Đại Chúng số 115 - ngày 1 tháng 2 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Lan Ranh Quoc Cong

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Kich Mot Hoi Tao Quan Qui Mui

Ve Viet Nam Van Hai

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Nhan Dam Xuan Nam De

Dau Nam Qui Mui Noi Ve Lich

Nam Moi Noi Ve Cac Hien Tuong

Nam Mui Noi Chuyen Con De

Cong Nghe Phuc Vu Chien Tranh

Van Con Mua Xuan

Xuan Qui Mui-Xuan Cau Nguyen Phuong Du

Vũ trụ & Con người

Hoa No Vuon Le

Lieu Nuoc Trang Co

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

Giai Thoai Van Chuong Hien Dai

Sua Ten Tac Pham Cua Nguoi Qua Co

Nhung Tac Dong Van Hoa

A KY OPPONENT LIVES IN ‘EXILE’ IN WASHINGTON

ĐỌC BÁO DÙM BẠN

Ký Điệu Ghi Lại

Tướng Kỳ Đến San Jose Họp Bao Kể Bí Mật Lịch Sử

San Jose, Vào hồi 11 giờ trưa đến 03:00 giờ chiều ngày Chủ Nhật 05-1-03 vừa qua, nguyên Thiếu Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ, nguyên Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, đã tổ chức một cuộc họp báo bỏ túi tại số 1326 đường Tofts Dr., Milpitas, bắc California để tâm sự . Các báo được mời thấy có mặt nhật báo Việt Báo San Jose, nhật báo Cali Today, tuần báo Viet Mercury news, Tuần báo Tin Việt... Địa điểm hop báo là phòng khách của nhà riêng ông Minh, một cựu sĩ quan Không Quân VNCH.

Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã nói rằng ông là người thẳng tính, thật lòng và sống hết lòng với quân đội. Ông nói rằng Tổng Thống Ngô Đình Diện và bào huynh là cố vấn Ngô Đình Nhu thực sự đã bị "đám tướng lãnh phản thầy, lừa bạn" giết chết chứ không phải là Mỹ chủ trương.

Tướng Kỳ cũng nói thẳng ra rằng có sự nhúng tay của Tướng Tôn Thất Đính và ông cho rằng những kẻ giết anh em cố TT Ngô Đình Diệm là những người được gia đình họ Ngô xem như là con nuôi, con đỡ đầu... Hành động giết anh em cố TT Ngô Đình Diệm, theo Tướng Nguyễn Cao Kỳ là "hành động bỉ ổi và tồi tệ nhất trong lịch sử của mọi cuộc đảo chính trên Thế giới".

Tướng Nguyễn Cao Kỳ thuật lại rằng, sau khi chấm dứt nền Đệ I Cộng Hòa, tình hình Miền Nam lúc đó thật là bấp bênh, các vụ đảo chánh, chính biến cứ vài ba tháng xảy ra một lần. Tướng Kỳ tiết lộ "Lúc đó người Mỹ đã có dự tính chiếm lấy miền Nam và tự điều hành".
Ký giả Du Phong của Cali Today hỏi rằng "có phả
i người Mỹ định biến Miền Nam thành thuộc địa hay là sát nhập thành một Tiểu Bang của Mỹ?"

Tướng Kỳ nói rằng "Người Mỹ chẳng cần chiếm lấy Miền Nam làm thuôc địa làm gì, nhưng vì Hoa Kỳ đã bỏ ra nhiều tiền bạc và công của nhân lực để muốn Việt Nam Cộng Hòa như một vị trí tiền đồn chống Cộng hữu hiệu... nhưng ngược lại trong nội tình chia phe phái, lật đổ nhau mãi nên người Mỹ đã có ý định chiến lấy Miền Nam để tự điều hành theo kế hoạch của Mỹ gọi là "Take over" mà tôi đang có trong tay tài liệu của Mỹ nói tới chuyện đó."

Tướng Kỳ kể tiếp rằng cho đến khi Tướng Nguyễn Khánh bị chỉnh lý thì các Tướng Lãnh ngồi lại với nhau và thành lập ra một Hội Đồng Quân Lực và Hội Đồng nầy quyết định giao nhiệm vụ cho Thiếu Tướng Kỳ làm Chủ Tịch Ủy ban Hành Pháp Trung Ương, tức là chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ và Trung Tướng nguyễn Văn Thiệu làm Chủ Tịch Ủy ban lãnh Đạo Quốc Gia.

Tướng Kỳ cho biết khi nắm quyền hạn, ông chỉ làm việc cho mục đích vì quốc gia và vì quân đội mà thôi. Vào giai đoạn đó, phong trào đấu tranh của Phật Giáo Miền Trung lên đến tột đĩnh.

Theo tướng Kỳ thì "Trí Quang đã nghĩ rằng Phật Giáo Miền Trung từng làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm, thì nay Phật Giáo sẽ bóp chết Nguyễn Cao Kỳ mới đầy 35 tuổi dễ dàng trong một nháy mắt. Đó là một đánh giá ngờ nghệch và sai lầm". Theo Tướng Kỳ, chính vì thế mà Phật Giáo cho mang bàn thờ Phật bỏ ra dọc đường, xách động tranh đấu và lúc đó Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi là Đại Biểu Chính Phủ đã theo Phật Giáo để chống lại Chính Phủ Trung Ương. Tướng Kỳ kể rằ?ướng Thi đư?c sự hỗ trợ của Phật Giáo và lực lượng Quốc Dân Đảng do Đại tá Đàm Quang Yêu thuộc yếu khu Đà Nẵng.

Tướng Kỳ kể rằng ông quyết định đưa quân đội từ Trung Ương ra để vãn hồi trật tự nhưng Tướng Tôn Thất Đính đã cản lại và xin để cho ông Đính giải quyết ổn thỏa. Nhưng rốt cuộc không ai làm gì được nên buộc lòng Tướng Kỳ cho xuất quân. Tướng Kỳ kể rằng ông xem các phim tài liệu thấy rõ rằng viên Tổng Lãnh Sự của Mỹ tại Huế cũng đã xuống đường theo Phật Giáo chống lại Trung Ương, thậm chí y dắt theo con chó có đeo bảng tên treo ở cổ chó ghi tên "Kỳ- Thiệu". Chính vì điều nầy mà phe Phật Giáo và Tướng Nguyễn Chánh Thi cho rằng Mỹ đã theo họ.. Nhưng thật ra Đại Sứ Mỹ hoàn toàn ủng hộ Tướng Kỳ.

Để thử ý ông Đại Sứ Mỹ, Tướng Kỳ nói rằng ông muốn chuyển xe tăng hạng nặng ra Miền Trung nhưng không có phương tiện... Thế là ngày hôm sau Đại sứ Mỹ đã điều động các máy bay vận tải khổng lồ tới Sài-gòn để chở xe tăng hạng nặng ra Huế. Khi dẹp bàn thờ, Tướng Kỳ nói tôi dặn anh em binh sĩ là nên lạy bàn thờ trước rồi khiêng đi.. Theo Tướng Kỳ thì ở Huế có những cái bàn thờ là đồ cỗ xưa tới 200 năm nên khi anh em binh sĩ khiêng giúp thì người nhà sợ hư bàn thờ nên tự ý khiêng đi cất.

Việc cất chức Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tướng Kỳ nói rằng khi ông đi ra Huế họp thì ông Thi đã không tiếp, mà cho một người dân sự là Phó Đại Biểu Chính Phủ đứng ra tiếp và đọc một bài diễn văn dài gần 2 tiếng đồng hồ để chửi Trung Ương và cá nhân Tướng Kỳ. Tướng Kỳ nói rằng "Tôi vẫn im lặng và khi tôi được ông Thi và ông Phó Đại Biểu của Tướng Thi đưa tôi ra phi trường để lên phi cơ, bất giác qua cửa phi cơ, tôi thấy Tướng Thi và người Phó Đại Biểu vừa đọc diễn văn chửi tôi và Trung Ướng, đã thắm thiết bắt tay nhau đắc ý. Tôi biết họ muốn gì, làm gì nên tôi quyết định cất chức Tướng Thi. Việc cất chức nầy đã làm cho Ngoại trưởng McNamara của Mỹ không hài lòng. Mỹ hỏi Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại sao không phúc trình trước để có biện pháp can ngăn. Mỹ sau đó đã có ý định phục chức đưa Tướng Thi trở lại chức vụ cũ, nhưng tôi không dồng ý như vậy nên họ đành chịu thua."

Về trường hợp cất chức Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Tướng "râu kẽm" kể rằng lúc đó Tướng Có dính vào nhiều tai tiếng tham những, nhất là vợ của Tướng Có buôn bán lính ma, lính kiểng. Tướng Kỳ nói "Nhiều sự thật trong Nhật Ký của tôi, tôi chưa nói ra.. thực sự không chỉ có một mình Tướng Có là có các hoạt động liên hệ với Cộng sản, mà lúc đó còn một số Tướng khác đã có những họat động phản bội lại quân đội và Tổ Quốc.

Họ từng đề nghị rằng vấn đề Miền Nam là do người Nam giải quyết nên đề nghị liên kết với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam... Tòa Đại Sứ Mỹ có nhiệm vụ phúc trình chi tiết về mọi họat động nên có một số Tướng đã đi đêm với Mỹ, đề nghị nhiều chuyện phản bội...mà ngày nay các hồ sơ đó đã được bạch hóa.

Tướng Kỳ nói :"Tôi hiện có trong tay những hồ sơ như thế... mà trường hợp Tướng Nguyễn Hữu Có là một điển hình. Những Tướng định đảo chánh tôi, có Trần Văn Đôn, Nguyễn Chánh Thi... Khi tôi đi Mã-Lai thì Đại Tướng Cao Văn Viên đưa tôi ra máy bay, lúc đó tôi để cho ông Có đi đài Loan vừa mới trở về.. Tôi nói với Đại Tướng Cao Văn Viên rằng " Khi tôi đi rồi thì báo cho Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu ký lệnh cất chức Tướng Nguyễn Hũu Có ! Đại Tướng Viên hỏi : "nếu ông Thiệu không chịu thì sao ? Tôi trả lời là "cất chức luôn ông Thiệu."

Tướng Kỳ nói "khi tôi ổn định được chính trường thì tôi bị bọn gian thương người Hoa phá về kinh tế. Ông Trần Thành đại diện người Hoa mang tiền bạc đến lấy lòng tôi, tôi trả lời dứt khoát rằng "nếu còn làm như vậy nữa thì tôi sẽ bỏ tù ông". Chỉ vài ngày sau đó, giá gạo tăng lên vùn vụt, mỗi ngày vài ba giá khác nhau. Tổng Trưởng Kinh Tế lúc đó là Trương Thái Tôn báo cáo rằng tình hình nầy do một nhóm Hoa thương lũng đoạn tạo ra"... Tướng Kỳ kể: "Tôi cho mời 7 ông trùm về lúa gạo đến và đưa 7 mẫu giấy cho họ viết tên vào rồi tôi gấp lại bỏ vào chiếc nón sắt nhà binh. Tôi ra lệnh cho họ rằng nội trong 24 giờ?224 giá gạo không xuống, tôi sẽ mời họ lên đây để bắt thăm.. họ tự tay rút ra tên nào thì tôi bắn ngay tức khắc tên đó... Thế là chỉ ngày hôm sau giá gạo tụt xuống bình thường."

