Đại Chúng số 116 - ngày 15 tháng 3 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Neu Cao Chinh Nghia

K

Hoa Ky Nhung Net Dac Trung

Chong Chu Nghia Cong San

Tu Lang Van Ho Den UNESCO

Dau Trang Giot Nang

Phan Thanh Gian

Van Hoa Va Van Minh

Ta Ao Tim

Tuc Goi Thiep To Tinh Yeu

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Khoa học & Y khoa

Chuyen Huyen Bi

Chi Con Me Voi Anh

Vũ trụ & Con người

Ra Mat Sach CD Vu Hoi

Ngay Tet Va Con Ca Ro

Mon An Dac San Mien Nam

Trang thơ

Vai Net Ve Tho

Nhung Mua Xuan Qua

Lich Su Hon Non Bo

PHAN THANH GIẢN

hay

Cuộc Hoà Bình dang dở

PHÁP VI_T 15-07-1864

của Nguyễn văn Ba

Dưới ba Triều Nguyễn : Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, có một vị đại thần mà chúng ta ai cũng đều biết tiếng, cũng đều nhắc đến luôn, là Phan Thanh Giản. Vị đại thần ấy là một bậc nho tướng, nho thần, thanh liêm, cần mẫn, đạm bạc và giản dị. Sự nghiệp chính trị và sự nghiệp văn chương của ông, đã được ghi nhiều trong lịch sử. Nhưng cuộc đời quan lại của ông rất mực thăng trầm. Năm lần bị giáng chức, một lần bị cách lưu và cuối cùng, sau khi đã chết, bị truy đoạt chức tước, phẩm hàm, đục bia tiến sĩ.

Từ năm 1862 đến năm 1867, ông được giao nhiệm vụ khó khăn nhất, là thương lượng với tư bản Pháp để ở trên bàn hội nghị giành lấy những cái đã mất trên chiến trường, và bị lên án nặng nề nhất, đến chết vẫn chưa thôi.

Phan Thanh Giản ra đời năm 1796, giờ Thìn, năm Bính Thìn, sáu năm trước khi vua Gia Long lên ngôi (1802), tại làng Bảo Thạnh, cách chợ quận Ba Tri hai mươi cây số ngàn, đường đất hoang dại, cỏ lấp lối đi, giữa những rừng sú và dừa nước vắng lặng. Chúng tôi đi xe Mazda bốn chỗ ngồi. Xe đã ba mươi lăm tuổi nhưng còn chạy được, thế mới biết tài tinh xảo của người Việt Nam. Vì đường đất gập ghềnh, xe chỉ chạy trung bình hai mươi cây số một giờ. Người ta gọi nơi đây là Gãnh mù u, đất đai cằn cỗi nhiều sỏi đá. Cha ông là Phan Thanh Ngạn, một viên chức nhỏ, dòng dõi nho gia thanh bần. Mồ côi mẹ năm lên bảy tuổi, Phan Thanh Giản được ông ngoại đem về nuôi và dạy dỗ. Năm sau, hai em Giản, một trai một gái, bệnh không tiền thuốc men, lần lượt đi theo mẹ. Ông bà ngoại quyết định gởi Giản cho nhà sư Nguyễn văn Noa ở chùa Phú Ngãi. Bà nghĩ cho nó làm con nhà chùa may ra mới giữ được cháu ở lại với bà. Ông cũng mừng vì cháu được tiếp tục học bởi bụng ông cũng hết chữ rồi.

Năm 1815, lúc Phan Thanh Giản lên mười chín tuổi, cha bị bắt vì tội hết sức vu vơ, có ý muốn ăn hối lộ. Hơn ai hết, Phan Thanh Giản hiểu cha mình. Ông sống thanh liêm, thương kẻ nghèo khó khốn cùng. Vì thế Phan Thanh Giản xách khăn gói lên tỉnh Vĩnh Long nơi cha bị tù để săn sóc cha và xin làm mọi công việc phục dịch của một người tù. Đã vậy, tối về Phan Thanh Giản chong đèn học đến khuya.

