Đại Chúng số 116 - ngày 15 tháng 3 năm 2003

Thư tòa soạn

Thế giới & bình luận

Neu Cao Chinh Nghia

K

Hoa Ky Nhung Net Dac Trung

Chong Chu Nghia Cong San

Tu Lang Van Ho Den UNESCO

Dau Trang Giot Nang

Phan Thanh Gian

Van Hoa Va Van Minh

Ta Ao Tim

Tuc Goi Thiep To Tinh Yeu

Tet Nguyen Dan Viet Nam

Khoa học & Y khoa

Chuyen Huyen Bi

Chi Con Me Voi Anh

Vũ trụ & Con người

Ra Mat Sach CD Vu Hoi

Ngay Tet Va Con Ca Ro

Mon An Dac San Mien Nam

Trang thơ

Vai Net Ve Tho

Nhung Mua Xuan Qua

Lich Su Hon Non Bo

Lời giới thiệu : Là những người yêu thích văn nghệ, nhất là văn chương Việt Nam hải ngoại, chúng tôi hân hạnh được quen biết thi sĩ Song Thái, một bậc trưởng thượng trong giới thi ca có kiến thức vô cùng vững chắc về Thơ, và là tác giả một kho tàng vô giá của cả ngàn bài thơ đủ thể loại. Khi nghe được những ưu tư của chúng tôi đối với nền thi ca hải ngoại đang được mùa về số lượng nhưng phẩm chất chung của cánh đồng lại bị đe doạ, vì một số thợ cấy lúa làm việc hấp tấp cẩu thả tắc trách, thi sĩ Song Thái đã cụ thể hoá những lời an ủi chân tình của mình với chúng tôi thế hệ thứ hai và cả những thế hệ sau, bằng cách cho phép chúng tôi, một lần nữa, gửi đến bạn đọc cũng như tất cả các tầng lớp thi sĩ Việt Nam trong và ngoài nước một bài nghiên cứu về Thơ mà thi sĩ Song Thái đặt cho một nhan đề khiêm tốn là "VÀI NÉT VỀ THƠ".

Bình Huyên

VÀI NÉT VỀ THƠ

Song Thái

Chúng ta hãy đọc mấy câu thơ của vua Lý Thánh Tôn tả cái khung cửi dệt vải :

Thấy dân rét mướt nghĩ mà thương

Nên phải lên ngôi giữ mối giường

Tay ngọc lần đưa thoi nhật nguyệt

Gót vàng dậm đạp máy âm dương

Rồi chúng ta đọc lại một câu đối cổ nói về ngày Tết Nguyên Đán :

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Nêu cao pháo nổ bánh trưng xanh

Và chúng ta đọc mấy câu của Phan Kế Bính (1875-1921), trích trong "Việt Nam Thi Ca Hợp Tuyển" của Dương Quảng Hàm :

"Phàm việc gì cũng có nguyên lý. Nguyên lýlà cái lẽ căn nguyên của việc ấy. Văn chương cũng vậy. Đặt nên câu thơ, câu hát, viết ra bài văn bài luận, thì gọi là văn chương. Song thử xét xem cái căn nguyên của văn chương ấy, bởi lẽ gì mà có, vì ở đâu mà sinh ra, thì gọi là nguyên lý văn chương."

Tất cả những gì chúng ta vừa đọc gọi là văn chương Việt Nam.

Như vậy, trong văn chương Việt Nam có ba loại như trên mà gọi là ba thể chính :

1.- Thể VĂN VẦN tức là loại văn có vần, thường gọi là Thơ.

2.- Thể BIỀN VĂN tức là loại văn, tuy không có vần nhưng đối nhau, vì chữ BIỀN có nghĩa là hai con ngựa đứng song song.

3.- Thể TẢN VĂN là loại văn không có vần cũng không có đối, tự do mà viết ra, thường gọi là văn xuôi.

Trong văn chương Việt Nam còn có nhiều thể khác như Phú, Văn tế, Ca trù… nhưng trong bài này chỉ chú trọng đến văn vần, ai cũng ưa thích gọi là THƠ.

