Đại Chúng số 115 - ngày 1 tháng 2 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Lan Ranh Quoc Cong

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Kich Mot Hoi Tao Quan Qui Mui

Ve Viet Nam Van Hai

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Nhan Dam Xuan Nam De

Dau Nam Qui Mui Noi Ve Lich

Nam Moi Noi Ve Cac Hien Tuong

Nam Mui Noi Chuyen Con De

Cong Nghe Phuc Vu Chien Tranh

< Van Con Mua Xuan

Xuan Qui Mui-Xuan Cau Nguyen Phuong Du

Vũ trụ & Con người

Hoa No Vuon Le

Lieu Nuoc Trang Co

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

Giai Thoai Van Chuong Hien Dai

Sua Ten Tac Pham Cua Nguoi Qua Co

Nhung Tac Dong Van Hoa

A KY OPPONENT LIVES IN ‘EXILE’ IN WASHINGTON

Về Việt Nam

Vân Hải

Họ là những người say mê du lịch. Một năm không đi xa một lần không chịu nổi. Nhưng chẳng phải chỉ vì ưa thích du lịch mà năm nào cũng đi, mà phải nói ngay rằng họ là những người có nhiều may mắn. May mắn đẩy đưa họ có được cuộc sống thoải mái như thế.

Khi hiệp định Genève chia cắt mảnh đất nước thân yêu hình chữ S của chúng ta ra làm hai nước khác biệt nhau rất xa về ý thức hệ, như ánh sáng và bóng tối, thì họ vừa vào lớp mẫu giáo. Ngay sau đó, sinh sống dưới trời tự do nắng ấm của miền Nam phú cường, họ lớn lên trong sự sung túc của gia đình. đó là điều may mắn thứ nhất. Họ lại có cái may mắn thứ hai là học rất giỏi, học nhẩy lớp rồi thi đâu đậu đấy. Thế là cái học bổng nắm chặt trong tay. Và thế là đi du học và trở thành người có bằng cấp, nở mày nở mặt với đời. đấy là điều may mắn thứ ba. Nhưng điều may mắn thứ tư thì quá to lớn. ở lại trên đất của Nhân Quyền, của Tự Do, họ không biết thế nào là lăn lộn nơi bùn lầy nước đọng, nơi rừng thiêng núi thẳm, ăn cơm gạo xấy, cầm súng bảo vệ gia đình và quê hương với đồng lương lính mạt rệp, mà cái chết, ít ra là cái khổ, cận kề hàng ngày. Họ không phải hoảng hốt, thất loạn tìm mọi đường, mọi phuơng cách trốn lánh quân cộng sản khi hàng trăm ngàn người ùn ùn từ miền Trung di tản vào Nam và rồi dân cả hai miền đều kẹt cứng như chuột sa chĩnh nước, sắp chết đuối đến nơi, khi cộng quân đuổi theo sát gót, dồn vào tận miền đất cuối cùng. Họ không biết đến sự chua chát, hoặc nỗi sợ hãi hay kinh hoàng khi xe tăng cộng quân tràn vào Saigon. Họ không bao giờ được nếm mùi vị hột bo bo ra làm sao.