Tướng Nguyễn Cao Kỳ nói rằng chính người Mỹ đã làm cho VNCH mất đi chính danh..."Tôi từng yêu cầu Mỹ cho quân đến chỉ giúp ở hậu phương, tôi sẽ huy động quân lực VNCH ra tấn công miền Bắc.. Ít nhất khi tôi làm như vậy thì buộc Bắc Việt phải kéo quân về bảo vệ.. Mỹ đã ngăn cản... Thật ra chỉ cần mùa mưa lũ mà tôi phá đê Sông Hồng thì Bắc Việt tiêu ngay.. Nói thẳng ra là chúng ta có thể làm hơn thế, nhưng Mỹ đã không để cho chúng ta làm và vì thế nay Bắc Việt mới nói rằng họ có chính nghĩa còn chúng ta là "ngụy".

Kết luận của Tướng Kỳ là "Mỹ đã ép VNCH phải thua, nhưng "cái thằng thắng trận" đó nay đang làm một thứ đầy tớ của Mỹ.." Tướng Kỳ nói rằng "trong lịch sử các trận chiến bại khắp lịch sử kim cổ thì không có một quân đội nào thất trận mà nhục nhã như vậy... vì thua mà kéo nhau chạy đến nỗi kẻ thù còn kêu "này các anh ơi, xin chạy từ từ thôi vì tụi em rượt các anh mệt quá rồi!" Tướng Kỳ nói "Mỹ là thứ tài phiệt đánh bài 15 cửa và chỉ thua một để thắng 14 cửa kia..." Tướng Kỳ so sánh về lực lượng thì cho rằng bên Miền Bắc có những người chỉ huy có tên tuổi mà thế giới biết đến như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng.. Trong khi bên Miền Nam chỉ có mỗi ông tướng già Lê Văn Tỵ, còn thì những ông phản phúc lừa thầy giết chủ, hay chỉ khoe kiểu cách ăn chơi, nói tiếng Tây hay, ăn mặc đẹp... thì thật đáng buồn. Về vũ khí thì quân Bắc Việt dùng súng AK, bên Miền Nam thì toàn Carbin M1 mãi cho đến sau nầy mới có được M16.. còn về lương bổng thì quân đội VNCH thuộc loại lính nghèo nhất, khổ nhất của nhân loại!"

Nhận định về tình hình Việt Nam, Tướng Kỳ nói rằng "Tôi có một cái Vision rất nhạy bén nên tôi có thể nói trước rằng chỉ vài năm nữa thôi, Việt Nam phải thay đổi... và tôi nói cho những anh nào muốn làm gì đó thì nên gấp rút chuẩn bị chứ nếu không thì khi người ta cho tranh cử bầu cử tự do thì sẽ không tranh lại với những kẻ đương cầm quyền ở Việt nam."

Trả lời ký giả Cao Sơn của báo Tin Việt về những phê phán của báo chí nói rằng Tướng Kỳ tuyên bố rằng nếu phía CSVN cho chỉnh trang lại nghĩa trang quân đội VNCH thì Tướng Kỳ sẽ về đốt nhang và coi như đó là một xin xỏ. Tướng Kỳ nói rằng bên CSVN nay chủ trương "hoà giải hòa hợp", họ đưa các đoàn công thương nghiệp qua Hoa kỳ, đưa các đoàn ca sĩ nghệ sĩ qua Hoa Kỳ để "giao lưu văn hóa" thì họ cũng phải có hành động đáp lại.. Họ phải công nhận rằng các chiến binh trong Quân Lực VNCH đã chiến đấu vì lý tưởng hòa bình... và khi họ hy sinh phải được tôn trọng.. Tôi không xin xỏ gì cả mà tôi nói là muốn hòa giải thì cả hai bên đều công nhận nhau, tôn trọng nhau."

Trả lời một câu hỏi phải chăng trong quá khứ Tướng Kỳ đã từng biết ông Phạm Xuân Ẩn là người của Cộng Sản nhưng Tướng Kỳ đã che chở? Mới đây một tờ báo Mỹ cho xuất bản một cuốn sách thuật rằng ông Phạm Xuân Ẩn làm việc cho Tờ Newsweek và sau khi CS chiếm Miền Nam thì ông Phạm Xuân Ẩn được công bố là một Thiếu Tướng ngành tình báo của Bắc Việt và được làm việc trong ban tham mưu của Thành Ủy ở Sài-gòn. Nay ông Phạm Xuân Ẩn đã chết.

Tướng "râu kẽm" nói rằng "Tôi biết nhiều người khác nữa chứ không phải chỉ có mỗi một ông Tướng Có.. hay ông Ẩn. Ông Phạm Xuân Ẩn là đệ tử của người Chú Ruột của tôi. Ông Chú ruột, bà thím và các con đều đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.. Có lần Tướng Loan bảo tôi là để cho Tướng Loan bắt ông Phạm Xuân Ẩn, nhung tôi nói là thôi... chẳng có gì quan trọng, ông ta là đệ tử Chú Tôi và họ cũng chỉ thích đá gà thôi".

Tướng Nguyễn Cao Kỳ năm nay đã 73 tuổi, ông nói rằng "với cái tuổi nầy chúng tôi thấy thời gian quan trọng lắm. Tôi chỉ nhân đây nói cho anh em, nhất là anh em trong Quân Lực VNCH hiểu rằng tôi là người sống rất tình nghĩa, thân mật và sòng phẳng với anh em. Trong cuộc chiến, không gia đình nào mà không có một người thân có chân trong quân đội nên khi nói tới quân đội là coi như nói tới toàn thể đất nước. Tôi ra làm lãnh đạo là vì quân đội, tôi sống và hy sinh cho quân đội và khi tôi tự ý trao lại chức quyền cho ông Thiệu thì Mỹ không chịu, anh em nhiều người đã khóc như Tướng Nguyễn Ngọc Loan chẳng hạn, nhưng tôi vẫn quyết định vì tôi hy sinh cho quân đội.." Về ý nghĩa ngày Quân Lực 19-6, Tướng Kỳ nói rằng đó là ngày kỷ niêm Quân Đội đứng lại với nhau để thành lập Hội Đồng Quân Lực VNCH.

Về Cộng Đồng Việt Nam tại Hải ngoại, Tướng Nguyễn Cao Kỳ nói rằng "Chỉ có một số người và không đoàn kết được với nhau. Tại sao họ không làm như chúng tôi trước đây là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.. Những người nầy bao nhiêu năm nay vẫn một việc làm cũ... Khi chúng ta chửi phe kia là dốt, là ngu mà thực tế là mình thua họ thì như vậy mình còn hủi hơn họ.. Nói tới cộng đồng không phải là nói tới những người hôm nay biểu tình chống ca sĩ nầy nghệ sĩ khác từ Việt nam qua, tại sao họ chỉ làm được chuyện cũ đó mà không còn đề tài nào mới cả.. Chúng ta phải nhìn nhận một cộng đồng mà tôi thường nhấn mạnh là đa số thầm lặng.. Sao những người nầy không nhìn thấy được biết bao nhiêu Việt Kiều đang nườm nượp đi về Việt Nam... bằng hành động nầy, đa số thầm lặng đã thực sự bắt đầu xóa bỏ hận thù... Chúng ta là những người chống Cộng Sản, nhưng nay Việt Nam không còn Cộng Sản nữa thì ta chống ai..?"

- "Thiếu Tướng Kỳ vừa nói rằng Việt Nam không còn Cộng Sản nữa, thế thì Đảng Cộng sản Việt Nam nay là gì?" Phái Viên Hạnh Dương của Việt Báo hỏi như vậy.

Tướng Kỳ khẳng định rằng "Tôi cho rằng thực tế Việt Nam nay không còn Cộng sản nữa, đường lối chính sách vô sản chuyên chính không còn nữa, căn bản của Cộng Sản đã hết rồi... Nay Đảng Cộng sản chỉ là một Đảng cầm quyền bằng tham nhũng và bạo lực và đó là tập đoàn cai trị độc tài, độc Đảng mà thôi. Chúng ta phải nhận rõ chân tướng của Đảng cai trị hiện nay ở Việt nam thì chúng ta mới có thể biết mà tranh đấu.."

Một câu hỏi cuối của báo Tin Việt là hiện nay vợ cũ của Tướng Kỳ là bà Mai đang muốn làm ca sĩ và đăng trên các báo là sẽ ra mắt hồi ký kể về thân phận làm vợ của Chủ Tịch Ủy ban Hành Pháp Trung Ương... như vậy có nằm trong kế hoạch vận động gì đó của Tướng Kỳ hay không? Tướng Kỳ nói rằng: "Đối với tôi nay chẳng còn liên quan gì tới bà đó nữa.. dĩ nhiên khi chia tay như thế thì tôi cũng buồn lắm chứ, nhưng chuyện đó đã qua rồi.. Bà đó muốn làm ca sĩ là quyền của bà ấy, và bà ấy muốn viết hồi ký hay gì khác thì tôi cũng chỉ chúc cho bà ấy thành công và có hạnh phúc."

B.-Một Chuyến Ði Thăm Ðồng Bào Công Giáo Việt Nam Tại Kampuchia

Fr.X.. Ðặng Phước Hoà, C.Ss.R.

Lúc 5 giờ 40 phút chiều thứ Bảy ngày 5 tháng 8, Cha Trịnh Ðức Hoà và tôi bình an đặt chân xuống phi trường Pochentong, ngoại ô thủ đô Phnom Penh của Kampuchia. Bầu trời chan hoà màu nắng úa và thoảng nhẹ làn gió mát. Cũng dễ chịu đấy chứ! Nhớ lại hơi nóng hầm hập suốt ngày của Houston làm tôi gai người. Ðược sự hướng dẫn của một số nhân viên mặc sắc phục màu xanh lá cây sậm, chúng tôi vội vàng bước cùng với đoàn hành khách từ phi cơ vào phi cảng đang được sửa chữa. Tại đây, mỗi người chúng tôi lấy 20 Mỹ kim làm hộ chiếu và chi 5 Mỹ kim cho Hải Quan uống cà phê. Xong mọi thủ tục giấy tờ và kiểm tra hành lý, chúng tôi lại "lòng động lòng lo" gọi taxi về khách sạn Li Lay theo như lời đề nghị của anh bạn Khmer chúng tôi quen được trên đường đi từ Mã Lai đến Kampuchia. Ð? phòng khỏi bị "thổi" hành lý và để tránh những lời chào mời ồn ào của mấy tay tài xế bản xứ, chúng tôi chọn ngay một chiếc taxi mà không cần trả giá. Xe chúng tôi nhẹ nhàng rời phi trường và thế là 3 tuần "phiêu lưu mạo hiểm" xứ Chùa Tháp bắt đầu.

