Đại Chúng số 113 - ngày 1 tháng 1 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Tâm Thư của Tuần Báo Đại Chúng

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Bác sĩ Alexandre YERSIN

Câu chuyện tại Việt Nam

Khuôn mặt thời đại

Điều cần biết hiện nay.

Lịch Sử Diễn Hành Hoa Hồng

Nhu Anh May Troi

Tin nhõ cần biết

Tim Trong Ky Niem

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Vinh Danh Người Nằm Xuống

Vũ trụ & Con người

Giấc Mơ Gợi Nhớ

Mưa bên này, nắng bên kia

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

Nguoi va ngom & Thu Khong Niem Goi Tran Nghi Hoang

QUa Khu Mot Doi Nguoi

Biết đến bao giờ

Mùa đông tuyết lạnh ở phương này

Nhớ nước thương nhà mắt lệ cay

Nghĩ đến song thân nơi cát bụi…

Có ai hiểu thấu nỗi đau này…

Cũng đành lạnh lẽo như sương tuyết

Mười một Xuân người đẫm gió sương

Mái tóc xanh xưa giờ điểm bạc

Xứ người lau lệ khóc quê hương !

Chúng ta , tất cả người vong quốc

Thảm họa cơ trời…lạc bốn phương

Từng mảnh hồn đau lìa tổ ấm

Gian nan, phiêu bạt, lẽ vô thường …

Bạn bè, thân quyến giờ xa lắc

Biết đến bao giờ…trở lại thăm

Từ buổi chia tay lìa đất Mẹ

Tuyết sương phủ mộ…mẹ cha nằm !

Ngân giang thăm thẳm nghìn xa cách

Mẫu tử tình thâm phải cách chia

Nhớ mái nhà xưa qua lối nhỏ

Khói lam bàng bạc giữa sương khuya…

Bây giờ lặng lẽ thân ly khách

Xuân đến nghe lòng đẫm gió mưa

Bao kẻ trắng đêm tràn nỗi nhớ

Đau lòng dân Việt…thảm thương chưa ?

Hãy pha nỗi nhớ vào men rượu

Cố nén trong tim giọt lệ khô

Thầm ước như là ta đã được

Chào Xuân quê Mẹ…thỏa mong chờ …

Ngọc An Xuân Quý Mùi 2003

BỨC TRANH VÔ HỒN

Những kẻ phản-bội quê-hương

Thành danh hải ngoại, lạc đường trần-gian

Quên nơi chia-sẻ cơ-hàn,

Quên nơi, một thuở oán than, cũng mình

Xưa than oán, nay trá hình

Mượn vườn văn-nghệ đọc kinh Hòa-Bình

Hoa "đỏ" mưu trí tài tình,

Thay hoa "Vàng", cũng mặc tình đón "xuân"

"Xuân"? Toàn cỏ mọc quẫn chân!

Bán lòng tự trọng, viết vần ngợi khen,

Vườn toàn nở những trái hèn,

Ô danh nghệ-sĩ, trắng đen đã tường

Cố tô cho sắc thật hường,

Vẽ hoa đã héo, tẩm hương dị thường

Múa bút, hành vi bất lương

Thêm bao mực nữa hỡi phường tay sai?

Ý NGA

11.9.2001

THI SĨ và MUÀ ĐÔNG

Nguyễn Hoàng Việt

Đông là quãng thời gian ngày ngắn đêm dài, trời xám âm u, gió lùa lạnh buốt, không khí ẩm thấp, vườn tược hoang tàn. Vì thế thời tiết Đông ít gây cảm hứng cho các tao nhân. Cho nên những vần thơ Đông không được buông thả nhiều như những vần thơ thuộc về Xuân cảm hay Thu cảm.

Nhà thơ Phương Du, một thi sĩ có nhiều cảm hứng, không theo chiều hướng này. Thật vậy, lần giở những trang trong thi phẩm Tha Hương, độc giả nhận thấy Phương Du đã làm mười bài đề cập tới muà Đông như Đông khứ Xuân lai, Đông về, Cảm giác bốn muà, Đông xưa Đông nay, Cảm nghĩ Đông Tân Dậu, Cảm nghĩ Đông Nhâm Tuất, Giải trí muà Đông, Vịnh cảnh tuyết rơi, Đêm Giáng Sinh.

Về phong cảnh muà Đông, Phương Du đã dùng những vần thơ sau đây :

Đông đến ta hay hội họp chơi,

Tránh sầu nhìn cảnh xám đen trời :

Mưa bay, gió lạnh, cây buồn rũ,

Tuyết phủ, mây mờ, lá tả tơi…

( Giải trí muà Đông)

Đông về xám cả bàu trời,

Chim muông ủ rũ, lòng người buồn tênh.

