Đại Chúng số 111 - ngày 1 tháng 12 năm 2002

Hoa Nở Vườn Lê Của Lê Bạch Lựu hay là tâm tình đất khách của tác giả với quê hương

Lê Mộng Nguyên

Qua cơn tuyết phủ mưa sầu

Vườn Lê nay đã đổi màu xanh tươi

Đơm hoa kết trái nẩy trồi

Hương thơm ngào ngạt, ngát trời tha hương

Tõa ra khắp cả mười phương

Hoa Lê rạng rỡ, muôn đường trắng trong

Vốn xưa dòng dõi nho phong

Sắc hoa lộng lẫy, cõi lòng hả hê

Hương Quê thắm đượm vườn Lê

Theo làn gió thoảng, bay về cố hương

Bài thơ mở đầu của nữ sĩ Lê Bạch Lựu lấy tên "Hoa Nở Vườn Lê" mà cũng là nhan đề của thi tập thứ năm (2002) của nhà thơ hiện cư ngụ tại Montréal (Québec, Gia Nã Đại) từ 1983 (được gia đình con bão lãnh) và từ dạo ấy, theo Vài nét về tác giả: "Lê Bạch Lựu làm thơ, viết văn, hợp tác với các báo chí, các hội đoàn cổ võ sứ mạng phục vụ cộng đồng và phát huy nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam tại hải ngoại"... Đọc thi bản HNVL, ta có cảm tưởng thi tập HNVL là cuộc hành trình tư tưởng (không bao giờ chấm dứt) tiếp theo những sáng tạo bằng thơ cùng một tác giả đã xuất bảná: Đời Sống Tha Hương (Montréal, 1989), Hương Quê (Montréal, 1990), Hồn Non Nước (Montréal, 1994) và Hương Lan Vườn Ngọc (Montréal, 1998). Phải chăng nhà thơ của chúng ta (mặc dầu lưu lạc nơi đất khách, mặc dầu chỉ ghi lại trên giấy nỗi lòng của mình trước phong cảnh và đại sự nước người), bao giờ cũng vẫn hướng về cố hương trong linh hồn và lý tưởng? Trong lai cảo nữ sĩ gửi đến cho tôi, có một ảnh đẹp tác giả đứng trong vườn, trước một cây lê đầy hoa trắng nở, với dáng điệu thanh cao, đài các, tuy cười mỉm nhưng buồn dịu như vương vấn tâm tình và nhung nhớ của một quá khứ buồn đau:

Mây bay buồn nhớ mênh mang

Cánh chim bạt gió dặm ngàn tha hương

Châu Giang, cố quận mến thương

Dòng sông nước chảy vấn vương tình sầu

Nhớ Vườn Lê, nhớ trái dâu

Nhớ hàng Phượng vỹ bên cầu gió bay

Nhớ cây gạo đỏ hoa đầy

Tuổi thơ sống giậy lòng ngây ngất buồn (Nắng Chiều, Chiều thu Montréal 2000)

Thật vậy! Tác giả "Hoa Nở Vườn Lê" vì sinh trưởng bến Châu Giang (Hà Nam, Phủ Lý, Bắc Việt), cho nên mỗi lần nhớ lại thời tươi trẻ, người không do dự làm sống lại nơi chôn nhau cắt rốn qua hoài niệm và lời thi ca tríu mến, trong sáng như nắng hè, thơm ngát như hoa mùa chớm nở. Tôi không biết Hà Nam có phải là nơi ỏõgạo trắng nước trongõõ hay không, tôi không biết người con gái Châu Giang có phải là gái đẹp lẳng lơ đa tình như người con gái Bắc Ninh hay không, nhưng khi đọc mấy dòng thơ sau trích bài "Quê Tôi", tôi mường tượng hình ảnh làng xóm ven bờ sông xanh hay đồng ruộng man mác trong ký ức một kẻ lưu vong đã từ lâu:

Quê tôi có bến Châu Giang

Bên hàng Phượng Vĩ huy hoàng đẹp tươi

Trên sông hoa Lục Bình trôi

Lững lờ theo gió chảy xuôi theo giòng

Và lẽ dĩ nhiên: "Với bao cảnh đẹp mông mênh, Có con dê chạy, vòng quanh tỉnh thành, Hàng cây táo, ổi ngon lành, Là nơi gái lịch trai thanh hẹn hò". Khung cảnh thiên đường này không còn nữa bắt đầu từ năm 1954 là năm tác giả phải di cư vào miền Nam, và nước VNCH đã trở thành đất nước thanh bình của nữ sĩ. Nhưng đau lắm thay! Mảnh đất tự do còn lại cũng phải chịu nhiều nông nỗi gian truân và dân chúng phần đông phải trở thành những kẻ trầm luân của Đại-dương:

Quê tôi, đang sống thần tiên

Bị làn sóng đỏ, chiếm liền khinh khi

Khiến cho tôi phải ra đi

Tỵ nạn xa xứ lòng thì nhớ quê

Từ ngày ly hương (1983) và nương náu tại Montréal là nơi xứ lạnh nhưng tình nồng, nhà thơ LBL không bao giờ quên được chốn sinh thành Bắc Việt đang quằn quại dưới gông cùm xã hội chủ nghĩa (mỗi lần người hoài niệm lại quãng đời hạnh phúc thanh bình thuở ấu thơ):

Bến Châu Giang hướng về cảnh cũ

Kỷ niệm xưa nay chửa phôi phai

Nhà Huyên ở phố Tân Khai

Trong thời thơ ấu lược cài đầu xanh

Than ôi! "Kỷ niệm xưa thật mơ màng, Tha hương đầu bạc lòng càng luyến thương" (Kỷ Niệm Xưa), từ "Mơ Về Quê Cũ" ("Đêm qua mơ thấy quê ta, Con tàu đưa tới nhà ga Nam Hòa"), nhà thơ quyết định trở về “Thăm Cố Hương” (Châu Giang) năm 1999, trở lại làng xưa phố cũ (một cách chính thức, trong khuôn khổ chính sách “Đổi Mới” và Kinh Tế Thị Trường của Hà Nội), thì nỗi buồn và thất vọng (trái với hình ảnh trong mộng xuân) lại càng sâu đậm hơn:

Chiều nay trở lại bến Châu Giang

Thăm cố hương xưa luống ngỡ ngàng

Tại sao? Bởi vì cũng như trên toàn lãnh thổ VN từ ngày 30 tháng tư 1975, nơi quê quán của tác giả "Hoa Nở Vườn Lê" đã đổi thay nhiều, từ cảnh đến người, thật là thê thảm cho kẻ lưu vong nay trở về nơi cố quận mà tâm hồn cảm thấy xa lạ như trên đất khách quê người:

Phố đã đổi tên, lòng xao xuyến

Nhà thời thay chủ, dạ hoang mang

Con đò năm cũ không còn nữa

Cô lái ngày xưa đã bỏ làng

Thân thích bạn bè đều vắng bóng

Tim ta tan nát lệ đôi hàng

Với những vần thơ minh mẫn, nữ sĩ Lê Bạch Lựu đã sùng bái quê hương thứ hai của mình là miền Nam dân chủ tự do từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 (Hiệp Định Genève) cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975:

Quê hương tôi có bốn mùa hoa nở

Đón xuân về rực rỡ ánh Hoàng Mai (Quê Hương Tôi)

Làm sao quên được thủ đô đầy ánh sáng: “Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông, Có nhà Hát Lớn trước dòng Thủ Thiêm"; làm sao quên được: “Đền thờ Thánh Mẫu ở liền, Bên dòng sông chảy qua miền Hậu Giang" mà cứ mỗi năm trong Đêm Giáng Sinh, dân chúng (bất cứ trai gái hay già trẻ) ai ai cũng có mặt ngoài đường, tấp nập đồng tiến về “Thánh Đường Đức Bà” đặng nguyện cầu cho đất nước tự do... Thật đúng như ông Nguyễn Hòa Lợi đã viết trong Đặc San Xuân Canh Thìn 2000 của Hội Tuổi Vàng Rồng Vàng ở Montréalá: "... Sài Gòn là quê hương chung của chúng ta, vì đều được đồng hóa, được sống an lành, hạnh phúc, cho đến tháng 4-1975, kẻ trước người sau, lần lượt lên máy bay, tàu sắt, rồi tàu cây, tàu đánh cá, đi chui hay đi bán chánh thức, đã đau lòng gạt nước mắt, phú cho định mệnh, liều mạng ra đi tới nơi vô định, với bão táp, đói khát, hải tặc đày đọa thân xác. Sài Gòn là quê hương thứ hai của người lục tỉnh miền Nam, của người Trung, người Bắc, của người Việt Nam. Dù xa lìa Sài Gòn đã bao nhiêu năm rồi, người Việt chúng ta vẫn luôn luôn thương nhớ Sài Gòn, nhớ những người thân còn ở lại, nhớ cảnh vật, nhà cửa, đường phố mà thường ngày mình đã đi qua và thuộc lòng nơi sanh sống... (Sài Gòn Hoài Cảm, tr. 20-37, Đặc San HTVRV).

Cùng trong một ý niệmá: làm sao quên được ỏõCố Đô Huếõõ với ỏõSông Hương nước chảy lững lờ, Bên bờ thiếu nữ đứng chờ trăng lênõõ hayá: ỏõChùa Thọ Lộc, chợ Đông Ba, Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xươngõõ, hoặcáthành phố rất mộng mơá:

Đà Lạt ôiá! thật nên thơá!

