Đại Chúng số 114 - ngày 15 tháng 1 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Nghien Cuu Nghe Thuat VietNam

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Bác sĩ Alexandre YERSIN

10 chinh tri gia quoc te nam 2002

10 su kien noi bat tai Viet nam nam 2002

Nha Tho Bang Van - Phong Du Nguyen Ba Hau

Ong Thay Xu - Vi Anh - Nguyen Tan Phuoc

Song Con Dang Cao - Binh Huyen

Tin nhõ cần biết

Ta ao tim - binh huyen

Khoa học & Y khoa

Chuyện huyền bí

Vai Net Ngon Ngu Dien Anh

Vũ trụ & Con người

Vài nét Lịch sử Cải Lương và Âm Nhạc Việt Nam

Mưa bên này, nắng bên kia

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

tống cựu nghinh tân

KHOA HỌC VÀ Y KHOA

Hữu học sinh họ Vương ghi lại

1.- Ăn nhiều bơ sữa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

Nam giới, chứ không phải nữ giới, ăn nhiều sản phẩm bơ sữa dường như có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao hơn một chút. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng cần tiến hành nghiên cứu thêm để khẳng định kết quả nghiên cứu trên.

Bệnh Parkinson gây run, cứng cơ và các vấn đề về vận động. Nguyên nhân cơ bản là các tế bào thần kinh tạo dopamine - một loại hoá chất liên quan tới vận động - mất dần. Giới khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson kể từ khi nó xuất hiện lần đầu tiên. Nhiều chuyên gia cho rằng bệnh là sự kết hợp của nhiều nhân tố môi trường, gene và lão hoá.

Nhiều nghiên cứu trước kia đã cố gắng xác định liệu thực phẩm có phải là nguyên nhân gây bệnh Parkinson hay không. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu đó mang lại các kết quả mâu thuẫn nhau. Tiến sĩ Chen và đồng nghiệp phát hiện nam giới ăn nhiều sản phẩm bơ sữa nhất có nguy cơ mắc Parkinson cao hơn nam giới ăn ít loại sản phẩm này nhất.

Mặc dù có mối liên hệ rõ ràng giữa sản phẩm bơ sữa và nguy cơ mắc bệnh Parkinson song Dr. Chen cho biết các nhà khoa học cần khẳng định kết quả trên trong những nghiên cứu khác. Họ cần hiểu nhiều hơn về cách thức những thành phần này làm tăng nguy cơ mắc bệnh trước khi khuyên nam giới ăn ít bơ sữa. Cho tới khi có thêm bằng chứng, nam giới không nên giảm lượng bơ sữa mà họ ăn hàng ngày. Kết quả nghiên cứu được tiến hành trên 47,331 nam giới trưởng thành và 88, 563 phụ nữ từ những năm 1980 tới năm 1998. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi loại thực phẩm mà các đối tượng trên sử dụng. Trong thời gian nghiên cứu, 210 nam giới và 184 phụ nữ phát triển bệnh Parkinson.

Tiến sĩ Honglei Chen thuộc Đại học Harvard, Boston / Mỹ, cho biết ngay cả khi chế độ ăn đóng một vai trò nào đó trong quá trình phát triển của bệnh Parkinson, nó chỉ là một trong nhiều nhân tố. Giảm lượng bơ sữa có thể tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác liên quan tới mức calcium và vitamin D bị xuống thấp.

2.- Tìm Hiểu Thêm Về Dưa Hấu

Theo tin của thông tấn xã AP, các chuyên gia Hoa Kỳ đang nghiên cứu dưa hấu để tìm hiểu về khả năng bồi dưỡng và trị liệu của nó.
Dưa hấu là loại trái cây được người dân ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, từ Á sang Âu và ngay cả ở Hoa Kỳ. Mùa hè mỗi năm là mùa dưa hấu được bày bán khắp nơi tại Mỹ. Khoảng 93% trái dưa hấu là nước. Phần lớn các loại dưa hấu có hột nhưng cũng có vài loại không hột.

Dưa hấu được trồng ở nhiều quốc gia và được nhiều người ăn thì dĩ nhiên các tác dụng của nó đối với sức khỏe của con người cũng đã được nghiên cứu. Qua các cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học Mỹ đã thấy dưa hấu chứa các loại vitamin, khoáng chất và những hóa chất rất có lợi cho sứckhỏe.Các vitamin nói tới ở đây gồm A, B6, C và Thiamin. Dưa cũng có cả Potassium và là một trong vài loại thức ăn chứa rất nhiều Lycopenẹ . Lycopene là một hóa chất màu đỏ, tìm thấy trong vài loại thực vật. Lycopene có trong cà chua, trong các loại bưởi đỏ và bưởi hồng; và trong trái ổị Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy ăn nhiều trái cây và rau cải giảm được nguy cơ mắc bịnh suy tim và ung thư. Các khoa học gia thấy rằng chất Lycopene trong thức ăn có thể giảm nguy cơ mắc vài loại ung thự Lycopene có mặt trong các mô chất béo được cho là có liên hệ tới việc giảm nguy cơ bị suy tim.
Từ lâu nay, hầu hết các cuộc nghiên cứu về Lycopene đều chỉ liên hệ tới cà chuạ Gần đây các chuyên viên nông nghiệp Mỹ mới chuyển qua nghiên cứu về Lycopene trong dưa hấu để xem cơ thể con người phân hóa và sử dụng Lycopene như thế nàọ Các nhà khoa học tại Sở Nghiên Cứu Nông Nghiệp tiểu bang Oklahoma đã trồng và nghiên cứu 13 loại dưa hấụ Họ đo số lượng Lycopne trong dưa hấu và thấy rằng nói chung các loại dưa không có hột chứa nhiều Lycopene hơn.
Các cuộc thử nghiệm cũng cho thấy dưa hấu có một lượng Lycopene bằng hoặc nhiều hơn cà chua chưa nấu chín nữa. Các kết
quả đó ghi nhận trong cuộc nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Sở Nghiên Cứu Nông Nghiệp tiểu bang Maryland thực hiện 2 năm trước đây. Cuộc nghiên cứu kéo dài 19 tuần lễ với sự tham dự của 23 người, họ đã ăn một lượng dưa hấu có kiểm soát cẩn thận và uống nước cốt dưa hấu trong 3 lần trị liệu. Sau đó, những người này được cho uống nước cốt hoặc cũng dưa hấu hoặc của cà chua. Cả hai đều gia tăng lượng Lycopene trong máu họ.
Hiện nay, ở Mỹ đã có nhiều người chế tạo nước cốt dưa hấu để bán, tuy rằng ngay lúc
này thì họ chỉ mới bán ở các tiểu bang California và Oregon bên miền Tây Hoa Kỳ mà thôi.

