật Lê Xuân Hàm, bút hiệu: Yên Bình – H. Xuân Lê. Viết văn làm thơ từ năm 17 tuổi, có thơ và truyện ngắn đăng trên các báo ở Sài Gòn từ năm 1962, tốt ngiệp khóa 19 Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa với em ruột của nhà văn. Sau 1975 Yên Bình đi tù 6 năm. Tại hải ngoại có thơ đăng trên một số báo ở Hoa Kỳ, Công nhân hãng điện tử Solectron. Đến Mỹ bằng diện HO. Định cư tại San Jose từ năm 1994. Sở trường làm thơ tình cảm, yêu thích thi ca và biên khảo. Có thơ in chung:

Một Phía Trời Thơ ( 3và 4)

Cụm Hoa Tình Yêu ( 4,5,6,7,8)

Tuyển tập Xuân Thu

Hội viên Thi Đàn Lạc Việt San Jose

Hội viên Hội thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại

Mất ngày 17/09/2001 tại bệnh viện O’connor sau cuộc mổ tim.

* Yên Bình – bí ẩn cần che dấu

Nhà thơ Như Hoa Lê Quang Sinh đến từ Sacramento giới thiệu phần tác phẩm đã phát biểu:

" Tiểu sử nhà thơ Yên Bình được trình bày ngay trang đầu tập sách, tên thật Lê Xuân Hàm, và anh có thêm một bút hiệu khác: H. Xuân Lê, tôi nghĩ đây là tên thật của anh viết theo thứ tự đảo ngược, Lê Xuân Hàm thành Hàm Xuân Lê, nhưng chữ Hàm lại viết tắt H. hình như có một điều gì bí ẩn anh muốn che dấu người đời khi anh chọn một bút hiệu thứ hai, hay nói cách khác có thể vì một lý do nào đó, anh không muốn dùng bút hiệu cũ nữa và đã ký bút hiệu mới khi in những tác phẩm của anh trong các thi tập CHTY kể từ năm 2000. Có thể điều nầy đã mở một bước ngoặc trong khúc quanh đời sống tình cảm của anh. Anh muốn có một cuộc sống yên lành, bình thản…nhưng có lẽ sóng gió tình yêu đã làm anh chao đảo…tiếv thay, anh đã ra đi vào lứa tuổi 50 đang dạt dào sức sống !

Và tiếp: "Trời ơi…thật tình tôi muốn thay Yên Bình cất lên một tiếng than thấu tận trời cao…vào thơ với bài: " Xin Một Nụ Cười"rõ ràng Yên Bình đã nói lên cái thực trạng khao khát hạnh phúc của mình đến mức độ anh không còn dấu diếm được nữa, phải nghẹn ngào nói lên nỗi bức xúc trong lòng để tỉm một lối thoát cho sự tắt nghẽn tình cảm dìm anh đến chỗ tận cùng !"

* Tình yêu trong thơ Yên Bình

Theo nhà thơ Như Hoa, sống mà hông được yêu thì còn gì gọi là hạnh phúc và lạc thú trên đời. Một nụ hôn không tìm được, một nụ cười không ai cho, ước ao mà không được mãn nguyện ! Thôi thì…" kiếp này không được xin dành kiếp sau"tác giả đành ôm khối tình đơn phương nghìn thu đi vào cõi mộng…

Thơ Yên Bình phần lớn viết về tình yêu, tình yêu đơn phương, tình yêu ngang trái, yêu mà không được yêu, yêu mà không dám tỏ, đôi khi anh như kẻ hành khất cần được ban cho một chút ân sũng tình yêu của người đẹp để mà sống với đời…