Trong lúc Cha Hoà dùng Anh ngữ hỏi chuyện người tài xế, tôi để mắt quan sát những người bản xứ và quang cảnh hai bên đại lộ Confederation de la Russie ("Liên bang Nga") dẫn vào thành phố Phnom Penh. Nếu không có những ngôi chùa to lớn, lộng lẫy được xây dựng theo lối kiến trúc đặïc biệt của dân tộc Miên và thỉnh thoảng có người vận chiếc sarong đi ung dung đây đó, tôi cứ tưởng tôi đang ở trong lòng quê hương nghèo khổ của tôi. Bụi đường bám dầy trên những ngôi nhà mái tôn vách ván. Hàng cây phượng vĩ xanh thắm còn điểm đôi ba cánh hoa đỏ rực như muốn níu kéo mùa hạ đang tàn dần theo thời gian. Các loại xe hai bánh trong lòng đại lộ hai chiều chen nhau vượt lên làm cho chiếc taxi Toyota đời 86 của chúng tôi ngại ngùng nhường bước. Vài chiếc xe đạp khiêm nhường nép sát vào lề đường thong thả lăn bánh. Gần vào thủ đô Phnom Penh, tôi mới thấy những ngôi nhà cũ kỹ - nhà trệt có, nhà lầu có - loang lỗ rêu xanh nối dài dọc theo đại lộ. Tuyệt nhiên không thấy một kiểu nhà tân thời nào ở đây. Có lẽ từ khi chế độ Cộng Hoà của Thủ tướng Lon Nol sụp đổ trong mùa xuân 1975, thủ đô Chùa Tháp không còn được trang điểm bằng những cơ sở có chiều kích kinh tế và văn hóa nữa. Khu Ð?i học Nam Vang (University of Phnom Penh) rộng lớn đầy cây cỏ mọc bừa bãi tọa lạc tại ngã ba của hai đại lộ Confederation de la RussieKampuchia Krom ("Kampuchia Hạ") cũng vẫn là vết tích của chế độ trước năm 1975. Thành phố này như còn lạc lõng giữa trào lưu văn minh tân tiến của nhân loại đang hãnh diện bước vào thiên niên kỷ thứ ba.

"Hoà ơi!" - tiếng Cha Hoà làm tôi rời mắt khỏi đoạn đường không đèn giao thông chằng chịt xe hai bánh và xe du lịch tự do chạy theo lương tâm của mỗi tài xế - "Anh tài xế này đề nghị chúng ta đến khách sạn Paris mới xây thay vì khách sạn Li Lay. Giá phòng như nhau, 15 Mỹ kim một ngày. Muốn không?" "Mình cũng nên đến cho biết rồi quyết định sau", tôi đáp lại. Khách sạn Paris gồm 8 tầng lầu, mỗi lầu 15 phòng ngủ với đầy đủ tiện nghi và một nhà hàng bên cạnh tầng trệt trang trí theo lối Tây phương.

Tại đây, chúng tôi được Chúa quan phòng cho gặp một chi thu ngân người Hoa biết nói tiếng Việt. Cám ơn Chúa và mừng hết lớn! Trong lúc làm giấy tờ nhận phòng (có hai giường ngủ riêng biệt), Cha Hoà dò hỏi về cộng đoàn Việt Nam và nhà thờ Công Giáo. Rõ ràng chị ta rất xa lạ với những từ ngữ Công Giáo như linh mục, nhà thờ, đi lễ. Cha Hoà đã vận dụng hết các kiểu khôn ngoan để giải thích cho chị ta hiểu mình đang muốn nói gì. Lại nhờ ơn Chúa giúp đỡ, chị ta đã nhớ đến ngôi nhà thờ ở Russey Keo và chỉ cho anh tài xế đưa chúng tôi đến đó. Chỉ kịp đưa hành lý vào phòng và rửa mặt cho tỉnh táo là chúng tôi theo taxi đến nơi phải đến.

Xe đi vào cổng có tấm bảng tôn khá lớn ghi Catholic Church bằng Miên và Anh Ngữ và trên cột xi măng có tấm bảng nhỏ mang hai hàng chữ Miên - Pháp L’Eglise Catholique. Hai dấu hiệu làm ấm lòng chiến sĩ. Ta về nhà Thiên Chúa của ta. Xuống xe mà lòng không khỏi thắc mắc: Nhà thờ sao giống như biệt thự của thực dân Pháp ở quê hương ta thế? Hai dãy nhà cao 3 tầng đầy cửa sổ được chia đôi bằng cầu thang xoáy trôn ốc. Chẳng có một ánh đèn nào sáng hắt ra ngoài cửa sổ khi hoàng hôn đã xuống! Yên ắng mọi bề. Giáo hội hầm trú? Tôi chợt nghĩ như thế. Nhìn quanh quẩn dăm ba phút, hai anh em chúng tôi chủ động đi tới cánh cửa khép hờ của dãy nhà ngang. Bên trong gần một trăm người Pháp đang cử hành Thánh Lễ với ngôn ngữ của họ. Ðúng là Giáo Hội hầm trú! Cả một gian phòng lớn không có chút ánh đèn ngoại trừ gian cung thánh mờ ảo trong ánh đèn néon. Ðứng một lúc, chúng tôi đồng ý bước ra đi kiếm tin tức.

Chúng tôi theo tiếng hát đi lên lầu hai. Lại một gian phòng rộng rãi khác làm nơi thờ phượng, có nhà tạm và tượng chuộc tội trên gian cung thánh. Gian phòng vắng người và không có ghế ngồi. Gần cung thánh có ca đoàn đang tập hát. Tôi sung sướng quỳ thờ lạy Chúa Thánh Thể và tin rằng sự hiện diện của Ngài là mối hy vọng sẽ thỏa lấp cho những gì chúng tôi đang nong nả tìm kiếm. Có tiếng Cha Hoà đang nói chuyện ngoài hành lang. Tôi thập thò nửa muốn đến ca đoàn hỏi chuyện, nửa muốn quay trở ra với Cha Hoà. Có một phụ nữ đi về hướng tôi đứng. Tôi thầm thĩ xin Chúa đừng để người ấy nghi tôi là kẻ gian rồi đuổi tôi ra là hỏng chuyện. Khi hai bên đã giáp mặt nhau, tôi vội vàng tự giới thiệu và xin muốn gặp Cha Xứ bằng Anh Ngữ. Trời đất, chị ta trả lời bằng tiếng Miên mới khổ chứ! Một người đàn ông từ ngoài hành lang đi vào xổ một tràng tiếng Miên với người phụ nữ này rồi cả hai cùng đi ra ngoài. Tôi chẳng biết làm gì hơn cũng đi theo ra. Lúc này, tôi mới biết ông ấy là người Việt và người phụ nữ ấy là nữ tu Sina, cũng người Việt thuộc Dòng Chúa Quan Phòng. Nữ tu Sina mời hai chúng tôi xuống lầu gặp Cha Werachai, người Thái Lan, đang giúp cho cộng đoàn Công Giáo Miên tại đây. Sau cái bắt tay và giới thiệu, Cha Hoà vào văn phòng nói chuyện với Cha Werachai, còn tôi lân la đến làm quen với hai cô gái người Miên gốc Việt. Qua Cha Werachai, họ biết tôi là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam từ Hoa kỳ sang. Hai cô còn nói được tiếng Việt khá rành rọt dù sinh trưởng tại thủ đô Phnom Penh. Cô A Rì (tên Việt là Ðiệp) có cha người Miên, mẹ người Việt đang nấu ăn tại Toà Giám Mục, đã nghỉ học sau năm lớp 10 và làm thư ký cho một hãng nọ với số lương gần 100 Mỹ kim một tháng. Cô kia tên A Thì (tên Việt là Tuyền), cha mẹ là người Việt đã ở đây lâu năm. Cô ta phải nghỉ học sau năm lớp 10 để phụ với mẹ buôn bán tại Chợ Cũ (Kandal Market). Cả hai cùng tham gia ca đoàn và hát lễ chiều Chúa Nhật lúc 4 giờ. Tôi ngỏ ý xin một tập thánh ca để sau này có việc dùng. Hai cô vui lòng cho như món quà kỷ niệm ngày gặp mặt. Cũng qua hai cô này, tôi biết tên gọi của nhà thờ này là nhà thờ Chợ Nhỏ. Sau đó, chúng tôi kiếu từ ra về với ý tốt của Cha Werachai quá lòng mong đợi của chúng tôi: Ngài mời Cha Hoà cùng đồng tế Thánh Lễ sáng Chúa nhật lúc 8 giờ tại Họ Ðạo Svay Pak, cách Phnom Penh 11 cây số. Trên đường về lại khách sạn, Cha Hoà và tôi chỉ cho nhau vài bảng hiệu có ghi các món ăn bằng tiếng Việt: phở, cháo lòng và các món nhậu. Hơn nữa, trong bữa ăn tối tại nhà hàng Le Soir de Phnom Penh trên đại lộ Preah Monivong kết thúc ngày đầu tiên ở Phnom Penh, chúng lại gặp một người Hoa biết nói tiếng Việt. Từ giờ trở đi, nỗi lo lạc lõng giữa người bản xứ và trở ngại ngôn ngữ dần dần tan biến trong lòng chúng tôi. Người ta nói người Việt ở Phnom Penh đông lắm! Có lẽ đúng. Tạ ơn Chúa vì bước đường chúng con đang đi có bàn tay Chúa hướng dẫn.