Quan lương hiệp trấn ở Vĩnh Long thấy nhân cách và trí thông minh của Phan Thanh Giản, bèn gửi Phan Thanh Giản cho đốc học Võ Trường Nhơn, một thày giáo có uy tín lớn cả vùng Vĩnh Long. Đây là năm 1816, Phan Thanh Giản vừa đúng hai mươi tuổi.

Tên tuổi người con trai nghèo khó, hiếu thảo, ham học và sáng dạ truyền khắp tỉnh Vĩnh Long. Bà quả phụ Nguyễn thị Ân giầu có và thương người iền đức, nhận Giản làm con nuôi và đài thọ tổn phí ăn học.

Năm năm sau, năm 1825, Minh Mạng thứ tám, Phan Thanh Giản đỗ cử nhân, trong khoa thi hương ở Gia Định. Năm sau, 1826, ông đỗ tiến sĩ sắp hạng thứ ba trong số chín người đỗ, sau Hoàng Tế Mỹ người Sơn Tây và Nguyễn Huy Hựu người Hải Dương. Ông là người tiến sĩ đầu tiên ở Nam Kỳ.

Bối cảnh lịch sử

Đời hoạt động của ông (1826 - 1867) dài bốn mươi mốt năm, nằm trong thờI kỳ các đế quốc Tây phương đi tìm thuộc địa và thống trị gần toàn thế giới. Nếu cho rằng nước Việt Nam bấy giờ là thủ cựu, bám lấy chế độ phong kiến lỗI thời, dùng chính sách bế môn toả cảng, đứng ngoài và chống lại trào lưu khoa học kỹ thuật, kinh tế, chính trị, duân sự, văn hoá của thế giớI thì cũng quá nghiêm khắc.

Chúng ta hãy lần lượt xem qua các tác động của triều đình Huế lúc bấy giờ, những yếu điểm và khuyết điểm của các vua triều Nguyễn :

  1. Mở mang bờ cõi và bành trướng thế lực, sang Cao Miên và Ai Lao. Bị thất bại bên Cao Miên, nhưng Cao Miên và Ai Lao vẫn xin thần phục Việt Nam.

2. Bế môn toả cảng ? Không đúng lắm, vì tàu buôn ngoại

quốc có quyền vào buôn bán tuy họ phải theo quy luật. Phải vào những bến được chỉ định và phải đóng thuế, trình bản kê khai hàng hoá và trước tiên bán cho hoàng tộc. Không được mua các phẩm vật cấm xuất ngoại như gạo thóc.

Không được tự do đi lại trong xứ. Không được lập thương điếm trên bờ. Cũng như vua Gia Long, vua Minh Mạng không cho một xứ nào độc quyền buôn bán.

3. Cấm đạo. Từ khi Minh Mạng

lên ngôi, nhà vua đã có ý không cho ngườI ngoại quốc vào giảng đạo ở trong nước. Đến năm Ất Dậu 1825, trên chiếc tàu Thelès vào cửa Đà-Nẵng có một giáo sĩ tên là Roggerot lên bờ, đi giảng đạo các nơi. Vua Minh Mạng lúc

ấy mớI ra dụ cấm đạo lần th? nhất. Nhà vua sai tìm bao nhiêu giáo sĩ ở trong nước, đem cả về Huế để dịch những sách Tây ra chữ Việt Nam, chủ ý không phải vì việc dịch sách, mà là để cho họ không đi giảng đạo nữa tại hương thôn. Hành động của nhà vua rất khéo.

