Đại Chúng số 114 - ngày 15 tháng 1 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Nghien Cuu Nghe Thuat VietNam

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Bác sĩ Alexandre YERSIN

10 chinh tri gia quoc te nam 2002

10 su kien noi bat tai Viet nam nam 2002

Nha Tho Bang Van - Phong Du Nguyen Ba Hau

Ong Thay Xu - Vi Anh - Nguyen Tan Phuoc

Song Con Dang Cao - Binh Huyen

Tin nhõ cần biết

Ta ao tim - binh huyen

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Vai Net Ngon Ngu Dien Anh

Vũ trụ & Con người

Vài nét Lịch sử Cải Lương và Âm Nhạc Việt Nam

Mưa bên này, nắng bên kia

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

tống cựu nghinh tân

NHỮNG TIN CẦN BIẾT

Ngừơi thứ Chín

1.- Sài Gòn: Hơn 20 tấn cá nuôi bị chết hàng loạt -

Hơn 20 tấn cá của 9 gia đình dân và một doanh nghiệp nuôi trên Ao cá thủy sản (rạch Thầy Tiêu) thuộc phường Tân Quy quận 7 bị chết hàng loạt vào đêm 17 và rạng ngày 18-12. Theo lời ông Nguyễn Hữu Dũng-Giám đốc Công viên nước Đại Dương, vào lúc 2 giờ sáng ngày 18-12, nhà hàng thủy tạ của Công viên nước Đại Dương nằm trên Ao cá thủy sản bỗng rung chuyển mạnh. 15 phút sau, khi đèn bật sáng, gần 30.000m² mặt nước trắng xóa xác cá. Ông Trần Văn Điểu- Công an Điều tra quận 7 cho biết, trước đó, khoảng 19 giờ ngày 17, ao đầu tiên được phát hiện cá bị giãy chết là ao của bà Nguyễn Thị Hường ở khu phố 1. Tiếp theo là ao cá của ông Hà Văn Lắm nằm ở thượng nguồn rạch Thầy Tiêu. Hai tiếng sau đó đến lượt ao cá của bà Đinh Thị Huệ rồi lần lượt đến các ao nằm ở hạ nguồn. Trong đó, khu nuôi cá của Công viên nước Đại Dương nằm ở vị trí thứ 6 của hạ nguồn. Công viên nước Đại Dương đã huy động trên 50 người cùng nhiều xuồng mini tham gia vớt xác cá từ 2 giờ sáng đến 18 giờ ngày 18-12, nhưng cá dưới ao vẫn tiếp tục nổi. Ông Lê Hữu Dũng cho biết ước tính riêng khu nuôi cá của công ty có khoảng 12-14 tấn cá chết, gồm các loại: cá diêu hồng, cá trắm, mè, rô phi cao sản,… thiệt hại trên 160 triệu đồng. Tất cả các ao cá của các hộ dân cũng đều bị thiệt hại 100%, tổng số giá trị chưa ước tính được.

Theo lời của những hộ dân có ao từ đầu nguồn, cùng lúc với việc cá bị giãy chết, mọi người phát hiện nước ao có mùi thuốc trừ sâu. Riêng phỏng đoán ban đầu của Công an Điều tra quận 7, sự kiện này có nhiều khả năng do bị đầu độc. Bà Đinh Thị Huệ cho biết, gia đình bà vừa vay tiền với lãi suất cao để nuôi cá, nay bị chết toàn bộ. 9 hộ dân bị hại này đã thuê từng phần trên Ao cá thủy sản thuộc phường Tân Quy quận 7 để nuôi cá. Xác cá của các ao đều đã được đem đi chôn hoặc đổ ra sông. Tuy nhiên, có một số hộ dân ở khu vực này vẫn lấy cá chết chế biến làm thức ăn. Hiện Công an thành phố và Công an quận 7 đang điều tra làm rõ nguyên nhân.

