Đại Chúng số 111 - ngày 1 tháng 12 năm 2002

MẪU CHUYỆN BẤT NGỜ

Do Sử Thời Luân ghi lại

Người Việt tị nạn chúng ta ai cũng đều biết chuyện gián điệp của Vũ ngọc Nhạ và Huỳnh văn Trọng xảy ra. Hai điệp viện thựong thặng của địch gài vào làm việc sát tay với Tổng thống Thiệu bị C.I.A khui ra, nếu không có CIA khui ra thì Tổng thống Nguyễn văn Thiệu vẫn chưa biết và vẫn một lòng quý trọng hai quân sư lỗi lạc của địch này. Chuyện bất ngờ là điệp viên thựong hạng Vũ ngọc Nhạ lại là tay chân tâm phúc với Cố vấn Ngô đình Nhu và Tổng thống Ngô đình Diệm. Khi Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, đa số các tay chân thân tín của T.T Diệm đều về vườn nghỉ hưu hay bị truy tố ra Tòa đủ tội danh... Nhưng Vũ ngọc Nhạ lại đuợc Đệ Nhị Cộng Hòa do Nguyễn văn Thiệu lãnh đạo, tái trọng dụng điệp viên lỗi lạc này. Chúng tôi ngày xưa chỉ biết đến Vũ ngọc Nhạ và Huỳnh văn Trọng qua báo chí Saigon đăng tải, họ báo chí nói sao thì mình nghe vậy, có thể báo chí nói là do lệnh của Hoàng đức Nhã, một cố vấn thân thích của Nguyễn văn Thiệu, tuổi thanh niên và chưa mặc áo quân phục VNCH một ngày nào vì Nhã lúc ấy đang bận du học ngoại quốc... học về Business.

Rất đau lòng khi đọc lại một đoạn văn của Hà Nội ca ngợi Thiếu tướng Vũ ngọc Nhạ nầy... nhờ HàNội ca ngợi mà chúng ta mới thấy chuyện bất ngờ là có một thế lực đứng đằng sau lưng chỉ đạo đường đi nước buớc cho Đệ Nhất VN Cộng Hòa và Đệ Nhị VN Cộng Hòa ngoài Hà Nội... và ngoài Mỹ ra. Đau lòng là chỗ ấy. Họ lợi dụng niềm tin của chúng ta về Thựợng Đế và sau cùng CSVN hưởng lợi, và chúng ta phải bỏ nước ra đi. Quân Lực VNCH đánh giặc không dỡ, nhưng QLVNCH bị những người lãnh đạo cấp thật cao đâm sau lưng. Câu chuyện trên 30 năm nay, giờ đây bật nổ chuyện bất ngờ. Chúng tôi ghi lại không bỏ dấu chấm phết nào hết của Hà Nội ngợi khen Thiếu Tướng Vũ ngọc Nhạ. Họ càng khen, chúng ta càng đau lòng. Niềm tin nơi Tổng thống Nguyễn văn Thiệu giờ đây bốc hơi mất.

Tướng Vũ Ngọc Nhạ - "Nghịch lý" trong đời một điệp viên

Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ vừa từ trần tại TP Hồ Chí Minh. Ông là điệp viên chiến lược được Bác Hồ và đồng chí Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ tuyệt mật từ năm 1954 để vào Nam hoạt động; thành "người nhà" của gia đình Ngô Đình Diệm; làm "cố vấn Tổng thống Thiệu"; bị đưa ra tòa án quân sự xét xử trong "vụ án gián điệp lớn nhất thời đại" như báo chí Sài Gòn thời đó tường thuật... Ông bảo:

- CIA nhất quyết đẩy tôi ra tòa với tội làm "tình báo Cộng sản Hà Nội". Còn Thiệu, hậm hực với CIA, bảo Mỹ cố chơi ông, chặt "vây cánh của chính phủ Sài Gòn" và vẫn kín đáo... ủng hộ tôi!

