Đại Chúng số 110 - ngày 16 tháng 11 năm 2002

Khung Trời mùa Thu

Kỹ sư Sagant Phan

Chớm Thu người ta thích, nhưng cuối Thu người ta buồn. Chớm Thu thì bầu trời man mát, vừa xua đi cơn nóng mùa Hạ. Bầu Trời trong xanh. Nhớ lại ngày xưa còn đi học, có ghi danh một lớp Art, đây là môn nhiệm ý, nghĩa là bạn có thể chọn lớp khác cũng được sao cho đủ tín chỉ mà ra trường ngoài môn chánh mà ta gọi là major, tôi chọn môn chụp ảnh trắng đen. Cũng vào mùa Thu mới chớm. Trong lóp học chụp ảnh Thầy giáo lớp này có nhiều nghệ sĩ tính, vì Thầy còn trẻ, nên chỉ dẫn tận tình. Thầy nói với màu trắng đen chúng ta sẽ gần thiên nhiên hơn và có hồn hơn, còn màu color thì chúng ta sẽ bị chia tâm trí bởi cảnh lòe loẹt đó. Lúc dầu tôi chưa hiểu lắm, nhưng khi đi đến vài nơi theo cảnh trí mình muốn chụp mà nộp bài, tôi chọn một công viên thật buồn. Nằm khá xa thị xã, công viên nầy nằm quẹo một góc núi, gió bốn phương thổi tới phần phật. Nơi dưới sườn đồi là một bờ biển cũng vắng lặng, sóng vỗ tứ bề. Như vậy cũng tiện cho mình hành sự. Cảnh chụp không đẹp, bình thường thôi, như nhiều lần tôi trước khi học chụp ảnh, thì cảnh này quá quen thuộc, xe chạy ngang công viên mà tôi không một chút mảy may xem trọng, nhưng khi được rửa ra thì gây xúc động trong lòng không nhỏ. Một cây thông lưng chĩu nặng, lá lưa thưa già cỗi, nhưng sau lưng cây thông là một khung trời bõ ngõmàu xanh dương chạy tận chân trời. Không bóng chim bay. Mùa Thu mà, gió thổi tứ bề.

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng tha thướt quá

Phải chăng lá về rừng

Mùa Thu đi cùng lá

Mùa Thu ra biển cả

Theo dòng nước mênh mang

Mua Thu vào hoa Cúc

Chỉ còn anh và em

Chụp xong một cảnh quanh, tôi thu đồ nghề lên xe ra về. Dọc đường phương xa, tôi văn chơi chơi một đài radio trong xe. Nghe được nửa bản nhạc Việt từ thành phố San Jose vọng đến. Nhức nhối chi lạ thường. Bài ca không nhớ tên nhưng nhắc ra là biết liền. Năm năm rồi không gặp do Phạm Duy phổ nhạc. Nhưng bài này lấy từ bài thơ của anh sĩ quan Thủy quân Lục Chiến. anh có tên là Phạm văn Đình, trong bài thơ của anh mang tựa đề "Chuyện Tình Buồn". Cám ơn anh và cám ơn Phạm Duy. Tựa đề của anh nghe hay chi lạ. Vâng! anh là người gốc Huế. Chuyện tình của anh có thật. Thật là buồn. Vì anh hay gia đình anh đạo Phật và người con gái anh thương thì đạo Công Giáo, nên chuyện tình thấy báo hiệu hết vui là cái chắc.

Hừ! còn tôi. Tôi đạo Phật vậy như nhà nàng cũng đạo Phật luôn. Tôi ít khi đi chùa, còn nàng thì thường xuyên theo Mẹ lên non tìm chùa mà cầu xin. Quả vậy, cầu chi linh ứng. Bà Mẹ cầu cho con được một chỗ coi được và môn đăng hộ đối một chút vậy mà. Nhờ chí thành nên tình duyên của tôi và nàng gãy đỗ vào nhịp cầu thứ tư, chưa tròn năm năm mà. Nàng lên xe hoa lấy chồng Bác sĩ. Còn tôi ôm ba lô lên núi rừng cao nguyên mà ngó núi nhìn rừng. Bốn mùa lá rừng vây kín đời trai. Đêm khuya là được nghe ru con bằng tiếng đại bác cầm canh bắn vọng từ chân đèo. Đêm hỏa châu huyền hoặc và cô đơn. Tay cầm súng ngó núi nhìn non, nhưng lòng lại nhớ rôn ràng về thành đô. Năm năm rồi không gặp thì ngàn năm cũng tiêu luôn.