Ngày 6 tháng 8

Ðúng 7 giờ sáng Chúa Nhật chúng tôi có hẹn với anh tài xế taxi hôm qua dưới phòng đợi của khách sạn. Anh ta đưa chúng tôi tới nhà thờ Chợ Nhỏ, tại đây Cha Werachai đưa chúng tôi đến Họ Ð?o Svay Pak. Tuy khoảng cách chỉ có 11 cây số, nhưng chúng tôi phải mất gần 30 phút mới tới nơi. Nhờ nữ tu Sina cho tin tức, đã có một số người đứng đón chúng tôi trước nhà thờ. Theo phong tục địa phương, chúng tôi chắp tay trước ngực và cúi nhẹ đầu chào lại bà con giáo dân. Trong khi Cha Hoà đứng nói chuyện với một số người trong Ban Hành Giáo, tôi mạnh dạn tới chào bà con giáo dân. Vài câu hỏi xã giao qua lại. Tôi cố gắng khơi chuyện, cười đùa với mọi người để xóa tan bầu khí xa lạ, ngại ngùng của lần gặp gỡ đầu tiên. Ai cũng chân thành, mộc mạc. Một điều thưa Thầy, hai điều thưa Thầy. Họ hỏi tôi về đời sống bên Hoa Kỳ, ngược lại tôi tìm hiểu nơi họ về đời sống dân Việt trên đất Miên. Trong Nhà thờ, Cha Hoà đã ngồi vào tòa Giải tội, hối nhân xếp một hàng thật dài để lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa; ca đoàn bắt đầu ôn lại những bài thánh ca tiếng Miên. Còn vài phút nữa Thánh Lễ bắt đầu, nữ tu Sina tập cho cộng đoàn vài bài thánh ca. Bà con giáo dân, nhất là các em thiếu nhi hăng hái hát lớn tiếng ca tụng Thiên Chúa. Tôi nhớ lại mỗi Thánh Lễ Chúa Nhật tại Nhà Dòng của mình ở Houston, mọi giáo dân nhiệt tình hát theo những bài thánh ca các Thầy tập cho trước Thánh Lễ. Có thế Thánh Lễ sốt sắng hơn. Một điểm rất đặc biệt tôi ghi nhận là vị chủ tế và giáo dân ngồi dâng lễ từ đầu chí cuối. Khi công bố Phúc Âm, chỉ có linh mục chủ tế đứng mà thôi. Ðược phép Cha Werachai, Cha Hoà chia sẻ Lời Chúa bằng tiếng Việt. Muốn hoà đồng với bà con giáo dân, Ngài uốn theo giọng miền Nam giảng một bài thật hay và cảm động. Ngài ca ngợi đức tin của bà con và mời gọi bà con tiếp tục sống đạo theo gương các Thánh Tử Ðạo Việt Nam giữa những thiếu thốn tinh thần lẫn vật chất. Sau Thánh Lễ, một bà cụ đến chào tôi và khen Cha Hoà nói tiếng "Miền Trung" dễ nghe quá! Các lớp giáo lý phải dời lại chừng một tiếng đồng hồ vì có nhiều người thăm hỏi chúng tôi. Lúc này cũng là lúc kiến bò bụng mạnh rồi vì giờ đã trưa và vì chúng tôi rời khách sạn sớm cho kịp lễ nên không ăn sáng.

Trong khi chờ đợi bữa cơm trưa do các bà khoản đãi tại nhà thờ, Bác Tư Nhiều, Trưởng Ban Hành Giáo, ngỏ ý mời chúng tôi về thăm nhà, uống nước, nghỉ ngơi. Cả ba vừa đi vừa trò chuyện giữa nắng hè chói chan nhưng không hầm nóng như Houston. Theo lời Bác Tư Nhiều, tôi để mắt nhìn vào những căn "nhà thổ" dọc đoạn đường 100 thước từ nhà thờ đến nhà Bác. Khi ra về, tôi còn thấy nhiều căn nhà như vậy từ trong xóm ra tới quốc lộ 4, nối từ Phnnom Penh tới Battambang. Những cô gái này tuổi từ 13 - 18 đến từ các tỉnh miền Tây Việt Nam. Tất cả đều do hoàn cảnh đẩy đưa vào nghề này. Một vài hoàn cảnh điển hình các Bác, các Dì kể cho nghe: Cha Mẹ nợ nần quá trả không nổi, nên bán con cho chủ nợ, hoặc giao con cho họ khi nào trả xong nợ thì về. Có cô bé phải hành nghề trả nợ cho cha mẹ. Nợ vừa xong, con sắp về nhà, cha mẹ lại tới xin chủ nợ cho mượn thêm. Tôi ngồi nghe mà xót xa cho tuổi thơ Việt Nam. Còn dân trong xóm sống còn nhờ mở quán bán nước giải khát cho khách làng chơi. Thật vậy, trong xóm này, không là quán bán nước thì là nhà chứa, chẳng có nhà nào làm nghề gì khác. Tôi trộm nghĩ dân trong xóm phải sống nhờ các cô gái giang hồ. Không còn gái giang hồ, kinh tế trong xóm sẽ xuống dốc. Dịch vụ "xác thịt" trở thành mối lợi cho mọi người ngoại trừ các cô bé còn trong lứa tuổi biết buồn kia.

Qua đây mới thấy tận mắt những nỗi nhục nhằn của dân Việt tha hương vì miếng cơm manh áo mà bất chấp mọi sự. Họ còn cho biết có nhiều cô gái trẻ từ Việt Nam sang vào làm đấm bóp trong các khách sạn, hộp đêm ở Phnom Penh. Vì ở giữa xóm như vậy, Họ Ðạo nhận Thánh Maria Mađalêna làm quan Thầy để xin ngài cầu bầu cho các Cha Mẹ, chủ chứa, và các cô gái công giáo giáo lẫn lương giáo hồi tâm trở lại với đời sống hoàn thiện. Ðứng trong nhà thờ để chờ bữa trưa, tôi buồn chân lại đi quan sát ba lớp giáo lý Vỡ Lòng, Rửa tội và Rước Lễ lần đầu: một ở trước cửa nhà thờ, một ở nơi cánh trái của gian cung thánh và một trong ngôi nhà có hai căn lớp cùng chung một vách với nhà thờ bên cánh phải. Trong căn lớp thứ hai có một lớp học tiếng Miên ở do cô giáo người Miên gốc Việt dạy. Ngoài lớp giáo lý Vỡ Lòng và lớp học tiếng Miên, hai lớp giáo lý kia qui tụ toàn các em trong tuổi thanh niên. Hỏi lý do vì sao lớn bằng tuổi này vẫn chưa Rửa tội hay Rước Lễ. Xin thưa rằng do hoàn cảnh chiến tranh, đi xa làm ăn nên gia đình chỉ có đọc kinh để giữ đức tin chứ không có linh mục lo cho lãnh các bí tích. Sau bữa cơm mặn mà hương vị Việt Nam, chúng tôi từ biệt bà con để trở lại Họ Ðạo Chợ Nhỏ cho kịp Thánh Lễ 4 giờ chiều do Cha Werachai mời. Tuy được gọi là Họ Ðạo của người Miên nhưng có đến 80 phần trăm là dân gốc Việt vẫn còn giữ được tiếng nói quê hương. Thánh Lễ do một Cha người Pháp, dòng Tên, chủ tế. Ngài quên không giới thiệu Cha Hoà với bà con giáo dân cho nên chỉ có một nhóm nhỏ dọn dẹp nhà thờ sau Thánh Lễ mới biết Cha Hoà là người Việt từ Hoa Kỳ sang. Lại mất một thời gian nữa để chuyện trò với nhau. Bà con tuy xa quê hương đã lâu nhưng vẫn còn giữ được tâm hồn mộc mạc, chất phác, thân thiện của người miền Nam.

Chào tạm biệt bà con để trở về khách sạn lúc bóng đêm đã phủ đầy. Một ngày của Chúa đã trôi qua trong bình an, chúng tôi cùng dâng kinh đêm tạ ơn Chúa vô vàn đã cho chúng tôi hơn những gì chúng tôi mong đợi. Cứ tưởng phải vất vả lắm mới gặp được bà con Công Giáo Việt Nam, ai ngờ lại dễ dàng thế này. Khi đến Họ Ðạo Maria Mađalena ở Svay Pak, chúng tôi sung sướng thấy linh ảnh Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp được bà con tôn kính ở đây. Chúng tôi cảm thấy như là về nhà Mẹ mình. Lòng tôi thổn thức: Mẹ ở đây chờ con đã lâu mà giờ này con mới đến. Xin Mẹ tha thứ! Tuy muộn màng nhưng vẫn hơn là không đến, phải không Mẹ! Xin dâng cuộc hành trình này như là cuộc hành hương gieo cảm thông và củng cố đức tin cho đoàn con Việt lạc loài bị bỏ rơi của Chúa và Mẹ giữa Năm Thánh ngút ngàn Hồng Ân này. Cám ơn Mẹ đã đi trước dọn đường cho chúng con. Mẹ ơi, chính họ là ơn gọi của con. Xin cho chúng con là những sĩ tử Cứu Thế được cùng với Mẹ ở giữa những người Việt bị bỏ rơi tại Kampuchia, chẳng một ai hay biết đến.

Ngày 7 tháng 8

Bài Tin Mừng của Thánh Lễ sáng thứ Hai hôm nay cho anh em chúng tôi một sứ điệp truyền giáo thật cụ thể: "Các con hãy cho họ ăn đi" (Mt 14:13-21). Chúng tôi tin rằng đây là một lệnh truyền của Chúa Cứu Thế dành cho chúng tôi trong cuộc hành trình này và cho sứ vụ thừa sai mai sau. Rõ ràng Người đã thấy rõ cảnh khốn cùng của đoàn con Việt bơ vơ không có người chăn và động lòng thương trước lời van xin tha thiết của họ. Chúng tôi đã được Chúa Chiên Lành đưa bước đến đây để thấy tận mắt cuộc sống thiếu thốn mọi bề và nghe tận lời thống thiết của người Công Giáo Việt Nam tại Kampuchia. Người mời gọi chúng tôi hãy chăm sóc cho họ nhưng cũng như các tông Ðồ, chúng tôi sẽ gãi đầu ấp úng trình bày về mọi thiếu thốn mà chúng tôi đang phải đối đầu. Người thừa biết chúng tôi sẽ nói gì và Người cũng biết rõ Người phải làm gì cho đàn chiên không người chăn. Bây giờ Người chỉ mong chúng tôi sẵn lòng tiếp nối cánh tay của Người để phân phát cho người ta.

Lòng chúng tôi phấn khởi trước lệnh truyền của Thầy Chí Thánh. Vì thế, như đã bàn với nhau trong bữa cơm tối hôm qua, sáng nay Cha Hoà sẽ gọi điện thoại xin gặp Ðức Cha Ramousse, MEP (Dòng Thừa sai Paris), của Ðịa phận Phnom Penh để nắm thêm tình hình sinh hoạt tôn giáo địa phương và dò ý Ngài về sự hiện diện của Dòng Chúa Cứu Thế trong địa phận của Ngài. Nhưng Ngài đã về Pháp nghỉ hè. Vì thế, thay vào đó chúng tôi sẽ gặp Ðức Giám Mục Phó Émile Destombes, MEP. Bằng xe môtô đúp (xe Honda ôm) chúng tôi có mặt ở Toà Giám Mục trên đường Preah Monivong đúng 2 giờ chiều. Ðó là ngôi nhà dân sự nay biến thành Tòa Giám Mục. Không một bảng hiệu bên ngoài và đóng cửa cài then rất kỹ. Chúng tôi cảm thấy có cái gì không ổn trước "sự khiêm nhường và âm thầm" của Tòa Giám Mục Phnom Penh.