Việc cấm đạo trở thành dữ dộI khi thành Gia Định do Lê-Văn-Khôi tử thủ để chống quân triều đình bị dẹp tan (1835). Trong sáu thủ phạm phải đóng cũi giải về Huế có một linh mục ngườI Pháp là Marchand (Cố Du). Những ngườI này đều phải tội lăng trì (xé xác). Triều đình ra dụ cấm đạo lần thứ hai, nhưng các giáo sĩ bấy giờ liều chết, đi truyền giáo cho bằng được. Năm 1836 vua ra dụ cấm đạo lần thứ ba.

4. Giao dịch với các nước Tây phương. Năm 1825 tàu chiến Pháp Thelès tớI cửa Hàn, thuyền trưởng De Bougainville có đem thư của vua Pháp xin vào yết kiến. Minh Mạng sai đem phẩm vật cho, nhưng không tiếp, lý do không ai đọc được chữ ngườI Tây phương. Năm 1826 Pháp hoàng sai cháu Chaigneau sang, xin đặt lãnh sự. Minh Mang không nhận. Nhưng đến năm 1839 trận giặc nha phiến ở Trung Hoa như một tiếng sấm làm rung động các nước Á Đông. Người Anh tấn công Trung Hoa ở Quảng Châu, bắt buộc cho tự do mậu dịch, nhưng thật ra để bán nha phiến đem từ Ấn Độ sang. Minh Mạng nhận thấy hiểm hoạ của các cường quốc Âu châu liền gửi sứ bộ sang Penang, Calcutta, Batavia, Paris, London. Sứ bộ đến Pháp tháng 11-1840 nhưng vua Pháp là Louis Phillipe không tiếp, vì Hội Truyền Giáo Quốc Tế căm phẫn các vụ cấm đạo của ta. Thái độ cứng rắn của nước Pháp bấy giờ thật không đúng lý, vì triều đình Huế đã thay đổi thái độ, thật lòng muốn giao dịch buôn bán với các nước cường quốc Âu châu. Sứ bộ sang London cũng không được kết quả gì. Khi sứ bộ về đến Huế thì Minh Mạng đã từ trần ngày 21-1-1841.

Thiệu Trị lên nối ngôi có ý định hoà giải, tuyên bố : "Theo luật pháp, đến giao dịch buôn bán thì được tự do, nhưng không được từ Macao đổ xuống để trà trộn vào với dân chúng trong các tỉnh, lường gạt người ta, khinh thường pháp luật." Ngài truyền trả lại tự do cho năm giáo sĩ bị giam lỏng trong kinh thành. Năm 1845, giám mục Lefèvre được thả về Singapore, nhưng chẳng bao lâu giám mục lén lút trở lại Việt Nam. Bị bắt ở sông Sài Gòn, ông lại được đưa về Singapore một cách êm thấm. Chính sách của vua Thiệu Trị như vậy là rất mềm dẻo lúc ban đầu.

Hoà ước Nam Kinh 1842 kết thúc chiến tranh nha phiến. Triều đình nhà Thanh nhượng cho Anh quốc đảo Hồng Kông và mở năm cửa bể để giao dịch. Năm 1844, Trung Hoa và Pháp quốc ký hiệp ước tại Hoàng-Phố, cho người Pháp được quyền buôn bán và truyền đạo ở Trung quốc. Ba năm sau, năm 1847, theo lời kêu gọi của giáo sĩ Pháp đòi Việt Nam cũng ký một hoà ước như thế, chính phủ Pháp gửi đại tá Lapierre qua đòi triều đình Việt Nam bỏ lệnh cấm đạo. Ngày 15-4-1847, Lapierre đến Đà Nẵng cho nổ súng bất thình lình. Chiến thuyền Việt Nam bị đắm. Thiệu Trị sai giết hết các người Tây phương, gồm cả các giáo sĩ. Cùng năm ấy, Thiệu Trị qua đời.