Qua đây, một đời cô đơn. Chụp ï được vài cảnh đẹp trong màu trắng đen, Thầy thường nói rằng tôi chụp có hồn có tinh thần trong đó. Mấy thằng bạn thường hõi tại sao vậy? Còn họ tại sao chụp cãnh đó mà không ai xúc động gì hết vậy? Chuyện dễ hiểu mà tại vì mấy anh đầy đủ quá, nên khi tâm hồn anh gởi vào một khung trời thiên nhiên thu hẹp trong tấm hình trắng đenthì đâu còn gì nửa cho anh. Còn tôi, thiếu mọi bề, nên chỗ nào tôi cùng thấy rõ như là năm năm trời không gặp. Kìa khung trời biển xanh nơi đây, nhưng tôi vẫn thấy được khung trời biển xanh quê tôi. Gió biễn nào cũng vậy, lành lạnh và mùi mặn biễn khơi còn tôi thì lòng xót xa. Rời Thành đô một cách thua buồn, rồi bỏ nước ra đi cũng buồn muôn thuở. Nơi đây khung trời biển xanh vô tình gởi những ngọn sóng vào bờ, ngàn năm trước như ngàn năm sau, vẫn vô tình và trống trơn. Tôi chụp một chiếc lá úa nhưng lòng tôi nói là đã thấy chiếc lá này trong ngày tiễn em lên xe hoa. Dọc con đường Duy Tân Saigon có cây bàng, gió thu thổi rớt xuống. Nhặt chiếc lá vàng rơi, đem về kỷ niệm. Tôi viết sau lưng chiếc lá vàng như sau: Ngày Thứ Bảy, 21 tháng Sáu Năm... Xa rồi, lá Thu làm chứng. Tôi cất lá Thu vào ngăn tủ và không bao giờ muốn mở ra xem lại chiếc lá vàng này.

Nhiều tấm hình trắng đen, ngày xưa, của tác giả Nguyễn ngọc Hạnh chụp trắng đen được nổi danh thế giới. Như tấm ảnh chụp một cái nón sắt bỏ quên bên bờ lau sậy rồi được Phạm Duy phổ thành nhạc, ca sĩ hát bài này thì lòng tôi không khỏi quặn đau. Cùng một tấm ảnh chụp người con gái tay cầm thẻ bài của người yêu người lính chiến đã trả nợ xong đất nước rồi.

Ngày xưa lúc tôi còn làm tại một nhà thương quân đội trên cao nguyên bạt ngàn biên giới cãnh tượng này tôi thấy thường xuyên tại nhà thương. Trân đánh nào xong trên chiến trường cao nguyên đều có thương binh, đều có tử sĩ và có quả phụ.

Có lần đanglàm việc tại phòng Ngoại Chẩn, chiều sập tối, thì thình lình có chiếc trực thăng loại Chinook phần phật bay tời. Lơ lững trên không khỏi một cây cột cờ, nó thả ra một bịt túi rất lớn, rồi nó bay đi mất. Xác người lính chiến được gói trong poncho trên chục xác. Xe hồng thập tự 2 chiếc chạy ào tới, chở vào phòng Ngoại chẩn cho chúng tôi làm sổ sách. Lính chiến họ có thẻ bài và tử sĩ còn thêm một thẻ vàng ghi rõ tên tuổi và nơi tử trận. Nhiều xác từ chiến trường nơi xa được đưa về thì trên 3 ngày, nên rất nặng mùi. Mấy Y tá của chúng tôi đều thoa dầu xanh nơi mũi và ho khan. Xong thủ tục nhận xác và ghi danh sổ tử rồi cho xe chuyển về nhà xác nơi xa cuối Quân Y Viện, thì đêm đã về khuya. Từ phòng Ngoại chẩn tôi đi về dãy cư xá sĩ quan nằm cách xa nhà thương một quãng đường nhựa có hai hàng thông cao trụi lá. Trên không bầu trời lấp lánh nhiều triệu ngôi sao, lấp lánh ánh sáng yên bình cho nhân thế, nhưng những người tử sĩ này thì sao? Ngôi sao nào vừa chợt tắt? Bài thơ rất hay lúc đó hiện về, tôi quên bẵng tên đi:

Em có nghe mùa Thu?

