Đại Chúng số 115 - ngày 1 tháng 2 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Lan Ranh Quoc Cong

1001 chuyện nhớ quên

Đọc báo dùm các bạn

Kich Mot Hoi Tao Quan Qui Mui

Ve Viet Nam Van Hai

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Nhan Dam Xuan Nam De

Dau Nam Qui Mui Noi Ve Lich

Nam Moi Noi Ve Cac Hien Tuong

Nam Mui Noi Chuyen Con De

Cong Nghe Phuc Vu Chien Tranh

Van Con Mua Xuan

Xuan Qui Mui-Xuan Cau Nguyen Phuong Du

Vũ trụ & Con người

Hoa No Vuon Le

Lieu Nuoc Trang Co

Nấu ăn ngon cho chàng

Trang thơ

Giai Thoai Van Chuong Hien Dai

Sua Ten Tac Pham Cua Nguoi Qua Co

Nhung Tac Dong Van Hoa

A KY OPPONENT LIVES IN ‘EXILE’ IN WASHINGTON

 

Sửa tên tác phẩm của người quá cố?

ĐẶNG TRẦN HUÂN

Cuối năm 2002 Thụy Khuê, nhà phê bình văn học, cộng tác viên đài phát thanh Pháp RFI từ Ba Lê sang Wesminster, Nam Cali thuyết trình về ba nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. Trước buổi thuyết trình bà đã được giới thiệu rầm rộ dưới nhiều hình thức trong đó có bài ỏNhất Linh, Giòng Sông Thanh Thủyõ đăng trên nguyệt san Thế Kỷ 21 rồi nhật báo Người Việt số ra ngày 18. 11. 2002. Trong bài bà đã đổi tên tác phẩm Giòng Sông Thanh Thủy của Nhất Linh từ chữ Giòng thanh chữ Dòng và bà viết trong lời chú thích nguyên văn như sau: "Nguyên tựa của Nhất Linh là Giòng Sông Thanh Thủy, chúng tôi sửa lại là Dòng Sông Thanh Thủy cho đúng chính tả"

Đọc lời chú thích đó chúng tôi phân vân tự hỏi Thụy Khuê theo chính tả nào và chính tả nào là đúng? Viết ỏDòngõ đúng chính tả vậy viết ỏGiòngõ có coi là sai chính tả hay không?

Tiếng Việt từ khi được hình thành cho tới nay có lẽ chưa hề có một cuốn văn phạm nào của một tổ chức thẩm quyền về ngôn ngữ quy định thế nào là viết đúng và thế nào là viết sai. Biết bao công trình về văn phạm hay từ điển từ thời Hùinh Tịnh Của, Pétrus Ký cũng chỉ là những công trình cá nhân hay một nhóm người đề ra và người viết - các nhà văn, nhà báo - nếu thấy điều gì hữu lý đáng theo thì tự động chấp nhận mà thôi.

Chuyện cải cách tiếng Việt đã nhiều nhà nghiên cứu đề ra nhiều phương cách rất công phu nhưng không phải không có những điềợu bất tiện. Nhà khoa bảng về ngôn ngữ như tiến sĩ Dương Đức Nhự đề nghị một lối viết mới và gửƯi một tờ tạp chí ở Houston, TX để đăng tải bài này theo lối mới của ông nhưng báo đã từ chối vì không thích hợp với đa số quần chúng. Tiếng Việt đang ngon lành, trơn tru chỉ cần thay đổi một vài từ, vài chữ không hợp lý tại sao lại đưa ra hẳn một lối viết mới lai căng, phức tạp, rắc rốại, tại sao lại mua giây mà buộc vào mình.