Không bao giờ bị xếp hàng cả ngày để đong ít gạo hẩm về nuôi gia đình. Không bao giờ phải chạy đôn chạy đáo bán tất cả mọi thứ trong nhà để có tiền nuôi cha mẹ, vợ con thoát chết đói, thoát cảnh ăn thịt người như em bé Bắc Hàn trong cuốn phim thời sự được chiếu nhân dịp túc cầu thế giới năm 2002 vừa cho thấy. Họ không bao giờ có sự đắn đo giữa quyết định thôi đành uống thuốc chuột cho chết cả nhà hay mở lựu đạn cho nổ tung tất cả để vợ chồng con cái cùng được chết bên nhau, hay là cần phải bán máu hoặc bán thân nuôi chồng ở tù, nuôi con nheo nhóc. Họ cũng không biết thế nào là cái nhục khi phải gánh phân người, phải lao động cực nhọc, phải cúi đầu tuân lệnh quản giáo trại tù có mỹ danh trại cải tạo, phải uất hận khi chính bạn bè có thể trở thành ãng ten, tay sai cho kẻ thù. Họ cũng không bao giờ biết cảnh tính toán vượt biên, vượt biển, không bao giờ ỏhưởngõ nỗi dằn vặt, sự đắn đo trong quyết định dứt bỏ tất cả, trong đó thường là những người thân thương của mình, kể cả bỏ nước ra đi tìm sự sống cho chính mình và cho những người thân hằng trông chờ ở sự thành công của mình. Và một khi chí đã quyết, lòng còn vương vấn, mà vẫn phải bước chân ra đi, để rồi gặp bão, gặp hải tặc hãi hùng đến mức nào.

Họ cũng không biết thế nào là hồi hộp lo sợ giấy tờ bảo lãnh đoàn tụ gia đình không đem đến kết quả như ý. Họ không biết khi bơ vơ sang đến đất lạ thì tủi thân tủi phận biết dường nào, nhất là khi gặp lại một số bạn bè xưa, nên danh nên phận, những người may mắn như họ, ra đi đã lâu, chỉ còn chút ấn tượng mơ hồ về một đất nước xinh đẹp nhưng chẳng ngờ hiện tại tan hoang, rã nát bởi một ý thức hệ sai lệch với con người Việt Nam. Họ không thể tưởng tượng nổi nỗi vui nào có thể an ủi được những kẻ xấu số bằng sự cảm thông, nhất là sự hiểu biết, không phải thương cảm cho cái thân tỵ nạn của bạn họ mà cho tình trạng phá sản ngặt nghèo của đất nước hiện nay.

Cái may mắn thứ tư này đã cứu họ thoát không biết bao nhiêu thời gian đau khổ và tủi cực trong đời. Chẳng ai ganh tị với họ vì đã biết rằng đó là nhờ may mắn Trời cho họ. Kiếp trước họ phải ăn ở tốt lành nên kiếp này họ hưởng quả tốt. Mừng cho họ. Thế nhưng những người không may mắn thì chẳng lẽ vì ăn ở không ra gì trong tiền kiếp? Toàn dân Việt Nam hiện đang trầm luân trong nghèo đói, trong vô luân, trong ngu dốt, trong độc tài chẳng lẽ cũng chỉ vì đã ăn ở không tốt? Thế còn những kẻ bất tài vô tướng, nhưng giầu sang, phú quý nhờ tham nhũng, nhờ thủ đoạn, đang đè đầu cưỡi cổ dân đen trong nước thì là kẻ nào? ở đâu chui ra? Chẳng lẽ vì tiền kiếp chúng ăn ở tốt nên đang hưởng quả ngon?

Thế thì họ, những người may mắn, vừa về chơi Việt Nam một tháng, trở qua Pháp, cho bạn bè, trong đó có tôi, xem cuốn phim họ quay suốt những chặng đường du lịch từ Bắc chí Nam. Họ đi chơi với những người bạn ngoại quốc da trắng. Cả đoàn 8 người thuê xe 12 chỗ đi khắp nước Việt Nam. Thích đâu dừng lại nơi đó. Ăn ở có khách sạn sang trọng. đến những nơi miền thượng du Bắc Việt thì có nhà của dân địa phương cho mướn và nấu ăn cho. Vào miền Nam, về quê, thì cũng lại thuê nhà của dân địa phương, do có người ở Việt Nam giới thiệu và cũng nhờ nấu những món ăn đặc biệt của vùng đó.