Trong lòng người chinh phụ.

Hai câu thơ tương đối còn nhẹ nhiều, vì người đàn bà đang buồn và nghĩ đến người chồng đang sông pha ngoài biên ải, người lính đó còn có ngày về, còn hy vọng đoàn tụ trong tương lai. Hy vọng hòa bình tới. Còn hai câu thơ nếu sửa lại một chút thì thê lương hơn nhiều:

Em có nghe mùa Thu?

Trong lòng người cô phụ.

Trọn đêm đó tôi không ngủ được, trong khi người bạn là Bácsĩ Khải thì ngáy như sấm, tụi tôi gọi người này là Khải Gió, vì tướng anh cao lêu nghêu. Giống như Bác sĩ Trương Thìn bậc đàn anh của Trịnh công Sơn vì anh ca và đàn rất hay mà chúng tôi gọi là Thìn Lần nếu đọc lái lại là "Thần Lìn". Khuya nơi nơi nhà thương, phòng cư xá dành cho BS tuy có đèn nước đầy đủ nhưng đâu có tủ lạnh? Đói và rất thèm điếu thuốc lá. Nhưng nếu trổi dậy mà nhúm lò dầu thì nước sôi lên là trời sáng rồi. Bỗng có tiếng gõ cửa, một Y tá vọng vào: "BS, có bệnh". Tôi vội chồm dậy, rồi phải thay áo quần nhà binh và mang vào đôi giày Bốt đờ sô vào. Chạy hơi vội lên phòng Ngoại chẩn lần nữa, thì có một chiếc xe Hồng thập Tự của Không quân kế bên đậu đó. Người ta đem thêm một xác chết. Khi tôi mở poncho thì thật kinh hoàng. Đây là khuôn mặt quen của người bạn học ngày xưa tại trường Taberd Saigon. Trung úy Hoa-hải-Yến. Cái tên này không chi mà quên được. Nó họ Hoa, nhưng không phải người Trung Hoa. Anh của nó ngày xưa là Y sĩ riêng cho Ông Diệm. Nhà cửa thuộc loại đẳng cấp cao và giàu có, hà tất phải đi lính?

Ngày xưa còn đi học chung trường, gần nhà thờ Đức bà. Tan trường học sinh ào ào túa ra. Kẻ đi xe đạp, người xe Honda nhưng nó thì đi xe Vespa Italy ngon lành. Nó có thương một cô gái lai Chà, nghĩa là Cha Ấn mẹ Việt. Nhà cô gái này có tiệm buôn rất sang, chuyên bán nữ trang tại đường Tự Do. Đường Tự Do ngày xưa là con đường mà chúng tôi gọi là con đường sang cả nhất thành phố Saigon. Cô gái lai Ấn này rất đẹp, da ngâm đen và đôi mắt người Ấn thì phải biết, nó có sức thu hồn rất mãnh liệt. Cô đang học Trung học tại trường nữ sinh Marie-Curie Saigon.

Vì đôi mắt này và nó hút hết linh hồn của thằng bạn tôi rồi. Hoa hải Yến, một hôm nhờ tôi trao dùm cho nàng một bức thơ, thơ viết rất dầy thì ra tôi thấy nó thường cặm cuội viết bài trong vở trong giờ làm luận văn tại lớp, mà Thầy giáo là một vị sư huynh rất khó đăm đăm. Vị sư huynh này rất ít thấy nở nụ cười trôi môi, thế mà nó vẫn làm bài, viết ào ào. Nó làm một lần 2 bài, bài cho trường và bài cho trái tim đang yêu của nó, như vây quá hay rồi, vã lại qua mặt luôn thầy giáo khó đang đi tới đi lui. Hay thật. Nay bức thư tình thật nặng được nó đưa cho tôi, nhờ trao dùm nàng.