Giáo sư quá cố Nguyễn Đình Hòa, tác giả một công trình về tiếng Việt rất công phu nhưng chỉ để cho các nhà ngôn ngữ học tham chiếu thôi chứ chưa thể là khuôn vàng thước ngọc để căn cứ vào đó mà coi là chính tả hay ỏtà tảõ. Trong cuốn Tiếng Việt Chữ Việt của Nguyễn Phước Đáng xuất bản tại San Jose, CA ông Đáng có kể chuyện ông có thỉnh ý giáo sư Nguyễn Đình Hòa về hai từ ỏMùiõ và ỏVịõ. Giáo sư Hòa đã trả lời đại ý là trong tiếng Việt hai tiếng ỏMùiõ và ỏVịõ là một, là đồng nghĩa. Cố nhiên Nguyễn Phước Đáng không chịu. Và nhiều người không chịu lời giải thích này. Giáo sư Hòa bèn dẫn chứng ỏVịõ là mượn từ tiếng Hán và ỏMùiõ cũng là mượn từ tiếng Hán đó nhưng ở vào một thời đại cổ hơn nữa nên hai từ ỏMùiõ và ỏVịõ là một. Cũng như hai chữ ỏphù dungõ mà ỏTừ Điển Truyện Kiềuõ của Đào Duy Anh chỉ căn cứ trên sách Tàu cổ để giảng là ỏcây sen ỏ là không thích hợp. Mặc dù cả hàng mấy ngàn năm trước những nhà thơ cổ Trung Hoa như Lý Bạch, Vương Xương Linh . . . đã dùng ỏphù dungõ là một loài sen cạn nhưng đó là chuyện ngày xưa. Những người kế vị Đào Duy Anh tái bản Từ Điển Truyệạn Kiều năm 1987 đã không còn giải thích phù dung là cây sen nữa.

Ngôn ngữ Việt Nam hiện tại phải phù hợp với thực tế. Nguyễn Du khi phóng tác Kiều ông phải nghĩ tới người Việt, lấy cây cối Việt Nam, phong cách Việt Nam mô tả thì phù dung là phù dung chứ không thể là sen được. Cũng trong thực tế đời sống hiện tại không ai cho mùi và vị đồng nghĩa để có thể nói : "Tôi nếm thấy mùi tanh của cá ươn" hoặc "Chị ngửi thấy vị đắng của hạt tiêu".

Dẫn chứng sách cổ trong kho thư viện, viện bảo tàng rất cần thiết, ích lợi trên phương diện tầm nguyên từ ngữ, nghiên cứu cổ văn nhưng cũng phải so sánh với thực tế, với đời sống hiện tại nếu không sẽ rơi vào mê hồn trận của những chồng sách vở bao la cả hay lẫn dở. Vì thế nếu lý luận hay căn cứ vào chữ cổ để áp dụng nguyên ngữ và dùng cho tiếng Việt hiện hành e sẽ mang đến hậu quả đưa tiếng Việt trở lại thời tiền sử.

Trong ngôn ngữ Việt hiện nay thiếu gì tiếng nghe như không hợp lý nhưng dùng quen rồi được đa số chấp nhận thì chúng ta cũng dùng theo mà không cần truy nguyên gốc gác. Chẳng hạn khi nói ỏđiện thoại cầm tayõ thì ai cũng hiểu là điện thoại cellular chứ có bao giờ cần thắc mắc truy nguyên xem có thứ điện thoại nào cầm bằng chân đâu? Hình thức sao một bản văn, một bức hình tại chỗ gọi là photocopy, nay có thể đi gửi đi xa bằng lối facsimile, FAX được gọi là ỏđiện thưõ không rõ ai đặt ra tiếng đó nhưng nghe xuôi tai được mọi người chấp nhận. Từ khi có internet lối gửi thư email được chấp nhận gọi là ỏthư điện tửõ để khỏi lẫn lộn với điện thư đã có từ trước thì lại được chấp nhận chứ đâu có cần một Viện Ngôn Ngữ Học.