Cuốn phim đưa tôi đi từ Bắc chí Nam. Với cuốn phim, tôi phát giác ra một miền Bắc, miền thượng du Bắc Việt thì đúng hơn, đẹp mê hồn. Những đồi núi xanh lam, mờ ảo trong mây, lóng lánh trong sương, những thửa ruộng nho nhỏ, cong cong uốn theo triền núi, như những bực thang có nhiều đường nét đặc biệt, những con người bộ lạc mộc mạc, mà thời gian và thời cuộc không thay đổi nổi, hoặc chỉ thay đổi bề mặt.

Rồi nơi mà ai ra Bắc cũng phải đến là Vịnh Hạ Long. Phong cảnh thần tiên, núi non lơ lửng soi mình trong nước xanh thẳm, thuyền buồm lờ lững buông trôi theo sóng lăn tăn, quanh co bên những ngọn núi nhỏ lớn. Tưởng như theo chân hai chàng Lưu Nguyễn lạc chốn Bồng Lai Tiên Cảnh. Nhưng thực tế níu kéo về cõi trần với đôi lần lươn lẹo giá cả thuê mướn thuyền bè nên nhiều người mau bị rơi trở về thực tại. Rồi chùa Hương, động Hương Tích, chùa trong chùa ngoài. Nại cớ chùa trên chùa dưới xây cất làm sao đó mà du khách chỉ tốn tiền cúng chùa, cúng sư. Chắc chẳng còn vị chân tu nào ở chốn.....phồn hoa này, vì chùa hoàn toàn không còn vẻ thanh tịnh nữa mà nườm nượp kẻ ỏđi xemõ sư quốc doanh tụng kinh gõ mõ, lần tràng hạt, miệng nam mô mà bụng chứa một bồ dao găm. đường lên thiên thai đầy chông gai, đầy mưu mô lường gạt những kẻ ngây thơ đang ở đâu đó nơi an lành lại cố tìm đường về thăm lò luyện ngục.

Chiếc xe chở khách du lịch tiến dần xuống miền đồng bằng sông Hồng. Con sông đỏ ngầu phù sa cuồn cuộn dưới cây cầu nổi tiếng nhưng nẫu nát, tương tàn, mặc dù mới đây đã được tu bổ lại. Nước sông cuộn phù sa đổ ra biển trông như máu dân Việt Nam đang trào ra biển đông trong thời quốc nạn. Những con người tơi tả đang đạp xe qua cầu chen chúc với vài xe hàng ọp ẹp, long lở. Thành phố Hà Nội nhung nhúc xe đạp thật hỗn tạp và người buôn bán ở lề đường, ở các gốc cây trông thật sập xệ. Hàng phố hai bên chật hẹp, rêu phong, xác xơ, vôi vữa long lở, đen ngòm mầu thời gian. Vài căn nhà còn mang dấu vết kiến trúc âu châu nổi bật nhờ lớp vôi vàng mới quét. đó là các công sự hay nhà của các cán bộ thật cao cấp. Tuy nghèo Hà Nội vẫn đẹp, một nét đẹp hoài cổ, ỏvết xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dươngõ. Nhưng đừng nhầm lẫn cái đẹp nơi phong cảnh với cái đẹp trong nết na của người Hà Nội ngày nay. Những người con gái chính gốc Hà Nội thanh lịch vẫn tha thướt trên ba mươi sáu phố phường đa số đã di cư từ khi chia đôi đất nước và bây giờ những cụ già sống nơi đất khách quê người chính là họ. Ngày nay Hà Nội đứng hàng đầu về nạn phá thai, lấn lướt cả Saigon và Cần Thơ đấy.

