Đại Chúng số 111 - ngày 1 tháng 12 năm 2002

CHUYỆN HUYỀN BÍ

CUỘC TRUY LÙNG
NHỮNG NGÔI MỘ MẤT TÍCH

Trần Liêm Khảo Ghi Nhận

KHOA HỌC CÀNG TIẾN SÂU VÀO VŨ TRỤ ĐỂ KHÁM PHÁ NHỮNG GÌ BÍ MẬT MÀ TẠO HÓA TẠO DỰNG LÊN BAO NHIÊU thì con người vẫn càng cảm thấy mình bơ vơ lạc lõng bấy nhiêu.

Chẳng phải từ ngày con người có một nền văn minh được xem như gần đến nấc thang tuyệt đỉnh mới cảm thấy mình vẫn còn thấp kém không phải chỉ riêng với Tạo Hóa, mà luôn cả với những con người cổ đại xa xưa đến cả hàng ngàn năm về trước nữa... Như “Các Phát Hiện Mới về Thời Kỳ PHARAOH ở sông Nile khiến cho các khoa học gia phải sửng sốt... trước sự phát giác về khu nghĩa địa SAQQARA có số tuổi 5,000 năm hiện nằm bê bờ sông Nile xanh mát... Ngôi mộ này đã cung cấp cho các nhà khảo cổ những bằng chứng chưa từng có về cuộc sống thường nhật của người Ai Cập cổ đại. Theo sự tiết lộ của các khoa học gia trong một bộ phim tài liệu gần đây của National Geographic nói về "Cuộc truy tầm nhửng ngôi cổ mộ mất tích" từ hàng ngàn năm trước...

Theo BH (N.G.) ghi lại trong một tài liệu khoa học thì suốt cả 3.000 năm - xuyên qua 31 triều đại của các nhà vua Ai Cập, thì SAQQARA được chọn làm nơi an nghỉ nghìn thu cho các thành viên hoàng tộc, những công thần, các quan lại, kể cả những nhà quí tộc... và luôn cho tầng lớp bình dân nữa. (Điều này đủ cho ta thấy người cổ đại Ai Cập đã chứng tỏ được sự công bình, không phân chia giai cấp... ) Khu nghĩa địa này cũng lại là nơi xây cất nên Kim Tự Tháp đầu tiên trên thế giới. Kim Tự Tháp được xây hình bậc thang của Hoàng Đế DJOSER - công trình được xây dựng biểu trưng cho con đường tiếp dẫn vị PHARAOH đã băng hà về tận bên kia thế giới.

Từ nhiều năm qua, AHI HAWAS – chủ tịch hội đồng khảo cổ tối cao Ai Cập và nhà khảo cổ học người Pháp Alain Zivie đã có kỳ công khám phá những bí ẩn và các cổ vật trong khu nghĩa địa này. Gần đây, họ đã tìm thấy một ngôi mộ, tuy không thuộc về tầng lớp hoàng gia, nhưng cung cấp những dữ liệu rất quí giá về thời thơ ấu của vị PHARAOH danh tiếng nhất của Ai Cập. Đó là TUTANKHAUN.

Trước đây, giới khsỏ cổ chỉ biết đến quanh vị PHARAOH huyền thoại này chỉ là khoảng thời gian trị vì ngắn ngủi cùng những phỏng đoán về cái chết uẩn khúc của nhà vua như thế nào?! Có nghĩa là các nhà khảo cổ không nêu ra được những dấu ấn về thuở bé thơ của vị vua PHARAOH này.

Chính ngôi mộ mới được tìm thấy đã xóa tan được câu hỏi đó. Trên một bức tường của lăng mộ, Alain Zivie đọc được dòng chữ khắc như sau:” Vú Nuôi – Người đã chăm lo thể xác cho Thần”. Người vú nuôi được khắc ghi này chính là MAIA. Sau khi mẹ của TUTANKHAMUN mất, thì MAIA - có thể là một thành viên nội tộc của PHARAOH – đã trở thành là bảo mẫu của Hoàng Thái Tử và cũng là người nối ngôi vua trong tương lai.

Trong lăng mộ to lớn của bà MAIA, các nhà khảo cổ đã đọc thấy nhiều tước vị của bà được khắc trên tường đá, chứng tỏ bà rất được kính trọng, hưởng được nhiều bổng lộc ân huệ của hoàng gia.

