Đại Chúng số 116 - ngày 15 tháng 3 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Neu Cao Chinh Nghia

K

Hoa Ky Nhung Net Dac Trung

Chong Chu Nghia Cong San

Tu Lang Van Ho Den UNESCO

Dau Trang Giot Nang

Phan Thanh Gian

Van Hoa Va Van Minh

Ta Ao Tim

Tuc Goi Thiep To Tinh Yeu

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Khoa học & Y khoa

Chuyen Huyen Bi

Chi Con Me Voi Anh

Vũ trụ & Con người

Ra Mat Sach CD Vu Hoi

Ngay Tet Va Con Ca Ro

Mon An Dac San Mien Nam

Trang thơ

Vai Net Ve Tho

Nhung Mua Xuan Qua

Lich Su Hon Non Bo

K

Khó có ai biết được trong cặp của đặc sứ James A. Kelly sẽ mang theo những gì khi ông đến Nam Hàn, Nhật Bản và Tân Gia Ba. Nhưng có lẽ một điều mà chúng ta biết được rằng bên trong chiếc cặp da màu rượu chát ấy, đặc sứ Kelly đã mang theo chương trình viện trợ cho Bắc Hàn về năng lượng, thực phẩm và y tế, nếu những đòi hỏi của Hoa Kỳ được áp ứng. Trong đó được bao gồm cả việc ông đặc sứ muốn Nhật lẫn Tân Gia Ba sang sẻ gánh nặng trên cùng với Hoa Kỳ. Song song với Bắc Hàn, đặc sứ James A. Kelly còn mang thêm một thông điệp mới từ Tổng Thống Bush, ngọai trưởng Colin Powell đến với tân Tổng Thống Roh Moo Hyun, rằng: Hoa Kỳ muốn được biết chính sách mới mà Nam Hàn sẽ theo đuổi trong nhiệm kỳ của tân Tổng thống đối với Hoa Kỳ, đặc biệt sự hiện diện của 37,000 quân Mỹ tại đây. Ngoài ra, ông đặc sứ cùng các chuyên viên đặc biệt phụ trách về Đại Hàn còn có bổn phận phải tìm hiểu thêm về ông Roh Moo Hyun cũng như giải thích chính sách của Bạch Ốc đối với Bắc lẫn Nam Hàn.

Điều hiển nhiên chúng ta đã thấy trong suốt gần thế kỷ qua, kể từ sau cuộc chiến Triều Tiên, khi vĩ tuyến 38 thành hình. Vai trò của Hoa Kỳ đã đóng giữ một vị trí then chốt tại Nam Hàn từ chính trị, quân sự đến kinh tế. Trong đó khuyết điểm lớn nhất của Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng một chính quyền tay sai độc tài và quân phiệt Phát Chánh Hy trước đây. Một con người có công đầu trong việc thanh trừng các thành phần chống đối đòi dân chủ tại Hán Thành. Hơn ai hết Hoa Kỳ thấy được hành động "phản dân chủ" của Phát Chánh Hy dưới một cái nhìn vô cùng dân chủ của cử tri Hoa Kỳ, nhưng Hoa Thịnh Đốn vẫn làm ngơ nuôi dưỡng một "bù nhìn dễ sai" nên để họ Phát tự tung tự tác, đàn áp đối lập giống như Hoa Kỳ đã từng dung túng tập đoàn tham nhũng Thiệu-Kỳ trước đây tại Nam Việt Nam.

Hơn lúc nào hết, quốc gia Đại Hàn kể cả Nam lẫn Bắc đã được thế giới chú trọng như một hiện tượng thứ hai (sau Iraq). Trong đó, chính quyền Bush đã phải dành rất nhiều thì giờ để giải quyết hai nhân tố then chốt sau đây:

a, Bắc Hàn:

Giả thuyết thứ nhất của chúng tôi cho rằng sở dĩ Bình Nhưỡng vi phạm hiệp ước 1994 với Hoa Kỳ vì người dân Bắc Hàn qúa đói, qúa nghèo nên họ phải cho tái hoạt động lại chương trình nguyên tử không ngoài mục đích đặc điều kiện trao đổi cùng Mỹ, Nhật và các quốc gia Âu Châu tái tài trợ cho Bắc Hàn. Vì thế họ đã tháo gỡ dàn máy kiểm soát trung tâm hạch nhân tại Yongbyon của cơ quan năng lượng nguyên tử Liên Hiệp Quốc (AIEA). Mặc dầu họ đã được Hoa Kỳ, Âu châu và Nhật Bản cảnh báo rằng: việc tháo gỡ trên là một hành động khiêu khích và đưa đến tình trạng "khẩn trương" mới không chỉ nghiêm trọng cho Nam Hàn mà sẽ ảnh hưởng đến sự an ninh của thế giới. Tuy nhiên, các giới chức Bạch Ốc cho biết Tổng Thống Bush đang theo đuổi đường lối ngọai giao để thuyết phục Bắc Hàn vàø nếu phải sử dụng giải pháp quân sự để trừng phạt Bình Nhưỡng thì đó là một lựa chọn cuối cùng.