3.- Nhìn mặt trăng đoán thời tiết của trái đất.

Đo cường độ ánh sáng phản xạ từ trái đất lên phần bị che khuất của mặt trăng, người ta có thể dự đoán sự thay đổi thời tiết trên trái đất. Đây là phát hiện mới nhất của nhóm nghiên cứu mặt trăng thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Một phần ánh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất sẽ bị nó khúc xạ qua khí quyển, rồi được mặt trăng đón lấy. Ánh sáng đó được gọi là ánh đất. Người ta chỉ quan sát được ánh đất ở phần tối của mặt trăng. Cường độ của ánh đất được gọi là albedo. Các nhà khoa học cho rằng, bằng cách đo đạc, đánh giá sự biến thiên của albedo, người ta có thể dự báo được sự thay đổi thời tiết trên trái đất.

Các nhà khoa học đã quan sát phần bị che khuất của mặt trăng trong 200 đêm, kéo dài suốt 2 năm, kể từ năm 1998. Trước đó, trong những năm 1994 và 1995, người ta cũng đã tiến hành quan sát chúng trong 70 đêm. Những quan sát này cho thấy albedo đã có dấu hiệu giảm nhẹ trong 5 năm qua, và điều này có liên quan chặt chẽ đến sự gia tăng của các hoạt động từ tính trên mặt trời.

Ông Phillip Goode, trưởng nhóm kỹ thuật của Đại học New Jersey, nói: "Chúng tôi phát hiện abeldo đã giảm đến 2,5% trong vòng 5 năm qua. Điều này có ý nghĩa rất lớn". Cũng cần biết rằng, chỉ cần lượng ánh sáng phản xạ từ trái đất giảm đi 1%, thì nó đã ảnh hưởng đáng kể tới sự nóng lên của khí hậu toàn cầu.

Vào thế kỷ 15, lần đầu tiên danh họa Leonardo da Vinci đã giải thích được hiện tượng này. Theo đó, mặt trăng được mô tả như một tấm gương khổng lồ nhận ánh sáng mặt trời phản xạ từ trái đất. Lâu nay, các nhà khoa học đã biết rằng khí hậu trên trái đất phụ thuộc rất nhiều vào lượng nhiệt mà nó hấp thụ từ mặt trời, nhưng điều đáng ngạc nhiên là mãi đến bây giờ, họ mới tìm ra mối liên hệ của nó với sự biến thiên của albedo.

4.- Loai Hỏa Tiễn Cá Nhân Lợi Hại Của Nga.