Rừng cây lá rụng trơ cành.

Đông phong vi vút, hỏi mành liễu đâu ?

Sông hồ chẳng có ai câu,

Hoa viên không thấy một màu sắc tươi.

Còn đâu những đoá hồng cười ?

Còn đâu những cảnh ngang trời én bay ?...

(Đông về)

Tuy vậy, muà Đông cũng có những phong cảnh đẹp riêng của nó, như lúc tuyết rơi, đường phố đêm lễ Giáng Sinh. Phương Du là nhà thơ duy nhất đã tả một cách tỷ mỷ rõ rệt phong cảnh ngoạn mục lúc tuyết rơi.

Hôm nay trời lạnh mây dầy,

Bỗng nhiên tuyết xuống phủ đầy cỏ hoa.

Ban đầu lã chã tuyết sa,

Vừa rơi chạm đất, tuyết đà tan ngay.

Nhẹ nhàng tuyết đọng cành cây,

Hiu hiu gió thổi, tuyết bay lìa cành.

Tuyết rơi mỗi lúc một nhanh,

Không gian chốc lát biến thành tuyết băng.

Chiều tà sáng tựa đêm trăng,

Tuyết rơi trắng toát làm tăng cảnh trần.

Đà rơi chậm rãi dần dần,

Tuyết rơi nhẹ bấc, nhẹ gần như bay.

Bập bềnh, trầm bổng rồi quay,

Phiêu phiêu theo gió chuyển xoay trăm đường.

Trông như ngàn cánh mai dương,

Tung bay vũ khúc nghê thường mừng Xuân.

Tuyết rơi cảnh đẹp muôn phần,

Cỏ cây tuyết phủ, trắng ngần như bông.

Tuyết bay phấp phới trên không,

Như đàn bướm phấn lượn vòng trong sân.

Thiên nhiên tiên cảnh giáng trần.

Ta ngây ngất ngắm, tâm thần nhẹ lâng.

( Vịnh cảnh tuyết rơi)

Bài thơ trên nên cho ghi vào chương trình văn học giáo khoa để các học sinh được biết thế nào là cảnh tuyết rơi.

Ngoài những cảnh đẹp thiên nhiên, Phương Du còn tả những cảnh đẹp nhân tạo của đường phố Ba-Lê vào những ngày cuối năm dương lịch, nhất là ngày lễ Chúa giáng sinh.

Đón mừng ngày lễ giáng sinh,

Muôn đèn lóng lánh trên cành hân hoan.

(Cảm nghĩ Đông Tân Dậu)

Thật vậy, ai có dịp dạo chơi trên Đại lộ Champs Éùlysées lúc chiều tối những ngày lễ cuối năm sẽ có cảm tưởng như lạc vào chốn bồng lai vì không những được chứng kiến cảnh

"Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước, áo quần như nêm."

mà còn bị hoa mắt bởi những cửa hàng trưng bày những đồ sang trọng, bên cạnh những tửu quán đông nghịt du khách vui tươi trò chuyện. Hai bên hè phố rộng thênh thang, những cành cây cao được giăng đèn kết hoa, toả ra ánh sáng muôn màu, chạy dài từ Khải Hoàn Môn tới đại công trường Concorde.

Về phương diện tình cảm, mỗi độ Đông về, Phương Du tỏ ra rất dồi dào, chân thật, bâng khuâng nhớ tới bè bạn :

Ta nhớ Đông xưa thuở thiếu thời,

Hay cùng bè bạn họp vui chơi.

Đông nay ta thấy bâng khuâng quá,

Mỗi kẻ mưu sinh một góc trời.

(Đông xưa Đông nay)

Những lúc xum vầy giải trí cùng bạn hữu, ông không quên nỗi buồn của kẻ sống cô đơn

Đông đến ta hay hội họp chơi,

Tránh sầu nhìn cảnh xám đen trời.

Mưa bay gió lạnh cây buồn rũ,

Tuyết phủ mây mờ lá tả tơi.

Lách cách xoa bài coi thích thú,

Ôân tồøn trò chuyện thấy vui tươi.

Thương thay những kẻ xa bè bạn,

Đông tới âm thầm sống lẻ loi.

(Giải trí muà Đông)

Đối với cuộc sống con người, Đông là thời kỳ sức khoẻ suy tàn, các năng khiếu đều giảm kém, cho nên các văn nghệ sĩ cao niên ít sáng tác và ít đề cập đến tuổi già. Nhà thơ Phương Du không theo chiều hướng đó. Ở tuổi thất bát tuần, ông vẫn tiếp tục sáng tác thơ và nhạc. Ta hãy đọc hai bài thơ xướáng hoạ dưới đây của Phương Du và Bằng Vân làm cách nay mười năm :

Bài xướng

Mừng già trước tuổi

May thật là may tới tuổi già,

Hết trò rắc rối bận lòng ta.