2.-Chánh phũ Pháp vừa qua cãi táng hài cốt Alexandre Dumas vào điện Pantheon ( dành cho vĩ nhân nước Pháp ) sau 150 năm làm ngơ.

Vậy chúng ta biết gì về Alexandre Dumas , ngừoi mà Pháp hiện nay công nhận là vĩ nhân về văn hóa cho Pháp...

Alexandre Dumas bậc thầy của tiểu thuyết dã sử

Lịch sử là cái đinh để tôi treo áo !
Trong hồi ký của mì
nh, Alexandre Dumas mô tả rất chi tiết cuộc gặp gỡ đầu tiên của ông với Goethe. Hồi đó Goethe đã trở thành cây đại thụ trên vǎn đàn thế giới. Chàng trai trẻ Dumas mang theo vở kịch đầu tay "Heinrich Đệ tam" đến gặp nhà đại thi hào đang ngự trị trên đỉnh Olympia. Mới xem qua vở kịch Goethe đã nhận ra ngay tài nǎng biên soạn khéo léo và những cảm xúc nóng bỏng của tác giả. Cả hai, một già một trẻ, một đã nổi tiếng và một mới vào nghề cùng nhau bàn luận về "Faust" tác phẩm được coi là vĩ đại nhất của Goethe. Dumas mạnh dạn nói, nếu ông viết "Faust" thì ông sẽ đưa nhiều yếu tố tình cảm mãnh liệt vào hơn và rút bớt đi chất triết học của tác phẩm này. Goethe gật gù đồng ý, nhưng nói là hồi trước chính Schiller (một đại thi hào khác người Đức cùng thời với Goethe) đã khuyên ông ngược lại. Cuối buổi trò chuyện nhà đại thi hào vỗ vai chàng trai khen ngợi và kết luận, một ngày nào đó anh sẽ trở thành một trong những nhà soạn kịch lớn nhất nước Pháp.

