Đại Chúng số 119 - ngày 15 tháng 5 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Tin Tức Thế Giới
Tin Cộng Đồng
Lễ ra mắt Liên Đoàn Võ Thuật
Nhân Quyền và Cộng Sản VN
Thế Giới và Bình Luận
Những anh hùng không tên tuổi
Phanh Phui Bí Mật Hacker VN
Trập Trùng
Hoa Kỳ Phản Bội Người Iraq
Đọc Báo Dùm Bạn
Y Khoa Và Khoa Học
Cô Kiều Với Phạm Quỳnh
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Ốc Đảo của Chủ Nghĩa Khoái Lạc
Goodbye Coca cola
Từ Vương Vũ đến Vương Thúy Kiều
Lồng Lộng Sắc Âm
Đông Y Thường Thức
Bệnh SARS
Phan Thanh Giản

NHỮNG ANH HÙNG KHÔNG TÊN TUỔI
Vương Thảo Hương

Chiếc xe Jeep của Long vừa rời khỏi Chi Khu tiến về thị xã Bến Lức, Long chợt để ý thấy một chiếc xe gắn máy cũng lầm lũi chạy thấp thoáng theo sau. Trời đã ngả về chiều, ánh nắng yếu ớt vẫn còn đủ cho Long nhận ra dáng vẻ hấp tấp khả nghi của người lái xe. Mấy tháng nay tình hình chiến sự gia tăng, nạn ám sát, giết hại lính quốc gia ngày càng nhiều. Đêm nào bọn Việt Cộng cũng lén lút về các làng nhỏ hăm dọa, khủng bố những gia đình có con em đi lính quốc gia. Số chống cự bị bọn chúng giết chết thảm thương để dằn mặt kẻ khác. Ban đêm ở những làng hẻo lánh, bọn chúng âm thầm tụ họp dân chúng, nói tình nguyện nhưng thựïc ra bắt buộc đóng góp tiền bạc, gạo thóc gọi là giúp đỡ quân Cách Mạng. Ai từ chối hoặc chỉ điểm cho lính quốc gia sẽ bị xử tử. Thỉnh thoảng bọn chúng bắn chết một vài người ngay trước mặt dân làng để thị oai. Chồng hồ sơ về những ổ Việt Cộng càng ngày càng cao nghệu.

Long ra dấu cho Thượng Sĩ Bảy bẻ tay lái quẹo bên trái qua phía chợ thay vì qua phía nhà của ông Xã Trưởng Tám như dự tính. Long muốn xác nhận có phải chiếc xe gắn máy đang theo dõõi chiếc xe Jeep của Long hay không. Đúng như ý nghĩ của Long, chiếc xe gắn máy cũng quẹo tay trái, càng bám sát hơn nửa chừng như sợ không bắt kịp khi thấy xe Long bất ngờ quẹo bên trái. Vừa qua khỏi khúc quanh, Long nhìn Thượng Sĩ Bảy gật đầu ngầm ra lệnh, Thượng Sĩ Bảy mau lẹ bẻ quặt tay lái vào lề đường, chận đầu chiếc xe gắn máy trong tích tắc. Chiếc xe lồng lên rồi thắng kít xuống mặt đường vội vã. Long nhảy ra khỏi xe Jeep. Thừa lúc người lái xe gắn máy chưa kịp chuẩn bị, Long thoi một cúù đấm vũ bão vào mặt hắn. Chiếc xe gắn máy ngã xuống lề đường cùng với chủ. Thượng sĩ Bảy lẹ làng đỡ hắn lên trong lúc Long kéo cái túi xách đeo ở cổ chiếc xe gắn máy lên lục soát. Hai trái lựu đạn nhỏ, loại rất lạ, Long chưa thấy bao giờ nằm trong túi xách. Một tay hắn còn cầm một trái khác cùng loại. Thượng sĩ Bảy lôi cái còng bỏ sẵn trong túi áo, nhanh nhẹn còng tay và đẩy hắn lên xe, giải hắn về Chi Khu trước khi tiếp tục đi đến nhà ông Xã Trưởng Tám. Long bình thản như không có gì xảy ra. Đây không phải là lần đầu Long chạm trán với âm mưu ám sát của địch quân. Chẳng biết từ lúc nào, Long đã chai đá với nhữõng sôi động của chiến tranh. Cuộc chiến đã trở thành cuộc đời của Long. Cái chết của đồng đội và của kẻ thù thường xuyên xảy ra giống như những bữa cơm đều đặn ngày hai buổi khiến cho Long không còn phân biệt được lằn ranh của sự sống và cái chết cách nhau như thế nào.