Theo Modern Weapons . Cơ quan phòng không thuộc Bộ Quốc Phòng Nga, gọi tắt là KBM vừa nghiên cứu và chế tạo thành công loại hỏa tiễn vác trên vai "đất đối không SAM-T1". Đây là loại hỏa tiễn cá nhân mới nhất, có tính năng tối tân nhất và hết sức cơ động. Vì thế SAM-T1 được coi là chủ bài trong hệ thống hỏa tiễn phòng không của Nga hiện nay. Triển vọng ứng dụng loại hỏa tiễn SAM-T1 hiện nay rất cao. Ngoài ra loại hỏa tiễn này sẽ là khắc tinh của những loại máy bay có cánh cố định, hỏa tiễn tầm dài cũng như những máy bay trinh sát không người lái (predator). Trước mắt, loại hỏa tiễn SAM-T1 có thể thay thế tất cả những loại hỏa tiễn "đất đ?i không" thế hệ hai hoặc hỏa tiễn phòng không qui mô vừa phải hay là hỏa tiễn SAM thế hệ thứ ba. Công việc nghiên cứu chế tạo hoả tiễn SAM-T1 được KBM thực hiện từ những năm của thập niên 70 thuộc thế kỷ 20. Tiền thân của loại tên lửa này là tên lửa vác vai "SAM-TREE", trải qua việc cải tiến nhiều lần từ SAM-7 và SAM-18 cho tới nay, đã biến thành SAM-T1 với những tính năng rất hiện đại cho phép đối phó với những thay đổi không ngừng của những loại hình tập kích đường không và những ưu đãi kỹ thuật của loại hình máy bay chiến đấu và trinh sát hiện nay. Hỏa tiễn phòng không SAM-T1 có tầm bắn 5,000 thước, có gắn đầu đạn săn tìm mục tiêu bằng tia hồng ngoại. SAM-T1 là sự kết hợp tất cả những ưu điểm của tất cả các hỏa tiễn từ các thế hệ đàn anh, và đặc biệt là năng lực tác chiến, có sự trợ giúp của các thiết bị điện tử cho phép SAM-T1 có thể khắc phục triệt để các hạn chế của hoả tiễn mang trên vai. Với các bộ cảm ứng điện tử được ráp đặt cho phép nó có thể tính toán các yếu tố tác xạ, nên SAM-T1 có thể tấn công từ phía sau hoặc bắn đón đầu máy bay. Ngoài ra đầu đạn còn được ráp đặt bộ điều khiển thời điểm nổ, sử dụng tia hồng ngoại nâng cao khả năng sát thương của hỏa tiễn. Một trong những đặc điểm nổi bật của loại hỏa tiễn SAM-T1 là tính cơ động, thao tác đơn giản, tiện lợi, góc phóng rộng, độ tin cậy và hậu qủa tiêu diệt mục tiêu rất cao, trọng lượng gọn nhẹ, khoảng 25 kí lô kể cả đầu đạn, dài 1 thước rưỡi. Với kích cỡ như vậy, đối phương rất khó phát hiện bằng các phương pháp quan sát mắt thường hay thiết bị trinh sát điện tử. Trên thực tế, khi sử dụng tên lửa này, pháo thủ áp dụng chiến thuật vừa bắn, vừa chạy hoặc tấn công, nhân lúc đối phương không đề phòng. Cánh đánh này làm cho phi công rất khó tránh được đòn, còn những máy bay không có thiết bị kháng điện tử, sẽ thực sự là thảm họa khi phải đối đầu với SAM-T1. Sự xuất hiện của Sam-T1 đã làm thay đổi cách đánh trong tác chiêán phòng không truyền thống với những dàn hỏa tiễn nặng nề và cơ động kém, dễ bị đối phương phát hiện và tiêu diệt. Để đối phó với các cuộc tập kích bằng không quân thường xảy ra vào ban đêm, SAM-T1 còn được trang bị dụng cụ ngắm ban đêm, cho phép quan sát, theo dõi và tấn công chính xác vào mục tiêu trong đêm tối, đầu đạn với sức công phá mạnh. Một điểm nổi bật nữa của hỏa tiễn đất đối không SAM-T1 là tính tiện dụng rất cao. Đầu đạn SAM-T1 hoàn toàn có thể phóng trong ống phóng của SAM-7 hoặcSAM-18 qua kiểm tra thử nghiệm của chuyên viên thiết kế. SAM-T1 có độ chính xác và độ bền rất cao, nghĩa là có thể tác chiến trong mọi điều kiện ác liệt hay thời tiết khắc nghiệt. Người xạ thũ hõa tiễn có thể đặt hỏa tiễn trên vai trong mọi điều kiện địa hình như bên ngoài sân trống, trong hầm, trên xe đang di chuyển, trên nóc tầu đang chạy và có thể phóng đi từ dưới nước. Hiện nay cơ quan KBM đang tiếp tục nghiên cứu phát triển hạng mục phụ trợ để bảo đảm nhằm gia tăng hiệu qủa của tác chiến như các hình thức ngụy trang, cải tiến những giá đỡ để có thể lắp trên máy bay trực thăng, tầu nổi hạng nhẹ, trên nắp xe thiết giáp nhằm tạo cho loại hỏa tiễn phòng không này mang tính cơ động cao và đa năng. Nga hiện đang trang bị nhiều hỏa tiễn phòng không này để biến hệ thống SAM-T1 thành hàng rào phòng không toàn dân. Hiện nay, Nga chưa chính thức loan báo việc xuất khẩu, nhưng loại hỏa tiễn SAM-T1 này đang thu hút sự chú ý của nhiều nước. Họ đang tìm hiểu và đặt mua. (theo The Modern Weapons)

5.- Phát trung tiện hay tiếng bình dân gọi là "địt" hay "đánh rắm" nhiều là vì có thể bị bệnh đau ruột hay thối ruột?:

Ai cũng có hơi trong hệ thống đường ruột từ thực quản tới bao tử, ruột non, và ruột già. Hơi thường thoát ra ngoài qua ợ hơi hay phát trung tiện. Cơ thể sản xuất trung bình khoảng 1 lít rưỡi hơi trong hệ thống đường ruột mỗi ngày và một phần hơi này phát ra ngoài theo đường hậu môn tức "đánh rắm" khoảng 14-20 lần mỗi ngày. Có một số người hay cảm thấy họ "địt" quá nhiều và khiến họ mắc cở . Tuy nhiên thật ra đa số những người này không "địt" ra nhiều hơn những người bình thường nhưng thường là họ quá tế nhị và nhạy cảm về "hệ thống thoát hơi" của mình.

Hơi từ đâu ra trong hệ thống đường ruột?

Hai nguồn chính của hơi trong đường ruột: một là do nuốt hơi vào khi chúng ta ăn và uống. Chúng ta nuốt hơi vào nhiều hơn nữa khi chúng ta ăn uống quá mau lẹ, uống nước ngụm lớn, ăn nhai kẹo singum hay hút thuốc lá. Hơi này thường thoát ra ngoài qua đường miệng và thực quản bằng ợ hơi. Cách thứ hai hơi tạo trong đường ruột già là do vi trùng trong ruột chúng ta. Ruột già chứa đựng cả triệu vi trùng giúp ruột chúng ta tiêu hoá. Các vi trùng này tiêu thụ thức ăn mà không hấp thụ được hết ở phần ruột non và thường thích các thức ăn loại đường hỗn hợp, bột. Khi các thức ăn này được tiêu thụ và đưa xuống ruột già, vi trùng sẽ làm tiêu hóa biến chất và phát sinh ra các hơi như thán khí, hydrogen và methane. Cho nên nếu dùng nhiều các thức ăn nhiều đường hỗn hợp hay đồ ăn bột thì có thể tạo ra nhiều hơi và làm ra trung tiện. Các thức ăn này như là giá, bắp cải (cabbage), măng (asparagus), broccoli, đậu (beans).

Một số người có thể bị bệnh lactose intolerance tức là do đường ruột không hấp thụ được các thức ăn có chất đường hỗn hợp lactose như sữa, ice-cream, cheese, pizza. Cho nên khi dùng các thức ăn này nhiều người sẽ bị ra hơi , đau bụng và tiêu chảy. Có một số bệnh ruột non hay sán lãi có thể tạo ra hơi nhiều nhưng thường có triệu chứng khác đi kèm như đau bụng, tiêu chảy , xuống cân v.v.

