Đại Chúng số 109 - ngày 1 tháng 11 năm 2002

VỀ THỦ ĐÔ (KỲ 3)

Kỹsư Sagant phan

Lúc đi ngang qua khu Eden, một nơi hay nói đúng ra là điểm tụ họp của Việt kiều tại Washington DC này. Tôi bỗng sực nhớ đến Đại tướng Viên, người mà ngày xưa từng đứng đầu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó báo chí thế giới cho rằng một quân lực mạnh nhất Đông Nam Á ch? thua sau Trung Hoa Cộng Sản mà thôi.

Người quen chở tôi đi ngang qua Falls Church, một thị trấn nhỏ nhưng ngày còn trong trại tị nạn Indiantown Gap ở Pennsylvania thì chúng tôi đã nghe nói đến rồi. Hơn 27 năm trôi quaVùng Fall Church ngày xưa sau năm 1975 là nơi tụ hội của hầu hết các tay máu mặt nổi danh Miền Nam Cộng Hòa ngày nào. Nhưng hầu hết là các tướng lãnh chọn nơi này. Lúc đó trong trại tị nạn, những ai mà có trong túi xách trên $300 ngàn đôla thì được tự động Hoakỳ cho xuất trại mà không còn chờ đợi sponsors lãnh ra Số tiền đó rất lớn, một căn nhà 3 phòng ngủ chỉ giá trên dưới $100 ngàn đôla mà thôi. Tôi còn nhớ khi xuất trại từ Pennsylvania rồi sang ở New York làm công thợ một thời gian rồi di chuyển sang California lãnh Welfare hàng tháng trên dưới $300 đồng một tháng, nhưng mua thực phẩm rất dư thừa. Tôi khi lãnh Welfare check ra thì tôi thích đổi sang tờ giấy $100 đồng cho dể bỏ túi vậy mà. Nhưng khi ra chợ mà mua gói thuốc lá, khoảng sớm khi chợ Super market vừa mở cửa... thì tôi chìa giấy 100 ra thì hầu như cô thu ngân hay chủ chợ rất khốn khổ chạy tở mở đổi ra giấy nhỏ.

Trở lại chuyện Đai tướng Viên, thật sự Ông cũng không xa lạ gì với gia đình của ba má tôi. Lúc xưa, tại quân trường Võ Bị Thủ Đức thì ba tôi mới mong lon Trung Úy còn Bác Viên thì mang lon Đại Úy bạn thân ba tôi gồm có Trung Úy Giang văn Trọng cùng một dãy nhà dành cho sĩ quan quân trường. Lúc đó lên Trung Úy là có một người tài xế hầu rồi. Còn khá nhiều sĩ quan Pháp đang dạy tại trường Võ Bị.

Khi tôi nhập ngũ với lời gọi Tổng động Viên từ Đại tướng Viên lúc đó tất cả thanh niên hay sinh viên cho dù đang học lớp nào cũng đều bắt buộc phải bỏ bút mực mà cầm súng lên đường thì đứa con trai của hai người này mang áo quần nhảy dù và trực thuộc Bộ Tổng tham Mưu. Cậu con trai này có bà Mẹ làm bà Đại tướng trùm quân lực thì con làm sao ra trận được. Cậu này sì ke và cờ bạc nữa đôi khi ngủ quên tại một nơi nào đó thì Quân cảnh chở anh ta về nhà một cách trân trọng. Anh ta đi chơi trong giờ giới nghiêm thì không một ai dám bắt anh ta, đúng là con ông cháu cha mà. Lúc ngày chót 30 tháng 4 năm 1975 thì tại lầu cao cư xá Lữ Gia Phú Thọ, anh này lên lầu đứng ngó những luồng đạn bay vùn vụt lên trời từ Phú Lâm, nơi còn đụng vài trận cuối cùng của QLVNCH và bên CSBV thì một viên đạn nhiểu từ trời cao nhiểu xuống và trúng vào đầu anh ta. Có thể nói anh là người lính chết vào giờ thứ 25 không chừng.

Tôi không muốn nói đời tư của một ai làm gì, nhưng nếu đời tư của mình là một sự ô nhục thì đừng nên làm lớn để người đời lấy đó làm châm biếm. Dĩ nhiên lúc cón tại vị với quyền cao chức trọng thì những người đó ai mà dám nói. Họ có thể cho kẻ đó tù đày như chơi. Như lúc xưa tôi học tại trường Taberd Saigon, gần nhà thờ Đức Bà thì tôi có một thầy giáo mà chúng tôi gọi là "frère", mà tiếng Việt dịch là Sư Huynh. Nhưng tiếng Sư Huynh đó chúng tôi không dám gọi, bộ muốn chết hả. Chúng tôi gọi "frère" và xưng con thì mọi chuyện tốt đẹp tự nhiên. Tôi có một frère ngày kia tôi lỡ nói một hai lời không tốt với Bà Ngô đình Nhu thì con trai của bà Nhu là Ngô đình Trác khi về là mét mẹ thì qua ngày mai đi vào học thì được biết frère của tôi bị bà Nhu ra lệnh rời khỏi Saigon mà lên Ban Mê Thuột dạy một trường dòng nhỏ nào đó. Nay đứa con trai cưng của bà Nhu đã ra người thiên cổ, chết trong tuổi thanh niên tại Pháp hay tại Ý gì đó.