Mẩu truyện trên đây trong hồi ký của Alexandre Dumas đã lột tả phong cách viết vǎn của ông: Ông đã hoàn toàn tự nghĩ ra sự kiện đó, bởi vì trong đời mình Dumas chưa từng bao giờ gặp Goethe ! Có thể nói tuyệt đại đa số những tình tiết trong toàn bộ những tác phẩm dã sử nổi tiếng của mình đã được Dumas hư cấu. Các nhân vật có thật trong lịch sử như vua Luis XIV, hoàng hậu Anna, hồng y giáo chủ Richelieu ... chỉ là những cái khung để ông vẽ nên những bức tranh sống động tuyệt vời và có sức lôi cuốn độc giả mãnh liệt. Ông đã từng nói "Lịch sử là cái đinh để tôi treo cái áo khoác của tôi lên".
Đoạn viết
về cuộc gặp gỡ với Goethe trong hồi ký của Dumas còn có một mục đích khác nữa. Dumas viết hồi ký khi ông đã nổi tiếng. Nhưng qua cuộc gặp gỡ "tưởng tượng" với Goethe ông muốn cho độc giả thấy rằng, ngay từ khi mới chập chững bước lên con đường vǎn chương ông đã được Goethe - người được coi là vĩ đại nhất thời bấy giờ - khen ngợi. Thực ra Dumas không cần thiết điều đó, vì ông thực sự là nhà vǎn thành công nhất trong thời đại của ông. Tuy nhiên sự mặc cảm đeo đuổi ông đã buộc ông luôn luôn muốn chinh phục sự ngưỡng mộ của độc giả. Ông luôn hiện diện trên văn đàn với một khối lượng tác phẩm đồ sộ và thường tìm cách tự khẳng định mình cũng là vì ông luôn sợ công chúng có thể không đoái hoài đến ông nữa.
Sân khấu - bước đi đầu tiê
n trên văn đàn Dumas là người da mầu đầu tiên trong hàng ngũ những nhà văn nổi tiếng của Pháp. Ông đã tiếp nhận từ cha thân hình đồ sộ và từ ông bà nội mầu da ngâm đen. Dumas đã trải qua một cuộc đời văn chương như trong truyện cổ tích. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng Villers-Cotterets (tỉnh Aisne). Hồi bé thành tích của ông trong nhà trường là rất "khiêm tốn". Môn học ông sợ nhất và cũng kém nhất là toán. Tuy nhiên ngay từ bé ông đã viết chữ rất đẹp. Chính vì thế năm 14 tuổi ông được một công chứng viên nhận vào làm giúp việc trong văn phòng. Một lần, khi đó Dumas đã 18 tuổi, một gánh hát rong về làng ông diễn vở kịch "Hamlet" của Shakespeare. Sau khi xem vở kịch này ông muốn trở thành nhà soạn kịch. Nhưng những vở kịch ngắn của chàng trai 18 tuổi tồi đến nỗi không thể diễn được ngay cả trên sân khấu làng. Trong một chuyến đi Paris, Dumas có dịp xem diễn viên nổi tiếng Talma trình diễn và ông đã quyết định tìm kiếm vận may tại thủ đô hoa lệ. Tại Paris, ông được một người bạn của cha ông xin cho vào làm trong văn phòng của Quận công Orleans. Cấp trên của Dumas hồi đó là một người học rộng và rất thông cảm với số phận của người khác. Chính ông đã khuyên Dumas nên đọc và học các thi hào thời cổ đại.
Năm 1829, Dumas tròn 26 tuổi. năm đó vở kịch đầu tiên của ông được công diễn và
thành công vang dội. "Heinrich Đệ tam và vương triều" là một vở kịch lịch sử được sáng tác không bằng thơ vần truyền thống của Pháp, mà bằng thể thơ tự do. Điểm mới trong vở kịch này là lần đầu tiên bạo lực được thể hiện trên sân khấu (cảnh một quận công tạt tai vợ) và những yếu tố hài được đưa vào như trong kịch của Shakespeare. Phe bảo thủ trên văn đàn Pháp lập tức lên tiếng công kích, nhạo báng ông và thậm chí còn lo ngại ngày tận thế của nghệ thuật sân khấu Pháp ! Tuy nhiên Dumas lại nhận được sự chào đón, ngưỡng mộ của các đồng nghiệp như Victor Hugo, Standhal và nhất là của khán giả.
Bí quyết thành công của vở kịch này là ở chỗ Dumas biết khéo léo kết nối những đ
ộng cơ cá nhân với những quyết định chính trị. Những động cơ quyết định hành động chính trị là ái tình, sự ghen tuông và ham muốn quyền lực, chứ không phải là hạnh phúc của thần dân, sự thịnh vượng của đất nước. Sau khi được công diễn lần đầu, vua Karl X đã ra lệnh cấm vở kịch này để phòng ngừa. Quận công Orleans, người không mấy kính phục đức vua đã cử ngay tác giả vở kịch và đồng thời là người làm công của ông ra phụ trách thư viện với mức lương 1.200 quan một năm. Tuy nhiên chỉ riêng tiền in kịch bản thành sách Dumas đã nhận được 6.000 quan và vì thế ông xin thôi việc ngay. Vở kịch thứ hai ông sẽ viết sau đó đã được người ta đặt trước 25.000 quan rồi. Đó là vở "Antony".
Tuy nhiên "Antony" đã bị cấm trình diễn trên tất cả các sân khấu ở Pháp cho mãi đ
ến năm 1911. Chủ đề của vở kịch cũng chỉ là một vụ ngoại tình, nhưng lại không được tác giả thể hiện theo khuynh hướng tô hồng, thi vị hóa kinh điển, mà lần đầu tiên được tác giả đưa lên sân khấu một cách hiện thực. Buổi công diễn đầu tiên của vở kịch này năm 1831 đã thành công rực rỡ. Sau buổi diễn khán giả quá ngưỡng mộ thậm chí đã vây lấy Dumas và làm rách cả chiếc áo khoác của ông. Trong năm đó "Antony" được trình diễn tới 131 lần và trở thành vở kịch hay nhất trong năm Sự cứu cánh lúc đương thời và vinh quanh trên kịch trường.
Khi tròn 31 tuổi Dumas đã bước lên đỉnh cao của sự thành công trên kịch trường, nh
ưng cũng lại tụt xuống dốc ngay sau đỉnh cao đó. Mỗi nǎm người ta đặt ông viết liền hai vở kịch, nhưng những sản phẩm của ông đều không được khán giả chấp nhận. Trong khi Dumas đang không biết trông mong vào đâu để tự thể hiện mình và nhất là để kiếm sống, thì một cuộc cách mạng trên thị trường báo chí đã cứu ông. Cuộc cách mạng đó là thị hiếu đọc tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ của độc giả. Hồi đó ở Pháp tiểu thuyết vẫn còn chưa được coi là văn học, trong khi kịch sân khấu lại được đánh giá rất cao. Tuy vậy Dumas vẫn quyết định đánh đổi thứ hạng cao trong xã hội của một kịch gia lấy lợi ích kinh tế và chuyển sang viết tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ. Tất nhiên Dumas cũng biết được rằng, Eugene Sue, một tác giả rất được ưa chuộng lúc bấy giờ, đã nhận được tới 100.000 quan trả trước cho cuốn tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ "Người Do Thái vĩnh cửu", số tiền mà một thợ thủ công hồi đó phải lao động ít nhất 70 nǎm mới có được. Tuy tiền nhuận bút cao như vậy, nhưng tòa báo cũng kiếm được không ít tiền, vì nhờ loại hình tiểu thuyết đăngnhiều kỳ số tira xuất bản tăng vọt lên 700%. ít người trong chúng ta biết được rằng, chính những pho tiểu thuyết dã sử nổi tiếng nhất và được độc giả khắp thế giới yêu thích của Dumas lại không được coi là "văn học" thời bấy giờ ở Pháp. Duma đã phải cho những tác phẩm lừng danh đó ra mắt bạn đọc trên một diễn đàn hạng hai.

