Đại Chúng số 111 - ngày 1 tháng 12 năm 2002

TRANG THƠ

Vài dòng về nhà văn nhà thơ chống cộng VÂN HẢI (Paris):

Vân Hải là bút hiệu của Phạm thị Vân Hải, đã ra mắt những tác phẩmá: Mây Biển (thơ, 1996), Khuôn Mặt (truyện ngắn, 1997), Vương Vấn Đâu Đây Mùi Hoa Sữa (truyện ngắn, 1999), Sao Hạnh Phúc (tiểu thuyết, 2000), Liễu (tiểu thuyết, 2002). Tất những tác phẩm đều do Ba Vì, Toronto Canada xuất bản. Vân Hải là học sinh Sainte Marie Hà Nội, Saint Dominique Hải Phòng và Saint Paul Saigon sau khi di cư. Bỏ ngang Dược Khoa Saigon để làm Tiếp Viên Hàng Không Air Việt Nam một thời gian rất ngắn. Lập gia đình với một phi công Air Việt Nam, Vân Hải đổi sang làm Trình Dược Viên cho viện bào chế TVT ở đường Yên Đổ Saigon đến khi miền Nam mất vào tay CS. Năm 1979, với chồng và hai con trai, gia đình Vân Hải vượt biển, sang Nam Dương và định cư tại Pháp từ năm 1980. Sau nhiều năm trở thành công chức tại quận hành chánh nơi cư ngụ, Vân Hải đã nghỉ nhà không lương để lo cho Cha già bịnh và đã không trở lại làm việc khi thân phụ qua đời, dành hết thì giờ cho việc viết sách và sinh hoạt cộng đồng. Hiện tại Vân Hải là Tổng Thư Ký Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Pháp và Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Tranh Đấu Nhân Quyền Cho Việt Nam, nhiệm kỳ 2002-2003

 

BÊN LỀ

Bên lề đường

Sau quầy thuốc lá nhỏ

Ánh nắng ban chiều

Nghiêng đổ xuống vai em

Héo hắt, hom hem.

Bên lề đường

Sau chiếc xích lô khổ sở

Bác phu già

Ôm ngực thở ho hen

Mắt ướt lem nhem.

Bên lề đường

Cởi truồng lũ em nhỏ

Chơi vớI ống lon,

VớI nút phéng

Lê lết cũng quen.

Bên lề đường

Đời sống là dang dở

Là vợ goá

Là cha già

Là trẻ nhỏ.

n lề đời

Là đời anh hết ngõ

Trong lao tù

Trong địa ngục trần gian

BởI vì ai mà cả nước gian nan ?

VÂN HẢI (Mây biển, tuyển tập thơ)

 

XẠO HẾT CHỖ NÓI

 

Này anh vẹm, xin đừng nói nữa

Anh ba hoa như thế đã nhiều rồi

Anh nói nhiều, nói lắm cũng thế thôi

Vì tôi biết anh là phường nói phét

Mà người như anh đúng là quân tôi ghét

 

VÂN HẢI (Mây biển, tuyển tập thơ)

 

ĐỊA CHỈ TÔI

 

Nếu ai hỏi tôi, nơi nào địa chỉ?

Đã qua nữa vòng trái đất đau thương.

Tôi còn chi trong mắt đời bão nổi.

Suốt kiếp lưu vong không chốn về nguồn.

*

Tôi, nước mắt, giữa khung trời hải ngoại.

Đã bao năm không mái ấm gia đình.

Không cửa nhà, mưa nắng, mãi lênh đênh.

Tôi tìm trong tôi nỗi sầu viễn xứ.

Nếu hỏi tôi một chốn nào trú ngụ?

Tôi nào đâu có địa chỉ bao giờ.

Kể từ khi bỏ quê cũ xa mờ,

Vẫn sống bên lề phồn vinh phố thị.

Địa chỉ tôi là góc đời ảo mị,

Mãi lang thang, tìm một chốn ủi an.

Oùc tim tôi in hình bóng xóm làng,

Nắng cổ tích trên dậu tre, hoa, bướm.

Xin hãy cho tôi tình quê thắm đượm.

Địa chỉ tôi là một mái tranh nghèo.

Ruộng lúa vàng làm lịch sử cuốn theo,

Trong tình tự dân tôi vươn sóng lớn.

Em hãy hiểu đời lưu vong tôi, vốn

Chưa bao giờ tìm được một cõi về.

Bởi hồn tôi khắc khoải từng đêm mê.

Bến hạnh phúc là quê hương bất hạnh.