Sáng nay Thiếu Tá Trang, Chi Khu Trưởng Chi Khu Bến Lức, hẹn gặp Long ở nhà ông Xã Trưởng để bàn tính kế hoạch đối phó nạn giết người như ngoé của Việt Cộng đang xảy ra nhan nhản mỗi ngày. Toàn tỉnh Long An đặt trong tình trạng báo động. Nạn nổ mìn định hướng vào xe quân đội cũng đe dọa không kém. Ban đêm, nếu không bắt buộc, quân nhân không ai dám sử dụng quân xa. Thỉnh thoảng những đợt pháo kích của Cộng quân nả bừa bãi vào khu vực dân sự khiến Chi Khu Bến Lức sống trong tình trạng phập phồng. Vừa bước qua cánh cửa nhà ông Xã Trưởng, Long đã thấy Thiếu Tá Trang ngồi tư lự đối diện ông Tám, đầu bàn là Thiếu Tá Lớn. Ông Tám đứng lên vồn vã mời Long và Thượng Sĩ Bảy ngồi. Giữa bàn vài ba dĩa thức ăn, mấy chai beer Budwiser để lỏng chỏng như không ai màng đến.

-Sao trễ vậy, Đại Úy? Anh em chờ nãy giờ, không biết có chuyện gì.

Ông Xã Trưởng đon đả hỏi.

-Chút xíu nữa tiêu rồi. Trên đường đi tới đây, tụi tôi bị một chiếc xe gắn máy chạy theo định quăng lựu đạn lên xe. May mà tôi thấy kịp, cho hắn một cú đấm thôi sơn.

Chi Khu Trưởng Trang gật gù:

-Ám sát mà không biết lựa người. Gặp ông đai đen này, lại thêm Thưọng Sĩ Bảy trâu nước thì chỉ có sưng mỏ.

-Nếu Đại Úy không cản, tôi đã cho hắn thêm mấy đá.

Thượng Sĩ Bảy hỉ hả chen vào. Từ ngày Long được bổ nhiệm làm Trưởng Chi An Ninh Quân Đội Bến Lức, Thượng Sĩ Bảy trở thành cánh tay mặt của Long. Sinh trưởng tại Bến Lức, ngõ ngách nào Thượïng Sĩ Bảy cũng rành. Ông biết rõ từng nhà, từng người của các làng chung quanh quận. Đôi khi Long tự hỏi, không có Thượng Sĩ Bảy, Long sẽ xoay trở ra sao trong cái Chi Khu đầy cạm bẫy của địch này. Nhờ Thượng Sĩ Bảy, Long tìm ra rất nhiều đầu mối của bọn Việt Cộng một cách mau chóng. Vì quen thuộc địa thế, đêm nào Thượng Sĩ Bảy cũng đi thanh tra cầu Bến Lức cùng với Long và Thiếu Tá Trang. Cầu Bến Lức giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong việc nối liền Saigon và miền Tây. Bằng bất cứ giá nào cũng phải tử thủ Cầu Bến Lức, Thiếu Tá Trang nhắc đi nhắc lại từng đêm. Do đó, mặc dù đã có một tiểu đội canh gác nhưng hàng đêm Thiếu Tá Trang và Long vẫn đích thân đi tuần tra cho yên tâm hơn. Dụi điếu thuốc xuống cái gạt tàn kế bên, Thiếu Tá Trang xuống giọng:

-Sở dĩ hôm nay tôi kêu gọi mấy anh em tới đây là để bàn tính cách nào đối phó với tình thế lộng hành của bọn Việt Cộng đang từ Vàm Cỏ tràn về mỗi ngày một đông. An ninh của Chi Khu đã không còn sáng sủa. Pháo kích, ám sát, giết người xảy ra như cơm bữa. Tình hình này, nếu chúng ta không có kế hoạch đối phó, bọn chúng sẽ tấn công Chi Khu một ngày rất gần đây.