Vùng Hồ Hoàn Kiếm vẫn thơ mộng với hàng dương liễu rủ bóng la đà vờn nước xanh. Nhưng người dân Hà Nội nói rằng rùa thần đã mấy lần nổi lên. Rùa thần to lắm. Rùa thần mà nổi lên là có điềm lạ. Người ta xầm xì nho nhỏ với nhau rằng chắc đó là điềm đảng cờ hồng sắp sụp đổ. Có người không tin dị đoan, nói rằng sở dĩ rùa ở ẩn lâu năm phải ngoi lên mặt nước là vì nước hồ bị xú uế, rùa ngộp, chịu không nổi phải ngoi lên để thở. Dù là chuyện báo triệu cờ hồng sắp gẫy hay là chuyện thực tế rùa ngộp thở, mấy năm sau này, nhân cơ hội có nhiều người gốc Việt ở ngoại quốc về thăm quê hương, có cả người da trắng, mà không phải Nga Sô, lang thang du lịch khắp Việt Nam, dân trong nước nhờ đồng tiền ngoại cũng thở ra chút đỉnh và nhân đó hơi vui vẻ nói năng ỏvung tí mẹtõ một tí, đấy là theo nhận xét của nhà cầm quyền. Vì thế mới đây, nhà nước CSVN lại có lệnh ỏkhuyênõ người dân trong lúc vui vẻ, không nên ồn ào nói xấu nhà nước.

Thành thử người dân bảo nhau chuyện cờ hồng sắp gẫy chỉ nên nói tới một cách vừa phải. Cũng như chuyện cắt đất nhượng biển cho Trung cộng, nếu có ai biết, thì cũng chỉ nên xầm xì mà thôi. đừng ồn ào, chỉ thì thầm với nhau, người nọ truyền tai người kia, không để lọt tai nhà nước thì không sao cả, yên tâm không vi phạm luật tự do phát biểu theo chiều hướng của đảng nơi xứ này. Cũng như vì không thể kiểm soát những liên lạc điện toán hay nghe đài phát thanh ngoại quốc, nhà nước đã có biện pháp rất cố hữu là tố giác. Một số điện thoại đặc biệt được thông báo cho dân học thuộc lòng, (nhưng dân có chịu học thuộc không là quyền của dân chứ). Gọi là số điện thoại tố cáo. Ai biết được ai hay xài điện toán lia chia, ai biết được ai hay nghe đài phát thanh ngoại quốc, ai biết được ai hay nói xấu nhà nước, thì cứ việc bốc điện thoại và quay số đặc biệt này, rồi tha hồ... nói xấu, tố giác, kể tội người kia...với công an phường, quận. Không nghe nói để bù lại, kẻ tố giác nhận lãnh được quà cáp gì. Nghĩ rằng bất quá sẽ được một giấy ban khen đã giỏi lẻo mép, loại ỏcông dân tiên tiếnõ là cùng. Cũng vì áp dụng mưu kế dùng lời tố giác này mà trong tù cải tạo trước đây, lắm người đã bỏ mạng oan uổng.

Cảnh Hồ Hoàn Kiếm mờ đi, máy quay phim tự nhiên cho thấy lù lù ngay giữa thủ đô nghèo nàn dựng lên một ngôi nhà đồ sộ hình vuông, mái bằng, đứng giữa một quảng trường rộng. đó là nơi ướp xác của linh hồ đã đem đất nước Việt Nam thân yêu hình chữ S của chúng ta đến thảm nghèo, đói khổ, vô luân lý, vô đạo đức, như ngày nay. đó là đảng trưởng của đảng cờ hồng mà người dân Hà Nội đang xầm xì chuyện rùa thần nổi lên báo triệu ở Hồ Hoàn Kiếm. Ngôi nhà ở đấy, không phù hợp gì đến khung cảnh chung quanh. Xác ướp nằm đó, không ai cần đến. Chỉ thêm tốn tiền dân phải lo thắp đèn cho sáng, phải lo trả lương cho lính gác. Thế mà hằng năm vẫn có các công sở bắt buộc công nhân giả bộ đi thăm viếng chiêm bái. Có biết chăng, nếu không bị cưỡng ép, chắc chắn chẳng người dân nào tự nguyện đến đây. Nhưng đảng cờ hồng và nhà nước không hề biết rằng chẳng những đã không cầu an cho hồn cái xác này, người dân bị lùa đi chiêm bái còn vừa xếp hàng lũ lượt đi qua cái xác ướp vừa phỉ nhổ nó, vừa nguyền rủa nó. Nó và đảng của nó.