"Nghịch lý" này xảy ra vào năm 1969. Phiên tòa xét xử "Vụ án thế kỷ" mở tại Nha Quân pháp ngày 28.11 năm đó, với cáo trạng dài 23 trang liên hệ tới hầu hết các chính khách tai mắt, các đảng phái chính trị đương thời. Làtrước hết, mối quan hệ rộng khắp của ông Vũ Ngọc Nhạ, người "từ cửa" họ Ngô bước ra, chằng chịt bao năm tại dinh Độc Lập cho tới thời Nguyễn Văn Thiệu nắm quyền, đã không "dính" tới người này thì cũng "quan hệ xa gần" tới kẻ khác, rất ư "khó xử". Cuối cùng phiên tòa kết thúc với án chung thân khổ sai dành cho ông và đày ra Côn Đảo (cùng "phụ tá tổng thống" Huỳnh Văn Trọng).

Ông sinh trên đất Bắc, tỉnh Thái Bình, được kết nạp Đảng năm 20 tuổi. Bốn năm sau (1951) làm thị ủy viên Thị ủy Thái Bình. Vào Sài Gòn, sau nhiều lận đận, nghi ngờ, dò xét, cả ngồi tù (1958), ông dần dần chiếm được chỗ đứng trong dinh Độc Lập, nơi tập trung quyền lực cao nhất của nhà cầm quyền Sài Gòn, được anh em Ngô Đình Diệm - Ngô Đình Nhu tin cẩn. Ông có mặt bên họ trong những giờ phút nguy hiểm nhất của các cuộc tấn công "nội bộ", như trận bỏ bom đánh trúng phòng riêng của Ngô Đình Nhu vào một buổi sáng tinh mơ. Lúc đó Ngô Đình Nhu may mắn vừa rời khỏi phòng để cùng Diệm và "cố vấn" Vũ Ngọc Nhạ ra đón Ngô Đình Thục. Chuyến đánh bom ấy Trần Lệ Xuân (vợ ông Ngô Đình Nhu) bị trầy xước mặt mày phải qua Nhật sửa sắc đẹp. Quan hệ giữa Vũ Ngọc Nhạ và anh em Ngô Đình Diệm thân thiết "một nhà" với các tên gọi chung có chữ "long"; 4 người thành "tứ long" gồm: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Vũ Ngọc Nhạ (tức Hoàng Long). Ông từng nói về sự thân thiết ấy với PV Báo Thanh Niên trong một cuộc tiếp xúc tại nhà riêng:

- "Nghịch lý" trong hoạt động tình báo của một điệp viên chiến lược là muốn thâm nhập vào cơ quan đầu não của đối phương, trở thành người của đối phương, làm sao cho kẻ thù tin yêu, đạt được điều đó quần chúng nhìn vào sẽ dè bỉu, căm ghét, và ngay cả đồng chí của mình ở những vị trí công tác khác, do chưa hiểu chuyện, sinh tâm nghi ngờ, oán giận... Có thể nói văn hoa một chút, đó là "nỗi lòng" chưa thể bày tỏ được một khi nhiệm vụ tình báo đang đòi hỏi người điệp viên phải sống đến nơi đến chốn với người mình không yêu.

Dựa vào "nghịch lý" trên, tướng Vũ Ngọc Nhạ và cụm tình báo A22 đã thu thập từ cơ quan đầu não của chế độ Sài Gòn những tin tức, những dự án chiến lược, cũng như những điều cơ mật mà ngay các Tổng trưởng Sài Gòn cũng không biết, hoặc không được quyền biết. Những hoạt động đó hết sức nguy hiểm vì diễn ra ngay "mắt bão" của chế độ. Như đã nói, bị kết án bày Côn Đảo 3 năm, ông lại có mặt ở Sài Gòn tiếp tục cuộc chiến đấu thầm lặng, cũng với vai trò "cố vấn Tổng thống Thiệu" cho đến những ngày cuối cùng của tháng 4.1975 và tận mắt nhìn quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập!

Những người nắm giữ vai trò cao nhất trên chính trường Sài Gòn, cũng là những người "cung cấp chính xác" tin tình báo chiến lược trực tiếp cho ông Nhạ như Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Văn Minh, cùng một số tướng tá, viên chức cao cấp khác, đã lần lượt qua đời. Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ để lại bí quyết xoay chuyển "nghịch lý" thành thuận đề để hoạt động bí mật, mà theo ông, thật "không dễ như ngắt một cành hoa".