Đối với nhà cầm quyền Hà Nội, vốn dĩ là những người độc tài nên sự độc tài đã đi vào cả lãnh vực ngôn ngữ. Có thời gian báo Nhân Dân của cộng sản đã vận động sửa lại một số từ ngữ đã dùng quen mà họ cho là không hợp lý. Ví dụ chữ ỏcảngõ là ỏbếnõ thì phải có sông, có nước nên phải đổi lại những từ phi cảng, xa cảng vì những nơi đó không có nước. Phải đổi thành ngữ ỏcon ông cháu chaõ thành ỏcon cha cháu ôngõ thì mới đúng với trật tự gia đình. Cuộc vận đông bất thành vì dân chúng chỉ cười thầm và vẫn dùng những điều họ đã quen.

Thất bại, nhà cầm quyền bèn dùng lệnh vì cộng sản quen lối độc tài nên mới dùng lệnh mong thay đổi ngôn ngữ. Cho là dùng chữ I hay hơn, sáng tạo hơn chữ Y nên Bộ Giáo Dục cộng sản ra hẳn một quyết định ngày 5. 4. 84 về việc thay thế chữ Y. (Người quốc gia không chấp nhận sự thay đổi này. Tên nhà văn Doãn Quốc Sỹ viết Y nhưng đôi khi thấy xuất hiện tên Sĩ, hỏi ông, ông cười xòa nói tên ông là Sỹ nhưng nhà in hay bạn bè sửa tên ông, nể quá đành thôi. Mới đây bác sĩ Nguyễn Văn Quý, tác giả "Nhật Ký An Lộc" được ghi trong từng trang sách đúng tên ông là Quý, nhưng ở ngoài bìa họa sĩ Khánh Trường viết là Quí khiến ông tiến sĩ y khoa này nhăn nhó mãi không biết kêu ai trước việc sửa tên ông). Cuối năm 2002 cộng sản ra lệnh muốn dùng chữ Sài Gòn trong các giao dịch hay quảng cáo thương mại phải có giấy phép, nhằm cưỡng bách người dân phải xài chữ ỏthành phố Hồ Chí Minhõ mà họ quá chán ghét. Mấy từ điển tiếng Việt của Hà Nội chẳng hạn như Từ Điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Khoa Học Xã Hội thực hiện năm 1988 còn miệt thị những tiếng người miền Nam vẫn dùng như mùng, mền, mè, vô v .v . . . . gọi là phương ngữ, thổ ngữ. (Mới đây chính phủ Pháp có ban hành lệnh chính thức dùng chữ arobase để chỉ ký hiệu Ỵ trong e-mail nhưng không phải do chính phủ đặt ra, áp đặt dân phải dùng mà chỉ là hợp thức hóa danh từ này vì người dân Pháp đã sử dụng từ nhiều năm rồi).

Dưới chế độ cộng sản còn có những sửa đổi cả gan hơn nữa là đổi tên các danh nhân tiền bối. Trong cuốn "Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam" của Nguyễn Q. Thắng (cái tên cũng còn mập mờ, ám muội) và Nguyễn Bá Thế do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội thực hiện năm 1987 và cả khi tái bản , các tác giả đã đổi những nhân vật họ Huỳnh thành Hoàng, Chu thành Châu, Vũ thành Võ v .v . . . Do đó trong từ điển có những danh nhân như Hoàng Thúc Kháng, Hoàng Tịnh Của, Châu Mạnh Trinh, Võ Ngọc Phan, Võ Trọng Phụng . . . Làm như vậy không những kỳ quặc mà còn là một điều bất kính với tiền nhân.

Một chế độ mà coi thường ngôn ngữ như thế thì nếu họ có đặt ra một quy định về chính tả chúng ta cũng không thể công nhận. Người Việt ởƯ hải ngoại ra đi từ 1975 không ph?i là Việt kiều mà là những người tỵ nạn. Họ vẫn tôn thờ chính nghĩa quốc gia, vẫn tôn thờ lá cờợ vàng ba sọc đỏ thì nếu trong nước có đặt ra những quy định về ngôn ngữ ta không phải lấy đó làm tiêu chuẩn để tuân hành mà điều gì nghe đươc thì áp dụng, chướng tai gai mắt thì bỏ qua.