* Xông xáo – mạnh dạn

Cuối cùng, theo nhà thơ Lê Quang Sinh: Làm sao cắt nghĩa được tình yêu, đối với Yên Bình, tình yêu là sự chờ đợi, là sự khát khao khắc khoải, là ngang trái, là thất vọng, và là một cái gì đó anh không nắm bắt được trong tầm tay dù chỉ là một nụ hôn vội vã…hay một nụ cười thoáng qua, phải chăng vì anh rụt rè non dại lênh đênh mãi trên thuyền tình bể ái? Không, rõ ràng Yên Bình rất xông xáo, mạnh dạn trong việc chinh phục người đẹp mà anh hết lòng yêu mến, Yên Bình khác Văn Cao yêu mà không dám tỏ, hay nói cách khác Văn Cao được yêu mà không dám nói rằng: " anh cũng yêu em". Có lẽ Văn Cao bản tính rụt rè e thẹn mang mặc cảm yếu kém trước nhan sắc kiều diễm của người đẹp nên không mở được lời đành âm thầm cất dấu mối tình kín đáo thơ mộng trong lòng…Trên tình trường dù có hăng say chiến đấu mâý đi nữa, ruốt cuộc Yên Bình cũng chẳng hơn gì Văn Cao, cũng chỉ là giấc mơ và chờ đợi…

Đối với Yên Bình phải chăng tình yêu là một thú đau thương làm đẹp cuộc đời, nếu không có đau thương, Yên Bình đã không làm thơ, đau thương là chất xúc tác khiến anh sáng tạo nên những vần thơ cho anh và cho đời…bao nhiêu cuộc tình là bao nhiêu vết hằn để lại trong tim anh, đã nửa đời người với mái tóc điểm sương anh vẫn còn hăng say đi hành khất tình yêu, vẫn đợi chờ, vẫn ước mơ trong sự im lặng nghiệt ngã của tình đời…

* Ngọc An và Yên Bình

Là một người tình, dù tình cảm chỉ mới nhen nhúm chưa đầy bốn năm, và là một bạn thơ, nhà thơ nữ Ngọc An trong phần phát biểu với tư cách là tác giả của thi tập " Ngàn Năm Mây Trắng " nói:

- Ngọc An trân trọng kính chào quý vị trưởng thượng, quý quan khách, quý thân hào nhân sĩ, quý đoàn thể, quý truyền thông báo chí, quý văn thi hữu, thân hữu từ xa cũng như gần… Ngọc An xin thay mặt Yên Bình chào đón quý vị và chân thành cảm ơn quý vị đã nhín chút thì giờ quý báu đến với Yên Bình và Ngọc An hôm nay.

Ngọc An thật xúc động trước sự hiện diện đông đủ của quý vị, đó là niềm hân hạnh cho Ngọc An và an ủi vô cùng cho Yên Bình – Lê Xuân Hàm người đã nằm yên một giấc ngủ ngàn thu, bỏ lại Ngọc An, bỏ lại tất cả những chân tình xung quanh anh, giờ này hẵn anh đang ở nơi đây và đang mĩm cười mãn nguyện với tấm lòng của tất cả mọi người hướng về anh, dành cho anh và cầu nguyện cho anh…Xin cảm ơn nữ sĩ Trùng Quang, Cảm ơn thi sĩ Hà Thượng Nhân, thi sĩ Như Hoa Lê Quang Sinh, nhà văn Diệu Tần và chị Lê Văn Cao, chị Ngọc Bích, anh chị Nguyễn Hữu Nhân và Nguyễn Hữu Aùi cùng bạn thân Phương Thư đã yểm trợ tinh thần cho Ngọc An thật nhiều.xin cảm ơn quý mạnh thường quân, quý ân nhân và thi văn hữu, bạn hữu, đã bảo trợ đã ủng hộ và giúp đỡ Ngọc An mọi mặt, xin cảm ơn các đài truyền thông và báo chí đã phổ biến thiệp mời, cảm ơn các ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ đã đóng góp tích cực hoàn thành CD và chương trình hôm nay, xin cảm ơn quý thầy cô anh chị trường Châu Văn Tiếp, trường Ngô Quyền, quý vị cựu sĩ quan Công Binh, cựu sĩ quan trừ bị Thủ Đức, quý quan khách, thân hữu từ xa xôi cũng như tại thung lũng hoa vàng đã nhiệt tình ủng hộ và đến với chương trình tưởng niệm này. Ngọc An cũng không quên cảm ơn thật nồng nàn 2 MC anh Trần Ngọc và chị Bích Ngọc, nghệ sĩ đàn tranh Phương Thư, cảm ơn gia đình anh Lê Xuân Hàm đã đến tham dự và mong chiều nay là một chiều không quên trong lòng chúng ta…