Bên hồ Than-thở đón chờ trăng lên

Trăng soi dòng nước ảo huyền

Chứa bao tâm sự của miền núi cao

... Xa xa dưới ánh nắng tà

Đồi thông xanh mướt chim ca vang trời

Thong dong lưng ngựa ta ngồi

Thả giây cương tới bên đồi rau xanh (Mơ Về Đà Lạt)

Làm sao quên được : ỏõNha Trang cát trắng dừa xanh, Nhớ về quê mẹ đầy tình mến thương, Sóng reo dạo khúc Nghê Thường, Bên hòn Phu Vọng tiêu tương đợi chờõõ (Nha Trang). Thơ Lê Bạch Lựu là một tán dương ca "Hồn Non Nướcõõ (tương tự nhan đề một tác phẩm xb năm 1994), nước Việt Nam muôn thuở, nước : ỏõViệt Nam, hơn bốn ngàn năm, Hiến Văn sáng rực giang san Việt Hùngõõ :

Hồn thiêng non nước đâu đây

Nhắc ta nhớ lại những ngày liệt oanh

Việt Nam sáng rạng sử xanh

Con Hồng cháu Lạc vốn ngành Tiên Long

Để họa ỏõThơ Là Gì ?õõ của Song Hường, tác giả ỏõHoa Nở Vườn Lêõõ cho ta biết ... THƠ :

Là bướm lượn bay dưới nắng trời

Là muôn hoa nở thắm màu tươi

Là hồn dân tộc bay theo gió

Là bóng quê hương đẹp tuyệt vời

Là gió heo may lòng xúc cảm

Là mùa thu đến lá vàng rơi

Là trăng dõi bóng hồ than thở

Là khúc trường ca cuộc đổi đời (Họa : Thơ Là Gì ? )

Thật đúng như bà DE STAEL (1766-1817) đã viết (và tôi đã nhiều lần trích đăng dịch khi nói về thơ phái nữ :Thơ phải là phản ảnh, bằng cách ứng dụng những màu sắc, âm thanh và tiết điệu, của tất cả những vẻ đẹp trên thế gian, thơ Lê Bạch Lựu là một vườn hoa, Hoa Nở Vườn Lê và như tác giả đã viết (Lời Nói Đầu cho thi tập ỏõHồn Non Nướcõõ, 1994) : ỏõVườn thơ của tôi đã mở, xin bạn đọc tự do bước vào. Gặp hoa, xin người thưởng thức; nếu lỡ chân giẫm phải gai, xin niệm tình tha thứ; chỉ xin người hiểu cho rằng, những lời tôi muốn nói ra, tôi đã diễn tả với tất cả chân thành, và lòng trân trọngõõ...

Chân thành và trân trọng : phải chăng là hai đức tính của tác giả thi phẩm rất quyến luyến này, lúc nào cũng chỉ biết ỏõSớm tối chăm lo cây với cảnh, Chiều nhìn trăng gió vịnh thơ chơiõõ để hòa nhịp trái tim với tình đất nước, gia đình, bạn hữu :

Thấm thoát xuân nay bảy tám rồi

Trời thương Phật độ sắc còn tươi

Chu du bốn bể, chân chưa mỏi

Ngoạn cảnh năm châu, mắt sáng ngời (78 Tuổi Tự Vịnh, Montréal 2001), và chính ngay tại nơi người trú ngụ, trong lúc đi thăm viếng nhà thờ Saint Joseph, thấy hoa đủ màu sắc, hương thơm ngát tỏa trên giàná: Thược-dược, Tử-la-lan (Pensée), Cúc, Hướng-dương, Đại-đóa (Cúc đại-đóa), Phong-lan, Quỳnh trắng đỏ... tâm hồn bình tĩnh, an dật, trong chốc lát nhà thơ Lê Bạch Lựu có cảm tưởng như hai chàng Lưu Nguyễn lạc núi Thiên-thai, trong một giấc mơ Nghê Thườngá:

Đây cảnh Đào-nguyên của thế gian

Hoa Tiên đua nở gió mây ngàn

Mông mênh mây nước lòng thanh thản

Bạn với thiên nhiên đẹp tuổi vàng (Đào Nguyên)

Một khi tỉnh mộng, nhà thơ lại bùi ngùi tưởng nhớ miền Đông Nam Á xa xôi, nơi người đã gửi gắm nỗi lòng những kẻ ra đi, có lẽ không bao giờ trở lại :

Mây bay buồn nhớ mênh mang

Cánh chim bạt gió dặm ngàn tha hương

Châu Giang, cố quận mến thương

Dòng sông nước chảy vấn vương tình sầu (Nắng Chiều)

Với ỏõHoa Nở Vườn Lêõõ (như Minh Châu Thái Hạc Oanh với Quê Hương Là Tình, 1991), nữ sĩ Lê Bạch Lựu đã đạt được mục đích bất vụ lợi của mình là phục vụ quê hương đau khổ bằng những lời thơ rung động quả tim, xúc cảm tự đáy lòng của tất cả đồng bào xa xứ, như thì thầm, như nhắn nhủ :

Chúng ta dòng giống Tiên Rồng

Cùng nhau đoàn kết để cùng dựng xây

Hồn thiêng sông núi đâu đây

Giúp ta thu ngắn chuỗi ngày lưu vong (Hồn Non Nước).

Lê Mộng Nguyên *

* Nhạc sĩ, GS Hàn Lâm Tiến sĩ Quốc gia Khoa học Chính trị (Đại Học Paris)

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002