Ông tổ của Thô bằng tiếng Việt Nam là Hàn Thuyên, tên tục là Nguyễn Thuyên (1225-1257), người phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

…………………………………

(I) ÂM THANH

Nói về Thơ hay làm Thơ phải cần chú trọng đến hai chữ Aâm Thanh, vẫn có nghĩa thông thường là ngôn ngữ, tiếng nói của một dân tộc hay một quốc gia. Nhưng đứng về phương diện đọc Thơ hay làm Thơ thì âm thanh có một định nghĩa rộng rãi và khó hiểu hơn. Qủa thực vậy, khó mà có một định nghĩa rõ ràng và xác đáng về chữ Aâm Thanh.

Khi vừa đọc đến chữ Aâm Thanh thì chỉ tưởng đó là một danh từ kép để chỉ tiếng nói, nhưng thực ra âm thanh có hai phần : Aâm và Thanh.

Tiếng Việt Nam chúng ta là thứ tiếng có một âm (độc âm).

Khi cái Aâm phát ra ngoài miệng thì Aâm đó biến thành nhiều Thanh, khi cao khi thấp, khi ngắn khi dài, khi mau khi chậm. Một Aâm của ta khi phát ra ngoài miệng có đến 6 thanh. Thí dụ như :

- Aâm "ai" phát ra 6 thanh là : ai, ái, ài, ải, ãi, ại ;

- Aâm "oi" phát ra 6 thanh : oi, ói, òi, ỏi, õi, ọi.

Vì là chữ Quốc Ngữ dùng để viết tiếng Việt Nam có 5 dấu là Sắc, Huyền , Hỏi, Ngã , Nặng, cả chữ không có dấu nữa nên hoá ra 6 Thanh. Sáu Thanh này còn trở nên 8 Thanh theo phần giải thích sau đây :

Từ xưa đến nay, trong ngôn ngữ Việt Nam không có sẵn tên riêng để gọi các Thanh cho nên ông tổ thơ Việt Nam là Hàn Thuyên (vừa nói ở trên) đã phải mượn các danh từ Trung Hoa (còn gọi là Hán Việt), vả lại Thơ Việt Nam đã xuất phát từ Trung Hoa.

Trong văn chương Trung Hoa có 4 Thanh gọi là :

Bình thanh

Thượng thanh

Khứ thanh

Nhập thanh

Đem tên những thanh của Trung Hoa này mà đối chiếu với 6 thanh của Việt Nam thì :

Bình thanh là những tiếng Việt Nam nào không có dấu, hoặc có dấu Huyền. Thí dụ : Băng và Bằng.

Thượng thanh là những tiếng Việt Nam nào có dấu Ngã hoặc dấu Hỏi. Thí dụ : Bổng và Bỗng.

Khứ thanh là những tiếng Việt Nam có dấu Sắc và dấu Nặng. Thí dụ : Niếm và Niệm.

Nhập thanh là những tiếng Việt Nam tuy cũng có dấu Sắc và dấu Nặng, nhưng lại tận cùng bằng một phụ âm C, CH, P, T. Thí dụ : Bốc và Bộc hay Ních và Nịch.

Nếu một lần nữa, chúng ta lại đem 4 Thanh của Trung Hoa đối chiếu với 6 Thanh Việt Nam, mà cứ Thanh nào của Việt Nam cao thì thêm chữ Phù (Bổng, Nổi, Nhẹ), mà cứ Thanh nào của Việt Nam thấp thì thêm chữ Trầm (chìm), thì 4 Thanh của Trung Quốc sẽ thành 8 Thanh của Việt Nam như sau :

Phù Bình Thanh gồm các tiếng không có dấu.

Trầm Bình Thanh gồm các tiếng có dấu Huyền.

Phù Thượng Thanh gồm các tiếng có dấu Ngaõ.

Trầm Thượng Thanh gồm các tiếng có dấu Hỏi.

Phù Khứ Thanh gồm các tiếng có dấu Sắc.

Trầm Khứ Thanh gồm các tiếng có dấu Nặng.

Phù Nhập Thanh gồm các tiếng có dấu Sắc nhưng lại tận cùng bằng C, CH, P, T.

Trầm Nhập Thanh gồm các tiếng có dấu Nặng nhưng lại tận cùng bằng C, CH, P, T.

Trên đây đã nói xong về Aâm và Thanh.