Biết vì đầu bạc hoa không nở,

Nên thấy vườn hồng lão tránh xa.

Mờ mắt, đỡ trông đời đảo lộn,

Lãng tai, thôi mặc chuyện chua ngoa.

Khen ai giả bộ già trước tuổi.

Thơ rượu nhàn cư một tháp ngà.

(Bằng Vân Trần văn Bảng)

Bài hoạ

Chẳng sợ già

Sắp gần bảy chục chửa cho già,

Cứ phải làm ăn bận óc ta.

Muốn rảnh, gọt lời thơ với phú,

Thích nhàn, học nước mã và xa.

Gắng không gần gũi người nham hiểm

Ráng chớ lân la kẻ ngoắt ngoa.

Thất bát cửu tuần còn xướng hoạ,

Tâm hồn thi sĩ đẹp như ngà.

(Phương Du)

Và sau đây là hai bài thơ diễn tả hai cảnh già :

Tự thán

rờ, đổ vỡ thật là hư,

Biết nói làm răng được nữa chừ.

Ăên uống vãi rơi làm họ bực,

Ra vào đụng chạm thấy mình dư.

Người quen gặp lại nhìn ngơ ngẩn,

Để trước quên sau kiếm mệt đừ.

Ai ngỡ ngày nay ra thế ấy,

Xưa kia lỗi lạc một tay cừ.

(Phạm Biểu Tâm, mắc phải bệnh bán thân bất toại lúc tuổi già)

Bài hoạ

Cảnh về hưu

Nhàn hạ rong chơi dễ đốn hư.

Cảnh đời hưu trí tính sao chừ.

Ráng ngồi thiền định, tâm thêm sáng,

Năng tập tài chi, mỡ bớt dư.

Đi đứng khoan thai ngừa vấp ngã,

Rượu chè chừng mực khỏi say đừ.

Từ bi, xả kỷ, tôn thờ Chúa,

Thây kệ tài năng kém hết cừ.

(Phương Du)

Cuộc đời con người có nhiều đau khổ, và ở tuổi xuân ít đau khổ hơn ở tuổi đông già yếu. Phương Du đã diễn tả cảm tưởng của ông như sau :

Thiên hạ thường hay chúc tụng nhau,

Giàu sang phú quý sống dài lâu.

Nhưng nào có biết bao đau khổ,

Đè nặng lên vai kẻ bạc đầu.

Tuổi ngoài bảy chục, tuổi sầu đong,

Những luống đưa tang, nát cõi lòng.

Bạn hữu thân thương dần khuất núi,

Đâu người tri kỷ những ngày đông ?

Tuổi ngoài tám chục tuổi buồn vương.

Sức khoẻ hao mòn với nắng sương.

Nay ốm mai đau người mỏi mệt,

Trông chờ thần dược với tình thương.

Tuổi ngoài chín chục, cổ lai hy.

Tuổi thích nằm ngồi ngại bước đi.

Sửa soạn mai đây về nước Chúa.

Cầu xin khấn nguyện Mẹ Từ Bi.

Tuổi cổ lai hy(Thi Nhạc Hoa Tâm)

Bằng hai câu thơ chót này, Phương Du muốn diễn đạt hai cảm nghĩ sau đây trùng hợp với hai khẩu hiệu của Đức Thánh Cha Jean Paul II. "Sửa soạn mai đây về nước Chúa" gợi cho ta niềm tin vào sự trở về Thiên Đàng của hồn ta sau khi chết. Khi Đức Giáo Hoàng mới lên ngôi, Ngài tuyên bố với các tín hữu khẩu hiệu "ENTRONS DANS L'ESPÉRANCE, N'AYONS PAS PEUR" (Hãy bước vào ngưỡng cửa tín vọng, Chúng ta đừng sợ). Thật vậy, trong thánh lễ hàng ngày tín đồ Công giáo tuyên xưng Chúa đã chết, đã sống lại về trời, mai đây Ngài trở lại trần gian dẫn chúng con về với Chúa Cha. Đó là tín vọng vào một điều chắc chắn xảy ra, khác với hy vọng (espoir) là điều có thể không xảy ra. Với tín vọng trên, mục đích tối hậu của tín đồ Công giáo là cố tuân theo hai điều Chúa Kitô dạy : tôn thờ Thiên Chúa và thương yêu nhau cũng như Thiên Chúa đã thương yêu chúng ta. Muốn thực hành hai điều răn này, chúng ta phải khắc phục nhiều khó khăn, như phải từ bi xả kỷ, phải tu thân tề gia, tránh tham sân si, tránh kiêu căng, ích kỷ, v.v.. Vì loài người yếu đuối, dễ bị sa vào vòng tội lỗi, cho nên chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa giúp sức, cậy trông vào lòng từ bi luôn luôn sẵn sàng cứu giúp của Đức Mẹ. Vì thế, khẩu hiệu thứ hai của Đức Thánh Cha là "Totus Tuus, Maria" (cậy trông mọi sự vào Đức Mẹ Maria). Đó là ý nghiã câu "Cầu xin, khấn nguyện Mẹ Từ Bi" và cũng là ý bốn câu thơ bằng Pháp văn ghi ở chân thượng Đức Mẹ tại Aix en Provence :