Phong cảnh Hà Nội tấp nập xe đạp, xe xích lô và những quán hàng xập xệ với những con người nghèo nàn mờ đi. Cuốn phim đưa cả khách du lịch lẫn người xem phim về miền Trung. Con đò trên sông Hương, tiếng đàn tranh nhẹ khẩy khúc Nam Ai, nghe não nuột. Cảnh các cô gái mặc áo dài chèo thuyền, thả đèn hình cánh sen trên sông đêm thật đặc biệt. Các cô này thuộc đoàn văn công nhà nước chứ không phải con gái thường dân xứ Huế được nhẩn nha rong chơi. Con gái nhà tử tế, có đạo đức, có luân lý, thì buổi tối lo thu rút trong nhà giữ gìn nền nếp và tần tảo. Những cô nào ban đêm còn nhẩn nha bên ngoài như những cô gái thả đèn trên sông kia thì cũng nên...xét lại. Thời buổi này khó phân biệt cô nào mắc bệnh aids, cô nào không. Cầu Trường Tiền mất nhiều hấp dẫn mặc dù vẫn có vạt áo dài trắng bay bay trong gió chiều. Những lâu đài của một thời vàng son vang bóng. Rêu phủ quanh hồ sen. Khu chợ đông Ba không còn những cánh áo dài buôn thúng bán mẹt, hoặc là rất hiếm. Miền Trung đẹp, nhưng ỏquê hương em nghèo lắm ai ơiõ vẫn còn đó. Có thể cái nghèo còn lớn dần theo năm tháng và nới rộng thêm.

Xe dừng lại ở Hội An. Tiếng người trong cuốn phim trầm trồ khen phong cảnh đặc biệt của nơi này. Nửa ta nửa tàu. Vùng này xầm uất. Có tiệm may áo dài cấp kỳ, sáng đặt tối có áo mặc ngay. Bà con du khách đặt may ào ào. Nghề thợ may áo dài ở đây xem ra sống được. Mừng cho họ.

Chiếc xe du lịch suôi về miền Nam. Xe tiến xuống Nha Trang, chỉ phớt qua vì du khách không ở lại lâu. Nha Trang đánh mất tiếng thơ mộng của miền thùy dương cát trắng rồi. Chẳng hiểu vì sao. Có lẽ đã có một thời bãi biển Nha Trang là mồ chôn rất nhiều người di tản, trốn lánh cộng sản, xác chết dật dờ trên sóng Nha Trang ngày đó đã rữa nát, nhưng oan hồn còn vất vưởng chưa tìm ra nơi trú ẩn ấm lòng ? đà Lạt cũng không giữ chân du khách được lâu. Những người ở xứ lạnh còn lạ lùng gì sương mờ, không khí man mát, lành lạnh ? Còn thèm thuồng gì những trái dâu đỏ chót, những trái mận ngon ngọt ? Vì thế Nha Trang ngơ ngẩn và Đà Lạt đìu hiu.

Saigon ồn ào, náo loạn hiện ra trong ống kính. Những cao ốc nguy nga, huy hoàng, ngất ngưởng chọc lên trời thách đố. Nhưng ông trời đâu có chịu thua. Qua tay những kẻ tham nhũng, qua những luật rừng rú, ông Trời làm cho những người muốn đầu tư ngất ngư con tầu đi, chóng mày chóng mặt, bao nhiêu rượu uống đãi đằng cán bộ nôn mửa ra hết, đến tận mật xanh mật vàng, vì phải chi quá nhiều tiền cho những cái bụng tham không đáy của các cán bộ khắp nơi họ đến. Thế là cao ốc bỏ hoang, thế là công trình xây cất dở dang, thế là các oan hồn chết dài dài từ năm 1975 đến nay có nơi nương dựa, trú ẩn, đi về.