Lúc tôi còn ở California thì có nghe ông bà đại tướng Viên có đứa con trai, tên này rất cao lớn và làm trùm xã hội đen tại vùng Washington DC và vùng Falls Church và khu vực Eden.

Khi đi ngang nơi ở của tướng Viên, ông ở một townhouse nếu không được chỉ dẫn thì cũng là một khu chưng cư tầm thường. Nằm trong nhiều cây thông cao vút, trong một khúc đường vắng, nơi kia là chung cư của mấy người già cả. Rồi người bạn thân cho biết "Cậu ấm một ngày kia đang nhậu với đàn em thì đứt gân máu não và chết tại bàn tiệc". Theo sự méo mó nghề nghiệp anh này dùng ma túy cao độ và uống rượu mạnh, nên gân máu não nhỏ bằng sợi tóc chịu gì nỗi. Rồi bạn tôi cũng nói tiếp Bà Viên thì mất đã lâu.

Tôi cũng đọc quyển sách của một người nổi danh viết sách và đuợc biết bà vợ lớn Nguyễn văn Thiệu tên là Anh và đứa con trai cũng từng buôn bán nhỏ tại khu vực Eden nhưng lịch sử phải nên biết, nếu mạng mình nhỏ mà gặp với người mạng lớn họ hút hết và thành ra danh bai thân liệt. Bà Anh và đứa con trai này có nhiều người định phỏng vấn mà bà vẫn làm thinh và từ chối biết bao nhiêu nhà viết sử. Như vậy làm chi? Tại sao không cho lịch sử biết. Ngàn năm bia miệng vẫn con trơ trơ. Có một lần tôi đọc báo biết thì bà Thiệu thứ nhì này người Mỹ Tho con một Bác sĩ tại Mỹ Tho nhưng sau tôi biết do người cố cựu tại Mỹ Tho thì biết Bà Thiệu chỉ là con một Thầy thuốc Bắc mà thôi. Đó lịch sử ca ngợi một người nào mà thôi, nghĩ chuyện mai sau có người biết rành hơn.

Trở về lại Quân trường Thủ đức ngày xưa. Lúc đó vào thời kỳ hình như thanh bình yên ả, sĩ quan từ Quân trường Thủ đức có thể dùng xe thổ mộ hay là xe ngựa mà vào chợ nhỏ Thủ đức, băng ngang vườn cao su rộng ngút ngàn mà không sợ hãi gì. Trường tôi học là ngôi trường làng ngoài vòng rào quân trường. Lúc đó xài tiền là có thể dùng một đống giấy bạc mà xé hai ra xài 50 xu, có thể dùng keo dán hai tờ bị xé ra làm một xài cũng được mặc dầu hai màu khác nhau. Trường nhọc nhỏ có vài căn lớp học mà thôi, được đấp đất cao. Khi mưa ròng rã thì nơi trũng đó bị ngập nước và đôi khi vài con vịt lội ngang đó kêu càm cạp inh ỏi. Khi mưa ngập, vịt tới thì có tên học trò bị đòn vì chạy ra cửa sổ ngó vịt. Còn trong quân trường thì nơi khu cư xá sĩ quan cũng gần cổng chánh ra vào, chiều chiều nhiều toán quân thu huấn tập họp đi ngang trên sân đường nhựa và hát bài Lục quân đầy hào khí ngất trời.

Cuối tuần chiều thứ bảy thì nơi sân đá banh của trưởng Võ bị Thủ đức thì người ta chuẩn bị kéo màn và cho chiếu phim trắng đen. Đa số là những phim thuộc về vệ sinh phòng ngừa như ngừa sốt rét, ngừa thương hàn tiêu chảy... v.v... đôi khi có vài phim hề Charlot con nít và người lớn tụ trên sân đá banh từ khi chạng vạng tối, có người kéo lê ghế gỗ từ nhà ra có người bưng ghế đẩu, còn không có ghế thì đứng hai cái loa nơi góc xa nghe cũng khá rõ. Nhưng khi hôm nào thấy bầu trời chuyển mưa là con nít buồn rười rượi vì sẽ tối hôm đó chương trình chiếu phim cuối tuần sẽ bị dẹp bỏ vì người ta sợ mưa làm ướt máy móc.

Còn nghe đài Radio tôi còn nhớ một loại radio khá cồng kềnh, khi vặn nút điện thì chờ con mắt màu xanh hiện ra thì mới có tiếng nói. Con mắt điện màu xanh lá cây,và đài bắt từ Saigon, có hôm nghe rất rè rè. Tiếng hát tân nhạc đa số là tiếng hát của gia đình Phạm Duy. Cư xá sĩ quan khá khang trang và có lính hầu. Luống rau trồng ngoài sau là trồng chơi như tyrồng cà chua hay vài cây đậu rồng, trái đậu rồng ăn nhơn nhớt và trồng ớt thế thôi. Đi ra khỏi khu cư xá sĩ quan độ một đỗi xa là dãy nhà dạy Võ. Lúc đó tôi tưởng là tất cả sĩ quan Thủ đức đều phải vào dây học võ hết, nhưng không phải. Đó là trường Võ thuật gì đó.