Làm Thơ Việt Nam lại còn phải theo luật BằngTrắc.

…………………………….

(II) BẰNG và TRẮC

Tám Thanh ở trên chia ra làm hai loại Bằng và Trắc.

- BẰNG (Hán Việt là BÌNH) là những thanh khi phát ra bằng phẳng, đều đều, êm ái, dịu dàng.

BẰNG có hai thanh là Phù bình thanhTrầm bình thanh.

- TRẮC (Hán Việt là nghiêng lệch) là những thanh phát ra hoặc từ thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp.

TRẮC có 6 thanh là Phù thượng thanh, Trầm thượng thanh, Phù khứ thanh, Trầm khứ thanh, Phù nhập thanh, Trầm nhập thanh.

Sự phân chia ra BẰNG và TRẮC là một điều rất quan trọng trong phép làm VĂN VẦN tức là làm THƠ. Theo cách viết chữ Quốc Ngữ, thì những chữ nào không đánh dấu, hoặc đánh dấu Huyền là loại BẰNG. Còn những chữ có đánh một trong các dấu SẮC, HUYỀN, HỎI, NGÃ, NẶNG, là loại thuộc về TRẮC.

(III)VẦN

Làm THƠ tức là làm VĂN VẦN thì phải chú trọng đến VẦN, tức là những ÂM và THANH hoà hợp đặt vào trong các câu thơ cho hưởng ứng với nhau.

Trong đầu bài này, chúng ta đã đọc bốn câu thơ của vua Lý Thánh Tôn trong đó có những chữ thương, giường, dương. Những chữ ấy là VẦN của bài thơ.

VẦN cũng có hai loại : VẦN CHÍNH và VẦN THÔNG.

A- VẦN CHÍNH là những vần mà cả AâM với THANH đều hợp với nhau.

1- THANH : Như vừa nói trong đoạn trên thì

- THANH BẰNG có hai loại : Phù bình thanh và Trầm bình thanh.

- THANH TRẮC có sáu loại : Phù thượng thanh, Trầm thượng thanh, Phù khứ thanh, Trầm khứ thanh, Phù nhập thanh, Trầm nhập thanh.

Như vậy ba vần thương, giường, dương là VẦN CHÍNH vì là cùng một âm ương và cùng THANH BẰNG, rất hợp với nhau.

2- ÂM : Phải chọn những tiếng cùng một khuôn âm. Ví dụ :

- Aâm ai thì hợp; với Thanh mai, khai, phai

- Aâm anh thì hợp với các Thanh khanh, tranh, manh

- Aâm oi thì hợp với những Thanh moi, noi, choi

Các khuôn âm giống nhau như vậy có thể là :

- Một nguyên âm (voyelle / vowel) như A, I, O, U…

- Một hoặc hai nguyên âm nối với nhau như AI, OI…

Một nguyên âm ghép với một hoặc hai phụ âm (consonne / consonant) như AT, ANH, OACH…

Sau đây là một bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến toàn là VẦN CHÍNH :

"Chơi núi non nước"

Chom chỏm trên sông đá một hòn

Nước trôi sóng vỗ biết bao mòn

Phơ đầu đã tự đời Bàn cổ

Bia miệng còn đeo tiếng trẻ con

Rừng cúc tiền triều trơ mốc thếch

Hòn câu Thái Phó tảng rêu tròn

Trải bao nắng gió xuân già giặn

Trời dẫu già nhưng núi vẫn non.

Trên là thí dụ VẦN CHÍNH trong một bài ĐƯỜNG THI (sẽ giải thích ở dưới) là ở cuối câu thơ, nhưng trong các thể LỤC BÁT hay SONG THẤT LỤC BÁT, thì vần ở cuối hoặc ở giữa câu thơ :

- VẦN CHÍNH trong LỤC BÁT :

Kiều càng sắc sảo mặn maø

So bề tài sắc lại laø phần hơn

Làn thu thủ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thăm liễu hờn kém xanh

(Kim Vân Kiều)

- VẦN CHÍNH trong SONG THẤT LỤC BÁT :

Buồn thay nhẽ xuân về hoa nở

Mối sầu này ai õ cho xong

Quyết liều mong vẹn chữ tòng

Trên lương nào ngại, giữa giòng nào e.