Long chậm rãi:

-Theo tin tức thâu thập được bên An Ninh Quân Đội, bọn chúng một phần uy hiếp dân chúng, một phần bọn chúng nằm vùng sống chen kẽ trong các thôn xóm chung quanh Chi Khu, có nơi bọn chúng còn làm hầm chứa súng ống nữa. Chúng ta có thể lục soát và bắt giam bọn chúng dễ dàng vì tôi có hồ sơ nơi trú ẩn của bọn chúng. Tuy nhiên, có điều tôi cảm thấy bắt giam bọn chúng rất vô ích. Với chiến dịch Phượng Hoàng hiện tại, bản án tối đa là 6 tháng. Có nghĩa là chúng ta chỉ nuôi bọn chúng ăn cho mập rồi lại thả ra, Việt Cộng vẫn hoàn Việt Cộng, bọn chúng vẫn không quay về với chính nghĩa quốc gia. Bởi vậy chúng ta không lấy làm lạ trong các phiên tòa của chiến dịch Phượng Hoàng, bọn chúng thường vỗ ngực nhận tội, không coi tòa án ra gì cả.

Thiếu Tá Lớn, Đại Đội Trưởng Đại Đội phòng thủ Chi Khu chép miệng:

-Bọn Mỹ không hiểu tình hình đất nước chúng ta, đem đặt để ba cái tự do dân chủ dổm trong thời kỳ chiến tranh thiệt là bất lợi, giống như chén kiểu mà chọi với chén sành. Đối với bọn gian manh xảo trá như Việt Cộng, chúng ta phải chơi trò đi với ma mặc áo giấy thì mới mong có thể đối phó với bọn chúng được, chứ ai lại chơi cái trò dân chủ ngây ngô với bọn khát máu này.

-Theo tôi, cứ gặp đâu quất đó là tiện sổ sách nhứt, không tra xét lôi thôi.

Thượng Sĩ Bảy nóng nảy chen vào. Long ôn tồn:

-Ông đừng quên chúng ta có luật pháp, không thể giết người bừa bãi như bọn chúng được.

-Đúng vậy. Chúng ta cần phải có kế hoạch, không thể làm càn.

Thiếu Tá Trang đồng ý với Long. Ông Tám Xã Trưởng thúc hối mọi người cầm đũa:

-Ăn đi chứ, để nguội hết. Thịt Dơi bằm sả ớt xúc bánh tráng, món nhậu đặc biệt hết sảy của Bến Lức nghe quý vị.

Mọi người gượïng gạo cầm đũa. Viễn ảnh Chi Khu bị tấn công xáp lá cà khiến không ai yên tâm được. Nạn pháo kích ban đêm cũng hãi hùng không kém. Đại Úy Long, Thiếu Tá Trang là dân Saigon thuyên chuyển về đây, đều ở trong Chi Khu với vợ con. Riêng Thiếu Tá Lớn, Thượng Sĩ Bảy là dân địa phương, có nhà ngoài thị xã nên không ở trong Chi Khu. Nghĩ đến vợ và đứa con nhỏ mặt mày xanh xao vì sợ hãi đạn pháo kích và những trò giết người không gớm tay của Việt Cộng, Long thở dài. Trâm đã từ bỏ cuộc sống yên lành ở Saigon đi theo Long qua đủ các vùng đầy khói súng, đạn bom. Ánh mắt thơ ngây đầy hốt hoảng của Trâm mỗi lần tiếng pháo kích dội lên ròn rã không ngừng ray rứt Long. Phải chi mình đừng lấy vợ. Long thẫn thờ suy nghĩ. Tội nghiệp cô gái nhỏ ngày nào bây giờ đã trưởng thành trong khói lửa, đã vàng võ vì sát cánh bên chồng. Không khí chiến tranh nặng nề khó thở như lương tâm của Long đang quằn quại vì trách nhiệm đối với đất nước và bổn phận riêng tư đối với vợ con. Dù sao đi nữa, đưa Trâm và bé Lam về Saigon cũng không phải là thượng sách. Chắc gì Saigon thoát khỏi bị tấn công và pháo kích. Tết Mậu Thân là một điển hình cho những nguy hiểm bất thường của thời chiến. Cái chết luôn luôn kề cận đâu đây. Chẳng có nơi nào không có bóng tử thần.

-Tôi có một giải pháp!

Tiếng nói sắc 1ạnh của Thiếu Tá Trang kéo Long ra khỏi dòng suy tư không lối thoát.

-Giải pháp gì, Thiếu Tá?

Thượng Sĩ Bảy hấp tấp hỏi. Thiếu Tá Trang chậm rãi nói từøng câu chắc nịch:

-Các ông có công nhận chúng ta đang ở thế cùng đường không?