Cho nên tóm lại, đánh dắm hay địt hơi là chuyện bình thường của con người chứ không phải là bệnh trừ khi có các triệu chứng khác kèm theo. Nếu bị ra hơi nhiều thì nên để ý và tránh các đồ ăn kể trên như: giá, măng, bắp cải, broccoli, đậu , khoai , bắp; và có thể tránh sữa , pizza, nếu bị lactose intolerance. Nếu đã làm thế mà vẫn thấy địt hơi nhiều làm khó chịu, hay ngượng ngịu với người chung quanh thì cũng đừng buồn lo nghỉ vẩn vơ là mình bị bệnh ruột để thành "buồn thối ruột". Hãy bắt chước ông sứ Tàu trong chuyện Trạng Quỳnh mà vỗ bụng cười rằng "Sấm động Nam Vang".

6.- Người ta hay nói rằng : Người gầy mà không ăn đồ ăn thịt mỡ mà chỉ ăn rau và cơm thì không sợ bị bệnh cao mỡ cholesterol.

Ta đã biết : Lượng mỡ cholesterol trong máu được quyết định bởi hai yếu tố chính: thức ăn được tiêu thụ và khả năng tạo và lọc cholesterol ở gan.

Người dùng các thức ăn có nhiều chất mỡ cholesterol như thịt, nội tạng súc vật (tim, gan, lòng, dồi), bơ, sữa, trứng thì dễ bị cao lượng cholesterol trong máu. Mỡ (fat) sẽ được biến đổi bởi cơ thể thành cholesterol, cho nên ăn nhiều các thức ăn béo mỡ (thịt heo kho, ba rọi) mà dù ít cholesterol cũng bị cao cholesterol trong máu. Dầu động vật dùng để chiên xào có nhiều mỡ và cholesterol cho nên khi chúng ta dùng dầu ăn để chiên xào đồ ăn các thức ăn có ít cholesterol như rau xanh, đậu hũ thì các thức ăn này cũng sẽ bị tăng cholesterol lên.
Gan tạo và lọc cholesterol cho nên nếu người có "gan tốt" (không có nghĩa bóng là tốt gan, tốt bụng) lọc được cholesterol hữu hiệu thì họ vẫn có lượng cholesterol trong máu thấp hoặc bình thường, mặc dầu họ ă
n nhiều thức ăn toàn mỡ dầu. Ngược lại, nếu người "xấu bụng" tức gan của họ tạo ra nhiều cholesterol hay không lọc được cholesterol hữu hiệu thì lượng máu cholesterol của họ vẫn cao như thường mặc dầu họ ăn ít các thức ăn có nhiều mỡ, cholesterol, hay dầu. Sự lọc và tạo cholesterol của gan tùy thuộc vào cơ thể, di thể của mỗi người chứ không phải là tùy theo tạng người mập hay ốm. Dĩ nhiên những người mập thì thường ít hoạt động và ăn nhiều nên dễ bị cao cholesterol hơn những người năng tập thể dục.
Muốn biết được có bị cao máu mỡ cholesterol hay không phải đi thử máu chứ không thể "trông mặt mà
bắt hình dong, con người có béo thì mỡ mới cao" được.

7.- Thuốc Trị Bệnh Cao Huyết Áp (Hypertension)..

Bệnh cao huyết áp có mệnh danh là Tên Sát Nhân Thầm Lặng (Silent Killer). Năm 1944, vị tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ là ông Franklin Delano Roosevelt đã bị chết vì tai biến mạch máu não gây ra bởi bị bệnh cao huyết áp quá lâu. Lúc gần chết tim ông cũng bị suy nhược vì bệnh cao huyết áp.

Trong nhiều năm trước các bác sĩ nghĩ rằng bệnh cao huyết áp không hại đến sức khỏe nên gọi là bệnh cao huyết áp hiền (benign hypertension). Ngày nay sau nhiều năm kinh nghiệm và nhiều cuộc nghiên cứu, bác sĩ đã quả định bệnh cao huyết áp rất là nguy hiểm. Trước khi liệt kê những loại thuốc cao huyết áp đang được cơ quan Thực và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration, FDA) của chính phủ chấp thuận cho bán trên thị trường Hoa Kỳ, tác giả xin đề cập đến lịch sử của huyết áp dẫn đến căn bệnh này.
Năm 1733, ông Hales đút ống thủy tinh vào động mạch cổ của con ngựa (mare) và rất ngạc nhiên khi thấy áp huyết của con ngựa lên rất cao.

Gần một trăm năm sau (1816), ông Rene Laennec chế ra ống nghe Stethoscope mà bác sĩ ngày nay dùng hàng ngày để nghe tim và đo áp suất máu. Cuối thế kỷ thứ 9 (1896), ông Ritter Von Basch và ông Scipione Riva-Rocci chế ra dụng cụ đo áp huyết (blood pressure cuff) mà ngày nay chúng ta dùng. Ðến năm 1905, ông N.S. Korotkoff tìm được cách nghe áp huyết bằng ống nghe Stethoscope mà ông Rene Laennec đã chế. Những nhà khoa học gia và bác sĩ như Pickering, Prinzmetal, 1.H Page, Volhard, D. Van Slyke, và Braun-Mendendez đã đóng góp rất nhiều cho đến tài liệu và kiến thức y khoa trong ngành cao huyết áp hiện đại. Từ những kiến thức này, thuốc trị bệnh cao huyết áp mới được sáng tạo và dùng để trị bệnh cao huyết áp.

Vì lúc đầu không có thuốc để trị bệnh cao huyết áp, bệnh nhân bị chết hay bị tai biến rất nhiều. Năm 1944, ông Walter Kempner đưa ra phương cách dinh dưỡng với đồ ăn có ít muối, ít mỡ, chất đạm và nhiều rau cải, trái cây cho bệnh nhân cao huyết áp để giúp trị bệnh. Ngày nay, đồ ăn ít muối và nhiều sơ vẫn được xem là tốt (healthy), nhất là cho những bệnh nhân cao huyết áp.