- Bí quyết thành công của một điệp viên chiến lược, ngoài niềm tin, lòng trung thành, sự tỉnh táo thì quan trọng nhất là sự am hiểu từng con người.

Hồ Cẩm Đào Ông là ai?

Hiện nay dư luận thế giới ngạc nhiên là Giang trạch Dân lãnh tụ cũa Trung Quốc sẽ buớc xuống ngai vàng của mình , một cách êm thấm hay nói khác hơn là không dùng dằn phản đối như những người lãnh đạo cao cấp Trung Quốc khác. Chính nhóm lãnh đạo Giang trạch Dân nầy, họ thúc hối CSVN phải mau mau thanh toán món nợ ân nghĩa ngày xưa cùng nhau chống Mỹ giúp VNCH bằng cách phải nhượng biên giới VN cho Trung Quốc . Nếu nhà cầm quyền CSVN biết kéo dài hay nói khác đi là “câu giờ” chờ Hồ cẫm Đào lên thì hy vọng chúng ta hay dân Việt sẽ không bị mất nhiều đất biên giới đến như vậy. Nhưng chúng ta, Việt kiều có ai biết nhiều về Hồ cẫm Đào này không? Nếu Hồ cẩm Đào lên ngôi cửu ngũ, thì người đau nhất chính là Lý Bằng vì Lý Bằng chủ trương cứng rắn với phe phái đổi mới, nhưng vừa qua khi công du Ấn Độ thì vợ Lý Bằng bị các nhà báo ngoại quốc chê là quá: "Trưởng giả học làm sang", nên chuyện này Lý Bằng bị Bộ Chính Trị Bắc Kinh cho một điểm trừ. Nhưng khúc quanh lịch sử bao giờ cũng có chuyện... bất ngờ... mà chúng ta chưa đoán nỗi.

Xin bạn đọc chuyện bất ngờ kế này do Giáo sư Hà Thanh đã đăng trên báo VietnamDaily-California

Vài nét về Hồ Cẩm Đào, lãnh tụ tương lai của Trung Quốc...

Bài của giáo sư Hà Thanh (đăng trên báo Vietnam Daily – California)

LTS: Nhân chuyến công du của ông Hồ Cẩm Đào đến Hoa Kỳ trong tuần lễ từ 27/4 đến 3/5, các phóng viên của TIME viết một bài phóng sự về nhân vật ứng viên sáng giá ra trong chức vụ lãnh tụ tương lai của đảng Cộng sản Trung quốc sắp tới đây.

Cả người dân Trung quốc lẫn thế giới đều ít biết đến ông Hồ Cẩm Đào này trước đó. Chỉ ba năm gần đây người ta mới thấy ông Đào xuất hiện trước công chúng. Trong mùa thu năm ngoái, người ta cũng thấy ông Đào lần đầu tiên xuất ngoại, công du đến các nước Âu Châu. Nhưng ông ta bao giờ cũng là một chính trị gia kín đáo, ít tai tiếng.

Dưới đây là vài nét về tiểu sử cũng như các thử thách mà ông Đào đã trải qua, mời quý độc giả cùng theo dõi để hiểu thêm về nhân vật có thể là lãnh tụ tương lai của Trung quốc.