Thế là nó chở tôi bằng xe Vespa đến gần nhà nàng, xe nó đậu góc bên kia đường, còn tôi phải đi bộ một góc phố. Đến tiệm nàng thì tôi đụng ngay tên Chà và gác cửa tiệm. tên Chà và hỏi "Anh đi mua gì?" tôi lọng cọng đáp bừa “Đi mua hột xoàn". Tên Chà Và hỏi "Có tiền không?", lần này tôi hoảng rồi: "Không! Tôi không có tiền". Câu trả lời này nếu có cảnh sát đứng bên thì tôi vào bót là cái chắc. Khọi cần tên Chà Và gác cửa, tôi quày trở ra một lèo. Đến bên thàng bạn dang dựng xe Vespa gần gốc cây me to, thằng bạn hỏi: "Mày đưa thơ của tao cho nó chưa?" Tôi quạu: "Chưa gặp ai hết thì tên Chà và đen thui đuổi tao rồi”. – “Mày đừng sợ, nó chỉ là tên gác cửa mà thôi, sợ cóc gì?" – "vậy mầy đưa đi” – “Thôi mà, tao năn nỉ mày, xong rồi tao bao mầy một tô Bò vò viên".

Kẹt hết sức, tôi trở lại nữa, phong thơ tình tôi bỏ kín vào ngực trong áo sơ mi, như vậy thơ tình mới thấm nhịp đập con tim liên hồi.

Đến tiệm thì thêm một thanh niên Chà và nữa, tên thanh niên này coi bộ bãnh bao, ăn mặc áo quần có cà vạt chỉnh tề. Lần này không nói tiếng Việt, tôi nói tiếng Tây với nó, dân học trường Tây bề gì đâu có thua Tây? À ra tên này là anh họ của nàng. Tôi nói: "Tôi muốn đưa tận tay bức thơ cho một cô gái trong nhà này" – Anh chàng hỏi: "Ai vậy, vì trong nhà nầy có 3 cô gái lận?" – Rồi nguy to rồi, thằng bạn đâu có nói cho tôi biết tên của nàng, nhưng ráng nhớ lại, có lần nói nói tên là "Sari", lúc đó thằng bạn kế bên chọc ghẹo nó là "Cà ri nị đúng là người Ấn độ rồi”, lúc đó nó định ọc thằng bạn dám phạm thượng đến tên người yêu, nhưng lúc đó Thầy giáo bước vào lớp và khảo bài thi.

Như vậy tôi phải nói: "Hình như tên là Sari gì đó!". Anh thnah niên Aán lịch sự lên lầu gọi nàng xuống. Đúng, thằng bạn chọn đúng người, nàng rất đẹp, trên lầu bước xuống. Trống ngũ liên nơi lồng ngực tôi đánh liên hồi. Tôi lí nhí: "Có một bức thơ người bạn tôi nhờ trao cho cô". Nàng Sari cười: "Vâng! anh đưa dùm tôi". Tôi móc váo ngực lôi bức thơ dầy ra đưa cho nàng. Nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm nay kể như xong. Thoát nạn tôi trở ra, hôm nay trời nhẹ lên cao, chiều thứ bảy Saigon sao mà đẹp thế. Hình như bức thư tình trao nặng nay không còn là của riêng của thằng bạn tôi nữa rồi, mà nó là của chung vì trong phong thơ đó còn có ghi âm nhịp đập vồn vã của tôi nữa chứ mà?

Nơi góc ngã Sáu Saigon, vừa ăn tô bò viên của nó, tôi nói đùa: "Tô bò viên của mình, an lần này sao tao hết sức hồi họp vậy đó, mầy nghĩ coi thàng Chà và gác dan nó hỏi tao đến làm gì vậy, tao quýnh quá tao nói tao mua hột xoàn mà nó hỏi tao có tiền không? Tôi nói luôn không có tiền như vậy có phải thằng muốn vô ăn cướp tiệm hột xoàn nhà nàng hay không?"

Chuyện dĩ vãng chợt hiện đến hơn chục năm rồi. Sau khi ra trường thằng bạn đi vào Khoa học, còn tôi vào Y Khoa hya nói đúng hơn là Quân Y vì thi cử nhẹ hơn bên ngoài, chỉ cực là nghỉ hè phải lệnh quân trường học thêm về quân sự mà thôi.

Nay nơi góc núi chân trời hai người bạn thân gặp nhau, người nằm trên băng ca da dẽ xanh mướt vì máu ra hết rồi và bốc hơi hết, còn người bạn thì đang đứng đó nước mắt lưng tròng. Nàng Sari của nó đâu rồi? Ký giấy chứng tử ngoài chữ ký cua Bác sĩ trực còn thêm chữ ký Y tá trực. Ký xong tôi cho người đem xác nó xuống nhà xác.