Những loại thuốc sẽ được liệt kê theo gia đình và theo thứ tự được bán ra trên thị trường bắt đầu từ khoảng năm 1945 đến nay.

a . Những loại thuốc đầu tiên (1945-1957):

Những loại thuốc này gồm có: Veriloid, Vetratrum Viride, Hezamthonium, Dibenzyline, Rauqolfia Serpentina, và 1-hydraazinophtalazine. Những thuốc này được liệt kê như trên để độc giả biết đầy đủ chứ thật ra không còn được thông dụng ngày nay vì không hay lắm.

b. Gia đình thuốc lợi tiểu Diuretics (1957 đến nay):

Gia đình này có hơn 20 loại khác nhau. Thuốc Chlorothiazide là loại đầu tiên có ảnh hưởng hạ huyết áp nhiều và ít phản ứng phụ (side effects) hơn những loại kể trên. Chlorothiazide là loại thuốc đầu tiên được dùng nhiều và được nghiên cứu kỹ. Sau Chlorothiazide có nhiều loại Diuretics khác như sau:

Diuril, Esidrix
Hydroton
Lozol
Zaroxolyn, Mykrox
Bumex
Edecrin
Lasix
Demadex

c.-. Gia đình Peripheral Adrenergic neuron Antagonists:
Thông dụng thời 1970-1980. Những loại thuốc cũ này cũng ít được dùng vì có nhiều phản ứng phụ không được tốt.

Ismelin
Hylorel

d.-. Gia đình Beta-Adrenergic Blockers hay Beta Blockers:

Ðược thông dụng từ khoảng 1980 đến nay. Thuốc này cũng trị bệnh tim, đau thắt ngực, hồi hộp tim đập nhanh.

Tenormin
Lopressor, Toprol XL
Inderal
Corgard
Blocadren
Kerlone
Zebeta
Sectral
Cartrol
Levatol
Visken
Tandate, Normodyne
Coreg

e.-. Gia đình thuốc Alpha-Adrenergic Blockers:

Loại thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh tắt tuyến tiền liệt (prostatism/BPH).

Minipress
Hytrin
Cardura

f.-. Gia đình thuốc Alpha-Adrenergic Agonists:

Loại thuốc này gồm có thuốc Aldomet thường được dùng trị bệnh cao huyết áp cho phụ nữ đang có thai.

Catapres (thuốc viên), Catapres TTS ( thuốc dán ngoài da)
Wytensin
Tenex
Aldomet

g.-. Gia đình thuốc dãn mạch máu (Direct Vasodilators):

Loại thuốc này hạ áp huyết khá nhiều nhưng dễ gây ra chóng mặt và thuốc Minoxidil cũng có thể gây ra chứng mọc tóc. Vì thế, thuốc Minoxidil được dùng làm kem mọc tóc (Rogaine).

Apresoline
Loniten

h.-. Gia dình Calcium Channel Blockers (còn được gọi là Calcium Antogonists):

Loại này cũng được dùng để trị bệnh đau thắt ngực vì nghẽn mạch vành tim. Gia đình này gồm có thuốc Amlodipine hiện nay đang được dùng rất nhiều.

Cardizem SR
Cardizem CD
Dilacor XR
Calan SR
Calan ER
Isoptin SR
Norvasc
Plendil
Dynacirc
Cardene SR
Procardia XL
Adalat CC

i.-. Gia đình Angiotensin Converting Enzyme Inhibitors (ACE inhibitors):

Loại thuốc này còn được dùng để trị bệnh suy tim (heart failure). Hiện nay có 10 loại thuốc trong gia đình này được bán ở Hoa Kỳ. Thuốc này thường rất tốt và thuốc tốt nhất cho bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thuốc này thường gây ra chứng ho vì ngứa cổ.

Lotensin
Capoten
Vasotec
Monopril
Prinivil, Zestril
Univasc
Accupril
Altace
Mavik
Aceon

j.-. Gia đình thuốc Angiotensin Receptor Blockers (ARB):

Loại thuốc này là gia đình mới nhất hiện nay. Thuốc này tương tự như loại thuốc ACE inhibitors ở trên nhưng không gây ra chứng ho. Tuy nhiên thuốc này mới và chưa được cơ quan FDA chấp thuận cho chữa bệnh suy tim.

Avapro
Cozaar
Micardis
Diovan
Cifexetil

k.-. Gia đình mới nhất Vasopeptiase inhibitors:

Thuốc đầu tiên của gia đình này là Vanlev (Omapatrilat), sẽ được hãng Bristol Myers-Squibb sản xuất. Tuy nhiên, thuốc này chưa được cơ quan FDA chấp thuận cho chữa bệnh tim cho bán ra lúc bài này được viết. Hãng Bristol Myers-Squibb tiên đoán sẽ được phép bán ra loại thuốc này trong năm 2000.

Lời nói thêm:
Hiện nay có khoảng hơn 70 loại thuốc trị cao huyết áp đ
ược đăng bán trên thị trường Hoa Kỳ. Những bệnh nhân cao huyết áp không nặng hay không bị nhiều bệnh liên hệ khác như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, thì những loại thuốc này cũng trị được. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ thích hợp với những nhóm bệnh nhân khác nhau. Vì thế, bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ gia đình để được hướng dẫn uống những loại thuốc thích hợp với mình nhất. Nếu uống thuốc đầu tiên không thích hợp và bị ảnh hưởng phụ xấu như bị ho hay phù chân thì có thể đổi qua loại khác. Có nhiều trường hợp nặng không chịu được nhiều loại thuốc thì bác sĩ gia đình sẽ giới thiệu đến bác sĩ chuyên môn về Tim mạch hay Thận để giúp chữa bệnh cao huyết áp. Bệnh nhân nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình. Việc quan trọng là uống thuốc và theo di bệnh thường xuyên vì dù thuốc có tốt và hiệu quả cách mấy mà người bệnh không uống thường xuyên theo như chỉ dẫn thì trị bệnh không có kết quả.