Khi đề cập đến đường lối ngoại giao chúng ta thấy Hoa Kỳ theo đuổi các động lực sau đây:

1, Dùng áp lực từ Trung Quốc và Nga Sô buộc Bắc Hàn ngưng chế tạo nguyên tử. Tuy nhiên, động lực nầy chưa phải là lực chính yếu để có thể áp lực được Bắc Hàn. Bởi lẽ hiện nay Bắc Hàn không nhận được sự viện trợ nhiều về kinh tế cũng như quân sự từ Trung-Nga. Do đó, yếu tố nầy chỉ làm nhân dáng trên đường lối ngoại giao mà thôi. Điều ấy đã được Đại sứ Trung Quốc tại Bình Nhưỡng cho biết rằng Trung Quốc chỉ có thể đóng vai trò khuyến cáo khách quan, và quyền quyết định vẫn là Bình Nhưỡng. Hơn nữa chắc rằng Trung Quốc sẽ không thực tâm để áp lực Bình Nhưỡng khi quyền lợi của họ không được thỏa đáng.

2, Về phía Nga Sô, Thứ trưởng ngoại giao Nga Losyukov cho biết ông đã có nhiều cuộc thảo luận thân mật cùng với các nhà lãnh đạo CHDCND. Tuy nhiên, ông cho rằng sau những lần tiếp xúc với những người lãnh đạo này, ông đã "hiểu họ nhiều hơn". Và ông cũng có cùng quan điểm với Bắc Hàn rằng Hoa Kỳ phải đảm bảo an ninh cho Triều Tiên bằng văn bản và trong văn bản ấy Hoa Kỳ phải ghi rỏ rằng sẽ không tấn công họ. Đổi lại Bắc Hàn sẽ thi hành thỏa ước 1994 với Hoa Kỳ. Đối với Nga sô mệnh đề "hiểu họ nhiều hơn" gián tiếp cho chúng ta biết rằng họ đã thông cảm nỗi niềm của Bắc Hàn. Như thế liệu Nga Sô có quyết tâm áp lực được chăng? và Nga Sô lấy gì để áp lực Bắc Hàn trong khi chính đất nước họ vẫn còn đói kém và nền kinh tế của họ phải nhờ vả vào Hoa Kỳ và một số các quốc gia Âu Châu.

Từ hai nhân tố Trung-Nga, chúng ta nhận thấy khó có thể đi tìm một áp lực ngoại giao nào từ phía họ để Bắc Hàn có thể khả tương chấp nhận các điều kiện của Hoa Kỳ đưa ra. Ngay cả hiện nay Bắc Hàn vẫn bác bỏ đề nghị của Hoa Kỳ đưa vụ tranh chấp về chương trình nguyên tử của họ ra trước Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

b, Nam Hàn.

Tân Tổng Thống Roh Moo Huyn ngay từ đầu đã có những bất đồng với Hoa Kỳ về đường lối ngọai giao của Tổng thống Bush đối với Bắc Hàn. Trong cuộc tiếp xúc với báo giới Hoa Kỳ, Tổng thống Roh cho biết khi tranh cử, (không tiết lộ danh tánh) ông có nghe một vài viên chức bạch cung cho biết Hoa Kỳ sẽ tấn công Bắc Hàn. Theo ông, đây chính là nguyên nhân để Bình Nhưỡng không thi hành hiệp ước 1994.

