Đại Chúng số 116 - ngày 15 tháng 3 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Neu Cao Chinh Nghia

K

Hoa Ky Nhung Net Dac Trung

Chong Chu Nghia Cong San

Tu Lang Van Ho Den UNESCO

Dau Trang Giot Nang

Phan Thanh Gian

Van Hoa Va Van Minh

Ta Ao Tim

Tuc Goi Thiep To Tinh Yeu

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Khoa học & Y khoa

Chuyen Huyen Bi

Chi Con Me Voi Anh

Vũ trụ & Con người

Ra Mat Sach CD Vu Hoi

Ngay Tet Va Con Ca Ro

Mon An Dac San Mien Nam

Trang thơ

Vai Net Ve Tho

Nhung Mua Xuan Qua

Lich Su Hon Non Bo

NGÀY TẾT VÀ CON CÁ RÔ GỖ

Đỗ Thái Nhiên

Có thể nói được rằng thời gian sống xa Việt Nam là quãng đời thường xuyên thương nhớ quê nhà. Tâm tình thương nhớ kia trở nên tha thiết bội phần mỗi độ Xuân về, Tết đến. Nói đến Xuân và Tết, không người Việt Nam nào không cảm thấy lòng mình xao xuyến khi chạnh nghĩ tới bức tranh:

"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,

Nêu cao, pháo nổ, bánh chưng xanh."

Điều đáng quan tâm nhất là trước ngưỡng cửa của năm mới, năm Quý Mùi 2003, bên cạnh những thịt mỡ, dưa hành, những bánh chưng xanh, người Việt hải ngoại còn bắt gặp thấp thoáng đâu đó bóng dáng con cá rô gỗ. Câu chuyện "Ngày Tết và Con Cá Rô Gỗ" xin được trình bày như sau:

Trong suốt năm 2002, tại hải ngoại, có đôi ba lần một vài cá nhân và/hoặc đoàn thể đã đứng lên kêu gọi CSVN hãy hủy bỏ điều 04 trong văn kiện mang tên là Hiến Pháp 1992. Những kêu gọi đó có phần làm cho dư luận xôn xao. Những xôn xao đó mãi cho đến buổi hoàng hôn của năm cũ vẫn còn là đề tài tạo ra sự quan tâm trong suy nghĩ của mỗi chúng ta về tương lai Việt Nam. Bài viết này có chủ ý phân tích và bình luận về ý nghĩa và hậu quả của sự việc huỷ bỏ điều 04 "Hiến Pháp 1992".

Câu chuyện hủy bỏ điều 04 hiến pháp là câu chuyện tư tưởng. Kỹ thuật diễn đạt tư tưởng đòi hỏi người diễn đạt phải trình bày sự việc trên ba bình diện: bản thể, nhận thức và phương pháp. Chúng ta hãy áp dụng các chuẩn mực: bản thể, nhận thức và phương pháp vào việc xác định vị trí của điều 04 trong hiến pháp 1992 của CSVN. Hiến pháp này gồm "Lời nói đầu" và 12 chương.

_ Bản thể luận của Hiến Pháp CS: Lời nói đầu của Hiến Pháp chính là bản thể của Hiến Pháp. Lời nói đầu cho rằng: "Trải qua mấy nghìn năm lịch sử" CSVN là chế độ đã khai sanh ra nước Việt Nam độc lập và rằng đảng CSVN nắm quyền lãnh đạo Việt Nam trên nguyên tắc "Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý". Quyến lãnh đạo này được hiểu là độc quyền và vô thời hạn "dưới ánh sáng của chủ nghĩa Marx Lenine và tư tưởng Hồ Chí Minh". Về mặt pháp lý, "lời nói đầu" có chủ ý "hiến pháp hóa" quyền lãnh đạo của đảng CSVN.

_ Nhận thức luận của Hiến Pháp CS: nói đến nhận thức tức là nói đến các mối liên hệ. Từ Chương I đến hết Chương IV là phần nhận thức luận của Hiến Pháp CS. Phần này xác định mọi mối liên hệ đa phương giữa đảng CS, nhà nước CS và người dân, giữa người dân và người dân. Những mối liên hệ này trải rộng trên các địa bàn kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, luật pháp. Nổi bật nhất trong phần nhận thức luận là điều 04, Chương I. Điều này xác định: liên hệ giữa đảng CSVN và nhà nước CS là liên hệ giữa lãnh đạo và thuộc viên. Liên hệ giữa đảng CSVN và xã hội VN là liên hệ thống trị và bị trị. Nếu "Lời nói đầu" của Hiến Pháp CS đã tuyên xưng quyền lãnh đạo của đảng CSVN thông qua con đường bản thể của chế độ, thì điều 04 của Hiến Pháp 92 lại tôn xưng quyền lãnh đạo kia thông qua con đường liên hệ giữa đảng CSVN và quần chúng Việt Nam. Nói cách khác, "Lời nói đầu" và điều 04 tuy hai mà một. Một ở đây là ý chí tôn vinh quyền lãnh đạo độc quyền và toàn trị của CSVN.

