Đại Chúng số 114 - ngày 15 tháng 1 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Nghien Cuu Nghe Thuat VietNam

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Bác sĩ Alexandre YERSIN

10 chinh tri gia quoc te nam 2002

10 su kien noi bat tai Viet nam nam 2002

Nha Tho Bang Van - Phong Du Nguyen Ba Hau

Ong Thay Xu - Vi Anh - Nguyen Tan Phuoc

song Con Dang Cao - Binh Huyen

Tin nhõ cần biết

Ta ao tim - binh huyen

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Vai Net Ngon Ngu Dien Anh

Vũ trụ & Con người

Vài nét Lịch sử Cải Lương và Âm Nhạc Việt Nam

Mưa bên này, nắng bên kia

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

tống cựu nghinh tân

Nhà thơ BẰNG VÂN

Phương Du Nguyễn Bá Hậu

Nhà thơ Bằng Vân, Trần văn Bảng đã từ trần ngày 25-11-1996 tại Ba-Lê hưởng thọ 88 tuổi. Tuy ông đã chết được sáu năm nhưng ông vẫn sống trong lòng chúng ta vì sự nghiệp văn học của ông để lại thật là quá lớn.

Thật vậy, về y nghiệp, ông đã góp nhiều công lao vào việc đào tạo các y sĩ. Ông từng là giáo sư trường Đại học Y khoa Sài Gòn, ngành bệnh truyền nhiễm, là bác sĩ trưởng phòng cùi viện Pasteur Sài Gòn. Ôâng đã đoạt nhiều thành tích như đỗ quán quân kỳ thi nội trú các bệnh viện, được tặng huy chương vàng trường Y khoa và Bộ Y tế, được tặng giải thưởng Prix Marchoux cùng với hai nhà bác học Bửu Hội và Nguyễn Đạt Xường.

Về địa hạt văn thơ, ông đã cho xuất bản rất nhiều tác phẩm : Mảng vui (1972), Mếu cười (1980), Huyền thoại Tình và Thơ (1984), Duyên thơ tình bạn (1988), Thơ Dịch Bằng Vân (1995), và một số tập thơ nhỏ như Thu lòng Thu cảnh, Sống đẹp Chết đẹp, Sợi tơ lòng, Ai là Yến Sĩ. Tác phẩm sau chót của ông là quyển Thư Mục Y Giới Văn Thi xuất bản năm 1996.

Ngoài bút hiệu Bằng Vân, giáo sư Trần văn Bảng còn lấy hai bút hiệu nữa là Lưu văn Vong và Ngông Sĩ.

Ông di cư sang Pháp năm 1980 và là hội viên của Ba-Lê Thi Xã từ khi tổ chức này mới thành lập vào năm 1982. Qua những tác phẩm của ông, ta nhận thấy ba nét đặc thù sau đây :

Thứ nhất : Bằng Vân là nhà thơ có rất nhiều tình cảm đối với bè bạn. Trong tập thơ Duyên Thơ Tình Bạn, ông đã làm gần hai mươi bài thơ tặng bạn, hơn sáu chục bài Đường thi, hoạ những bài thơ xướng của bạn, mười bảy bài thơ khóc bạn. Không những thế, muốn cho được chu đáo tình bạn, ông còn làm bài thơ vĩnh biệt trước khi chết.

Nét đặc biệt thứ hai là ông chú trọng đến phần tâm linh. Thật vậy, tuy là tín đồ Phật giáo, tuy là một nhà bác học tài ba, tuy là một nhà thơ ngang tàng,một ngông sĩ như ông đã tự nhận, ông tin có Thượng Đế, tin vào lòng từ bi hằng cứu giúp của Đức Mẹ Maria, nên trong người ông lúc nào cũng có chuỗi tràng hạt để cầu nguyện. Vì thế tang lễ ông đã được cử hành tại nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi ở tỉnh Saint Maur, ngoại ô Paris Pháp quốc. Mùa hè năm 1993, ông đi hành hương Lộ-Đức, lúc về ông làm bài thơ Viếng Thăm Lourdes để tặng Thi Viên, người bạn đồng hành trên đường tín ngưỡng. Hè năm 1989, ông vào tĩnh tâm trong Tu Viện Sainte Marie d'Auteuil ba ngày. Trong một đêm cầu nguyện, ông nhìn thấy ánh hào quang ở tượng Đức Mẹ toả ra. Để kỷ niệm hiện tượng này, ông làm bài thơ nhan đề