Ici, près de Ta Mère, un instant, pose toi,

Pèlerin, fatigué des langueurs de ta route,

Oublie un monde vain, sèche tes pleurs, écoute :

Si tu n'espère plus, espère encore en Moi.

Sau đây là thơ phỏng dịch của Phương Du đăng trong Tình Thương II :

Hỡi tín đồ hành hương yêu dấu,

Vượt dặm đường, nhọc thấu toàn thân.

Bên Ta một chút lại gần,

Đừng nên nghĩ tới cảnh trần phù vân.

Mắt lệ sa, con cần lau chóng,

Với Mẹ đây, hy vọng sẽ kề.

Dù xưa thất vọng ê chề,

Ê chề đến nỗi không hề ước mong.

Nguyễn Hoàng Việt

Mừng Tuần Báo Đại Chúng

(Hoạ bài của Thi Sĩ Hải Bằng)

Đại Chúng thông tin bốn tuổi đời,

Nhân quyền, Dân chủ dở hay khơi.

Phanh phui chứng tích toàn thư viện ;

Quảng bá thi văn khắp mọi nơi.

Phản bạn lừa thầy liền tố giác :

Vinh thân hại nước quyết bầy phơi.

Việc làm Trời giúp không HoàI sức ;

Quê Mẹ THANH bình khổ tất vơi ?

? Gia Trạng (Paris 2002)

Tự Do và Biển Cả

Ta hiếu động nên sao thành đạo sĩ

Vụng đường tu nên mắc nghiệp cuồng si

Thấy bến mê quên nẻo sáng Từ bi

Rồi mắc cạn trên dòng sông Chân lý !

Ta thô bạo dám đâu làm nghệ sĩ

Mượn vần thơ tự giải thoát sầu bi

Thế thời xoay bèo bọt có là chi ?

Đành nuốt lệ vào nhà tù tri kỷ !

Ta lạc lõng mấy phương trời phiền muộn

Như cành khô thiếu nước tiếc thương nguồn

Chốn phồn hoa lây lất nhớ quê hương,

Ta khắc khoải tìm Tự Do tưởng tượng !

Khi thế giới còn đua chen khốn khó

Chuyện "Thiên đường" và nước mắt "Tự do"

Chút lợi riêng vội xoá dấu hận thù,

Nghìn tiếng thét giữa đại dương chưa đủ !

Khi hạnh phúc đầy tay người trôi nổi

Tình quê hương chỉ nhỏ giọt trên môi

Đớn đau xưa theo cơn bão tan rồi

Lòng "biển cả" nhìn "Tự do" trân trối !

Đỗ Bình

chuyện Nước

Trong quán café đen

Vài Thần men nâng chén

Bên chai rượu xoay tròn

Rồi tán chuyện nước non...

Bọt trào sôi khoé mép

Chẳng thầy nào chịu lép

Cố cãi đến nhoài hơi

Giành yêu nước khơi khơi...

Cãi nhô ra cả lợi !

Chất rượu thấm trong lời !

Bỗng một thầy to béo

Mắt híp da đã nheo

Khoe một thuở phường chèo

Chơi ván cờ lắc lẻo...

Tiếng nhạc vàng êm ru

Một người điên ngái ngủ

Mỉm cười chuyện lũ khôn

Tố bài không bỏ vốn.

Cuối góc quày Lô Tô

Người thương binh nghẻo cổ

Mân mê khúc chân còn

Nhớ chiến tích vàng son

Mà lòng nghe rộn rã

Khẽ huýt bản hùng ca.

Ngoài trời đêm đã sâu

Tuyết ngập cả chân cầu

Cõi đời vô định hướng

Lòng đau kiếp ly hương !

Đỗ Bình

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002