5. Kinh tế.

a/ Khẩn đất. Từ khi lên ngôi, vua Gia Long đã khuyến khích dân khẩn đất, tăng diện tích trồng trọt ở ven rừng và quanh biển. Vua Minh Mạng sai một đại thần mà chúng tôi cho là một nhà bác học, ông Nguyễn Công Trứ, coi việc đào kinh đắp đê. Đã tăng được diện tích trồng cấy ở :

. Nam Định : Trên 3.000 mẫu,

. Quảng Yên : 3.500 mẫu,

. Tiền Hải (Thái Bình) : 18.970 mẫu,

. Kim Sơn (Ninh Bình) : 14.600 mẫu.

Ai muốn khẩn hoang đều được phép dễ dàng.

Các vua Thiệu Trị, Tự Đức khuyến khích lập dinh điền và đồn điền, ân xá cho các phạm nhân đã có công công tham dự vào việc khẩn đất.

Thuế điền đóng bằng lúa tùy theo ruộng tốt xấu. Gặp thiên tai bão lụt, hạn hán, hoặc đi dân công thì được chính phủ giảl thuế. Nhà Nguyễn cũng như các triều đại trước lập vựa lúa công cộng để phát lương cho công chức và giúp dân chúng khi có nạn đói. Vua Minh Mạng đã lập được nhiều nhà dưỡng lão.

b/ Khai thác mỏ. Việt Nam thời ấy có 118 hầm mỏ : mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ đồng, mỏ chì, mỏ than, diêm sinh... nhưng thiếu kỹ thuật luyện kim, nên các mỏ đều do người Trung Hoa thuê. Họ đóng thuế nhưng lợi tức còn dư thì họ chuyển về Trung Quốc. Ngô Thời Sĩ từ lâu đã thấy cái hại ấy và đã tâu lên vua :"Người Trung Hoa đem lợi tức kim về nước họ, chúng ta thiệt hại lớn." Năm 1839 vua Minh Mạng cấm đem lợi kim ra nước ngoài. Nhưng làm thế nào kiểm soát được ở biên giới ?

6. Tiểu công nghệ, thủ công. Những ngườI thợ cùng nghề họp thành phường (như corporation ở Âu Tây), có qui luật riêng của họ : phường vàng, phường bạc, phường đúc, phường chế tạo giầy dép, phường ấn loát, phường làm giấy, phường đồ gốm, đồ sứ, phường thêu. Đôi khi cả một làng chỉ chuyên một nghề, như làng Thổ Hà chuyên về đồ gốm, làng Liễu Tràng chuyên về ấn loát, v...v...

Ngoài ra, triều đình còn tuyển các thợ khéo vào thành nội. Họ đã làm ra những vật kỳ xảo mà ta còn được thấy như ba mươi ba cái chậu đồng trong kinh thành thời Minh Mạng, mỗI chậu có khắc một bài thơ của nhà vua, những đồ sứ, chén đĩa, tô, lọ lục bình rất danh tiếng gọI là "bleu de Huế", và những lục bình ẩn long, da rạn mà ngườI ngoại quốc tỉm mua vớI bất cứ giá nào.

7. Thương Mãi. NgườI Việt Nam từ ngày xưa không có óc thương mãi, cũng vì có thành kiến : nhứt sĩ nhì nông, tam công tứ thương, khinh bỉ cả ngườI phú thương. Vì vậy, chẳng riêng triều Nguyễn, cuộc buôn chỉ là trao đổi thực vật cần thiết như gạo, muối, nước mắm, dầu dừa, cá khô, dừa khô.

Giao dịch với các nước láng giềng, trọng lượng rất kém. Xuất cảng sang Trung Hoa, Xiêm (Thái Lan), Cao Miên, Mã Lai : quế, tiêu, cau, bông vải, tơ sợi, đường, gỗ tốt, sơn mài, cá khô, mực khô, tôm khô, ngà voi, sừng nai, da thú. Nhập cảng : vải lụa Trung Hoa, đồ sứ, trà, giấy, trái cây khô. Theo Chaigneau : buôn bán đều do ngườI Trung Hoa điều khiển.