Thấy Aùnh Hào Quang

Tấu lạy Ba-Ngôi ngự thánh đường

Hãy ban cho được chút hào quang

Lòng con đen tối, đêm dầy đặc

Ngong ngóng bình minh, khát ánh dương

Aùùnh sáng Thiên Thần rọi thế gian

Tay ai tác tạo cảnh huy hoàng

Có bông hoa sớm khoe hương sắc

Có tiếng sơn ca hót gọi đàn

Ơn đức Chí Tôn, Chúa Thánh Thần

GIÊ-SU hạ giới, cứu toàn dân

Đói ăn, đau khổ, thân tàng phế

Cứu cả linh hồn, độ cả thân

Đức cả vị tha chị thác oan

Lượng cao, xá tội cả hung tàn

Tấm gương xả kỷ…lời châu ngọc

Răn bảo mười điều, giữ thiện căn

ĐỨC MẸ linh thiêng vạn vạn đời

Phước lành ban phát khắp đòi nơi

Trong đêm cầu nguyện, nhìn hình Mẹ

Bỗng thấy hào quang ánh sáng ngời.

Bằng Vân (Paris muà Hè 1989).

Hiện tượng này giống hiện tượng mà ông André Froissart, một văn sĩ trong Hàn Lâm Viện Pháp, đã được chứng kiến khi ông vào nhà thờ trú mưa. Trong đêm tối mưa bão bên ngoài, ông trông thấy ánh sáng trên bàn thờ Chúa. Sau đó ông từ bỏ đảng cộng sản Pháp và xin trở lại đạo công giáo.

Nét đặc biệt thứ ba của Bằng Vân là ông có tài làm thơ trào phúng. Loại văn thơ này rất khó làm, thỉnh thoảng mới có người làm được, mục đích để chế giễu những hành vi của bọn người bất chính. Ở thế kỷ thứ 18 dưới thời vua Lê chúa Trịnh, thơ trào phúng rất thịnh hành. Có một lần, nhà Vua sai Trạng Quỳnh đi rước sứ giả Trung Hoa bằng thuyền. Nửa đường, sứ giả Trung Hoa đánh trung tiện rồi cười nói :"Sấm động Nam bang." Trạng Quỳnh liền ra đứng đầu thuyền tiểu tiện làm cho nước tiểu bị gió bay vào thuyền rồi nói :"Vũ qua Bắc Hải." làm cho sứ giả Trung Hoa đỏ mặt hết cười. Ở cuối thế kỷ thứ 19, có nhiều quan lại cộng tác với chế độ thực dân, nhà thơ Trần Tế Xương, bút hiệu Tú Xương, thường làm thơ trào phúng để chế giễu họ. Ông tả cảnh buổi lễ xướng danh những vị tân khoa ở trường thi hội tỉnh Nam Định như sau :

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông cử nghển đầu rồng.

Ngày nay, thi sĩ Bằng Vân, trong quyển Mếu Cười, đã làm nhiều bài thơ khi đọc, cười ra nước mắt để chế nhạo người đời. Trong bài "Bất tri vong quốc hận", ta thấy hai câu thơ sau đây chẳng khác nào hai câu thơ trên của Tú Xương.

Tham ô vẫn thói vênh vang mặt,

Đĩ điếm quen nghề nhấp nhổm mông.

Được chứng kiến cảnh khổ của đồng bào trước sự tàn bạo của cộng sản vào xâm chiếm miền Nam, ông làm những bài thơ sau đây khiến độc giả cười ra nước mắt.

Chạy… chạy

Tự do, độc lập, nhất trên đời.

Thiên hạ sao mà chạy chết thôi.

Mới thoáng bóng cờ, sờn tóc gáy,

Vừa nhìn ảnh Bác, toát mồ hôi.