Khi đã
nổi tiếng rồi thì Dumas sống một cuộc sống khá xa hoa. Ông mua sắm nhiều và tất nhiên có không ít những cuộc tình duyên tốn kém. Để có tiền tiêu pha trong một cuộc sống như vậy, Dumas đã viết tiểu thuyết cho nhiều tờ báo cùng một lúc. Từ tháng 3 năm 1844, ba bộ tiểu thuyết đăngg nhiều kỳ của ông cùng xuất hiện trên ba tờ báo Paris: "Ba chàng ngự lâm pháo thủ" (82 kỳ), "Bá tước Monte Christo" (150 kỳ) và "Valois". Riêng "Valois" được đăng tải cho đến tận năm 1847 mới hết. Đây cũng là thời kỳ Alexandre Dumas thể hiện khả năng sáng tác phi thường của ông. Ngay một năm sau khi "Ba chàng ngự lâm pháo thủ" ra đời ông đã sáng tác tiếp "Hai mươi năm sau" và hoàn tất bộ dã sử đồ sộ này năm 1847 với "Tử tước Bragelonne". "Bá tước Monte Christo" được ông viết tiếp năm 1859. Ngoài ra từ năm 1846 - 1855, Dumas còn sáng tác bộ tiểu thuyết bốn tập về danh y Cagiostro, tất nhiên cũng để đăng tải nhiều kỳ trên báo.