8.- Thuốc Ngừa Siêu Vi Khuẩn Viêm Gan Loại A và B..

Mặc dù có nhiều loại siêu vi khuẩn (virus) có thể gây viêm gan, hiện ta chỉ có thuốc ngừa cho những bệnh gây bởi hai siêu vi khuẩn viêm gan loại A (Hepatitis A Virus), và loại B (Hepatitis B Virus). Bài này sẽ bàn về những thuốc hiện có để ngừa những bệnh viêm gan gây bởi hai loại siêu vi khuẩn này. Chúng ta không có thuốc để ngừa những bệnh gây bởi những siêu vi khuẩn viêm gan loại khác (thí dụ Hepatitis C Virus ...v...v...).

Mặc dù thuốc ngừa mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, tất cả những thuốc này đều thuộc vào một trong hai loại chính: loại thứ nhất là "Thuốc Chủng" (vaccines), và loại thứ hai là "Kháng Thể" (Immune Globulin, gọi tắt là Ig). Phương pháp dùng "Thuốc Chủng" để ngừa bệnh được gọi là "Ngừa Chủ Ðộng" (Active Immunization). Phương pháp dùng "Kháng Thể" để ngừa bệnh được gọi là "Ngừa Thụ Ðộng" (Passive Immunization).

Trong phương pháp "Ngừa Chủ Ðộng", "Thuốc Chủng" được chích vào người và cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra những kháng thể để chống lại thuốc chủng đó. Chính những kháng thể này sẽ ngăn chận không cho siêu vi khuẩn xâm nhập nên không gây được bệnh. Từ lúc chủng thuốc cho đến lúc cơ thể đào tạo ra kháng thể phải mất vài tuần (chưa có kháng thể thì chưa có sức ngừa bệnh), tuy nhiên một khi kháng thể đã thành lập thì chúng sẽ hiện diện trong máu và ngăn ngừa được bệnh trong nhiều năm (rất có thể là vĩnh viễn). Những người đã có kháng thể trong máu thì được coi là có sức "miễn nhiễm" (có sức đề kháng) và sẽ không sợ bị lây bệnh.Õ
Trong phương pháp "Ngừa Thụ Ðộng", "Kháng Thể" sẽ được thu thập và gom góp từ máu của những người đã có sẵn kháng thể (những người được "miễn nhiễm"). Những "Kháng Thể" này khi được chích vào một người chưa có
miễn nhiễm sẽ giúp ngăn chận không cho siêu vi khuẩn xâm nhập để gây bệnh. Lợi điểm của phương pháp "Ngừa Thụ Ð?ng" là "Kháng Thể" chích vào sẽ có hiệu lực ngay; ngược lại, "Thuốc Chủng" phải cần ít nhất một vài tuần; nhưng yếu điểm của phương pháp này là "Kháng Thể" chích từ ngoài vào chỉ có hiệu lực một vài tháng (kháng thể được cơ thể tạo ra sau khi chích thuốc chủng sẽ tồn tại và có hiệu lực trong nhiều năm, có khi vĩnh viễn). Nếu dùng phương pháp "Ngừa Thụ Ðộng" mà muốn ngừa bệnh lâu dài thì sau một vài tháng lại phải chích thêm một đợt "Kháng Thể" mới.Õ
Cũng có khi bác sĩ chích cả "Kháng Thể" lẫn "Thuốc Chủng". Cách này đ
ược áp dụng khi một người cần "Kháng Thể" để ngừa ngay lập tức nhưng vẫn muốn chích thêm "Thuốc Chủng" để được miễn nhiễm lâu dài.Õ
Thuốc Ngừa Siêu Vi Khuẩn Viêm Gan Loại A
Sự an toàn của "Thuốc Chủng" ngừa siêu vi khuẩn viêm gan loại A (gọi tắt là thuốc chủng A) Mặc dù Thuốc Chủng A tương đối còn mới (vài năm), nhưng phương pháp và hóa chất được dùng trong việc chế tạo Thuốc Chủng A đã đ
ược áp dụng từ hơn 20 năm trước trong việc bào chế những thuốc chủng ngừa cho những bệnh khác. Kinh nghiệm cho thấy là những phương pháp và những hóa chất này rất an toàn. Thêm nữa, dựa theo những văn kiện đã được thu thập trong lúc sử dụng hơn một triệu liều Thuốc Chủng A đầu tiên thì thuốc chủng này rất an toàn và những biến chứng đều rất nhẹ. Khoảng 34-44% những chỗ bị chích sẽ bị hơi đỏ, hơi sưng và hơi ê ẩm, nhưng những hiện tượng này đều rất nhẹ và không gây trở ngại hay thiệt hại gì đáng kể.Õ

Sự hiệu nghiệm của thuốc chủng A:

Theo những khảo cứu đã được thực hiện thì Thuốc Chủng A rất có hiệu nghiệm trong cả người lớn lẫn trẻ em. Hơn 96% những người được chủng đã có kháng thể chống bệnh và phần lớn những kháng thể này xuất hiện trong máu chỉ nội hai tuần sau khi chủng thuốc. Nói thêm cho rõ, phần lớn những người nhận Thuốc Chủng A sẽ có khả năng miễn nhiễm chỉ nội trong vòng hai tuần, tuy nhiên muốn cho bảo đảm hơn thì phải đợi bốn tuần. Những ai được chủng một mũi thì sẽ có kháng thể được khoảng 2 năm. Những ai được chủng hai mũi thì sẽ có kháng thể được hơn 6 năm. Sau 6 năm thì kháng thể vẫn còn trong máu nhưng vì số lượng ít nên khó đo lường. Liệu độ kháng thể xuống thấp như vậy có thể ngừa được bệnh hay không thì cũng chưa rõ.Õ