_ Phương pháp luận của Hiến Pháp CS: nhằm biến quyền lãnh đạo độc quyền và toàn trị của CSVN ("Lời nói đầu" và điều 04) thành hành động cụ thể, Hiến Pháp CS đã tạo ra các chương từ V đến XII. Đây là các chương nói về sự hình thành và vận hành của Quốc Hội CS, nhà nước CS, chính phủ CS cùng những cơ quan đặc biệt khác: Hội Đồng Nhân Dân, tòa án Nhân Dân, Viện Kiểm Sát Nhân Dân...

Sau khi khảo sát Hiến Pháp CSVN, chúng ta nhận biết ngay rằng đòi hỏi hủy bỏ điều 04 Hiến Pháp CS đã phạm phải bảy sai lầm như sau:

_ Sai lầm 1: hủy bỏ điều 04 nhưng giữ nguyên "Lời mở đầu" là một việc làm hoàn toàn bất hợp lý và vô ích. "Lời nói đầu" của Hiến Pháp 1992 đã làm cho quyền lãnh đạo của đảng CSVN có tính hiến định. Điều 04 chương I chỉ là sự lập lại "lời nói đầu". Tại sao chỉ đòi hỏi hủy bỏ điều 04 nhưng lại không đề cập đến lời nói đầu?

_ Sai lầm 2: Giả sử CSVN chấp nhận hủy bỏ "Lời nói đầu" lẫn điều 04 Hiến Pháp thì tình hình chính trị Việt Nam sẽ biến chuyển như thế nào?Thưa rằng chẳng có biến chuyển nào cả! Độc tài vẫn tiếp tục độc tài. Lời nói đầu và điều 04 chẳng qua chỉ là một phần của bản thể và nhận thức (Tri), phần phương pháp luận (Hành) vẫn giữ nguyên. Trong trường hợp này chế độ CSVN sẽ trở thành chế độ hành động độc tài nhưng không tuyên xưng độc tài. Không nói chuyên chế nhưng làm chuyên chế. Đời sống của người dân vẫn bị khóa kín trong nghèo đói. Nghèo đói cơm áo lẫn tự do dân chủ.

_ Sai lầm 3: Hiến pháp của CSVN được xây dựng trên nền tảng lý luận Marx Lenine.Vì vậy, mỗi chữ, mỗi câu của toàn bản Hiến Pháp đều có chủ ý phát triển và bảo vệ chế độ độc tài toàn trị. Tất cả những điều khoản trong hiến pháp 92 liên hệ chằng chịt với nhau. Hiến pháp CS chẳng khác nào một bức tranh puzzle. Bức tranh này được ghép bởi hàng trăm, hàng ngàn mẫu bìa cứng cắt nhỏ. Lời nói đầu và điều 04 Hiến pháp CS nhiều lắm chỉ là hai miếng bìa cứng trong bức tranh puzzle có tên gọi "bức tranh độc tài CS". Loại bỏ hai miếng bìa cứng vừa kể, "bức tranh độc tài CS" không hề bị biến hình.

_ Sai lầm 4: CSVN vừa sợ quần chúng lật đổ, vừa sợ quần chúng bất hợp tác. Vở tuồng đòi hỏi hủy bỏ điều 04 Hiến pháp phần nào tạo ra trong dư luận một ảo tưởng rằng nhà cầm quyềợn CSVN và quần chúng VN đã bắt đầu có những đối thoại về hiến pháp VN và rằng chế độ CSVN đã hé mở cánh cửa tự do ngôn luận tại VN. Ảo tưởng này là yếu tố thuận lợi giúp CSVN thuyết phục các nhà đầu tư ngoại quốc hãy trở lại VN.

_ Sai lầm 5: Đất nước là của chung toàn dân. Toàn dân phải là chủ nhân ông duy nhất và tối cao của đất nước. Đó là công lý hiển nhiên và hằng cửu. Sự thể này dẫn đến nguyên tắc rằng: quốc hội chỉ có tính chính thống chừng nào quốc hội do toàn dân bầu ra. Dưới chế độ CS bầu cử chỉ có nghĩa là đảng chọn ứng cử viên, dân bầu, công an kềm kẹp. Do đó quốc hội CS rõ ràng là quốc hội giả mạo. Quốc hội giả mạo kia sản sinh ra Hiến Pháp 1992. Hiến pháp này đích thực là hiến pháp giả mạo.Đòi hỏi hủy bỏ điều 04 Hiến Pháp tức là mặc nhiên nhìn nhận giá trị pháp lý của Hiến Pháp 992, đồng thời "biếu không" cho quốc hội giả mạo của CS tính chính thống chính tri. Sự thể này hoàn toàn đi ngược lại quyền lợi của quốc gia dân tộc.