Hồ Cẩm Đào: vị lãnh tụ tương lai của Trung quốc

Trong một hay hai thập niên tới, Trung quốc có lẽ là nước chuyên sản xuất về những con chip điện tử và các loại tủ lạnh cho thế giới. Có thể đến một lúc nào sẽ có các phi hành gia người Trung quốc cắm lá cờ của họ trên mặt trăng. Nhưng điều gần nhất là tại Thế Vận Hội 2008 sẽ có nhiều vận động viên của Trung quốc đạt huy chương vàng nâng cao niềm hy vọng là Trung quốc sẽ trở thành nước dẫn đầu bảng với số huy chương nhiều nhất. Và chính phủ Trung quốc có lẽ sẽ cho phép sự tự do ngôn luận chăng? Trong khi Trung quốc hiện giờ vẫn được xem là nước có thành tích vi phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, chuyện sắp tới mà Trung quốc đang quan tâm là chọn vị lãnh tụ thay thế cho ông Giang Trạch Dân. Ứng cử viên đáng giá nhất là ông Hồ Cẩm Đào. Gần đây ông Đào đang đánh bóng tên tuổi của ông ở quốc nội lẫn ở ngoại quốc. Trải qua một thập niên được sự rèn luyện của các lãnh đạo cao cấp, ông Đào đang ra khỏi cái bóng bao trùm của chủ tịch Giang để bước vào vùng ánh sáng. Nhưng ngoài những gì được viết trong lý lịch, cũng như vài lần xuất hiện trước công chúng, người ta không biết gì đến cá nhân và tư tưởng của ông Đào. Trước đây ba năm, người dân Trung quốc chưa hề nghe thấy tiếng nói của ông ở đài phát thanh, nói chi đến việc nhìn thấy ông trên đài truyền hình.

Scot Tanner, một giảng sư chính trị của trường Đại học Michigan, nhận xét:

- “Ông Đào là người kín đáo. Ông ta không bày tỏ nhiều về quan điểm của mình."

Trong khoảng thời gian ngoi lên chức vụ cao cấp trong Đảng Cộng sản Trung quốc, ông Đào đã thành công được các lãnh tụ cao cấp trong đảng đỡ đầu. Ông đã áp dụng cả quan điểm cứng rắn lẫn uyển chuyển để đối phó với những vấn đề quốc nội như chuyện nổi dậy của thanh niên sinh viên. Nhiều người vẫn thắc mắc là tại sao ông Đào trèo lên chức vụ cao như vậy mà không bỏ lại một sự sai sót nào.

Người ta cho rằng là vì ông Đào quá cẩn thận tránh các cuộc tranh luận bằng cách không bao giờ bày tỏ thẳng thừng về quan điểm của ông. Ông Đào cũng thường tránh những tình huống lúng túng nhất là ít khi gặp gỡ các viên chức ngoại giao của nước ngoài. Dù vậy gần đây khi đến công du ở Âu Châu, ông Đào đã tạo được một ấn tượng sâu sắc khiến Thủ tướng Pháp là Jacques Chirac hết lời khen ngợi. Nhưng trong chuyến công du Âu Châu, khi trả lời những vấn đề có liên quan đến chính trị, người ta lại thấy ông Đào trả lời cứng nhắc.

Do được trọng dụng quá nhanh, các giới ngoại giao mong đợi ông Đào sẽ phát biểu quan điểm của mình hơn là những câu trả lời không trung thực. Ông Đào công du Hoa Kỳ từ 27/4 đến 3/5. Đây là chuyến đi đem đến nhiều thử thách cho ông Đào, cũng là chuyến đi mà hầu hết các lãnh tụ của Trung quốc đều thực hiện để tự khẳng định cá nhân cũng như vì lợi ích của Đảng. Nhưng ông Đào chắc sẽ phải giữ mồm, giữ miệng trong tất cả các tình huống hay không làm điều gì quá phô trương. Bởi nếu ông ta làm một điều trái với khuôn khổ của đảng Cộng Sản Trung quốc, ông chắc sẽ không còn được tín nhiệm và địa vị của ông sẽ bị lung lay. Nhất là ông phải tránh không nên bày tỏ sự ưa thích Hoa Kỳ vì phe cực đoan trong đảng Cộng sản Trung quốc chưa bao giờ muốn Trung quốc kết thân với Hoa Kỳ; nhất là chuyện Hoa Thịnh Đốn có lúc trở nên ủng hộ Đài Loan khiến Bắc Kinh hết sức tức giận. Joseph Fewsmith, một giảng viên môn chính trị của trường đại học Boston, nhận xét về chuyến đi của ông Đào:

- “Ông Đào chắc hy vọng sẽ sống còn sau khi thực hiện chuyến đi một cách thành công."