Bây giờ, Ngọc An xin gửi tặng đến quý vị bài thơ vô cùng xúc cảm của thi sĩ Hà Thượng Nhân đã viết tặng Yên Bình – Lê Xuân Hàm trong thi phẩm: Ngàn Năm Mây Trắng, kính mời quý vị thưởng thức:

“Bỗng dưng lọt sổ đoạn trường

Ghé chơi trong cõi văn chương gọi là

Chẳng qua bởi lụy tài hoa

Ngọc An còn đó, vẫn là tri âm

Trăm năm cát bụi đã lầm

Đọc thơ ai có đầm đầm lệ sa

Gửi đời một chút thi ca

Góp văn nhân thế cái ta Yên Bình

Gì hơn mấy chữ ân tình

Hồn ai xin hãy hiển linh chứng dùm…"

Phần chủ đề được diễn ra với Huyền Trân ngâm bài: Ta Gọi Tên Người, thơ của Ngọc An – Tuấn Thịnh với bản nhạc: Ngàn Năm Mây Trắng thơ Yên Bình – nhạc Lynh Phương, Ngọc Hiếu với bản nhạc Hồn Mộng, thơ Ngọc An – nhạc Hoàng Cầm, Lệ hằng với nhạc phẩm: Dĩ Vãng Chưa Phai Mờ thơ Ngọc An nhạc Hoàng Gia Thành, Mạnh Hùng người bạn thân của Yên Bình lúc còn sinh tiền trình bày bản nhạc: Tình Khúc Tiễn Biệt Nhạc và Lời Lynh Phương, Xướng ngôn viên Phương Thư với bài thơ: Đối bóng Tình Nhân thơ Ngọc An, Nguyên Nhu với bản nhạc: Chung Đời Trong Lạc Loài thơ Ngọc An nhạc Nguyên Nhu, Hạ Vân với nhạc phẩm: Giọt Nước Mắt Em thơ Ngọc An nhạc Lynh Phương và Ngô Sĩ Hùng với bài thơ: Ngàn Năm Mây Trắng thơ Yên Bình…

Trong phần nhạc tự do được đôi MC “ Song Ngọc”Trần Ngọc và Bích Ngọc trình bày qua nhạc phẩm: Mùa Thu Mây Ngàn Bay, Thu Tâm với nhạc phẩm: Chiều Rơi Đó Em, Andrew Hữu Ái với nhạc phẩm: Không Thể và Có Thể em trai của Ngọc An, Lệ Thu với nhạc phẩm: Cho Một Người Nằm Xuống, Duy Phong với nhạc phẩm: Tưởng Niệm, Diệu Linh với nhạc phẩm: Nửa Hồn Thương Đau, Bạch Yến Thương Hà với nhạc phẩm: Chiếc Lá Cuối Cùng, Lệ Hằng với nhạc phẩm: Lời Tình Băng Giá và Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân kết thúc phần văn nghệ tự do với một bản nhạc do anh sáng tác…

Trong chương trình chúng tôi thấy có ông bà Lê Minh Nguyên đại diện Việt Nam Nhật Báo mang đến tặng thi sĩ Ngọc An một bình Hoa thật lớn và thật đẹp, Cô Kim Oanh văn phòng bảo hiểm Insurance lên sân khấu tặng Ngọc An bó hoa tươi thắm và cô Phụng Thiên đài phát thanh gửi đến tặng Ngọc An cũng một bình hoa thật rự rỡ…