8. Kiến Trúc. Kinh thành Huế xây dựng từ 1804 đến 1819, là một kỳ quan. Đường cái quan, dài hai ngàn cây số từ biên giớI Trung Hoa đến Sài Gòn, là một công trình vĩ đại, thắt chặt mối thống nhất Bắc Trung Nam.

9. Luật Pháp. Năm 1815, bộ luật Gia Long thay bộ luật Hồng Đức. Bộ luật này dựa trên bộ luật nhà Thanh, nhưng có một điều mà ít ngườI biết là luật Gia Long đã cấm hẳn chế độc đa thê. Khoản 96 trong bộ luật Gia Long định rằng : người nào đã có vợ mà cưới vợ khác thì bị đánh chín mươi trượng và cuộc hôn nhân sau bị xoá bỏ, ngườI vợ sau phải trở về với cha mẹ.

Luật pháp dưới thời Minh Mạng rất nghiêm. Có quan tả vụ, nội vụ Nguyễn Đức Tuyên ăn bớt nhựa thông công quĩ, vua Minh Mạng ra lệnh chặt tay để răn. Để bảo tồn sức khoẻ của dân chúng, vua Minh Mạng ra dụ cấm thuốc phiện. Quan chức có vi phạm thì bị cách chức. Buôn bán tích trữ thì phải tội đồ (làm nô lệ). Cha anh không ngăn cấm con em thì xử trượng một trăm roi.

10. Giáo Dục. Năm 1803, vua Gia Long lập Quốc-tử-giám. Hoàng tộc, con quan hay thường dân có tài thì được vào học.

Thi hương được tái lập năm 1807; thi hội, thi đình tái lập năm 1822. Điều đáng tiếc là chữ Nôm mà vua Quang Trung rất yêu chuộng lại bị thay bằng chữ Hán.

Minh Mạng biết lối thi cử này không kiếm được nhân tài, nhưng nhà vua không biết sửa đổi cách nào.

11. Quân Đội. Thi tuyển sĩ quan cao cấp, ngoài các môn võ bị, có khảo hạch về chiến lược trong các binh thư. Chủ khảo là quan văn, phó chủ khảo là quan võ.

Binh chủng chia làm kinh binh đóng ở kinh thành, cầm đầu là một thống chế, và cơ binh đóng ở các tỉnh cầm đầu là một đề đốc. Cứ bảy đầu đinh thì chọn một người lính.

Pháo binh : ngoài các súng đồng đúc thời Gia Long, vua Minh Mạng dùng voi làm chiến xa. Dưới triều Minh Mạng, có tất cả 494 voi chiến : 150 tại Kinh thành, 110 ở Bắc thành, 75 ở Gia Định , còn lại thì rải rác trong các tỉnh.

Kỵ binh : chỉ dùng để diễn binh.

Thủy binh : có một ít thuyền máy theo kiểu Tây phương, còn lại là thuyền chèo, thuyền buồm, trên có súng đồng và giàn ném đá. Thủy quân có tất cả là 16.000 người, chia làm 3 doanh, 15 vệ, giữ cửa sông cửa bể.

12. Canh Tân. Vua Minh Mạng khuyến khích học hỏi kỹ thuật Tây phương. Năm Đinh Dậu, Minh Mạng thứ 18 (1837), đã có loại máy cưa ván. Năm 1939, vua Minh Mạng ngự chơi cầu bến Ngự, xem thí nghiệm tàu chạy máy hơi : lần đầu hỏng, lần thứ hai thành công. Ngài ban thưởng cho giám đóc một cái nhẫn pha lê, độ vàng, và một đồng tiền vàng Phi Long hạng lớn. Đốc công và binh sĩ được thưởng chung 1000 quan tiền. Năm 1840, vua Minh Mạng qua đời, việc canh tân bỏ dở.

