Đại Chúng số 109 - ngày 1 tháng 11 năm 2002

VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI

NAM CỰC: MỘT BÍ ẨN VẪN CHƯA CÓ LỜI GIẢI THÍCH

Hoàng Quyên

Trong lúc khoa học mỗi ngày mỗi đưa ra những khám phá mới và các khoa học gia ít nhất cũng có một lần tự hào là Thượng Đế đối với họ không xa xôi gì lắm – thì châu nam cực vẫn cứ an nhiên tự tại, thách thức bất cứ ai trong hoàn vũ này tìm cho ra sự bí ẩn của nó!

Chẳng ai có thể tìm ra cả. Nếu quí vị chưa đặt chân đến châu Nam Cực này thì sẽ không bao giờ hình dung được cái lạnh giá nơi đây, nó không những chỉ cát da mà còn xẻ các thớ thịt của ta cơ hồ ra từng mảnh nhỏ. Nhiệt độ cả năm vùng này luôn luôn dưới 40 độ âm với những ngọn gió cấp năm, cấp sáu nếu ở bể cả đủ nhận chìm xuống lòng sâu bể cả! Nếu quí vị chưa từng ở qua đêm tại vùng Nam Cực thì chẳng thể nào biết cái đen của nó đậm đặc đến độ nào mới thực sự gọi nó là đen! Mặc dù tại đây là một hoang mạc trắng phếu mênh mông, mặt đất chưa có một giây phút nào nhô ra khỏi lớp băng dày suốt năm này sang năm khác phủ kín nó.

Nhưng cái đáng sợ nhất là ngay tại trung tâm vùng Nam Cực, ai đã dĩ lỡ vào nơi đây ắt khó lòng có bao giờ ra khỏi được. Quí vị có biết chăng biết bao nhiêu nhà thám hiểm thế giới đã phải vùi xác nơi đây. Tuy nhiên không phải vì vậy mà Nam Cực đã làm nhũn lòng các nhà thám hiểm khác. Không! Các nhà thám hiểm kế tiếp họ vẫn hiên ngang đi vào vùng "bất trị" ấy để tìm cho kỳ được "cái gì đó còn bí ẩn" tại vùng lạnh thấu tim gan này. Họ khát khao khám phá cho kỳ được những điều bí mật còn ẩn dấu trong vùng hoang mạc trắng vô biên này – nơi đây còn biết bao nhiêu điều bí ẩn thần kỳ thu hút niềm say mê hứng thú của nhiều nhà khoa học và thám hiểm các nước Nga, Mỹ cũng như một số nước khác ở Tây Âu...

Năm 1998, vệ tinh nhân tạo của Nga và Mỹ đã phát hiện THẤY MỘT THÀNH PHỐ Ở VÙNG TRUNG TÂM CHÂU NAM CỰC trong một vùng đất có diện tích 5 triệu cây số vuông. Kiến trúc của thành phố này mang phong cách khác hẳn trong đó nổi lên những tòa nhà nóc tròn, những đại lộ rộng thênh thang, xung quanh thành phố có ột tầng cách nhiệt không nhìn thấy , mặc dù thành phố nằm giữa hoang mạc băng tuyết với nhiệt độ 65 độ C, nhưng trong lòng thành phố vẫn có cây cối xanh tốt , khí hậu ấm áp như mùa xuân. Kết quả thăm dò của vệ tinh nhân tạo nước Mỹ cho năng lượng giống như nguyên tử để phát điện cung cấp cho dân cư sử dụng...

Mọi người bất giác tự hỏi: "Liệu có nước nào trên thế giới hiện nay dù trình độ kỹ thuật cao siêu để xây dựng một thành phố giữa "hoang mạc trắng" với nhiệt độ 65 độ như vậy không?” Theo tính toán của các nhà khoa học thuộc cục hàng không vũ trụ Mỹ, thì thành phố giữa trung tâm Châu Nam Cực đạt trình độ siêu hiện đại hóa mà con người trên Địa Cầu không thể nào xây dựng nổi.

Mọi người muốn đi tới vùa trung tâm châu Nam Cực trước hết phải đối diện với luồng ánh sáng chết đáng sợ, đột nhiên xuất diện trên vùng tuyết Nam Cực. Ánh sáng chết sẽ đưa cả người lẫn máy bay hay bất cứ mọi thứ mà nền văn minh siêu đẳng hiện nay đi ngay vào cạm bẫy.