Tất nhiên một mì
nh Dumas không thể đảm đương được một khối lượng công việc khổng lồ như vậy. Sau này người ta biết được rằng, ông có những trợ thủ, hay nói cách khác "những người viết thuê". Thường thì Dumas chỉ dựng lên bộ khung cho tác phẩm, còn Auguste Maquet (một nhà văn đương thời) thì tìm kiếm các chi tiết trong các sự kiện lịch sử và viết bản thảo đầu tiên. Bản thảo này được Dumas làm sinh động lên bằng những đoạn đối thoại do ông viết. Có đến 18 tiểu thuyết chủ yếu do Auguste Maquet viết, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến "Bá tước Monte Christo".

Dumas đã kiếm được bạc triệu nhờ loại hình tiểu thuyết mới đó, nhưng cũng rất dễ dã
i trong chuyện tiêu tiền. Ông cho xây một tòa lâu đài, thành lập một tờ báo, tậu hai chiếc thuyền buồm và giúp đỡ vũ khí và quân trang cho Garibaldi (chiến sĩ đấu tranh vì tự do, một thủ lĩnh quan trọng nhất và nổi tiếng nhất trong cuộc chiến tranh thống nhất Italia giữa thế kỷ 19). Lối tiêu xài hoang phí của Dumas đã làm ông nợ nần chồng chất. Trong hai năm 1851 và 1852 thậm chí ông đã phải trốn sang Bỉ vì bị cánh chủ nợ săn lùng quá gay gắt. Cuối cùng Dumas đã bị phá sản và phải phát mại vườn bách thú tư nhân và đàn ngựa của ông.

Ngày nay thủ pháp đưa những tình tiết cá nhân, gắn những câu chuyện tình vào nền lịch sử trong những tác phẩm, nhất là kịch bản phim, về đề tài lịch sử là một việc rất thông thường. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, chính Alexandre Dumas là người đầu tiên sáng tạo ra thủ pháp đó. Dưới ngòi bút của ông những sự kiện lịch sử, những nhân vật có thật trong lịch sử trở nên sống động hơn và gần gũi hơn với chúng ta.

Lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải sẽ hợp nhất các định luật vũ trụ?

Nhà vật lý người Pháp Carlo Rovelli mới tuyên bố, lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải (LQG: loop quantum gravity) sẽ thống nhất được thuyết tương đối và thuyết cơ học lượng tử. Đây là bước tiến lớn trên đường tìm ra một lý thuyết tổng quát, miêu tả được mọi hiện tượng vũ trụ.

Trong một bài khoa học đăng trên Physical Review Letters, Rovelli đã chứng minh rằng, LQG có thể tránh được những ranh giới toán học không xác định, thường xuất hiện ở thuyết tương đối và thuyết cơ học lượng tử. (Trước nay, thuyết tương đối giải thích vũ trụ trên phạm vi vĩ mô, thuyết lượng tử đề cập tới các hiện tượng vi mô. Hai thuyết này không đồng nhất. Nghĩa là khi hiện tượng xảy ra tại một điểm, chỉ có một lý thuyết đúng. Ranh giới toán học giữa hai thuyết này đến nay vẫn chưa xác định được).

Đồng thời, những tiên đoán dựa trên LQG về hiện tượng tốc độ ánh sáng phụ thuộc vào màu sắc cũng đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Rovelli đã xác định được sự khác biệt vô cùng nhỏ về tốc độ giữa ánh sáng có màu khác nhau. Điều này trái với quan điểm cho rằng tốc độ ánh sáng là cố định (c = 299.792 km/s).

Lý thuyết hấp dẫn lượng tử dải cho rằng vật chất trong không-thời gian (hệ toạ độ bốn chiều, trong đó thời gian là chiều thứ 4) tương tự như các đám bọt. Những bọt này có thể thổi lên thành bóng, tạo ra sự uốn cong trong vũ trụ. Điều đó phù hợp với những giải thích về không gian cong trong thuyết tương đối rộng của Einstein.