(Ngọc Hân công chúa khóc vua Quang Trung)

B- VẦN THÔNG là vần chỉ hợp nhau về Thanh, còn Aâm thì tương tợ, chứ không hợp hẳn. Trong việc làm văn văn vần (thơ) mà tìm cả Aâm cùng Thanh cho thực hợp cũng khó, nên các thi nhân đành phải chọn các tiếng tuy Aâm không giống nhau hẳn nhưng cũng tương tợ để ghép vần với nhau, như dưới đây :

o với oâ

nho với nhơ

anh với inh

chuông với chương

ôi với trời

im với em

Thí dụ bài thơ của ông Tú Xương có VẦN THÔNG :

"ĐỪNG NGHĨ TẾT TÔI NGHÈO"

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo

Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu

Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy

Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu

Bánh đường sắp gói, e đường chảy

Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu

Thôi thế thì thôi đành Tết khác

Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo

Thí dụ thơ lục bát có VẦN THÔNG :

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt nước khi đêm chén thề

(Kim Vân Kiều)

Thí dụ trong thơ song thất lục bát có VẦN THÔNG :

…Mơ hồ nghĩ tiếng xe ra

Đốt phòng hương hả mà áo tàn

Ai ngờ tiếng dế than ri rỉ

Giọng bi thu gọi kẻ cô phòng

(Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều)

C- Vị trí của VẦN :

a- Vần có thể đặt ở cuối câu thơ như :

Cuối ngõ rèm xuân trải mấy sương

Sắc tài chi lắm để làm gương

(Chu Mạnh Trinh vịnh truyện Kiều)

Vần đặt ở cuối câu gọi là cước vận (cước là chân).

Vần có thể đặt trong câu thơ như ở thơ lục bát trên đây.

Vần đặt trong câu thơ gọi là yêu vận (yêu là cái lưng)

Nhờ có vị trí của vần mà chúng ta có thể phân biệt thơ Việt Nam với thơ Trung Hoa vì vần trong thơ Trung Hoa bao giờ cũng đặt ở cuối câu.

IV.- CÁC THỂ THƠ VIỆT NAM :

Việt Nam có 5 thể thơ chính :

1) Ngũ ngôn : mỗi câu 5 chữ

2) Thất ngôn tứ tuyệt : mỗi câu 7 chữ, trong mỗi đoạn gồm 4 câu

3) Lục bát : một câu 6 chữ, một câu 8 chữ

4) Song thất lục bát : 2 câu thất ngôn chen vào 2 câu lục bát.

5) Thất ngôn bát cú (Thơ Đường) : 8 câu mỗi câu 7 chữ.

1) THƠ NGŨ NGÔN :

Thơ Ngũ Ngôn mỗi câu có 5 chữ.

Chúng tôi có nghiên cứu nhưng chưa tìm thấy sách nào nói rõ ràng về Luật và Vần thơ Ngũ Ngôn, mà chỉ thấy trong mỗi bài một khác.

Sau đây xin sao lục một số bài thơ Ngũ Ngôn của một số thi nhân từ trước đến nay để quí vị độc giả thưởng lãm và nghiên cứu.

- "Đầu mùa hạ" của cụ Nguyễn Khuyến :

Tháng tư đầu mùa hạ

Tiết trời thực oi ả

Tiếng dế kêu thiết tha

Đàn muỗi bay lả tả

Nỗi ấy ngỏ cùng ai

Cảnh này buồn cả dạ

Biếng nhắp năm canh chầy

Gà đã sớm giục giã.

- "Mừng khách" của Tú Xương :

Ngày Xuân mừng quí khách

Khi vui lo đàn phách

Chuyện nở như gạo rang

Chuyện dai như chão rách

Đổ cỏ bốn chân giường

Xiêu cả một bức vách.

- "Ông đồ" của Vũ Đình Liên :

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua.

- "Đi chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp :

Hôm nay đi chùa Hương

Hoa cỏ mờ hơi sương

Cùng thầy mẹ em dậy

Em chải đầu soi gương…

- "Mùa cổ điển" của Quách Tấn :

Sương xuống hồi chuông lặng

Dư âm tròn hư không

Lửng lơ vàng gợn sóng

Trăng hồ thu mênh mông.