Trở về cư xá, tôi chãi vội và vọc nước lạnh vào mặt cho tỉnh người, tôi lấy cái nón đội vào đầu rồi đóng cửa phòng tôi đi vế Khu Chung Sự. Nới nhà xác có trên 7 tử sĩ nằm trên băng ca, có cái đã vào trong hòm rồi. Nhà xác nhỏ và ngọn đén váng leo loét, múi nhang và mùi tử thi làm không khí rất nặng như ngộp thở vậy. Những người lính chiến nằm đây, nhiệm vụ anh đã xong. Giờ đây anh có thể hãnh diện với những người nơi cõi khác là mấy anh làm tròn tiếng gọi non sông. Hạy thanh thãn và hãnh diện đi, Mẹ Tổ quốc có lẽ đang ôm các anh vào lòng của mẹ rồi.

Ba nén nhang thắp dơ cao ngang trán, tôi thầm khấn: "Yến ôi! Hôm nay tao mới thấy mày, lòng tao đau như cắt vậy. Mầy sống khôn thác thiêng thì ráng phù trợ cho những người bạn cùng lớp của mày được mọi sự bình yên, và phù hộ cho gia đình mày luốn nghen!". Lời khấn hình như được hòn nó chấp nhận, nên khói trong ba cây nhang cuộn vòng tròn cong tôi cắm vào ly hương mà lý nầy đã đầy chân nhang, rồi về lại cư xá. Khuya đã 3 giờ rồi, sa mù kéo đầy, nhưng giờ đây tôi thấy hình như không khí này là của Saigon về đêm có tiếng xe lam ba bánh chợ người đi làm sớm, tiếng xích lô và tiếng xe đạp chuông nghe leng keng nơi cầu Ông Lãnh nhưng nơi nầy là cao nguyên mà?

Sáng gần 7 giờ thì tôi thức vậy, rửa mặt và thay áo quần quân phục mới trong tủ, tôi không kịp uống ly cà phê tự pha như mọi ngày. Tôi lên nhà xác mới được. Thì nơi nầy đã đầy đủ thân nhân của Hoa hải Yến đến trước tôi rồi. Vì gia đình thuộc loại cao trong xã hội, nên họ được một chuyến phi vụ đặc biệt từ Phủ Tổng Thống cho phép khẩn cấp từ Saigon lên Cao nguyên. Ba má nó và anh chị nó đầy đủ, tôi biết và họ còn nhớ tôi rõ. Họ khóc và tôi cũng khóc theo, nhưng thằng Yến vẫn không có vợ theo lời chị nó nói. Như vậy cũng xong tốt đẹp hơn.

Xác nó được lính đồng đội dưới quyền nó đem vào một quan tài đẹp, rồi nắm quan tài đóng lại, nước mắt tôi tuôn rơi. Đời y sĩ làm trong nhà thương thấy nhiều người chết, tai nghe nhiều người khóc, miệng an ủi nhiều người thân nhân tử sĩ, nhưng lần này nước mắt tôi từ trong tim não tuôn ra khôn dừng được. Nó chọn binh chủng dữ dằn nhưng chúng tôi là dân nhà binh nói rắng nó chọn binh chủng thứ loại chiến nhất.Tại Núi đá Chẻ gần Kontum – Pleiku địch đóng chốt, và binh chũng nó rất khốn khổ nhổ từng chốt và nó hy sinh trong lúc bom CPU từ Tân sơn Nhất được không vận đến để nhổ chốt này.

Tại nơi đây, tôi đang chọn một nơi đẹp nhất để chụp một bức hình trắng đen cho kỳ thi cuối Semester. Tôi chọn được một bụi tre xanh của một gia đình người Mễ ngoại ô Los Angeles. Bụi tre đó khá dầy, nhưng tre được rồi, Tre thì hính ảnh trắng đen được nhiếp ảnh gia Nguyễn cao Đàm chụp rất nhiều, toàn là hình đẹp.

Hình chụp xong, hết phim, cầm lá tre vàng trong tay mà lòng ngỗn ngang trăm mối.

Bài thơ chợt đến và hình ãnh người bạn học chợït hiện ra:

Anh có nghe mùa Thu

Trong lòng người Cô Phụ

Lá tre trong tay, tôi hỏi thêm:

Ôi mùa Thu!

Lá Tre rơi nhiều

Có phải vì mùa Thu?

Ôi Mùa Thu kỷ niệm của tôi. Hoa hải Yến một cái tên như con gái vậy. Giờ nầy mầy ở đâu?

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002