*

Em yêu dấu, khi nào em nữ thánh,

Sẽ biết tôi còn thiếu chốn bằng an.

Từ lưu đày, đã quá hai chục năm,

Tôi ao ước địa chỉ nào có thực.

Nay quê nhà còn dẫy đầy áp bức.

Đồng bào tôi thiếu dân chủ tự do.

Tôi lật trang lịch sử biến thành thơ.

Xin dốt đuốc xác thân nầy tranh đấu.

Rồi có ngày tôi, em về bến đậu,

Trên luống rau gốc lúa của quê hương.

Địa chỉ tôi là mái lá bình thường.

Em thấy đó, giấc mơ tôi nhỏ, bé.

Quốc Nam

(Tháng tư 1997)

 

ĐỊA DANH, OANH LIỆT

 

Mao Hồ cũng sắp hết thời!

Ta chờ nó sập, anh mời em ra,

Đ i thăm Bắc Bộ quê nhà,

Bắc kỳ là xứ ngọc ngà lưu ly

Của bao triều đại quốc kỳ,

Việt Nam phất phới uy nghi trên thành,

Đại la Lạc Việt bình sanh,

Nam phương oanh liệt, trời sanh anh hùng.

Thăm sông Như Nguyệt lẫy lừng;

Bạch Đằng bát ngát, sông rừng Việt Nam

Ta đi thăm ải Nam Quan,

Chương Dương, Kiếp Bạc những toàn địa linh.

Còn đây đặc biệt địa hình,

Cổ Loa oanh liệt quân mình năm xưa.

Phát minh ra nỏ thượng thừa.

Thành cao, hào luỹ, ngăn ngừa, ngoại xăm.

Trở về Hà Nội, Gia Lâm,

Nghỉ ngơi mấy bữa đi lần này thăm.

Đồng quê, làng xóm, đồng bằng.

Đi bằng xe đạp, ngắm trăng tà tà.

Đầu tiên ta đến Sa- Pa

Nơi đây phong cảnh thật là thần tiên.

Miền Nam ta ghé Hà Tiên,

Lại ra miền Bắc thăm miền đồng quê

Ta đi thăm nẻo Sơn Khê,

Thăm Thác Bản Giốc, rồi về Đồng Đăng.

Ghé qua thăm Aûi Chi Lăng.

Thăm nàng Tô Thị, rồi thăm Hải Phòng.

Hải Phòng, Uông Bí, Hạ Long,

Trở về Nam Bộ tạm xong chuyến này.

Quê hương muôn vẻ đắm say,

Danh lam, thắng cảnh ở ngay nước mình

Paris ngày 26 Septembre 2002-

Bát Vân Minh Hải

 

TÔI XÓT TÔI THƯƠNG

 

Thuở ấy xa xôi quá mất rồi

Trôi đi thăm thẳm tít mù khơi

Giờ đây nghĩ lại lòng ngao ngán

Chỉ thấy bồi hồi nhớ tiếc thôi.

Thuở ấy : Cụ già tóc bạc phơ

Thanh nhàn đọc sách lại ngâm thơ

Công danh phú quí hồng trần mộng

Coi nhẹ hơn là sợI tóc tơ.

Thuở ấy Mẹ Cha thực hả lòng

Con dòng, cháu giống, một nhà chung

Sớm chiều phụng dưỡng, đêm nâng giấc

Hiếu thảo hiền hoà rạng tổ tông.

Thuở ấy bao nhiêu cặp vợ chồng

Phải duyên vừa lứa đáng mừng không

Môi cườI miệng nói như hoa nở

Phu xướng phụ tùy tát biển đông.

Thuở ấy biết bao lứa tuổI xanh

Đều là gái lịch với trai thanh

Mẹ Cha gầy dựng, đâu ngồi đấy

Chỉ thắm tơ hồng vẫn đẹp xinh.

Thuở ấy non sông quả thái bình

Quanh năm ngày tháng sống phồn vinh

Họ hàng làng xóm đều vui vẻ

Đối xử cùng nhau mặn nghĩa tình.

Thuở ấy lòng dân hợp Ý Trời

Thuần phong mỹ tục khắp nơi nơi

Cương thường đạo lý còn nguyên vững

Hạnh phúc chung cho cả mọi người.

Đến nay ghĩ lại, hỡI than ôi

Đổ nát tan hoang hết cả rồi

Qua trận khói đen cơn lửa đỏ

Đau lòng nhớ tiếc thuở xa xôi.

Song Thái

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002