Cuối năm 2002 trên Internet có một bạn vô danh bắt bẻ một nhà văn viết ỏchia xẻõ với chữ X mà ông ta cho là sai. Một bạn khác dẫn chứng nhiều từ điển thì cũng có cuốn viết là ỏchia sẻõvới chữ S. Để đóng góp phần nào thống nhất cách viết trong khi chưa ai có thẩm quyền về chính tả riêng tôi không câu nệ sách Hà Nội, Sài Gòn xưa hay hải ngoại mà khi phân vân vẫn dựa theo hai cuốn "Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị" của Lê Ngoc Trụỳ xuất bản năm 1959 tại Sài Gòn và cuốn "Từ Điển Chính Tả Thông Dụng" của Nguyễn Kim Thản do nhà Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp xuất bản năm 1984. Tôi không tuyệt đối theo hai tác giả này vì có khi họ cũng mâu thuẫn nhau. Trong trường hợp đó đành dùng theo cách quen dùng từ xưa như một truyền thống. Và những tiếng miền Nam được dùng rộng rãi trong một nửa nước với dân số đông hơn miền Bắc thì phải công nhận cả hai, không biết thì học, chứ không như Hà Nội miệt thị tiếng Nam là thổ ngữ.

Do đó thì những từ ỏchia sẻõ hay ỏgiòng sôngõ đã dùng lâu rồi sao lại đổi làm chi. Đó chỉ là một ước lệ. Nếu chữ ỏgiòngõ viết nhỏ trong một câu văn ta không chú ý nhưng nếu đã thành tên một tác phẩm in chữ lớn ngoài bìa như Giòng Dõi (Học Phi), Bên Giòng Lịch Sử (Linh mục Cao Văn Luận), Giòng Lệ Thơ Ngây ( Thanh Nam), Giòng Sông Thanh Thuỷ (Nhất Linh), Dòng Sông Đinh Mệnh (Doãn Quốc Sỹ) thì đó là sự tự do lựa chọn của các tác giả, chúng ta chấp nhận cả hai mà không coi là sai.

Ở Việt Nam Cộng Hòa cho tới 30. 4. 75 về phía chính quyền đã từng có Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa, Phó Thủ Tướng Đặc Trách Văn Hóa . . . và ở những cộng đồng tị nạn cộng sản hải ngoại sau 1975 có lẽ vẫn chưa có ai dám áp đặt một chính tả cho tiếng Việt. Sách chính tả của Lê Ngọc Trụ hay của các giả Hà Nội dù nhiều cuốn công phu nhưng vẫn là những công trình của nhóm hay cá nhân, người viết chỉ tham chiếu những sách đó thấy điều gì vừa ý thì theo, trái ý thì thôi.

Tên một người do cha mẹ đặt ta không có quyền sửa tên người đó. Vi dụ thực tế trong QLVNCH của ta có trung tá Hồ Thị Vẻ, chỉ huy trưởng Trường Nữ Quân Nhân, sinh trưởng tại Thừa Thiên, tên bà đánh dấu hỏi (?) chứ không phải dấu ngã (Ạ), bà có người em gái tên Vang, nhưng bạn bè nhiều người cứ gọi và đôi khi báo in tên bà là Vẽ (dấu Ạ) khiến bà rầu rĩ triền miên và mệt công đính chính. Cộng sản Hà Nội sau khi chiếm Sài Gòn đổi tên đường, kẻ bảng tên mới trong đó có đường Nhựt Tảo bị cưỡng bách kẻ lại là Nhật Tảo vì họ muốn dùng cường quyền tiêu diệt tiếng Nam, đồng hóa ngôn ngữ với miền Bắc như hành động của những kẻ ngoại xâm.

n một cuốn sách do tác giả đặt cho đứa con tinh thần của mình thì nó trở một danh từ riêng. Chúng ta phải tôn trọng danh từ riêng đó như tên người, tên đất mà không thể nhân danh cá nhân mình, nhân danh chính tả hay ỏtà tảõ để sửa lại tên đó. Làm như vậy là vô tình dẫm phải vết xe của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, đồng tác giả Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam.

Đặng Trần Huân

tháng 12. 2002

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002