Tiếng còi xe inh ỏi, xe cộ đan vào nhau không thành chiều nào cả. Cứ rối nùi, quấn quện lấy nhau, ngược xuôi không rõ nét. Người ta chạy xe đi làm ăn mà như đang ngụy trang đi đánh nhau hay đang thành lập băng đảng cướp. Bịt mặt, găng tay, mũ xùm xụp, kính đen thui. Không thể phân biệt người dân hiền hoà cần che nắng hay bọn cướp thật. Vì lôi thôi, sơ ý, thì cái ví, cái đồng hồ, sợi giây chuyền đeo cổ cũng không cánh mà bay rất dễ dàng. Thời buổi nhiễu nhương nên không thể phân biệt Zorro thật cứu người hay Zorro giả cướp của giết người. ô nhiễm. Thành phố này bị nạn ô nhiễm trầm trọng. Gần chiếm chức của Bangkok ở Thái Lan. Thế rồi phải kể đến băng đảng các yêng hùng xa lộ, con ông cháu cha, con cháu cán bộ cao cấp hay những kẻ do bất lương mà giầu có, chạy xe thục mạng, xả hết tốc lực mà phóng, mà uốn lượn không biết tránh né ai, bất kể đèn xanh đỏ. Thật tài tình. Thật vô trật tự. Tất cả nói lên cách sinh hoạt quá ư...tự do vô kỷ luật của một đất nước ỏthượng bất minh hạ tắc loạnõ. Thế mà cứ bảo VN không có tự do ?

Hàng quán cũng vô trật tự không kém. Bất cứ một mẩu đất nào trống cũng dựng lên một cái quán. Chỉ cần một manh bạt nylon, buộc túm vào các cây quanh đó, vài cái ghế xệp, một bàn thấp. Thế là xong. Nhưng lỗi không ở những người bán quán này. Trái lại họ là những kẻ đáng thương. Lỗi ở nhà cầm quyền không có công ăn việc làm cho họ, nên họ phải tự xoay sở nuôi thân, nuôi gia đình. Không có vốn, không có tiền đóng thuế tiệm, hay sạp chợ, không có tiền đút lót cho công an phường, quận, tỉnh, ăn của đút để mở tiệm, để làm ăn, họ đành sống vất vưởng với những quán hàng dã chiến như thế. Và dù ở trong tiệm hay ngoài lề đường, một người ngồi ăn, vài người ngồi chầu rià để vồ chụp đồ ăn thừa. Cho một người ăn xin, chỉ một phút sau, đã có vài chục kẻ ăn xin bu chung quanh níu kéo, khóc than.

Nhà cầm quyền đã mở nhiều chiến dịch càn quét để đem họ nhốt vào một khu riêng cho chết dần chết mòn trong đó, khuất mắt thiên hạ, nhưng làm sao ép uổng đuợc hết ? Làm sao bưng bít được điều đó ? Họ trốn ra và họ lại đi khắp nơi vừa ăn xin, vừa khoe cách quản lý đất nước tốt và giỏi của nhà cầm quyền, vì thế nhà cầm quyền ức lắm, uất lắm. Nhưng chẳng làm gì được họ cả. Giết người này chết lại có người ăn mày khác hiện ra. Y như Tề Thiên có phép biến hóa thân ra trăm ngàn Tề Thiên khác. Nhưng cũng vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngoan cố không chịu hiểu ý của những người ăn mày kia. Họ muốn nói rằng nếu không muốn thấy họ đi ăn xin nữa, việc dễ nhất và nhanh nhất là nhà cầm quyền đừng cầm quyền nữa, để người khác, đảng khác, thay thế là hết người đi ăn xin liền, hoặc ít ra số người ăn xin cũng sẽ giảm thiểu đi nhiều. Chắc chắn như thế.