Tổ cò, tổ quốc, tung hê cả,

Nhân bánh, nhân tình, vứt bỏ rơi.

Ông Táo quên quần la cuống quít,

Mau lên kẻo nó đến kia rồi.

Nhà Nước bán vải

Đảng ta bán vải năm nay,

Mỗi người hai thước, phen này ấm thân.

Hoặc may áo, hoặc may quần,

Khéo may được một, nửa phân không thừa.

Tay cầm hai thước vải thô,

Lòng em hồ hỡi ơn nhờ đảng ta.

May quần thì để vú ra,

Em đành may áo lá đa loã lồ.

Vội vàng cất ảnh Bác Hồ,

Sợ rằng em để tô hô Bác cười.

Tốt hơn Kờ-Me đỏ

Hà Nội mấy ông được tiếng khen

Tốt hơn Pol Pốt sứ Cao Miên.

Bảo dân ăn sắn không cần gạo,

Sui họ di cư để lột tiền.

Học tập mục xương nơi đất đỏ,

Lao công dừ xác dưới bùn đen.

Việt Nam nào khác gì Cam Bốt,

Cũng cảnh nhăn răng thấy khắp miền.

Lúc sinh thời, Bằng Vân say mê làm thơ xướng hoạ cho nên ông không bao giờ vắng mặt trong các buổi hội thơ của Ba Lê Thi Xã. Xuân 1986, ông đã làm bài thơ sau đây được coi là bài Đường thi sau chót của ông.

88 Tự Trào

88 bút son viết tuổi đời,

Số không bốn chữ xếp hàng đôi.

Vườn không hoa nở, xuân không lại,

Rượu hết tiền mua, bạn hết chơi.

Chuyện thế lãng tai nghe lõm bõm,

Nợ trần nhẹ gánh bước khơi khơi.

Xa trông thấp thoáng trên tiền lộ (1)

Tri kỷ đây chăng ? mấy bóng người.

(1) Mặc sầu tiền lộ vô tri kỷ, trích trong cổ thi.

Sau đây là bài họa của Phương Du.

88 tuổi vàng

Đẹp thay cảnh bác ở trên đời,

88 tuổi vàng sống lứa đôi.

Sáng sáng âm thầm ngồi tụng niệm,

Chiều chiều thanh thản bước rong chơi.

Sự đời hay dở không cần biết,

Việc nước thăng trầm chẳng muốn khơi.

Săn sóc bên nhau khi ngoạ bệnh,

Giữ tình chung thủy đẹp lòng người.

Phương Du Nguyễn Bá Hậu

Để kỷ niệm ngày chết của Bằng Vân, xin quý vị độc giả ngâm lên bài thơ sau đây nhan đề Khóc Bằng Vân.

Khóc Bằng Vân

Trăm năm ngông sĩ Bằng-Vân ơi !(1)

Cái "nợ tình thơ" đã hết rồi.(2)

Sách vở, bút nghiên, đành xếp xó,

Vịnh ngâm, xướng họa, hoá buông rơi.

Mặc cho miệng thế vui đàm tiếu,

Thây kệ lòng người thích thịt xôi.

Lưu lại trần gian thơ giễu cợt,

MẾU CƯỜI, kiệt tác nhạo đời chơi.

MẾU CƯỜI, kiệt tác nhạo đời chơi,

Tả cảnh điêu linh của giống nòi.

Đạo lý, luân thường, xem đảo ngược,

Kỷ cương, lễ nghĩa, thấy buông xuôi.

Ham danh, ham tước, tranh giành ghế,

Mê lợi, mê quyền, cướp đoạt ngôi.

Thi hữu Ba-Lê thương nhớ mãi,

Trăm năm ngông sĩ Bằng-Vân ơi !

Phương Du Nguyễn Bá Hậu

______________

(1) Thi hữu Trần văn Bảng có ba biệt hiệu : Lưu Văn Vong, Ngông Sĩ, Bằng-Vân

(2) "Nợ tình thơ", cụm từ của Bằng-Vân dùng trong bài "Nàng Yến Sĩ" để hoạ bài "Mê Thơ" của Phương Du.

©Phương Du Nguyễn Bá Hậu

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002