Chương trình thơ nhạc Chiều Thu Tưởng Niệm được chấm dứt lúc 5:00 Pm trong ngày, nhìn chung về tinh thần cũng như tài chánh, Chiều Thu Tưởng Niệm do Ngọc An tổ chức được xem như là thành công tốt đẹp. Phần văn nghệ khá dồi dào và phần đông mọi người đều ở lại đến phút chót. Phần văn nghệ tự do, mới nghe qua thì tưởng đi ngoài chủ đề Chiều Thu Tưởng Niệm, nhưng không, Ngọc An đã khéo sắp xếp ca sĩ và chọn những bài hát có nội dung sát với chủ đề qua các tác phẩm buồn, tiếc thương…Với một Nguyên Nhu khá quen thuộc, giọng ấm và trầm trầm trong bài: Chung Đời Trong Lạc Loài gợi người nghe nghĩ tới Yên Bình, phải chăng cuộc đời 57 tuồi phù du kia cũng chỉ là Chung Đời Trong lạc Loài…và lúc mọi người đang lặng im xúc động thì giọng ca dù rằng không phải là ca sĩ chuyên nghiệp của Andrew Hữu Ái cất lên với bản nhạc: Không Thể Và Có Thể, vang vọng trầm buồn gây tiếp xúc động lòng người nghe, không khí trong hội trường chùng hẵn xuống trong lặng im, bởi vì đâu có ai biết được kiếp người ra sao như trường hợp bất ngờ của nhà thơ quá cố Yên Bình, thật đúng là Không Thể Và Có Thể…

Còn nói về tình, như nhà thơ người làng Hà Thượng đã phát biểu về Ngọc An thì Ngọc An xứng đáng với những lời phát biểu này, xin hãy đọc những lời tâm sự của Ngọc An khi cô xuất bản tác phẩm Ngàn Năm Mây Trằng: “ Cuộc đời là phù du, nhưng tâm linh là bất diệt, em vẫn ghi nhớ ngày chúng mình quen nhau ( 2/8/97) Hơn bốn năm rồi còn gì? buồn vui trong tình cảm là chuyện thường tình, chúng ta vẫn giữ được trong tư duy niềm trân trọng thương yêu…Bây giờ, anh đã đi quá xa, anh đã về vùng cổ tích xưa, nhưng chắc chắn đã để lại bao thương tiếc ngậm ngùi trong lòng thân tộc, trong lòng bạn hữu và trong lòng em nỗi xót xa luyến tiếc khôn nguôi…"

Tính đến Chiều Thu Tưởng Niệm nhà thơ Yên Bình- Lê Xuân Hàm đã ra đi đúng 1 năm 12 ngày. Cả cuộc đời 57 tuổi và cả giờ phút đang đi vào cõi vô tận " chân không lấm đất, áo không đẫm mồ hôi” Yên Bình có thể không biết con đường viễn du của bản thân mình, của những bài thơ mình sáng tác? Nhưng một điều chắc chắn, Yên Bình và các sáng tác của nhà thơ mãi mãi ở trong tim Ngọc An và sẽ ở trong tâm tư mọi người qua thi phẩm: "Ngàn Năm Mây Trắng" và CD: "Ta Gọi Tên Người"…

 

Chân thành cảm tạ

Ngọc An xin cóù đôi lời kính gửi đến quý ân nhân, quý quan khách, quý thân hữu đã tham dự đông đảo đã bảo trợ và ủng hộ chương trình thơ nhạc chiều thu tưởng niệm Yên Bình – Lê Xuân Hàm.chiều 29/09/02 tại hí viện Le Petit Trianon.