LQG cũng có tham vọng như thuyết String: Tìm ra một "công thức vũ trụ", có thể xác định được tất cả các hiện tượng ở mọi điểm trên tọa độ không-thời gian. Tuy nhiên, khác với thuyết String (cho rằng vũ trụ hình thành từ các chuỗi - string, và có vô số chiều), LQG có thể giải thích vũ trụ mà không cần thông qua chiều không gian phụ.

Con chó đầu tiên lên vũ trụ đã chết sau vài giờ

Đó là sự thật vừa được tiết lộ về số phận của con chó Laika - động vật đầu tiên được gửi lên vũ trụ, năm 1957. Laika đã chết vài giờ sau khi vệ tinh Sputnik 2 được phóng đi, vì sức nóng và sợ hãi, chứ không phải nó "đã sống được một tuần và chết nhẹ nhàng trong vũ trụ" như thông báo lần đó của Liên Xô.

Thông tin trên được Tiến sĩ Dimitri Malashenkov, Viện nghiên cứu các vấn đề sinh học ở Matxcơva, tiết lộ trong Hội nghị quốc tế về Không gian, đang diễn ra ở Houston (Mỹ).

Những bằng chứng mà ông Malaschenkov đưa ra đã giải tỏa mối nghi vấn về con chó Laika từ hơn 40 năm qua, trả lại sự thật cho khoa học.

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của "sự kiện Laika", chúng ta hãy trở lại thời điểm cách đây trên 40 năm.

Tháng 10/1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik - vệ tinh đầu tiên của loài người. Thành tựu này làm chấn động thế giới, về khoa học cũng như chính trị. Về khoa học, việc phóng được vệ tinh là một thành tựu vượt bậc, hứa hẹn những khám phá to lớn về vật lý không gian. Về chính trị, phóng vệ tinh cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát bầu trời, thiết lập hệ thống truyền thông tin, do thám, tiến tới làm chủ không gian. Vì thế, sự kiện Sputnik 1 của Nga đã làm Mỹ sửng sốt. Nó là phát súng đầu tiên, đẩy hai siêu cường vào cơn lốc chạy đua trên đường chinh phục không gian sau này.

Trong bối cảnh ấy, việc đưa chó Laika lên không gian tháng 11/1957 là kế hoạch tiếp theo nhằm biểu dương sức mạnh của Liên Xô. Vì thế, nó được chuẩn bị rất kỹ.

Sau khi vệ tinh Spunik 2 được phóng đi, phía Liên Xô thông báo rằng, chó Laika sẽ "không sống để quay trở về trái đất nữa", vì sứ mệnh sẽ kéo dài đến tận tháng 4/1958. Tuy nhiên, sự hy sinh của Laika sẽ không uổng phí, vì nó sẽ kiểm nghiệm khả năng sống của sinh vật trong môi trường không trọng lượng.

Người ta đã gắn vào cơ thể Laika những thiết bị đo huyết áp và nhịp tim. Các tín hiệu này sẽ được một thiết bị gắn trên vệ tinh phát về trái đất. Dựa vào đó, người ta biết Laika sống được bao lâu.

Khi Sputnik 2 trở về trái đất ngày 4/4/1958, Liên Xô thông báo rằng, Laika đã sống được ít nhất một tuần trên không gian. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

Ông Malashenkov cho hay, Laika đã chết vì stress và nhiệt độ quá cao trong vệ tinh, chỉ vài giờ sau khi Sputnik được phóng đi. "Sau 5 đến 7 giờ bay, người ta không còn nhận được một tín hiệu nào về sự sống của Laika nữa", Malashenkov nói.

Dù sao, cái chết của Laika sau vài giờ trong vũ trụ cũng là một "thành công". Nó cho cho thấy, sinh vật có thể sống ở môi trường không trọng lượng, miễn là nó được đảm bảo về các điều kiện khác như nhiệt độ, thức ăn, khí ôxy... Kết luận này là tiền đề quan trọng cho sứ mệnh đưa người lên không gian sau này.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002