Tưởng cũng nên nói thêm là Thuốc Chủng chỉ rất hiệu nghiệm (gần 100%) nếu chủng trước khi bị nhiễm siêu vi khuẩn. Khảo cứu cho thấy từ lúc siêu vi khuẩn viêm gan A nhiễm vào người cho đến lúc chúng phát được bệnh cũng mất từ 4-6 tuần. Tuy nhiên nếu Thuốc Chủng được dùng sau khi đã bị nhiễm siêu vi khuẩn (dù là trước khi bệnh phát) thì công hiệu của Thuốc Chủng cũng vẫn giảm đi rất nhiều.Õ
Nếu đã bị nhiễm trùng (nhưng bệnh chưa phát) thì nên chích "Kháng Thể" ("Ngừa Thụ Ðộng") vì cách này sẽ công hiệu hơn. Khảo cứu cho thấy là nếu "Kháng Thể" được chích vào nội trong 2 tuần sau khi bị nhiễm siêu vi khuẩn thì 90% những người đó sẽ không phát bệnh.Õ
Ai nên dùng thuốc ngừa viêm bệnh gan A:
Kể nếu có khả năng để ngừa cho mọi người trên thế giới thì cũng tốt. Tuy nhiên điều này thiếu thực tế vì Thuốc Chủng A tương đối đắt (khoảng 40$ một mũi) và "Kháng Thể" còn đắt hơn nhiều lần như vậy nữa. Theo tiêu chuẩn hiện có thì những người nên ngừa là những người có cả hai điều kiện sau đây:

1) thứ nhất là "thiếu miễn nhiễm",
2) thứ hai là
có cơ hội để bị nhiễm trùng.

Thuốc ngừa chỉ cần thiết nếu một người "thiếu miễn nhiễm", có nghĩa là có thể chưa có sức chống bệnh. Nếu đã có "miễn nhiễm" rồi thì chích ngừa chỉ tốn tiền, tốn thì giờ, đau vì kim chích mà không có lợi gì cả. Ở những nước sạch sẽ như xứ Mỹ thì số người có miễn nhiễm với siêu vi khuẩn viêm gan loại A tương đối ít, chỉ khoảng 10% của những người từ 20 tuổi trở xuống là đã có miễn nhiễm. Ngược lại, những ai đã sinh đẻ ở Việt Nam hoặc sống ở đó vài ba năm thì hầu hết đều đã có miễn nhiễm với siêu vi khuẩn viêm gan loại A. Nếu muốn biết chắc là mình đã có sức đề kháng hay không thì có thể thử máu. Trên thực tế, tiền thử máu rẻ hơn tiền thuốc ngừa. Vì vậy những ai có sác xuất miễn nhiễm cao (những ai đã từng sống ở Việt Nam một vài năm) thì nên thử máu trước khi chích ngừa, như vậy có thể sẽ đỡ tốn kém hơn (vì nếu thử máu mà có miễn nhiễm thì khỏi tốn tiền chích). Ngược lại, những ai có sác xuất miễn nhiễm thấp (sinh đẻ và lớn lên ở Mỹ) thì cứ việc chích thuốc mà không cần thử máu (vì thử máu mà chưa có miễn nhiễm thì sẽ phải vừa tốn tiền thử máu, vừa tốn tiền chích thuốc).

Những người có nhiều cơ hội bị nhiễm trùng là những người đang sống ở trong vùng có dịch, những người đồng tính luyến ái, những người chích thuốc phiện ..v..v.... Những người làm việc mà có va chạm vào thức ăn (thí dụ những người làm trong nhà hàng) thì cũng nên chích ngừa vì nếu họ mà vướng bệnh thì họ có thể lây cho rất nhiều người khác qua những thức ăn mà họ đụng chạm vào. Những người gan đã yếu sẵn bởi những bệnh mãn tính (thí dụ viêm gan B, hay viêm gan C...) thì cũng nên chủng thuốc ngừa siêu vi A cho an toàn. Những ai có dự định đi du lịch về những nước Ðông Nam Á.... thì cũng nên ngừa nếu chưa có miễn nhiễm.Õ
Nếu cần ngừa thì nên sài thuốc chủng A hay chích kháng thể?

Nếu hoàn cảnh cho phép thì Thuốc Chủng A vẫn được ưa chuộng hơn vì thuốc này bắt cơ thể phải tự tạo ra sức đề kháng và thuốc có công hiệu lâu dài hơn (cũng có thể là vĩnh viễn). Tuy nhiên, có những trường hợp ta cần "ngừa gấp" thí dụ như những người đã bị nhiễm vi trùng rồi (nhưng chưa phát bệnh), hoặc những người có dự tính đi du lịch chỉ nội trong vòng một hai tuần tới. Trong những trường hợp này, Thuốc Chủng không có đủ thời gian để có công hiệu, chích "Kháng Thể" sẽ có hiệu lực liền. Vì Thuốc Chủng chưa được phép để dùng cho những trẻ em dưới hai tuổi, những em này (nếu có lý do cần phải ngừa bệnh) cũng nên dùng "Kháng Thể" thay vì "Thuốc Chủng". Thuốc Chủng nên chích hai lần, mũi thứ hai sáu tháng sau mũi thứ nhất. Khoảng 4 tuần sau mũi thứ nhất là Thuốc Chủng đã có hiệu lực rồi và người đó có thể đi du lịch v..v... mà không sợ vướng bệnh. Mục đích của mũi thứ hai là để cho sức miễn nhiễm đượclâudài.Õ
Thuốc ngừa siêu vi khuẩn viêm gan loại B
Tương tự như những thuốc ngừa siêu vi khuẩn viêm gan loại A, thuốc ngừa siêu vi khuẩn viêm gan loại B cũng có hai thứ: "Thuốc Chủng B", và "Kháng Thể" (chống siêu vi khuẩn viêm gan loại B), kháng thể này được gọi là Hepatitis B Immune Globulin (HBIG).Õ
Sự an toàn của thuốc chủng B:

Tất cả những Thuốc Chủng B hiện đang được dùng đều được sản xuất bởi một phương pháp mới mang tên là recombinant DNA. Dựa trên những văn kiện được thu thập trong lúc sử dụng 4 triệu liều thuốc cho người lớn và 4 triệu liều thuốc cho trẻ em, những thuốc này đều rất an toàn và không có phản ứng phụ gì đáng kể.Õ
"Kháng Thể" chống siêu vi khuẩn viêm gan loại B (HBIG)Õ
Tên chính thức của "Kháng Thể" chống siêu vi khuẩn viêm gan loại B là Hepatitis B immunoglobulin (HBIG), tạm gọi là "Kháng Thể B". "Kháng Thể B" (HBIG) là những kháng thể
đã được thu thập từ huyết tương (plasma) của những người đã có sức đề kháng (chống lại siêu vi khuẩn viêm gan loại B). Những kháng thể này khi được chích vào một người chưa có miễn nhiễm thì sẽ ngăn chận siêu vi khuẩn viêm gan loại B và vi khuẩn này sẽ không gây được bệnh. "Kháng Thể B" có hiệu lực cho những ai vừa chưa có miễn nhiễm, vừa đang trong nguy cơ sắp bị nhiễm trùng hoặc đã nhiễm trùng nhưng chưa phát bệnh, thí dụ những trẻ sơ sinh vừa chào đời và mẹ bị viêm gan B mãn tính, hoặc những nhân viên trong nghề y tế bị nhiễm máu và tiết dịch của một người bị viêm gan B mãn tính......Õ
Chủng ngừa viêm gan loại B cho trẻ em:

Tất cả những em trẻ đều nên chích thuốc ngừa bệnh viêm gan gây bởi siêu vi khuẩn viêm gan loại B. Nếu người mẹ bị viêm gan B mãn tính (Hepatitis B carrier) thì em bé sẽ cần phải chích cả Thuốc Chủng B lẫn Kháng Thể B (HBIG).

Nếu người mẹ không bị viêm gan B mãn tính thì em bé cần ba mũi Thuốc Chủng B. Mũi thứ nhất trong vòng hai tháng đầu, mũi thứ hai thường được chích khi em bé ở tuổi từ 2-4 tháng, mũi thứ ba thường được chích ở tuổi từ 6-18 tháng.Õ
Nếu người mẹ có bị viêm gan B mãn tính (Hepatitis B carrier) thì em bé cũng cần ba mũi Thuốc Chủng B. Mũi thứ nhất chích nội trong vòng 12 tiếng sau khi sanh, mũi thứ hai một tháng sau khi sanh, và mũi thứ ba sáu tháng sau khi sanh. Thêm nữa, em bé có mẹ bị viêm gan mãn tính (Hepatis B carrier) phải được chích Kháng Thể B (HBIG), cũng nội trong vòng 12 tiếng sau khi sanh. Khảo cứu cho thấy là nếu hai thuốc này đ
ược chích đúng như vậy thì ta có thể ngừa bệnh cho khoảng 95% những em này. Khoảng 5% vẫn bị mắc bệnh mặc dù đã được chích cả Thuốc Chủng B lẫn Kháng Thể B.Õ
Người lớn thì ai nên dùng thuốc chủng B:

Những người cần Thuốc Chủng B là những người vừa chưa có sức đề kháng, và vừa có nhiều cơ hội để vướng siêu vi B. Những người có nhiều cơ hội để vướng siêu vi B là những người làm trong ngành y tế, những người đồng tính luyến ái, những ai có nhiều người tình, những người di cư từ những quốc gia có siêu vi khuẩn viêm gan loại B hoành hành, thí dụ như nước Việt Nam. Nếu sống chung trong một mái nhà với một người bị viêm gan B mãn tính thì cũng có thể bị vướng bệnh. Những ai đã bị bệnh gan mãn tính (thí dụ viêm gan mãn tính loại C....) cũng nên dùng Thuốc Chủng B. Gần như tất cả những người Việt Nam hoặc đã mang bệnh viêm gan B, hoặc đã có miễn nhiễm với siêu gan B, hoặc đều có thể được xếp vào nhóm "có nhiều cơ hội để vướng siêu vi B". Vì vậy, nếu sống chung với người Việt mà chưa có sức đề kháng thì nên nghĩ đến chuyện chủng thuốc ngừa siêu vi khuẩn viêm gan B. Vấn đề thực tế là những thuốc này tương đối đắt và có nhiều bảo hiểm không chịu lãnh nhận những phí tổn này. Ý kiến riêng của tác giả là nên thử máu trước khi chủng thuốc nếu là người di cư từ Việt Nam, và miễn thử máu trước nếu là người sinh đẻ ở Mỹ. Lý do đã được bàn ở trên, một người di cư từ Việt Nam rất có thể là đã có kháng thể rồi, không cần chích, ngược lại, những ai sinh đẻ và lớn lên ở Mỹ thì có lẽ chưa có kháng thể.

Sự công hiệu của thuốc chủng B:

Trong số những người đã được ch?ng ba mũi Thuốc Chủng B, chỉ có khoảng 5% là không tạo được kháng thể. Nếu những người này được chủng thêm một đợt thứ hai (thêm ba mũi nữa) thì khoảng 30-50% những người đó sẽ có sức đề kháng. Một thắc mắc khác cũng hay được nêu lên là liệu ta có cần chích thêm mũi trợ kháng (booster dose) hay không? Nói đại cương là không, chỉ có một vài trường hợp đặc biệt là cần chích tăng thế.

Hy vọng bài này giúp cho độc giả có một khái niệm tổng quát về những thuốc đang được dùng để ngừa viêm gan loại A và B. Vì khuôn khổ của bài này có hạn và vì hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân mỗi khác, xin độc giả bàn thêm với bác sĩ gia đình để có thêm chi tiết.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002