Kính thưa quý vị: Một chiều đầu thu khí trời mát mẻ, vương màu sắc thơ văn, quý quan khách, quý ân nhân, bạn hữu đã bỏ thì giờ quý báu đến với Yên Bình và Ngọc An, phái đoàn xa xôi cùa nhà thơ Lê Quang Sinh, ký giả Tô Ngọc, anh chị Tống Diên, anh chị Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Tân, nhà thơ Huỳnh Mai Hoa đến từ Sacramento, phái đoàn Cựu Sĩ quan Thủ Đức của anh Nguyễn Hào đến từ San Francisco, phái đoàn đại diện Công Binh Trung tá Lê văn Tâm nhà văn Diệu Tần, Đại diện Văn thơ Bắc Cali Thi sĩ Hà Thượng Nhân, Thi sĩ Ngô Đình Chương, ÔB nhà văn Thanh Thương Hoàng, Thi sĩ Hải Bằng – Thi Sĩ Dương huệ Anh –Thi sĩ Đông Anh , đại diện trường Ngô Quyền Ông Phan Phẩm, cô Hảo Bùi, đại diện trường Châu Văn Tiếp thầy Josef Viện Nguyễn và ông bà Hội trưởng Nguyễn Hữu Nhân Đại diện hội đồng đại biểu ông Nguy?n Vạn Lý, ông Hoàng Uông Lễ,Ôâng Lại Đức Hùng Đại diện Liên Hội Bắc Cali, Hiền tài Nguyễn Thanh Liêm đại diện tòa thánh Tây Ninh, thiếu tướng Bùi Đình Đạm giám đốc Nha Động Viên thời đệ nhị Cộng hoà, ông Lê Văn Bá chủ nhân Lee’ Sandwiches và đại diện Giáo Hôi Trung Ương Phật giáo Hòa Hảo , Đại diện liên minh VNTự Do ông Nguyễn Hữu Lục, Đại diện Cảnh sát Bắc Cali ông Lê Kiểu, ông Đỗ Hữu Ích, đại diện thi văn Cội Nguồn thi sĩ Nguyên Phương, đại diện Hội Ái hữu tương trợ Đông Dương bà Lê Văn Cao và rất nhiều thân hào nhân sĩ văn thi sĩ tại Bắc Cali cũng như các vùng lân cận.

Phần đông các cơ sở báo chí, truyền thông đã phổ biến và đã đến tham dự chiều thơ nhạc như: Việt nam Nhật báo, Việt Mercury, Tin Việt news, Cali Today, Sài gòn USA, VN tự Do, Ý Dân, Chánh Đạo, Sống Mới, Tiếng Vang.., Đài phát thanh Bolsa Radio nam Cali, đài Sài Gòn Radio 1500 Phương Thư, Đài 1430 Mai Hân, Đài 1430 Bảo Tố, đài tiếng nước tôi Mây Lan Thanh Tùng, Đài phát thanh cộng đồng Huỳnh Hớn, Đài phát thanh Hạ Vân, Chương trình phát thanh Hoàng Chương, Phụng Thiên và tất cả quý ân nhân bảo trợ, quý hội đoàn quý quan khách thân hữu tham dự đã ủng hộ nồng nhiệt Ngọc An còn nhận được ba bình hoa tươi thắm từ ông bà Lê Minh Nguyên Đại diện VNNB, Cô Kim Oanh và cô Phụng Thiên tất cả những ân tình này Ngọc An xin nguyện khắc ghi.

Những thân hữu đã vì Yên Bình vì Ngọc An bỏ bao thời gian và vất vả cho chiều thơ nhạc thành công tốt đẹp.

Những người bạn mà NA mang nặng ân tình nhất đó là nữ xướng ngôn viên truyền hình Viên Thao, nghệ sĩ Phương Thư, chị đã bỏ rất nhiều công phu trong chương trình của NA vừa qua, xin chân thành cảm ơn hệ thống truyền hình Viên Thao đã giúp cho chương trình chiều thơ nhạc phổ biến trên Tivi vào đêm thứ tư lúc 8:00- 8:30 Pm Cable 23A và lúc 9 giờ – 10Pm cùng đêm 2/10/02. Xin cảm ơn ban nhạc The Loves của anh chị Công Thuận- Lệ Hằng – Duy Phong và MC Trần Ngọc, MC Bích Ngọc và còn nhiều lắm những ân tình của các vị trưởng thượng, ca sĩ, nghệ sĩ cùng thân hữu quay phim, chụp ảnh...

Nhân hôm nay mượn vài dòng trên báo Đại Chúng, Ngọc An xin gửi tấm lòng chân thành ghi ơn đến tất cả quý vị đã dành riêng cho Yên Bình – Ngọc An và cho chương trình thơ nhạc tưởng niệm chiều 29/09 vừa qua được mọi điều mãn nguyện.

Chân thành đa tạ và kính chúc tất cả quý vị cùng quý quyến một cuộc đời an lành và thịnh vượng.

Trân trọng kính chào quý vị.

Ngọc An

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002