Đây quả là niềm hy vọng lớn lao cho một vị lãnh tụ tương lai. Với một hệ thống cai trị chỉ toàn là các đảng viên cao cấp già nua lại bảo thủ, nếu ông Đào lên kế nghiệp Giang Trạch Dân, thì ông sẽ là vị lãnh tụ trẻ tuổi nếu so với cách chọn lãnh tụ trước đây của Đảng.

Có sự trở ngại

Trong thập niên 1980, Đặng Tiểu Bình đã chọn hai vị kế thừa của ông ta nhằm thúc đẩy việc cải tổ trong nước được tiến mạnh hơn. Một trong hai vị đó Hu Yaobang, ông này chính là vị thầy đỡ đầu cho ông Hồ Cẩm Đào. Nếu như ông Đào có thể tránh được những cạm bẫy có thể phá hủy thanh danh của người kế vị, như ông Hu Yaobang từng phạm phải, ông Đào sẽ trở thành vị lãnh tụ đầu tiên của đảng Cộng sản Trung quốc - với quá trình 53 năm hoạt động - chưa hề dính líu đến những vụ đàn áp đẫm máu của người dân Trung quốc. Từ đây cho đến ngày bầu cử, ông Đào sẽ còn 6 tháng để chứng minh tài năng của ông trước khi Đại hội đảng Cộng sản bầu lên một vị lãnh tụ chính thức.

Công việc của ông Đào sẽ khó khăn hơn vì ông không có mối liên hệ sâu sa với Giang Trạch Dân. Việc chọn lựa kẻ kế vị theo kiểu cũ là một chướng ngại vật cho mỗi người lãnh tụ tương lai của Trung quốc trong thời đại tân tiến này. Bởi vị lãnh tụ đang nắm giữ chức vụ cao cấp thường muốn lựa chọn những người thân cận của ông ta đưa lên kế vị nhằm bảo đảm quyền lực của ông ta vẫn tiếp tục tồn tại dù ông không còn là lãnh tụ của Trung quốc. Chủ tịch Giang Trạch Dân cũng hoạch định giữ quyền hành đằng sau hậu trường chính trị với tư cách Đảng viên lão thành ngay cả nếu như ông đã giao quyền người khác.

Ông Giang đang cố đưa vị trợ thủ đắc lực của ông là Tăng Khánh Hồng vào chức vụ cao cấp nhất trong Ủy ban Thường trực, nơi ông Tăng có thể bảo vệ các tay chân thân tín của chủ tịch Giang trong các cuộc thanh trừng về tham nhũng hoặc tránh bị đám người của ông Đào đẩy ra. Điều đáng chú ý là chủ tịch Giang cũng muốn kềm giữ quân đội tránh để cho quân đội phát triển quá mạnh, khiến địa vị của các lãnh tụ có thể lung lay. Dù mối liên hệ giữa ông Đào và Giang Trạch Dân không có điều gì đáng nói, nhưng chưa bao giờ quá thân thiết. Mối quan hệ như vậy có thể dễ dàng trở thành đối nghịch.

Một cựu viên chức trong chính phủ cho rằng chủ tịch Giang Trạch Dân muốn trở thành một vị "Giáo Hoàng của Đảng Cộng sản", và một khi ông Đào lên kế vị, lại ra mặt phản đối chuyện này, cuộc đấu tranh giữa ông Giang và ông Hồ Cẩm Đào có thể dẫn đến sự sụp đổ của đảng Cộng sản Trung quốc. Điều đó sẽ khiến cho ông Đào không muốn chút nào.

Vụ cháy ITC (Thương Xá Tam Đa/ Saigon): Xe cứu hoả hết xăng giữa đường.

Đây là một chuyện có thật xảy ra tại Tp HCM tuần truớc. Vụ hỏa hoạn tại Trung Tâm Thành phố Sài Gòn đuợc coi là lốn nhất từ trước tới nay và chết nhiều nhất, trên 60 người cùng bị thương nặng trên trăm người. Chúng tôi đăng nguyên văn và không bình luận một lời gì. Đây Đội Cứu Hỏa tại Saigon hay Thành phố Hồ chí Minh hoạt động ra sao . Mời bạn xem thử...