Sau sự sụp đổ của chính quyền Lon Nol năm 1975, tất cả mọi tài sản của giáo hội địa phương đều nằm trong tay chính quyền cộng sản Pol Pot. Mọi nhà thờ, trường học Công Giáo, tu viện đều bị đập nát, Tòa Giám Mục biến thành cơ quan nhà nước. Chính chủng viện của địa phận, nay là nhà thờ Chợ Nhỏ như đã được đề cập trên kia, Ðức Cha Ramousse phải điều đình với chính quyền để mua lại. Khuông đất vuông vức của chủng viện trước kia đã bị chính quyền Pol Pot cắt xén bán cho tư nhân nhiều phần, nhất là phần đất mặt tiền của chủng viện. Nhà thờ Russey Keo đã thành bình địa nay là chỗ trú thân cho mọi người từ khắp nơi chạy về sau cuộc chiến Việt Nam - Kampuchia. Mạnh ai nấy chiếm đất cất nhà. Khu đất thánh cũng bị san bằng cho dân lên nhà ở. Ngôi nhà thờ Hoà Lan rộn rịp khi xưa, nay không còn viên đá nào nằm trên viên đá nào, ngoại trừ hang đá Ðức Mẹ vẫn được người Việt - Miên, Công Giáo lẫn Phật Giáo tôn kính. Có nhiều chuyện kể chứng minh Mẹ vẫn còn hiện diện giữa xứ Chùa Tháp với đoàn con lưu lạc. Những tích truyện này làm tôi nhớ đến Mẹ La Vang với đoàn con tất tưởi bơ vơ 200 trăm trước ở quê hương tôi. Bây giờ người ta xây đài phát thanh thay vào đó rồi. Trường học do các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Việt Nam điều khiển cũng đã đi vào dĩ vãng.

Cha Hoà dùng Pháp ngữ nói chuyện với Ðức Cha Émile. Qua đó chúng tôi biết có khoảng 20.000 người Công Giáo tại Kampuchia, riêng người Công Giáo Việt Nam khoảng 15.000. Từ 10 năm nay, Hội Ðồng Giám Mục Kampuchia (gồm 2 người Pháp, một Ấn Ðộ đều thuộc Hội Truyền Giáo Ba Lê, và một Tây Ban Nha thuộc Dòng Tên) đồng ý dùng tiếng bản xứ trong mọi sinh hoạt tôn giáo như Thánh Lễ, Bí Tích, giáo lý, v.v. để dễ truyền giáo cho người Miên. Các Ngài cũng ghi nhận vẫn còn có cái gì gây cấn trong lịch sử xưa và nay của hai quốc gia Việt - Miên cho nên phải làm mọi cách để thay đổi nếp nghĩ của người Miên là Ðạo công giáo là Ðạo của người Việt Nam. Khi Cha Hoà đề cập đến chuyện đưa các sĩ tử Phụ tỉnh Hải Ngoại sang đây hoạt động mục vụ thì thấy Ngài chẳng sốt sắng gì cả. Khi ra về, chúng tôi hơi nản lòng vì Ðấng đại diện của Chúa đã chẳng mở đường mà lại dập tắt mọi nao nức của những người muốn được sai đi. Trước khi trở lại khách sạn, chúng tôi ghé qua hiệu sách, cũng trên con đường Preah Monivong, mua vài cuốn sách học Miên ngữ và bản đồ nước Kampuchia và thành phố Phnom Penh. Tuy mang tên là International Bookstore nhưng diện tích và văn hóa phẩm trong hiệu sách rất khiêm nhường. Thế là xong một ngày thứ ba tại đất Chùa Tháp với những náo nức và chùng lòng. Xin dâng lên Chúa tất cả.

Ngày 8 tháng 8

Qua bài Tin Mừng của Thánh Lễ sáng thứ Ba hôm nay, Thầy Chí Thánh đã khéo trấn an chúng tôi. Sự bạo dạn của Phêrô khi xin Chúa cho đi trên biển để đến cùng Người là bài học thâm thúy của Người dành cho chúng tôi đang chùng lòng truyền giáo sau ngày nói chuyện với Ðức Cha Émile. Phêrô đến với Chúa không còn là những bước đi trên đất như mọi ngày nữa nhưng là bước đi trên mặt biển. Ðó là những bước đi lạ thường cần cho thời đại hôm nay. 75 năm trước, Dòng Chúa Cứu Thế sang Việt Nam qua lời mời của Ðức Giám Mục. Ðó là bước đi bình thường. Bây giờ anh em chúng tôi cảm thấy Thầy Chí Thánh muốn chúng tôi phải có những bước đi lạ thường trong hành trình thừa sai. Xem gương của các Cha Vương Ðình Tài, Nguyễn Văn Phán và Trần Sĩ Tín của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn thì biết. Có lẽ khi các bề trên thấy các ngài chẳng làm nên cơm cháo gì ở trên Tây Nguyên thì đã nản lòng và cho là phí của trời. Nhưng những bước đi lạ thường đó nay đã đơm hoa kết trái sau gần 20 năm: hằng năm, từng ngàn anh chị em dân tộc biến đổi cuộc đời và tin nhận Thiên Chúa. Chúng tôi tin rằng Thầy Chí Thánh mời chúng tôi nhập cuộc với những bước đi lạ thường đầy tin tưởng phó thác. "Ơn đã ban, lời đã gọi, Thiên Chúa không hề hối tiếc" (Rm 11:29), nhưng chúng tôi có can đảm đủ, kiên trì đủ để theo ý Chúa không.

Hôm nay, anh em chúng tôi đến Choeung Ek (Killing Fieds) để xem chứng tích tội ác của Pol Pot trong những năm 1975-79. Ð?a danh này nằm trên Quốc Lộ số 2 về hướng Long Xuyên. Giữa cánh đồng là một tháp cao được chính quyền xây dựng năm 1988 theo kiến trúc rất đặc biệt của Kampuchia. Lòng tháp có kính bao vây bốn bề như một cái tủ kính cao chót vót được chia thành 15 ngăn để đặt 20.000 sọ người tìm thấy trên cánh đồng này. Trong số sọ đó có 6 người Hoa Kỳ, 2 Pháp và 1 Úc. Hướng dẫn viên cho biết có khoảng 2.000.000 người Miên bị giết khắp nơi trong chương trình diệt chủng của Pol Pot. Riêng tại Choeung Ek, người ta khám phá hơn 20 hố chôn tập thể lớn nhỏ nằm trong cánh đồng bên kia Tháp Tưởng Niệm. Theo lời anh, chúng tôi ghi nhận những chú bướm chỉ xòe cánh bay trên phần đất có những hố chôn tập thể. Những phần đất còn lại, không có bướm vờn lượn. Họ tin đấy là oan hồn của những người đã chết trong chiến dịch diệt chủng tại đây. Rời Killing Fields, chúng tôi vào lại thành phố thăm Viện Bảo Tàng. Ở đây, hầu như chỉ có tượng Ðức Phật đủ kiểu, đủ kích thước, đủ màu sắc, được làm bằng các loại kim loại và bằng đá. Thật ngạc nhiên khi chúng tôi khám phá 3 trống đồng Ngọc Sơn của Việt Nam cũng có mặt trong Viện Bảo Tàng này. Chẳng biết làm sao họ có được? Trên đường về lại khách sạn chúng tôi đi ngang qua đền Vua (Royal Palace) thật lộng lẫy và Chùa Phnom, biểu tượng của quốc gia Kampuchia. Vậy là chúng tôi chấm dứt một ngày đi tìm lại thời vàng son và thời đau thương của dân tộc láng giềng anh em.

Ngày 9 tháng 8

Như đã thỏa thuận với nhau trong bữa cơm tối hôm qua, chúng tôi sẽ dành 3 ngày đi thăm các cơ sở của các Dòng đang hoạt động tại Phnom Penh. Sáng nay, chúng tôi đến Trường Kỹ Thuật của các tu sĩ Dòng Don Bosco tại Khum Phnom Penh (New Phnom Penh) gần phi trường Pochentong. Chúng tôi may mắn gặp được Cha John Visser, người Ba Lan, Giám Ð?c trường. Theo như ngài kể, năm 1994, một số tu sĩ Dòng từ các quốc gia Ba Lan, Ý, Phi Luật Tân, Thái Lan và Colombia, đặt dưới sự bảo trợ của Tỉnh Dòng Thái Lan, đã trở lại Kampuchia tiếp tục công việc tông đồ bị bỏ dở vì chiến tranh trong nhiều năm qua. Những cơ sở của Dòng trước năm 1975 đều bị chính quyền Pol Pot trưng dụng hay bị đập nát. Trường Kỹ Thuật này là cơ sở duy nhất của Dòng trên đất Kampuchia. Nhờ sự kêu gọi của Trung Ương Dòng tại Rôma, Hội Ðồng Giám Mục Ý, và các hội đoàn bác ái ở Hoà Lan, Ðức và Bỉ đã gửi giúp đủ loại phụ tùng, máy móc và thợ chuyên nghiệp thiện nguyện đến mở các lớp dạy nghề dưới sự điều khiển của các tu sĩ Dòng Don Bosco. Ngôi trường to lớn, khang trang nằm trên vuông đất 12 mẫu gồm 5 dãy nhà chính: một dãy làm văn phòng, một dãy khác làm nhà ăn và ở, ba dãy còn lại chia ra làm các lớp dạy hàn, may mặc, in ấn, sửa chữa máy xe, điện tử. Hằng năm có khoảng 1.200 bạn thanh niên nam nữ nộp đơn xin vào học nhưng nhà trường chỉ có thể nhận 250 học viên cho chương trình 2 năm mà thôi. Chương trình học bắt đầu vào tháng Chín. Ðể nhận học viên, nhà trường đòi hỏi các thí sinh phải có trình độ lớp 9 trở lên và phải qua kỳ thi do nhà trường tổ chức. Hiện nay, nhà trường có khoảng 420 học viên, trong có 150 học viên được ăn ở tại trường sau khi đã được cứu xét cẩn thận. Tất cả học viên được nhà trường nuôi ăn bữa trưa miễn phí. Thầy Bênêđictô, tu sĩ của Dòng hướng dẫn anh em chúng tôi đi thăm tất cả cơ sở của Dòng gồm cả khu vực riêng biệt cho các tu sĩ Dòng. Thầy cũng cho biết hằng năm có khoảng một đến hai học viên xin gia nhập đạo.