- "Gánh nước đêm" của Đông Xuyên :

Đỉnh đầu một bóng trăng

Trên vai một gánh nước

Đường khuya xóm Bàn Cờ

Một cô cao thấp bước.

- "Tranh Xuân" của Mộng Nguyệt :

Náo nức tin Xuân đến

Năm tàn dám nghỉ kim

May nhanh chiếc áo Tết

Hí hửng mặc chàng xem.

2) THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT :

Tứ là bốn, tuyệt là dứt ra, ngắt ra. Thơ Thất ngôn Tứ tuyệt là ngắt lấy bốn câu trong một bài thơ Thất ngôn Bát cú.

Thí dụ bài thơ bát cú của cụ Nguyễn Khuyến :

"BẢY MƯƠI TƯ TUỔI"

Năm nay tớ đã bảy mươi tư

Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ

Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu

Khi buồn ngâm láo một câu thơ

Bạn già lớp trước nay còn mấy

Chuyện cũ mười phần chín chẳng như

Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa

Thử xem trời mãi thế này ư.

Bài thơ này có thể ngắt ra làm nhiều đoạn.

(a) Ngắt bốn câu trên thành ra bài thơ bốn câu ba vần :

Năm nay tớ đã bảy mươi tư

Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ

Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu

Khi buồn ngâm láo một câu thơ.

Trong đó có hai câu (3 và 4) đối với nhau.

(b) Ngắt bốn câu dưới thành ra bài thơ bốn câu hai vần, hai câu trên có đối, hai câu dưới không đối :

Bạn già lớp trước nay còn mấy

Chuyện cũ mười phần chín chẳng như

Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa

Thử xem trời mãi thế này ư.

(c) Ngắt bốn câu giữa, thành ra bài thơ hai vần, cả bốn câu có đối :

Lúc hứng uống thêm dăm chén rượu

Khi buồn ngâm láo một câu thơ

Bạn già lớp trước nay còn mấy

Chuyện cũ mười phần chín chẳng như.

(d) Ngắt hai câu đầu và hai câu cuối, thành ra bài thơ ba vần, cả bốn câu không đối :

Năm nay tớ đã bảy mươi tư

Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ

Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa

Thử xem trời mãi thế này ư.

(e) Ngắt ra bốn câu 1, 2, 5 6 thành ra bài thơ bốn câu ba vần :

Năm nay tớ đã bảy mươi tư

Rằng lão rằng quan tớ cũng ừ

Bạn già lớp trước nay còn mấy

Chuyện cũ mười phần chín chẳng như.

Như thế, thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ cứ ngắt bốn câu trong bài thơ thất ngôn bát cú mà thành. Nhưng cũng có thi nhân cứ theo luật Bằng, Trắc và biệt lệ nhất, tam, ngữ bất luận * (của thơ Thất Ngôn Bát Cú) mà làm từng đoạn bốn câu thơ một, rồi đem nối lại với nhau, thành một bài thơ dài.

Thí dụ một bài thơ Tú Xương :

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu

Phen này ông quyết đi buôn cối

Thiên hạ bao nhiêu đức giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang

Đứa thì bán tước, đứa mua quan

Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng…

Hay như Nguyễn Bính :

Nhà ta ở dưới gốc cây dương

Cách động Hương Sơn nửa dặm đường

Có suối nước trong tuôn róc rách

Có hoa bên suối ngát đưa hương.

Hỡi cô con gái hái mơ ơi

Chẳng trả lời tôi lấy một lời

Cứ lặng mà đi rồi khuất bóng

Rừng mơ hiu hắt, lá mơ rơi.

(Xin đón đọc kỳ sau : Các thể thơ Việt Nam, Lục Bát, Song Thất Lục Bát, Thất Ngôn Bát Cú)

* BIỆT LỆ NHẤT TAM NGŨ BẤT LUẬN : Bất luận (=không kể) nghiã là trong một câu thơ có vài chữ không cần phải theo đúng luật Bằng hay Trắc. Trong câu thơ Đường (sẽ nói rõ kỳ tới) thì chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không phải theo đúng luật Bằng hay Trắc.

Song Thái Phạm Công Huyền

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002