Chiếc xe cứu hoả mang biển số 0038 (thuộc đội 12, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy) đang trên đường đến hiện trường vào khoảng gần 15h ngày 29/10, theo lệnh điều động khẩn cấp của Chỉ huy trưởng, đã đột ngột dừng lại cách đó hơn 3 km. Chiến sĩ lái xe phải nhờ điện thoại nhà dân để gọi về đơn vị cầu cứu vì hết nhiên liệu.

Hơn 30 phút sau, 2 can dầu được đưa đến. Tuy nhiên, chiếc xe này vẫn không chạy được đến hiện trường vì tiếp tục... nghẹt xăng.

Trung tá Lê Tấn Bửu, Phó trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP HCM, cho biết mỗi buổi sáng, các chiến sĩ PCCC đều phải kiểm tra các phương tiện, mỗi xe cứu hoả phải đảm bảo còn ít nhất 2/3 nhiên liệu trở lên để sẵn sàng tác chiến khi cần thiết. Còn sự cố chiếc xe 0038, theo ông Bửu đó là sự cố kỹ thuật ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, ông Bửu cũng thừa nhận những mặt yếu kém của công tác PCCC. Cả thành phố có tất cả 101 xe cứu hoả các loại, 2 tàu cứu hoả nhưng một tàu đã bị hỏng. Đa số đều là hệ công nghệ thuộc 30 năm về trước. Còn lực lượng chiến sĩ PCCC chuyên nghiệp hiện có 600 người. Các phương tiện để trang bị cho họ khi tác chiến như mặt nạ, bình dưỡng khí, áo chống nóng hiện chỉ có 20 bộ. Trong khi đó, thành phố có hơn 7 triệu dân với gần 1 triệu căn nhà (trong đó có 476 toà nhà chung cư và trên 80 cao ốc văn phòng).

Vậy nhưng trong cuộc họp báo khẩn ngày 29/10, ông Nguyễn Thành Tài, Phó chủ tịch UBND TP HCM khẳng định, công tác PCCC của thành phố đạt đến độ chuyên nghiệp, hiện đại có thể chữa cháy những toà nhà cao hàng chục tầng. Song theo giải thích của ông Bửu, có nhiều phương tiện hiện đại nhưng chỉ mang tính đặc thù vì phương tiện PCCC rất đa dạng.

Khi vụ cháy ITC xảy ra, trong hồ chứa nước chữa cháy ban đầu tại tòa nhà chỉ có 10 m3. Lượng nước này theo lý thuyết chỉ đủ sử dụng cho việc chữa cháy toà nhà (5.000 m2) trong vòng... 10 giây. Do đó lực lượng cứu hoả liên tục báo cáo thiếu nước trong lúc dập lửa. Trung tá Lê Tấn Bửu cho biết về lý thuyết, cứ 150 m đường giao thông phải có 1 trụ bơm nước dùng để chữa cháy khi cần thiết. Trong khi đó, hệ thống cấp nước ở TP HCM g?n như nguyên trạng từ năm 1975. Có nhiều con đường dài hàng cây số mà không có lấy một trụ bơm nước. Hôm xảy ra vụ cháy ITC, một số xe cứu hoả phải chạy ra tận sông Sài Gòn (cách nơi cháy hơn 5 cây số) để lấy nước.

Sau vụ cháy toà nhà IMEXCO (14/10/1989), thiệt hại tài sản hơn 20 tỷ đồng, UBND thành phố rút kinh nghiệm bằng cách bổ sung ngay ngân sách 1 triệu USD trang bị thêm xe thang chữa cháy cao 52 m. Kế tiếp vụ cháy ở Bệnh viện Chợ Rẫy (8/2/1996), thành phố tiếp tục mua thêm thang cao 72 m với tổng kinh phí hơn 1 triệu USD (công nghệ Mỹ). Và bây giờ là vụ cháy toà nhà ITC, thiệt hại ước tính 100 tỷ đồng và số nạn nhân chết kỷ lục là 60 người, thành phố vẫn tiếp tục "rút kinh nghiệm".

(Đây là bài của SGGP ngày 5 tháng 11 năm 2002).

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002