Tiện đường đi, chúng tôi đến thăm các nữ tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta tại Cham Chao, đang giúp cho 24 bệnh nhân lao phổi và 12 bệnh nhân AIDS trong một căn nhà lớn. Các nữ tu đang cho xây lầu hai trên căn nhà đó để có thể tiếp nhận thêm bệnh nhân. Dòng cũng có một cơ sở lớn khác nằm trên đường Preah Monivong giúp cho các bệnh nhân AIDS. Năm 1990, có 14 nữ tu đến các quốc gia Ấn Ð?, Phi Luật Tân, Ðại Hàn sang làm việc tại Phnom Penh. Nữ tu Lumina đưa chúng tôi thăm các bệnh nhân ngay sau đó. Có một bệnh nhân AIDS đang hấp hối. Cha Hoà đến bên giường bệnh cầu nguyện cho chị ta được chết lành. Chúng gặp một nữ tu Dòng Ðức Mẹ đã trọng tuổi đang nằm dưỡng bệnh tại đây. Nữ tu này đã xin bề trên cho được ở Phnom Penh để có thể sống gần với con cháu. Khi nghe chúng tôi là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, chị mừng rỡ nói có biết Cha Nguyễn Văn Vàng và Cha Hoàng Yến thời các ngài qua giảng đại phúc tại Russey Keo vào những năm 40. Xin Chúa an ủi và thưởng công cho tôi tớ của Ngài trong những ngày tháng cuối đời. Chúng tôi cũng may mắn gặp một Cha Dòng Tên, người Thái Lan, đang phục vụ cho các phế nhân trong những cuộc chiến tranh vừa qua. Theo Cha, có 14 tu sĩ Dòng đang làm việc trên khắp đất nước Kampuchia và có 2 cơ sở lớn tại Phnom Penh và Battambang. Chúng tôi kiếu từ ra về, lòng cảm phục sự hy sinh cao độ của các ngài.

Ngày 10 tháng 8

Nhận lời mời, chúng tôi đến thăm các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Việt Nam đang phục vụ tại Phnom Penh. Ở đây có 7 chị làm việc trong các lãnh vực khác nhau: giáo dục đức tin, cộng tác với Tu Hội Maryknoll và Dòng Tên. Có 3 chị hoạt động ở Siêm Reap và 2 chị đang miệt mài gieo vãi tình yêu Chúa Kitô tại Battambang. Các chị tại Phnom Penh mới mua thêm một căn nhà lầu 2 tầng, có vườn trước và sau, làm nơi tĩnh tâm cho các linh mục và cơ sở văn hóa. Ðể xóa nạn mù chữ và giúp đỡ nơi ăn chốn ở cho các em Công Giáo Việt - Miên nghèo, các chị tổ chức một lớp học tiếng Miên và dành 5 phòng cho các thanh nữ ở xa trọ học. Mỗi khi rãnh rỗi, các thanh niên Công Giáo dùng sân trước làm sân bóng chuyền giải trí. Qua cơ sở này, các chị hy vọng sẽ có ơn gọi mới đáp ứng cho nhu cầu khẩn thiết của Dòng cũng như của Giáo Hội Kampuchia. Ðể lớp học tiếng Miên dành cho các em từ 8 - 10 tuổi còn tiếp tục mãi, các nữ tu phải phát cho mỗi em một ký gạo (1 Mỹ kim mua được 4 ký) mỗi ngày. Nếu không có gạo đưa về cho gia đình mỗi ngày, các em sẽ phải đi ngắt rau muống bán kiếm tiền cho gia đình. Nhờ sự trợ giúp của Dòng Mẹ bên Pháp, các chị mới có thể tiếp tục chương trình này cho khoảng 20 em đang theo học. Ða số người Việt biết nói tiếng Miên, còn trình độ đọc và viết rất thấp. Vì thế, họ không thể nào ghi danh vào Trường Kỹ Thuật của Dòng Don Bosco hoặc xin vào làm việc tại các hãng may mặc ở Phnom Penh được. Việc giáo dục văn hóa cho thanh thiếu niên Công Giáo Việt-Miên nghèo là vấn đề cấp thiết mà Giáo Hội Kampuchia đang đương đầu. Không có văn hóa là không có ơn gọi và đời sống luân lý sẽ xuống thấp. Cả một Ðịa phận Phnom Penh rộng lớn chỉ có 4 chủng sinh sắp chịu chức và 2 thỉnh sinh, và riêng người Việt tại đây, con số mãi dâm và bệnh nhân AIDS càng ngày càng tăng. Xin Chúa cho Giáo Hội Kampuchia sớm giải quyết vấn đề gay go này.

Ngày 11 tháng 8

Sáng hôm nay chúng tôi đến văn phòng làm việc của Tu Hội Maryknoll tại Chak Ang Rae Krom, nằm trên quốc lộ số 2 hướng về Châu Ðốc và Long Xuyên. Ðây là một một ngôi nhà 2 lầu nhỏ hẹp nay biến thành trạm xá Seedling of Hope. Có chừng 5 bệnh nhân đang chờ khám bệnh ở gian trước. Ai cũõng ốm đen, hốc hác, mệt mỏi. Ði sâu vào trong, chúng tôi gặp một thiếu nữ lom khom trước những thùng carton lớn. Có lẽ chứa các vật dụng y khoa. Cô ta đưa chúng tôi lên lầu gặp Margrethe Juncker, một bác sĩ thiện nguyện người Ðan Mạch. Vì Cha Jim Nooman đi vắng nên chúng tôi hỏi bác sĩ về công việc thường xuyên của trạm xá Seedling of Hope. Bác sĩ cho biết trạm xá là nơi theo dõi bệnh trạng và phát thuốc cho các bệnh nhân AIDS. Những bệnh nhân nào không có thân nhân sẽ được giới thiệu đến trạm xá của các nữ tu Truyền Giáo Bác Ái hoặc trạm xá của Tu Hội Maryknoll để được chăm sóc tại chỗ. Những bệnh nhân nào có thân nhân sẽ được điều trị tại gia. Việc phục vụ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi giật mình trước nỗi lo lắng của bác sĩ: có đến trên 50% bệnh nhân AIDS là người Việt Nam và một số bệnh nhân Việt của trạm xá đang cư ngụ bên kia đường. Ðáp lại câu hỏi của chúng tôi, bác sĩ tiết lộ có một số gia đình Công Giáo Việt Nam sống trong xóm đó. Sau khi cám ơn và từ biệt bác sĩ, chúng tôi qua bên đường tìm kiếm những con chiên khốn khổ và âm thầm của Ðức Kitô.

Con đường nhỏ hẹp, rác rưởi, gập ghềnh dẫn chúng tôi vào sâu hút bên trong. Chẳng có nhà nào có bàn thờ Chúa trên đoạn đường đã qua. Chúng tôi mạnh dạn bước lên cầu khỉ bắt đầu vào khu nhà sàn xập xệ trên bờ sông Bassac (sông này chảy vào sông Hậu Giang của Việt Nam). Ðã thấy một vài nhà có bàn thờ Chúa ở bên trong. Qua lời hỏi thăm, chúng tôi được dẫn đến nhà Bác Bảy Hoa, một người đàn ông đứng tuổi có uy tín trong xóm. Nghe chúng tôi là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế từ Hoa Kỳ sang thăm, chẳng mấy chốc nhà Bác Bảy Hoa đầy người, đủ mọi hạng tuổi, vây quanh chúng tôi. Mỗi người, một câu cho chúng tôi biết rằng: họ thuộc Họ Ð?o Chak Ang Rea Krom nhưng nhà thờ và một số lớn gia đình bị chính quyền bắt dời đi chỗ khác với lý do cư ngụ bất hợp pháp. Chẳng có đất để "cắm dùi", bà con bèn tị nạn trong nghĩa trang của bộ đội Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Hiện nay, toà Ðại Sứ Việt Nam vẫn còn sở hữu khu nghĩa trang này. Người sống và người chết bây giờ chen chúc nhau sống trong đó. Số phận của bà con đang tiếp chuyện chúng tôi cũng đang bấp bênh. Không biết lúc nào sẽ bị chính quyền giải tỏa. Chúng tôi hứa sẽ đến gặp bà con bất hạnh đó. Trước khi ra về, chúng tôi cùng với bà con quây quần trước ảnh Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp thật lớn của gia đình Bác Bảy Hoa dâng những lời kinh tin tưởng và phó thác vào lòng từ mẫu vô bờ bến của Mẹ. Xin Mẹ trở nên nguồn an ủi và hy vọng cho đoàn con bất hạnh vẫn ngày ngày đặt vào đôi tay Mẹ tương lai của cá nhân và gia đình.

Ngày 12 tháng 8

Nhờ các nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng liên lạc giúp, chúng tôi được Cha Phêrô Tín hẹn gặp sáng hôm nay tại Giáo Xứ Phanxicô Xavier của ngài. Anh Hùng và anh Hậu của Họ Ðạo Svay Pak tình nguyện đưa chúng tôi đi. Chiếc Toyota Camry 88 lăn bánh trên quốc lộ I khá tốt chạy về hướng Tây Ninh và Thủ Dầu Một. Bên trái chúng tôi, con sông Mekong loáng bạc dưới ánh nắng thong thả xuôi về Tiền Giang. Khoảng nửa giờ sau, xe rẽ vào khu vực Chùa Champa và đi sâu vào trong làng đến gần bờ sông Mekong. Ðể xe lại, chúng tôi cởi giầy lội nước vào xóm đạo. Mực nước hơn mắt cá chân một chút. Nước thật mát nhưng đục ngầu xông hắt mùi bùn.

Vừa đến đầu ngõ, đã thấy Cha Tín tươi cười chào đón. Tay bắt mặt mừng, thấy ấm lòng hẳn vì gặp được một linh mục Việt Nam, địa phận Mỹ Tho dám sống chết cho con chiên đất Việt đang lưu lạc nơi xứ người. Cha Tín người tầm thước, ăn mặc bình dân, da sạm đen vì rong ruổi đó đây lo cho bổn đạo. Giọng ngài run run vì cổ họng bị đau lâu năm nhưng không được chữa trị đúng mức. Ngài mời bốn chúng tôi vào nhà xứ rất khang trang rộng rãi gồm một phòng ở, một nhà bếp và một phòng họp. Song song với nhà xứ là một căn nhà gỗ mái tôn vách ván dùng làm Câu Lạc Bộ Thanh Niên. Ðáp lại những câu hỏi chúng tôi, ngài thong thả kể lại chuỗi đường vượt biên đường bộ, bị bắt tù, và duyên cớ ngài ở lại để giúp phần thiêng liêng cho bổn đạo Việt kiều.