Năm 1866, vua Tự Đức yêu cầu Nguyễn Trường Tộ xuất ngoại sang Pháp với giám mục Gauthier, linh mục Nguyễn Điền, với mục đích khảo sát những cơ cấu phát triển quốc gia, mua sắm vật dụng, khí cụ, thu nhập tài liệu cần thiết cho công cuộc canh tân cải tổ xã hội Việt Nam. Đầu tháng 6 năm 1867, tại Pháp giám mục Gauthier và giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ đến liên lạc với các công-ty kinh doanh, khai thác mỏ. Công việc mua sắm căn bản đã làm xong, đương tìm người giảng dạy thì đầu tháng 11-1867 đoàn công cán nhận được chiếu hội, bảo đoàn phải thu xếp về nước ngay, vì tình hình trong nước đã thay đổi : quân Pháp đã chiếm lấy ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Cuối tháng 2-1868 thì đoàn công cán Nguyễn Trường Tộ, Gauthier có mặt ở kinh đô. Viện Cơ Mật xắp xếp cho đoàn được y?t kiến nhà vua. Ngài tỏ ra thích thú khi Nguyễn Trường Tộ và các giảng viên trình bày một số dụng cụ nhẹ đã mua như hai máy điện thoại và viễn thông, một máy in, kính hiển vi, phong vũ biểu, khí cụ sản xuất điện, hai quyển sách dạy về điện lực. Nghe trình bày cung cách, mở trường đào tạo kỹ thuật viên, nhà vua thấy cũng lý thú, một niềm hy vọng nảy sinh trong lòng. Nhưng nỗi lo âu về hành động xâm lăng của Pháp vẫn canh cánh bên lòng, cộng thêm sự e ngại đối với tầng lớp nho sĩ đông đảo, nhà vua lại thấy phân vân nghi hoặc đối với những người Công giáo đang giúp việc cho triều đình. Khi một số đình thần bàn nên dẹp bỏ mở trường kỹ thuật thì nhà vua cũng buông xuôi theo họ.

Những Tệ Hại Của Triều Nguyễn

a/ Tranh chấp nội bộ.

Các công thần của vua Gia Long : Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, hoạn nạn thì cùng chung lo, nhưng giầu sang thì không cùng hưởng mà lại giết hại lẫn nhau. Cuộc tranh chấp kéo dài, đến năm 1835, Minh Mạng thứ 15, loạn Lê Văn Khôi mới dẹp tan được.

Cuộc tranh chấp giữa vua Tự Đức và anh là Hồng Bảo kéo dài đến mùng 8 tháng 8 năm 1866, Tự Đức thứ 19, mới yên.

b/ Cung phi mỹ nữ.

Vua Gia Long có ba bà phi được làm hoàng hậu. Ba bà ấy nổi tiếng, nhưng các hoàng phi khác trong hoàng cung còn có đến một trăm bà, xảy ra bao nhiêu chuyện rắc rối. Đến thời Minh Mạng, số phi tần trong cung lên đến năm, sáu trăm người. Triều đình ra chỉ dụ, triệu các thái y tớI xem mạch và kê đơn bốc thuốc cho nhà vua được tráng dương cường thận. Ngày nay, toa thuốc Minh Mạng vẫn còn lưu truyền. Vua Minh Mạng có đến hơn một trăm người con.

Vua Thiệu Trị ở ngôi chỉ một thời gian ngắn (bảy năm) ; vua Tự Đức kém sức khoẻ, lúc lên ngôi năm 19 tuổI đã có 35 người vợ. Sau đó còn lấy thêm 103 vợ nữa. Ấy thế mà đến năm 35 tuổI nhà vua vẫn chưa có con, mặc dầu đã chạy chữa bằng đủ mọi cách và cầu tự ở tất cả các đền chùa có tiếng trong nước, thậm chí lấy làm vợ một người đã sanh nhiều con với một ông chồng trước.