Năm 1975, một chiếc trực thăng của trạm khảo sát Nam Cực của Hoa Kỳ được lệnh bay dò đường để cho các khoa học gia tiến sâu vào trung tâm Nam Cực. Trên đường bay chiếc trực thăng đang bay la đà suông sẻ thì... bất giác bắt gặp một lòa ánh sáng rực lên trông đẹp đẽ và sáng sủa làm sao nhưng đó lại là một luồng ánh sáng mà các nhà khoa học gọi đó là "ánh sáng chết", trong phút chốc chung quanh chỉ trông thấy toàn một màn sương mờ mịt... Càng lao tới càng thấy màn sương dày dặc hơn, người phi công hoàn toàn mất định hướng cuối cùng... chiếc máy bay chao đảo hệt như run rẩy rơi xuống mất tích hẳn. Người ta không thể nào tìm ra được dấu vết của chiếc máy bay cũng như thi hài của người phi công kia tại nơi nào nữa.

Tương tự như thế một nhóm nhân viên khảo sát ngồi trong chiếc xe việt dã chạy trên tuyết cũng do bị mất phương hướng mà lao đi tứ tung không thể nào kèm hãm được khiến cả người lận xe đều rơi xuống khe băng sâu hun hút...

Tiến sĩ Rolanov, một nhà khoa học công tác tại Trạm khảo sát Nam Cực của Liên Bang Xô Viết trước đây, là người may mắn duy nhất sống sót sau khi gặp "tử thần ánh sáng". Trong cuộc phóng vấn ông kể cho giới truyền thông cảnh tượng khủng khiếp mà ông đã trực tiếp trải qua.

"Tôi cũng chẳng biết làm sao nữa mà được Tử Thần Ánh Sáng buông tha cho nữa... . Mãi đến ngay giờ phút này, tôi vẫn còn cảm thấy rợn cả người... "

Tháng 6 năm 1978 Rolanov cùng ba đồng nghiệp lái chiếc xe việt dã tiến vào vùng trung tâm của Nam Cực.

_ Thế Tiến sĩ không sợ nữa sao ?

Sợ chứ, nhưng nghiệp dĩ đã cột chặt đời sống của tôi vào công cuộc thám hiểm. Hình như nó là một chất men không thể thiếu được trong dòng máu tôi.

_ Và lần này thì Tiến sĩ có nhìn thấy được gì nữa chăng ?

Ralanov thuật lại hôm ấy nhằm lúc giữa trưa , bỗng dưng cảnh vật chung quanh đều biến mất : núi băng, biển tuyết đều biến mất dạng, tôi không nhìn thấy đâu nữa, mà chung quanh chỉ thấy toàn một màu trắng mênh mông , người và xe tựa hồ như rơi tỏm vào vào trong một "bình sữa bò" khổng lồ. Đầu óc chúng tôi đều quay cuồng đảo lộn, chúng tôi cố chạy trốn “Tử Thần Ánh Sáng” đáng sợ ấy quả là điều thiên nan vạn nan. Xe việt dã của chúng tôi bị mất phương hướng không làm sao điều khiển được nã, cuối cùng nó lao vào một hòn "băng sơn" khổng lồ mà mắt thường không ai có thể nhìn thấy được. Ba người bạn cùng đi với tôi bị trọng thương, nằm mê man cho đến chết, chỉ còng riêng Ralanov là thoát khỏi bàn tay của tử thần.

Ralanov kể: "Tôi bò ra khỏi chiếc xe đang nằm chỏng gọng suốt ba ngày mò mẫm tìm đường trở về nơi xuất phát. Tôi tập tễnh bước đi trong các cơn gió rét lấu tân xương thịt, mãi đến ba ngày sau thì gặp được các nhân viên cứu nạn. Họ reo mùng và mang tôi lên xe đưa về doanh trại khảo sát. Lần này xuýt tí nữa là tôi chết vì đó rét thật sự.

Vậy Tử Thần Ánh Sáng ở châu Nam Cực nó được hình thành và thần bí như thế nào? Chẳng ai giải thích được trọn vẹn mặc dù có nhiều giả thuyết được nêu ra. Họ đã tạo ra bức bình phong tự nhiên vô hình cho thành phố siêu hiện đại được “ai đó” từ bao giờ đã xây ngay tại trung tâm châu Nam Cực khiến con người không thể nào và bằng cách nào để đến gần được? Phải chăng đó là một thành phố thân tiên mà con người phàm không thể nào xâm phạm đến! Hoặc đó là một thành phồ của những đấn siêu nhiên nào đó được mệnh danh bất khả xâm phạm, thách thức nền khoa học hiện đại của con người ở thế này bén mảng đến được dù chỉ là đứng ở ngoại thành để chiêm ngưỡng!

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002