Ngoài ngôi mộ của MAIA, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy ở SAQQARA môt ngôi mộ khác nữa. Đó là ngôi mộ của NETJERWYMES là một người đàn ông thuộc hàng phú hộ khét tiếng.Nhà phú hộ này có khả năng đọc và viết hiếm có. Trong hầm mộ của ôngngười ta đã tìm thấy được một bức tượng của RAMSES Đại Đế tức RANSES ll – là một trong những vì vua hùng mạnh nhất của vương quốc này.

Tượng RAMSES được khắc trên một bức tường lớn, còn lớn hơn cả bức tượng của Nữ Thần HATHOR là Nữ Thần Sáng Tạo và Hộ Mệnh cho người chết, dưới dạng của một con bò. Oâng là ai? Điều này vẫn còn bí mật. Người ta chẳng hiểu vì sao ông ta lại được chào đón sang thế giới bên kia bằng hình tượng của PHARAOH - là người nổi tiếng bậc nhất lúc bấy giờ. Chẳng những vậy, người đàn ông "bí mật" này còn được hứa hẹn hồi sinh bằng hình tượng của vị Nữ Thần Bảo Hộ Người Chết – hay có thể gọi Nữ Thần Hộ Mạng Của Các Vong Linh !

Nhưng rồi... điều bí ẩn này được phơi bày ra ánh sáng khi mà ZIVIE đi tới Thebes – một thành phố cổ lâu đời ở vùng Thượng Ai Cập – nơi đây tìm thấy được bản "Hiệp Ước Hòa Bình" giữa Ai Cập và kẻ thù của họ. Kẻ thù đó là Đế Quốc HETHOE. Bản hiệp ước này được khắc trên các bức tường của một ngôi đền, căn cứ vào đó xác nhận rằng NETJERWYMES là một trong những sứ giả đáng tin cây của Ramses ll phái đi để thương lượng hòa bình giữa hai thế lực cổ đại hùng mạnh nhất. Zivie hy vọng rằng những phát hiện tiếp theo sẽ tiếp tục làm sáng tỏ tầm quan ttrọng của khu nghĩa địa SAQQARA cũng như số phận của các PHARAOH huyền thoại.

Ngay trên quả đất của chúng ta, ngày càng phát giác ra những di tích từ hàng ngàn, hàng triệu năm và chẳng biết đến bao giờ có thể nói là "không còn cái gì để khám phá" nữa. Như cuộc tranh cãi về chiếc sọ 7 triệu tuổi vào tháng 7 năm 2002 vừa rồi. Lúc bấy giờ các nhà khảo cổ bảo đó là chiếc sọ của Thủy Tổ loài người. Nhưng mới đây mấy ngày thôi thì... các nhà khảo cổ lại la lên:”Coi chừng kẻo bị lầm nha ! Đó có thể là cái sọ của con GORILLA cái đấy”.

Ngay trêni mặt đất này mà các nhà khoa học nay nói thế này mai bảo thế khác, như câu chuyện "chiếc sọ 7.000.000 tuổi kia... là thủy tổ của dòng giống loại GORILLA thế mà các khoa học gia lại cầm nhầm đó là chiếc sọ của... thủy tổ của con người... để rồi... sau đó lại rầm rộ cải chính lại.

Sự ngạo mạn của con người khiến chính... chính ngay cả loài người chúng ta cũng phải sợ hãi. Gần đây, trong tháng 10 của năm 2002 này các nhà khoa học đã lập ra một bản kế hoạch “Phá Hủy Mặt Trăng” - nơi mang hình ảnh không chỉ là nguồn cảm hứng của các nhà thơ mà nó còn tác động đến cuộc sống của mọi sinh vật trên trái đất.

Mới đây 5 nhà nhà khoa học nổi tiếng đã gửi lên chính phủ Nga một bản kiến nghị yêu cầu phá hủy mặt trăng xinh đẹp này đi. (đ làm gì thì chẳng thấy nói đến)! Đề nghị này chẳng những làm cho toàn thể mọi người sphải ửng sốt mà còn làm cho họ giận dữ nữa...

Mặt trăng là của chung của toàn thể nhân loại, tất cả loài người đều có bổn phận bảo tồn nó. Nàng trăng xinh xắn này chẳng riêng của ai, nhưng nó không phải là cái trống nhà chùa để ví von như câu ca dao của ta hiện còn truyền tụng trong dân gian, để rồi:

"Trống chùa ai đánh thì thùng

Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng" được!

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002