Đó là một sự thất vọng chua cay cho vua Tự Đức. Nhà vua phải tìm an ủi trong bốn chữ "sinh ký tử qui", quyết định cho xây vạn niên cơ, lớn gấp mười lần lăng Gia Long. Dân chúng bị bắt làm phu, xây thành bỏ hết công việc tư. Trong dân gian có câu hát :

Vạn niên là vạn niên nào

Thành xây xương lính, hào đào máu dân.

c/ Quan lại cường hào bóc lột dân chúng.

Nguyễn Công Trứ năm 1828 đi kinh lý Ninh Bình về tâu, xin trừng phạt kẻ cậy quyền bóc lột dân, nhưng triều đình bỏ qua. Thêm vào đó có thiên tai, hạn hán, cào cào, châu chấu tàn phá mùa màng. Bịnh dịch lan tràn. Dân chúng đói khổ ta thán :

Trong cái đời Tự Đức

Vợ con thì nheo nhóc

Chồng lại phải phu phen

Những muốn vạch trời lên

Kêu gào cho hả dạ :

Cơm khoai thì nỏ có

Rau cháo lại cũng không

Còn một bộ xương sống

Vơ vất đi ăn mày

Chết xó chợ lùm cây

Quạ kêu vang tứ phiá

Xác quăng đầy nghĩa địa

Thây vứt thối bên cầu

Trời ảm đạm u sầu

Cảnh hoang tàn đói rét

Người dân nghèo cùng kiệt

Đành lưu lạc tha phương

Để chết chợ chết đường ...

Dân đói thì nổi loạn, tính chung bốn triều Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức có 405 cuộc nổi loạn.

Đời Hoạt Động của

PHAN THANH GIẢN

Giữa bối cảnh như thế thì Phan Thanh Giản bước chân vào triều, nhận chức Hàn Lâm Viện Biên Tu (Chánh thất phẩm). Muà thu năm Minh Mạng thứ 7 (1827) vua khen :"Người Nam Kỳ như Phan Thanh Giản, lòng ngay chí chắc, học rộng tài cao, phải khuyến khích. Phan Thanh Giản lập công lao, trẫm sẽ gia tăng quyền lực."

Năm Minh Mạng thứ 8, chỉ hai năm sau ngày ông bước vào thế giới quan trường, giữa những ngày mưa dầm dề, ở kinh thành nước trắng đồng, dân chúng tả tơi xơ xác, hãi hùng trước cái nạn đói kinh hoàng đang bày ra trước mắt, Phan Thanh Giản viết sớ dâng về triều. Vua Minh Mạng xem xong cau mày khó chịu. Nhà vua thấy như Phan Thanh Giản đổ tội cho mình :"Trời mưa hạt lớn là điều âm thanh xin bệ hạ trau mình sửa đức, bớt hậu đình với kẻ tần phi, đặng hạ lòng trời, dân nhờ hạnh phúc."

Nhìn Phan Thanh Giản, Minh Mạng quở, giọng bực :"Khi trẫm còn làm hoàng tử, tần phi bao nhiêu, bây giờ cũng bấy nhiêu. Sao ngươi không suy nghĩ, mà dám tâu quấy ?" Phan Thanh Giản vẫn quỳ thưa :"Kính tâu bệ hạ, mọi việc đều ở lòng trời. Trời đã quở, tức là trời không thuận. Mong bệ hạ vì con dân của bệ hạ đang chịu cơn hồng thủy ghê gớm này mà nghĩ lại cho con dân được nhờ." Minh Mạng im lặng. Tuy giận, nhưng xét cho cùng, Phan Thanh Giản là người trong sáng và tâm đức, chẳng thế mà y vừa lấy vợ được bảy ngày đã nhờ vợ về chăm sóc cho cha mẹ ở Vĩnh Long đang già yếu. Y thị thương chồng, cưới cho y một nàng hầu, đưa ra Huế lo sớm tối cho y, y lại từ chối cho về. Đấy đúng là "quân tử sĩ, kỳ ngôn nhi quá kỳ hành." (nói sao làm vậy). Cũng từ đó các quan trong triều gặp Phan Thanh Giản càng kính nể.