Chuyện thành lập giáo xứ cũng thật hy hữu. Năm đó, vùng này bị lụt. Một ông già Miên nằm mộng thấy một người đàn ông Tây Phương đến xin ông vớt lên khỏi nước. Cho là mộng mị, ông chẳng để tâm tới. Nhưng 3 đêm liền, ông đều mơ thấy xẩy ra giống như vậy. Bán tín bán nghi, trời vừa hừng đông, ông đã đến bờ sông mà người Tây Phương trong mộng đã chỉ tìm kiếm. Ngó dáo dác một hồi, ông chợt để ý đến một tượng gỗ bằng gần hai gang tay nổi dập dờn gần đó. Ðúng là người đã đến xin ông trong giấc mơ. Ðem tượng gỗ về nhà, ông thờ ơ để trên tủ gỗ coi như một món trang trí nhà cửa. Trong thời gian đó, trong xóm bị dịch khá nặng. Chạy thầy không khỏi, uống thuốc không hết. Cả người lẫn súc vật đua nhau lăn đùng ra chết đầy làng. Trong cơn nguy biến, ông già mới chợt nhớ đến ông Tây mình vớt ngày nào. Ông bỗng nhiên tin tưởng buột miệng kêu xin. Lạ thay, người trong gia đình được khỏi bệnh. Lấy nước xối trên tượng gỗ rồi đem cho súc vật uống cũng khỏi. Tiếng đồn lan nhanh. Mọi người Miên tuốn đến xin ơn đều được khỏi cơn bệnh hiểm nghèo. Họ đặt tên cho tượng gỗ là Tapao (Thần Nổi) và mách nhau khắp nơi. Một Bác người Việt, đã trọng tuổi nghe nói đến sự linh thiêng của Tapao người Tây Phương, liền hiếu kỳ rủ một số người Việt đến xem cho biết. Cả nhóm mới khám phá ra là tượng Thánh Phanxicô Xaviê mặc áo dòng đen, choàng bên ngoài áo các phép, tay phải cầm Thánh Giá, tay trái đang ban phép lành. Ðược phép của ông Miên già, Bác liền rước Thánh Phanxicô Xaviê về nhà thờ của xóm đạo. Bà con Công Giáo khắp nơi nghe tin liền tuôn về xóm đạo ở càng ngày càng đông để tìm sự che chở của thánh nhân. Thế là Giáo Xứ Thánh Phanxicô Xaviê ra đời vào năm 1984. Ðược phép của chính quyền và giáo quyền, bà con giáo dân đóng góp, xây dựng, và khánh thành ngôi Thánh Ðường vào năm 1998. Hiện nay, giáo xứ có 187 gia đình, khoảng 1.500 người. Hầu hết sống nghề đánh cá và thợ mộc. Vì không có đất, bà con cất nhà sàn dọc theo bờ sông Mekong. Mỗi năm chịu lụt 4 tháng. Nhờ lời cầu bầu của Thánh Phaxicô Xaviê, mỗi năm đất bồi vào bờ thêm nhiều làm bà con hết mối lo đất lở. Nhớ ơn phù giúp của Thánh Nhân, họ đạo xây một tượng đài trước nhà thờ dâng kính ngài.

Dùng xong bữa cơm trưa do Cha Tín khoản đãi, chúng tôi may mắn gặp được những nhân chứng của chuyện lạ kể trên. Tuy cuộc sống làm cho thân xác tiều tụy nhưng đức tin của họ thật sống động. Chúng tôi còn được biết Cha Tín có thành lập - trong phạm vi nhỏ - Hội Têrêsa qui tụ một số bạn trẻ đại diện từ các họ đạo đến. Một tháng một lần, các bạn trẻ gặp nhau sinh hoạt, học hỏi tại Giáo Xứ của ngài như là một trung tâm sinh hoạt cho các họ đạo Việt Nam. Ngoài ra, mỗi thứ Bảy đầu tháng, các Cha thay phiên nhau đến dạy những vấn đề cần thiết cho các Thầy Giúp Lễ. Nói đến các Thầy Giúp Lễ là nhớ đến Cha Thomas, Tu Hội Maryknoll. Chính ngài đã thành lập các họ đạo Việt Nam và ban chức Giúp Lễ để những người được chọn chia sẻ Lời Chúa và trao Mình Thánh Chúa cho bà con trong họ đạo khi Cha không thể đến dâng lễ được. Dù địa phận thiếu linh mục ban Bí Tích cho giáo dân, nhưng các Ð?c Cha hiện nay muốn bãi bỏ hệ thống Giúp Lễ của Cha Thomas. Trước khi ra về, tôi biếu ChaTín một ít ảnh thánh để dành làm quà cho các trẻ của Giáo Xứ. Ngài vui mừng cám ơn và ao ước có những ảnh đeo cổ để thưởng cho các em lãnh các Bí Tích hằng năm. Trên đường ra về, tôi thầm cám ơn Chúa đã đưa tôi đến đây để củng cố lòng tin của tôi khi thấy quyền năng tỏ tường của Chúa trên dân Ngài.

Ngày 14 tháng 8

Hôm qua, Chúa nhật ngày 13 tháng 8, anh em chúng tôi trở lại Họ Ðạo Svay Pak dâng Thánh Lễ với bà con theo như lời đã hứa Chúa nhật tuần trước. Lần này, rất đông giáo dân ở những vùng lân cận kéo về dự Thánh Lễ Việt ngữ sau 13 năm dài và để nghe ông Cha Dòng Chúa Cứu Thế giảng sau gần 50 năm vắng bóng các tu sĩ áo đen cổ trắng đến giảng đại phúc. Ca đoàn do nữ tu Sina điều khiển cũng chọn toàn những bài thánh ca Việt Nam. Ban Hành Giáo Svay Pak phải "nối dài nhà thờ" bằng những tấm bạt nylon màu xanh cho bà con cô bác dự lễ. Trước Thánh Lễ, Cha Hoà đã mệt nhoài vì hối nhân đến xưng tội đông quá. Sau Thánh Lễ, anh em chúng tôi dành giờ sinh hoạt riêng với nhóm thanh niên thiếu nữ. Cả hai bên đều có món quà tinh thần cho nhau: các bạn trẻ trình bày vũ điệu Kampuchia, đáp lại, chúng tôi song ca bài "Vào Ðời" của Linh Mục Thành Tâm. Nhóm trẻ Svay Pak và chúng tôi có thật nhiều kỷ niệm và ước mơ cho nhau.

Hôm nay, chúng tôi dành trọn một ngày cho những việc riêng tư để thời gian còn lại đi thăm các Họ Ð?o xa gần theo lời của các Ban Hành Giáo. Chúng tôi thật an tâm khi có Bác Út Tâm, Trưởng Ban Hành Giáo của Họ Ðạo Bu Ðinh, tình nguyện hướng đạo cho chúng tôi trong những ngày sắp tới. Thế là đã trải qua nửa cuộc hành trình thăm viếng bà con Việt Nam tại Kampuchia.

Buổi chiều, chúng tôi ghé qua văn phòng hãng Malaysia Airlines để xác định ngày giờ về Hoa Kỳ, rồi tạt vào Chợ Mới (Central Market) kiếm ít quà Kampuchia cho anh em trong nhà. Ði mỏi cả chân mà chẳng thấy món gì hấp dẫn. May sao, đi kiếm mua túi"dzết" kiểu Kampuchia chẳng có thì gặp được một chị Việt Nam bán võng. Mua mở hàng cho chị hai cái để về treo trong vườn nhà cho anh em dùng. Xuống chợ Russian Maket, chúng tôi sắm được ít tượng gỗ voi về làm quà cho anh em. Thế nào tôi cũng biếu cho Cha Ðoàn Trọng Sơn, CSsR, một chú voi gỗ nhân ngày sinh nhật tứ tuần của ngài. Loay hoay thế mà cũng trôi mất một ngày. Chúng tôi về lại khách sạn chuẩn bị cho cuộc hành trình xa sắp tới.

Ngày 15 tháng 8

Từ ngày hôm nay trở đi, chúng tôi dành hết thời gian còn lại đi thăm những họ đạo dọc theo nhánh sông Bassac trước rồi đến những họ đạo nằm ven mé sông Mekong sau. Hôm nay, chúng tôi mừng lễ Ð?c Mẹ Hồn Xác Lên Trời tại Họ Ðạo Bu Ðinh, một nhà thờ nổi trên bãi sình đầy rác rưởi và lục bình. Ngày hôm sau (16 tháng 8), có khoảng 100 giáo dân đi hai xe du lịch lớn tháp tùng chúng tôi xuôi về Họ Ðạo Sa Ang, Tam Bảng (Po Thy Ban), và Bình Di (Chrey Thom). Ðoạn đường thật xấu, chi chít những "hố bom B 52". Ðể đến Họ Ðạo Tam Bảng, đoàn chúng tôi phải dùng xuồng máy qua sông. Nhìn con nước xuôi về Nam mà nhớ đến quê hương. Sau đó, chỉ còn một số nhỏ theo chúng tôi hướng về Bình Di, giáp biên giới Châu Ðốc, Việt Nam. Cách Bình Di khoảng 3 cây số, nhóm chúng tôi phải lấy xe đúp (Honda ôm) tiếp tục hành trình vì cầu cống đang được sửa lại. Vì tới Bình Di đã tối, Cha Hoà và Ban Hành Giáo đồng ý có một Thánh Lễ vào sáng ngày mai. Ðêm về, ngủ chẳng tròn giấc. Nào là tiếng ểnh ương kêu, nào là tiếng chó gầm gừ xâu xé nhau vì miếng ăn. Bấc giác tôi tự hỏi lòng: Liệu có chịu được khi Chúa gửi đến đây chăng? Tôi mong ra đến biên giới Việt-Miên để nhìn mảnh đất quê hương giờ này ra sao. Phì nhiêu hay cằn cỗi? Ước mơ có bấy nhiêu mà cũng chẳng thành vì sau bữa ăn trưa, Cha Hoà đi thăm kẻ liệt. Chẳng biết về sớm hay muộn nên tôi cứ đi ra đi vô lòng nôn nao vô chừng. Có chừng mươi bé gái luẩn quẩn ngoài phòng khách. Tôi ra gợi chuyện cho qua giờ, mới hay chúng tới để tiễn chúng tôi đi. Các em thật đơn sơ chân thành. Có vài em trong nhóm, sáng qua biên giới học tiếng Việt, chiều về bên này học tiếng Miên. Nỗi lo của các em và gia đình sắp tới là làm sao có xe đi học trường trung học cách xa mấy cây số. Tôi an ủi các em bằng vốc kẹo chanh đem từ Hoa Kỳ sang. Quên hết nỗi lo, giờ chỉ biết toe toét cười nói: "Kẹo ‘ngoại’ cũng bằng kẹo ‘nội’, phải không mấy đứa?" Tiếng nói giọng cười hồn nhiên của chúng làm tôi cũng vui lây quên mất quê hương ẩn sau chòm cây xanh. Trưa mai (ngày 17 tháng 8) nhóm chúng tôi ngược về Phnom Penh. Nhớ lại con đường hố bom mà ngao ngán. Sáng sớm ngày 18 tháng 8, Bác Út Tâm và 3 người con của Bác dùng Honda đưa chúng tôi đi thăm hai họ đạo Hố Trư (Flou Tray) và Ván Ép (Rong Chak) bên bờ sông Mekong. Một lần nữa chúng tôi có dịp đi ghe máy qua sông. Gió sông lồng lộng thổi rát cả mặt. Chợt nhớ ngày nào vượt biển xa rời quê hương yêu dấu. Khi về lại Phnom Penh, 3 chiếc xe của chúng tôi phải đi sát nhau để tránh mọi nguy hiểm có thể xẫy ra trên quốc lộ số 1 vừa tối, vừa vắng xe. Trưa ngày 19, Bác Út Tâm và chị Ngọc Xuân đưa chúng tôi đi xem vết tích của nhà thờ Russey Keo. Tôi có chụp ít tấm hình đem về cho Cha già Lê Huy Bảng của Dòng ở Hoa Kỳ xem nơi ngài đã đến giảng đại phúc thuở nào nhưng nay chẳng còn gì cả.