Đời sống trong cư xá rất buồn nãn, nhất là khi mặt trời lặn hoàng hôn. Tối lên đèn, ngoài đường có vài cây đèn hiu hắt ánh vàng, và dế hay bươm bướm đêm bay rợp quanh cây đèn đường này. Khuya về thì dế và tiếng con ễnh ương kêu uềnh oang nơi góc xa ao hồ kia cỏ rất nhiều đi nơi xa là cỏ lút đầu.

Rồi khi tôi vào quân ngũ, cũng quân trường Thủ Đức này thì trong tuần lễ huấn nhục sinh viên dự bị sĩ quan không được về phép thăm nhà, thì ba và má tôi lên thăm. Ba tôi có nói: “khi ba đi ngang qua những hàng cây lớn của trường thì lòng ba bùi ngùi lắm. Chính ba và bác Khuê lo việc cho người trồng cây này, không dè ngày sau chính con là người dựa lưng vào những cây cao nầy Bây giờ trường Thủ đức đổi nhiều quá rồi con ạ”

Trong tuần lễ huấn nhục buồn nhất là cuối tuần. Chiều thứ bảy thì tôi đi chậm rãi đến khu câu lạc bộ và đi lần ra xa nơi nầy mà hàng chục năm trước tôi từng thả diều, diều làm bằng giấy báo và thanh tre nan do anh lính hầu của ba tôi làm cho, dây chĩ thì lấy từ bàn máy may cuộn chỉ trắng của mẹ, khi diều lên cao thì chỉ này đứt dây bay theo với diều. Nay người lính dự bị sĩ quan ngó về nơi xa mà lòng ngỗn ngang trăm mảnh.

Rồi khi ra trường thì được thuyên chuyển về vùng núi mù sương, cách thành đô vạn dặm trường. Ra trường mùa mưa rồi lên đáo nhậm đơn vị mới cũng mùa mưa.. rồi Saigon đang hấp hối thì cũng đầu mùa mưa, rồi bỏ nước ra đi cũng mùa mưa. Leo lên thuyền nhỏ tôi không khóc, nhưng khi nhìn xuống biển thì tại một chỗ đó nước biển rất đen như mực, ngó ngoài sau thì màu nước biển còn xanh thẳm đó là bước ra ngoài thềm đại lục rồi... rồi mưa đến thì nước mắt tôi rớt theo. Bỏ lại mẹ cha, bỏ biết bao kỷ niệm mà ngồi trên bong tàu hay bong thuyền chập chùng theo sóng lượn. Nơi xa là không bờ không bến. Thành đô bỏ lại sau lưng.

Cũng từ nơi nầy viết về thành đô của Mỹ mà lòng nhớ lại đô thành Saigon. Tại đô thành Saigon không dung lượng tôi, nhưng tôi vẫn nhớ. Saigon tôi có người tôi yêu, nhưng người tôi yêu lại không chú ý đến tấm lòng của tôi. Thơ gởi từ miền núi non trùng điệp, viết từ lô cốt dưới hầm với cây đèn dầu leo loét, lúc đó dư giờ. Chỉ chờ giờ Hoàng đạo địch đánh đồn mà thôi, còn dư lại là một khoảng thời gian dài lê thê vô cùng tận. Thư gởi từ hỏa tuyến về thành đô và Saigon nhận được nhưng không một lá thư hồi âm. Khi về phép thì Saigon cũng vào đầu mùa mưa. Người con gái tôi yêu đã đính hôn và đổi mất địa chỉ, còn tôi lái chiếc xe gắn máy cũ mà gia đình còn cất sau vườn không muốn bán, chạy vòng vòng quanh đô thành về đêm và dưới cơn mưa đầu mùa. Lá me theo cơn mưa phủ xuống dính đầy tóc và môi, áo poncho áo mưa của lính không đủ che hết áo quần. Đêm khuya và tôi không sợ gì quân cảnh hay cảnh sát chận hỏi giấy hoãn dịch như ngày xưa còn là sinh viên nữa. Nhớ quanh nhà thờ Đức Bà mà gần đó là ngôi trường thân yêu tôi đã học từ nhỏ đến lớn. Và nhớ rất nhiều đến thầy giaó giờ đây đã già trong áo thụng đen. Các Thầy mà tôi gọi là frère nay không hiểu ai cón ai mất, nhưng chắc chắn nếu cón dịp chụp lại tấm hình toàn lớp cuối năm thì không đủ túc số rồi.

Saigon không dung lượng tôi và tôi vẫn yêu Saigon, chạy xe ngang nhà người yêu xưa mà trái tim sao đập mạnh nhiều quá, mặc dầu nàng đã có chồng và có con, còn mình vẫn còn trơ thân cụ.

Mưa rơi tại Los hôm nay mà viết nhớ lại ngày đến Thủ đô Hoakỳ.

Hẹn kỳ sau rõ hơn.

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002