Năm Minh Mạng thứ 9 (1829), Phan Thanh Giản được vua khen về việc dâng sớ dẹp loạn ở Trấn Ninh :"Lời khanh rất hợp ý trẫm. Diệt loạn tặc phải diệt từ lúc chưa thành hình, thì sức ít mà dễ, chứ lúc chúng đã phát lên rồi thì dùng sức gấp đôi vẫn khó." Nhưng hai năm sau, Minh Mạng thứ 11 (1831), vị quan văn cầm quân đã thất trận trước giặc mọi (đồng bào miền thượng) ở Quảng Nam. Minh Mạng lại khó chịu, phán :"Giáng chức cho làm tiền quân hiệu lực." Phan Thanh Giản vác giáo đi đầu đoàn quân mỗi khi đánh nhau. Các quan lo sợ cho tính mạng của ông, ông điềm nhiên trả lờI :"Lệnh vua là lệnh trời, tôi đâu dám cãi."

Dẹp xong giặc, ông được gửi vô Nam sắp đặt mọi việc ở Trấn Tây (Châu Đốc, Hà Tiên). Phan Thanh Giản lấy việc công làm trọng. Tuy vô Nam, ông không tạt về thăm nhà. Ông viết thư cho cha, mời cha ra chơi nơi ông đi kinh lý để cha con gặp nhau. Xong việc trong Nam, ông nhận chiếu chỉ triều đình làm bố chánh Quảng Nam, hộ lý tuần phủ quan phòng.

Năm 1837, Minh Mạng thứ 17, nhà vua muốn ngự giá Ngũ Hành Sơn, thuộc tỉnh mà Phan Thanh Giản nhậm trọng trách. Phan Thanh Giản tâu xin vua bỏ ý định này, cho đỡ tốn công quỹ và tránh cho dân khỏi phải phục dịch. (Lần vua ngự tuần ra Bắc, có 5 hậu cần theo xa giá, lên tới 17.500 người, voi 44 con, ngựa 172 con, hành cung xây 40 nơi, chi phí 100 vạn quan. Dân phu phải đắp đường sá, sắm củi đuốc, cắt cỏ cho voi ngựa, bỏ hết việc tư lo việc công.)

Vua Minh Mạng giận, ra lệnh giáng Phan Thanh Giản làm Lục-Phẩm Thuộc-Viện, giữ việc quét dọn các bàn ghế ở công-đường tại Quảng Nam. Nhưng ít lâu sau, nhờ Trương Đăng Quế can thiệp, Minh Mạng thăng cho Phan Thanh Giản chức Nội-các Thừa-chỉ, và chẳng bao lâu được giữ chức Thị-lang hộ bộ sung Cơ-mật-viện Đại Thần. Vua sai Phan Thanh Giản đi kinh lược Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá. Khi về đến triều, gặp sớ bộ hộ quan điạ phương dâng lên, ông sơ ý quên đóng ấn vào tờ sớ tâu, bị giáng chức làm lang trung, biện lý hộ vụ và lãnh việc coi mỏ vàng ở Chiêu Đàm, Quảng Nam, và kế đó trông coi việc khai thác mỏ bạc ở Thái Nguyên.

Thấy dân phu lam lũ, vất vả, số ngườI chết lên đến hàng trăm, mà số vàng bạc thu được chẳng là bao nhiêu, Phan Thanh Giản viết sớ dâng vua. Minh Mạng hạ lệnh bãi việc khai thác mỏ. Phan Thanh Giản về triều lãnh chức Phó-sứ thông Chánh-ty và sau lên chức Thị-lang Bộ Hộ.

(Còn tiếp)

_____________________________

*** Xin đón đọc kỳ sau :

- Các mặt trận Đà Nẵng, Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn,Chí Hoà

__________________________

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002