_ Sai lầm 6: từ sau khi hệ thống CS thế giới tan vỡ (1989), CSVN rất cần thời giờ để thích nghi hóa với hoàn cảnh mới. Trong hoàn cảnh mới, CSVN phải thay đổi phương pháp bóc lột. Trước kia họ bóc lột người dân trong thị trường quốc doanh, ngày nay họ bóc lột người dân trong kinh tế thị trường. Làm thế nào vừa bóc lột, vừa bịt miệng, khóa tay người dân? Đòi hỏi hủy bỏ điều 04 Hiến pháp làÔ con đường tốt đẹp nhất giúp CS có thêm thời gian tiếp tục xây dựng, củng cố và bảo vệ bạo quyền.

Bây giờ chúng ta hãy trở về với câu chuyện Con Cá Rô Gỗ. Ngày xưa, có một người đàn ông rất nghèo khổ. Nghèo khổ đến độ ông ta không có món ăn nào để ăn cơm. Ông bèn tạc một con cá rô bằng gỗ và treo nó lên tường. Cứ mỗi lần đưa cơm vào miệng ông nhà nghèo lại nhìn con cá rô gỗ để có cảm tưởng là mình được ăn cơm với cá

_ Sai Lầm 7: Quốc tịch là thân trạng của mỗi cá nhân công dân. Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa công dân và quốc gia. Công dân là công dân của quốc gia chứ không là công dân của nhà cầm quyền. Thế nhưng, chế độ CSVN đã gian trá đồng hoá nhà cầm quyềnCS với quốc gia VN. Sự đồng hoá này được CSVN thưc hiện bằng nhóm chữ "Tổ Quốc Xã Hôị Chủ Nghiã". Tị nạn chính trị có nghiã là từ chôí làm công dân của cái gọi là "Tổ quốc xã hội chủ nghiã VN"

Điều 53 ,chương 05, hiến pháp CS 1992 qui định: Công dân có quyền "tham gia

Thaỏ luận" (vơí nhà nươc CSVN ) về "các vấn đề chung cho cả nứơc." Đòi hoỉ hủy bỏ diêù 04 Hiến pháp tức là mặc nhiên chấp hành điêù 53 vưà kẽ. Sự thể naỳ dẫn đến hệ quã rằng ngươì tị nạn chính trị nào đòi hỏi hủy bỏ điều 04 hiến pháp tức là đương sự đã mặc nhiên từ bỏ tư cách tị nạn chính trị của mình để đổi lấy thân phận công dân của "Tổ quốc xã hội chủ nghĩa VN"

Con cá rô gỗ đánh lừa khẩu vị của người nghèo đói thực phẩm. Đòi hỏi hủy bỏ điều 04 Hiến pháp đánh lừa ước mơ của người khao khát tự do dân chủ. "Đánh lừa" là điểm hội ngộ giữa con cá rô gỗ và đòi hỏi huỷ bỏ điều 04 của hiến pháp.

Năm mới chúng ta hãy chúc lành cho người thiếu ăn bằng cách lấy thức ăn thật thay thế con cá rô gỗ. Năm mới chúng ta hãy chúc lành cho người dân bị trị, cho chính chúng ta, bằng cách lấy cuộc vận động mới thay thế cho đòi hỏi hủy bỏ điều 04 hiến pháp. Cuộc vận động mới đó đốc thúc chúng ta hãy cùng với toàn dân nỗ lực:

_ Lật đổ chế độ CSVN

_ Bầu cử quốc hội lập hiến mới.

_ Hình thành hiến pháp mới.

_ Xây dựng chế độ dân chủ mới.

Dưới ánh sáng nồng ấm của văn minh Dân Chủ Nhân Quyền, chúng ta sẽ cùng nhau gợi nhớ lại đám mây mù " Con Cá Rô Gỗ" và "đòi hỏi hủy bỏ điều 04 hiến pháp". Gợi nhớ như vậy để chúng ta rộng lượng cười xòa với nhau, để cảm thấy thương mến nhau hơn, đoàn kết với nhau thực sự. Sau cùng, gợi nhớ như vậy để chúng ta cùng nhau ý thức rằng: trải qua bao thăng trầm của lịch sử, con cháu Tiên Rồng vẫn thân mến qyây quần dưới một mái nhà./.

Đỗ Thái Nhiên

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002