Những kẻ ăn xin đó là ai ? Có ai chịu tìm hiểu ? Có phải là những người thuộc chính quyền cũ, cách đây hơn một phần tư thế kỷ bị chiếm nhà, đuổi đi vùng kinh tế mới, họ trốn về thành phố cũ, nhưng không còn nhà cửa, không có hộ khẩu, họ trở thành kẻ sống bên lề xã hội ? Có phải là những kẻ bị quy tội tư sản mại bản, bị cướp hết tài sản, hai bàn tay không, phải đi ăn xin từ bấy đến nay ? Có phải là những người nông dân, không có hoa mầu, đói kém quá, phải bỏ quê lên tỉnh làm kiếp ăn xin ? Có phải là các thương phế binh VNCH ngày xưa và cả phế binh CSVN, tật nguyền, không ai cưu mang, thân tàn ma dại, chỉ còn con đường duy nhất là gợi chút tình thương nơi người chung quanh bằng cách giơ những thương tích không bao giờ lành cho thiên hạ thấy? Có phải là các em học sinh nhà nghèo, không đủ tiền trả tiền học, thất học, dốt nát, phải làm ăn mày độ thân ? Chứ ở đâu ra mà lắm ăn mày đến thế ? Hay là cứ hỏi thử ông cán bộ nào xem ông ta trả lời ra sao ? Chắc hẵn ông lại bảo đó là sản phẩm của ỏMỹ Ngụyõ để lại chứ đảng của ông có bao giờ lại đào tạo ra những con người lười biếng, ăn bám xã hội như thế. đảng của ông phải đào tạo ra những con người siêu việt như ông, biết vơ vét, biết bạc ác, biết tráo trở, biết tham nhũng cho nên mới giầu sụ và hớn hở được ngồi trên đầu trên cổ dân như ông bây giờ chứ ? Đảng của ông làm gì có kẻ ăn xin ở trong nước, chỉ ăn mày khi ra ngoại quốc thôi.

Xe đi tiếp về miền Tây. Con sông Tiền Giang rộng mênh mông. Cái cầu mới thật đẹp. đây là một sự kiên hãnh của nhà cầm quyền. Nhiều tấm bưu thiếp đã chụp cây cầu mới này để quảng cáo cho sự tiến bộ ở Việt Nam. đấy Việt Nam bây giờ văn minh thế đấy. Cây cầu này có kém gì cây cầu Normandie của nước Pháp ? Cần Thơ vẫn trú phú. Cộng sản đã chiếm hơn một phần tư thế kỷ vẫn không thể quật ngã miền Tây xuống bùn đen của nghèo đói. Miền Tây vẫn là miền đất mang nhiều hy vọng, chẳng thế mà ngày 30 tháng 4 năm 1975, đã có nhiều người trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà có dự tính kéo quân về đấy cầm cự, chống trả cộng quân, một mất một còn, nếu không có cái lệnh đầu hàng vô điều kiện quái ác kia.

Cuốn phim kết thúc với tiếng hò miền Nam thật ngọt ngào lồng trong bóng những hàng dừa soi mình trên sông lạch, với cảnh núi non trời nước vùng Hà Tiên. Những người may mắn về thăm quê hương, quay cuốn phim này, còn lồng nhạc của mỗi địa phương vào mỗi khi phim quay qua một miền đất nào. Thành thử cuốn phim thật là hấp dẫn.

Cuối phim, người quay và dựng thành cuốn phim nói vài lời để kết thúc cuốn phim kỷ niệm của mình. Nhưng chẳng hiểu sao giọng lại bùi ngùi :"Đất nước Việt Nam của tôi đẹp quá. Từ khi sinh ra đời, du lịch cũng đã nhiều, nhưng tôi chưa từng thấy nơi nào đẹp và thân thuộc với tôi như đất nước này. Mặc dù đây là lần đầu tiên tôi trở về sau 30 năm xa quê hương. Nhưng càng thấy quê hương đẹp chừng nào, tôi càng thương quê hương chừng nấy, vì thấy rằng những người cai trị đã nỡ tâm để cho một đất nước đẹp đẽ như thế, với những người dân hiền hòa như thế, trở nên tiêu điều, tàn tạ và mất đạo đức như vậy. Thật là xấu hổ. Thật là đáng trách. Tại sao họ không biết nghĩ lại ? Tại sao họ không biết nhìn xa ?"