Điểm khác, dựa theo bài viết của Steven R. Weisman trong tờ New York Time, trong nội các của Tổng Thống Bush có nhiều ý kiến khác nhau về chính sách đối với Hàn Quốc, ngay từ buổi giao thời khi ông Bush nhận chức. Đến nay, quan điểm chung cho thấy Hoa Kỳ không thể chấp nhận được thái độ hăm dọa của Bắc Hàn, nên Hoa Kỳ có biện pháp mạnh trong việc Hoa Kỳ chấm dưt việc viện trợ kinh tế. Nhưng biện pháp mạnh trên lại không phù hợp với đường lối mềm dẻo của Nam Hàn nên đã tạo nên sự sức mẻ tình đồng minh giữa Hán Thành và Hoa Thịnh Đốn. Đối với Nan Hàn họ cho rằng hành động trừng phạt kinh tế Bình Nhưỡngï sẽ là nguyên nhân chính để Bắc Hàn khởi động lại nhà máy Yongbyon. Bên cạnh yếu tố Bắc Hàn, hiện nay Hoa Kỳ còn phải đối đầu với một phong trào "bài Mỹ" rất cao do bởi việc hai quân nhân Mỹ gây nên án mạng cho hai nữ học sinh vừa qua. Tuy nhiên, đối với thành phần sinh viên Nam Hàn cho rằng " án mạng của nữ sinh vừa qua do quân nhân Mỹ gây nên chỉ là một trong nhiều dữ kiện khác, và giờ đây ly nước đã đầy". Từ đó, sự hiện diện của 37,000 Mỹ hiện nay như một "chướng ngại" đối với những người trẻ tuổi Nam Hàn. Chính vì phong trào bài Mỹ hiện nay càng cao, cho nên Hoa Thịnh Đốn cho rằng họ cần phải hiểu nhiều hơn nữa về Tổng Thống Roh, người mà trước đây khi tranh cử đã từng kêu gọi lực lượng quân sự Mỹ rút khỏi Nam Hàn. Nhưng đến nay vì tình hình mới, ông Tổng thống nầy lại đổi giọng rằng "Lực lượng quân sự Mỹ đang và sẽ cần duy trì tại Nam Hàn để ổn định cho nền hòa bình tương lai".

Xét cho cùng, và tận gốc rễ việc Hoa Kỳ tái viện trợ cho Bắc Hàn là việc Hoa Kỳ sẽ làm đổi lại Bình Nhưỡng ngưng chương trình theo đuổi nguyên tử. Và như Tổng thống Bush đã nói" Hoa Kỳ sẽ tìm kiếm con đường ngoại giao đối với Bắc Hàn, Iraq và cả Iran". Thế thì, nếu chúng ta nhìn qua sự tương quan lực lượng giữa Bắc, Nam Hàn và Hoa Kỳ dưới đây chúng ta sẽ có một tầm nhìn rõ nét hơn nữa (tài liệu nầy lấy ra từ viện nghiên cứu Chiến Lược Quốc Tế):

  1. Bình Nhưỡng: 1.1 triệu quân; 5,700 xe thiết giáp và tăng; 10,000 đại pháo; 2,300 giàn phóng hỏa tiễn; 12,000 hỏa tiễn phòng không; 690 phi cơ và trực thăng chiến đấu; 25 tiềm thủy đỉnh và 420 chiến hạm; có thể có từ 2-4 bom nguyên tử. (Phần đông vũ khí từ thời Liên Bang Sô Viết để lại)
  2. Hán Thành có 663,00 quân; 4,600 xe thiết giáp và tăng; 4,500 đại pháo; 156 giàn phóng hỏa tiễn; 1,020 hảo tiễn phòng không; 460 phi cơ chiến đấu và trực thăng; 4 tiềm thủy đĩnh cọng thêm 165 chiến hạm (riêng vũ khí và quân dụng được hiện đại hóa).
  3. Hoa Kỳ hiện có 37,000 quân; 9,000 xe tăng. Đệ Thất Hạm Đội (65 chiến hạm); 39 tiềm thủy đĩnh và 21 tàu đổ bộ.

Sau khi chúng ta thấy được sự tương quan lực lượng, có người sẽ đặt câu hỏi hiện nay Hoa Kỳ có thừa sức để dập tắt một Bắc Hàn, thế tại sao Tổng Thống Bush lại phải giải quyết bằng hành động ôn hòa với Bình Nhưỡng? Quả thật Hoa Kỳ thừa sức để giải quyết Bình Nhưỡng bằng đường lối cứng rắn. Nhưng chắc rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận một Đại Hàn thống nhất thân Mỹ nằm sát biên giới của họ. Hơn thế nữa, Bắc Kinh lại càng muốn một Bình Nhưỡng gây rối với Hoa Kỳ để họ có lý do đóng giữ vai trò con thoi giữa Hoa Thịnh Đốn và Bình Nhưỡng trong các cuộc thương thảo, mà phần lợi chắc sẽ không có sự vắng mặt của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cho dù đứng trước mọi khó khăn nào chăng nữa Bạch Ốc rồi đây cũng sẽ tiến đến một hiệp ước với Bắc Hàn để ngăn chận Bình Nhưỡng sẽ bán ra vũ khí nguyên tử cho các quốc gia khác như lời cựu Tổng Thống Clinton đã đề cập đến.

Nguyễn Hữu Hoạt

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002