Theo lời xin của một số Ban Hành Giáo, chúng tôi tiếp tục khăn gói lên đường gặp gỡ bà con bổn đạo Việt Nam sau Thánh Lễ Chúa Nhật 20/08 tại Họ Ðạo Pochentong bên cạnh nghĩa trang Bộ đội Việt Nam, nơi bà con di tản của Họ Ðạo Chak Ang Re Krom đang trú ngụ. Có tin vui từ Ban Hành Giáo Chak Ang Re Krom: "Ðức Cha đã mua cho họ đạo khu đất để ở và làm nhà thờ. Sau mùa lụt sẽ dời về đất mới." Tạ ơn Chúa vô vàn! Tại đây, tôi có dịp gặp cô bác anh chị trong Hội Gia Ðình Thánh Gia. Thoạt đầu, hội chỉ quy tụ những anh em tu xuất của chủng viện Ba Nam ngày xưa với mục đích: sống đùm bọc nhau trên xứ lạ quê người và tận tình làm việc tông đồ trong mọi lãnh vực. Sau này, để có thêm người cộng tác vào việc tông đồ, hội kết nạp thêm phụ nữ vào nữa. Hiện nay, hội có đúng 30 hội viên. Hầu như nhà thờ của họ đạo Việt Nam nào được xây lên cũng có bàn tay đóng góp ít nhiều của Hội Gia Ðình Thánh Gia.

Chiều đó, có Bác Út Tâm và Dì Bảy y tá hộ tống chúng tôi đi Hố Lương (Neak Luong). Chiếc Toyota Camry 89 đưa bảy người xuôi theo sông Mekong. Chúng tôi phải mua đứt một băng ghế để 3 người ngồi thoải mái, chứ không gã tài xế sẽ nhét thêm một người vào nữa là như nêm cối. Băng ghế trên, tội nghiệp Dì Bảy, Dì đành lòng ngồi nép một chút để vừa đủ cho 4 người, kể cả tài xế. Xuống bến xe, chúng tôi lên phà qua bên kia sông Mekong là tới Hố Lương, thuộc địa phận Kampong Cham và Tỉnh Prey Veng. Tại họ đạo này, Cha Hoà không làm lễ được vì chưa xin được phép của Cha Quản Nhiệm. Giáo Xứ này đông giáo dân Việt Nam nhất (300 gia đình Công Giáo). Tại đây cũng có hai chùa Việt Nam vì có đến 700 gia đình thiện nam tín nữ. Tuy không làm lễ được, nhưng Cha Hoà đã chia sẻ Lời Chúa cho bà con. Qua một đêm không tròn giấc ở đây, ngày mai chúng tôi lên xuồng máy qua Mekong trở lại địa phận Phnom Penh đến Họ Ðạo Hố Gai (Kumpung Chumlong). Sau Thánh Lễ, chúng tôi vội đến Họ Ð?o Cù Lao Kết (Kok No Rea) nằm trên đường về Phnom Penh. Họ đạo này đáng thương lắm! Nước lũ dâng ngập nửa nhà thờ. Ban Hành Giáo mua ván làm sàn trên mặt nước, bởi thế, lúc đứng dậy đầu chúng tôi gần đụng mái nhà thờ. Thật thú vị khi tham dự Thánh Lễ, nhìn xuống chân thấy con nước rì rào chảy qua hoà lời tán dương Thiên Chúa. Họ đạo đang xoay tiền để mua khoảng đất khô trên bờ sông làm nhà thờ. Chẳng biết đến bao giờ mới được. Khi hoàng hôn bắt đầu xuống cũng là lúc chúng tôi lên xuồng máy đến thăm Họ Ð?o Bãi Cải (Arey Ksach) bên kia Mekong. Thánh Lễ cuối cùng với bà con Việt trên đất Kampuchia được dâng lên trong cơn mưa rả rích làm lòng thêm chùng. Trong bài giảng, Cha Hoà nói lời từ biệt và trao dâng toàn thể bổn đạo Việt Nam cho lòng Chúa nhân từ và Từ Mẫu Hằng Cứu Giúp. Chẳng biết đến khi nao mới gặp lại nhau. Còn nhiều cách trở lắm mới có thể đến cùng chia ngọt sẻ bùi với đồng bào tôi ở vùng đất nhiều đau thương này.

* * *

Sau một ngày nghỉ ngơi và thu dọn hành lý, chúng tôi về lại Hoa Kỳ vào sáng ngày 23 tháng 8. Chấm dứt 18 ngày hành hương gặp gỡ, cảm nghiệm và đem niềm vui hy vọng của Thiên Chúa đến cho đồng bào Công Giáo Việt Nam tại Kampuchia. Không như lúc chúng tôi xuống phi trường Pochentong, đầy lo lắng và cảnh giác, một số Cô Bác anh chị đem xe đón chúng tôi ra phi truờng. Lúc này vầng tim ấm áp bao nhiêu, lúc chia tay vào phòng cách ly vầng tim thổn thức bấy nhiêu. Tôi vội quay đi không dám nhìn giòng lệ nhòa trên mắt họ. Bác Thanh đã đứng tuổi rồi cũng run giọng hẹn ngày gặp lại. Tạ ơn Chúa và Mẹ vì những tấm lòng đáng quí đó.

Ngồi trên phi cơ, tôi nhớ lại những gì Cha Hoà làm để củng cố đức tin của bổn đạo và những bất hạnh họ gặp phải trong cuộc sống lưu vong. Tới họ đạo nào cũng vậy, Cha Hoà dành ra nửa giờ đố vui giáo lý cho các em. Em nào trả lời trúng được thưởng 500 Riel (1 Mỹ kim đổi được 3.950 Riel). Sau giờ đố vui là giải tội cho người lớn. Có Cha giải tội bằng tiếng Việt nên bổn đạo gọi nhau đi rất đông đến nỗi Cha Hoà giải tội không kịp thở phải hẹn sau Thánh Lễ tiếp tục giải tội. Cha Hoà còn dành giờ gặp nam giới, nữ giới riêng để khuyên họ can trường sống niềm tin của các Thánh Tử Ðạo Việt Nam trong mọi hoàn cảnh và nêu gương sáng cho con cháu. Nếu họ đạo nào có kẻ liệt, Cha cũng đến thăm, cầu nguyện và cho rước của ăn đàng. Ở họ đạo nào tôi cũng nghe bà con nhắc nhớ đến các Cha thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế giảng đại phúc mấy mươi năm trước và ao ước chúng tôi trở lại tiếp nối bước đi của bậc cha anh. Nghe lời ấy, vừa hãnh diện, vừa mủi lòng.

Bà con Công Giáo bên ấy thường làm nghề đánh cá, mua bán ve chai, thợ mộc thợ nề. Chỉ có một số nhỏ là khá giả, phần đông là nghèo khổ. Cả gia đình đổ ra đi làm mới có miếng ăn. Vì chiến tranh, bà con chạy về Việt Nam không đất không nhà, rồi trở lại đất Miên với hai bàn tay trắng. Có được cái nhà miếng đất lại chạy về Việt Nam để giữ mạng sống. Cứ thế hoài bà con mình thành kẻ vô gia cư, vô địa táng. Hỏi rằng: Ở đâu cũng khổ, sao không về quê hương mình làm ăn. Xin đáp: Ở Miên khổ thiệt nhưng ít là còn miếng cháo húp. Chứ ở xứ mình mà khổ thì có nước nhăn răng. Sao mà thấy xốn xang trong lòng! Bà con mình không có đất làm nhà nên đi thuê đất bên cạnh bờ sông cho rẽ. Mỗi năm tiền thuê chừng 10 đến 20 Mỹ kim tuỳ theo vị trí đất. Dẫu biết rằng đất bên cạnh bờ sông mỗi năm chịu lụt 4 tháng nhưng biết cách nào hơn. Ðất nơi khô ráo thì mua không nổi. Thuê đất bên bờ sông tuy bấp bênh mà lại dễ cho nghề đánh cá. Nghề cá hai năm trước, có làm có ăn. Hai năm sau này, có làm chẳng đủ ăn. Chính quyền các cấp thi đua xuống hạch sách đủ điều để làm tiền bà con mình Chạy tiền đóng cho mấy ổng còn bở hơi tai thì còn tiền đâu mà ăn với uống. Hỏi rằng: Sao không đến xin Hội Nhân Quyền hay toà Ðại Sứ Việt Nam can thiệp giúp cho. Xin thưa: Hội nhân quyền chẳng để tâm giải quyết cho, còn toà Ðại Sứ Việt Nam thì khuyên: "Thôi! Mình ở nước người ta nên ráng mà chịu đựng bà con ơi!" Cũng mang danh là Việt kiều, sao bà con Việt kiều ở Kampuchia khổ quá xá! Cũng vì miếng ăn mỗi ngày, có giờ đâu mà cắp sách đến trường. Họ Ðạo Hố Gai vừa được Hội Coerr của Thái Lan giúp xây cho ngôi trường khá khang trang. Ðầu năm học, số học sinh ghi danh trên 150 em. Chưa tới nửa năm sĩ số tụt xuống còn 17 em. Người Miên biết người Việt giỏi hơn họ nên dứt khoát không nhận vào trường công lập. Có đút lót để được đi học đi chăng nữa, khi ra trường họ không cấp chứng ch? cho mình. Họ muốn người Việt trên đất Miên không có cơ hội ngóc đầu lên và mãi mãi chìm trong kiếp sống thấp hèn. Thân phận đồng bào máu đỏ da vàng ở Kampuchia như thế đó nhưng lại chẳng ai biết tới. Buồn thay!

Không phải "còn một chút gì để nhớ để quên" mà là còn lắm thứ để nhớ chẳng quên khi nghĩ đến con cháu Tiên Rồng, con cháu các Thánh Tử Ðạo Việt Nam đang hụt vật chất, đang vơi tinh thần tại miền Chùa Tháp xa lạ đó.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002