Màn ảnh đã tắt, người du lịch và dựng phim quay sang bạn bè tâm sự : "Một trong những sự việc đập ngay vào mắt tôi khi về tới Saigon là những cặp vợ chồng chênh lệch tuổi tác. Cứ nhan nhản".

Bạn bè nhao nhao, những câu hỏi, câu phỏng đoán ồn ào căn phòng khách. Người quay phim bảo :"Thời buổi kim tiền, các bà các cô dại gì lấy chồng nghèo. Những thanh niên bằng tuổi các cô thì công ăn việc làm bấp bênh, có khi thất nghiệp, có khi năm thì mười họa mới kiếm ra chút đỉnh, chẳng đủ nuôi thân, tương lai không có. Dại gì các bà các cô gánh của nợ. Chỉ còn các đấng xồn xồn có chút địa vị trong xã hội hỗn mang đó, còn ham vui vẻ, hoặc là chỉ còn các đấng việt kiều yêu quái, vợ già hay góa vợ, có khi là chán vợ ngoại quốc, lại có tiền, hoặc có tiền hưu của ngoại quốc, đủ bảo đảm ỏtương laiõ, nên các cô nhào vào, bám lấy, đánh đu nhan nhản phố phường là thế. Các bạn nên biết thêm rằng khá nhiều đấng mày râu về tận nhà quê ỏmua vợõ. Các cô gái quê nghèo khổ quá đành nhắm mắt đưa chân, may ra có ngày hai bữa cơm. Nhưng nhiều người sa chân vào chốn lầu xanh, còn ghê gớm hơn nàng Kiều ngày xưa. Họ bị bắt buộc rước khách ở Việt Nam cũng đã quá khổ nhưng bị bán cho bọn Chệt, đài Loan, Trung cộng hay Iran, mất tích, biệt tăm, có trời mà biết, cái đó mới khủng khiếp. Thật là tội nghiệp. Tôi cố tình quay cuốn phim này đem về đây cho các bạn xem phong cảnh hữu tình, gấm hoa của đất nước mình, xem cái nghèo khổ của người dân mình, thấy cái chậm tiến, chỉ vì có một nhà cầm quyền bất tài, để chúng ta yêu đất nước chúng ta thêm nữa, và tôi nghĩ rằng một khi yêu ai, yêu cái gì, thì người ta càng mong muốn cho người hay vật mà mình yêu thích đó được sung sướng hoặc tốt đẹp, và như thế chúng ta càng thấy cần phải tìm mọi cách đem tốt đẹp cho đất nước và dân tộc Việt Nam của chúng ta, bằng cách thúc đẩy thay đổi chế độ bất tài và độc tài hiện nay. Thôi chuyện xã hội chủ nghĩa thì nói hoài không hết, càng nói càng thương dân mình và càng căm ghét bọn cầm quyền. Tôi đi một vòng Việt Nam lần này là lần đầu cũng là lần chót. Buồn, buồn lắm các bạn ơi !"

Sau khi xem cuốn phim quay phong cảnh cùng người và vật ở Việt Nam, tôi định viết ra đây vài lời. Nhưng tôi nghĩ lời của người quay cuốn phim này cũng đã nói lên đủ rồi. Thế là tôi giữ im lặng, chỉ thầm cầu nguyện cho việc rùa thần nổi lên là điềm đảng cờ hồng sắp sụp đổ mau thành sự thực và cầu cho toàn dân Việt Nam trong ngoài như một yêu cầu mau chóng thay đổi người cầm quyền. ?

Vân Hải

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002