Thiếu Tá Lớn gật đầu:

-Đúng vậy. Chúng ta đang cô đơn chống đỡ kẻ thù. Mỹ, người đồng minh đầy quyền lực của chúng ta đang trên bước đường phản bội, toan tính bỏ rơi chúng ta mà lũ Việt Cộng quỷ quyệt này với sự yểm trợ tối đa của Nga và Tàu cứ mỗi ngày mỗi lấn thêm một chút, đưa chúng ta đi đến con đường cùng. Nhưng giá nào chúng ta cũng phải tiến, không thể lùi.

Tiếng nói của Thiếu Tá Trang càng sắc nhọn hơn:

-Phải, chúng ta không thể lùi. Địch chết hoặc ta chết, không thể sống chung với bọn chúng được..

Ông nhìn Long:

-Ông cho tôi hồ sơ những làng nào dung chứa bọn chúng. Bắt đầu từ ngày mai, tôi và Thiếu Tá Lớn sẽ bàn kế hoạch để mở những cuộc hành quân đi thẳng các làng dung chứa bọn chúng, đến tận các hầm chúng ẩn núp, nả đạn không chừa một tên nào là xong, khỏi cần giải về Tỉnh xét xử gì cả mà dân làng cũng không có cách gì ngăn chận, thưa gởi chúng ta được vì rõ ràng chúng ta đang hành quân truy lùng Việt Cộng và bắt quả tang bọn chúng trong các hầm trú ẩn. Chỉ có cách này là vừa mau vừa chắc ăn tiêu diệt được bọn chúng trừ hậu hoạn.

Long hơi choáng váng với quyết định của Thiếu Tá Trang. Nhưng có lẽ đây là giải pháp duy nhứt để bảo vệ Long An, tiền đồn của miền Tây. Dĩ độc trị độc hay là đi với ma mặc áo giấy. Nhân đạo với bọn bất nhân là tiếp tay bọn chúng để giết hại dân lành. Thượng Sĩ Bảy khoan khoái vỗ tay:

-Tôi tán đồng giải pháp của Thiếu Tá. Phải dằn mặt bọn chúng mới được, không chơi trò chiến dịch Phượïng Hoàng bắt cóc bỏ dĩa nữa.

Long lưỡng lự:

-Nhưng phải kế hoạch cẩn thận, nếu không gia đình bọn chúng sẽ làm khó dễ mình.

-Khó dễ sao được. Bọn này dĩ nhiên trốn trong các hầm trú ẩn, không chính thức sống trong làng. Vả lại, trong kế hoạch đi hành quân truy lùng giặc Cộng, dĩ nhiên tôi đang đuổi theo một đám địch quân chạy qua làng rồi từ đó, tôi sẽ xua lính vào các vị trí trú ẩn của bọn chúng. Ai có thể bao che, hoặc chứng minh được bọn chúng là dân làng?

Thiếu Tá Trang nói một cách quả quyết. Sát cánh với Thiếu Tá Trang qua nhiều công tác, Long hiểu ông rất rõ. Những điềâu ông nói đều được thi hành rất nghiêm chỉnh và đều có sự hiện diện của ông. Ít khi Long thấy ông nhượng bộ quân địch. Long gật đầu:

-Ngày mai tôi sẽ giao hồ sơ cho ông.

Vấn đề coi như tạm ổn. Mọi người bớt căng thẳng, bắt đầu cầm đũa tiếp nối buổi họp bằøng những mẫu chuyện hành quân đầy cam go nhưng hào hùng của đời lính. Từng tham dự những chiến trường lớn của binh chủng Nhảy Dù, sau khi bị thương, Long đổi ngành về phục vụ Chi Khu Bến Lức với chức vụ Trưởng Chi An Ninh Quân Đội. Đời dọc ngang chiến trường đã quen, thời gian đầu Long cảm thấy tù túng với cảnh sáng cắp ô đi, tối cắp về của Chi An Ninh Quân Đội. Dần dà, bắt tay vào làm việc với Thiếu Tá Trang, Long mới thấy phấn khởi và hài lòng công vụ văn phòng này. Thay vì chỉ làm đúng phận sự rồi về nhà vui với vợ con, Long sát cánh Thiếu Tá Trang tuần tra ngày đêm các vị trí chính yếu của Chi Khu Bến Lức, đóng góp những kinh nghiệm chiến trường với ông trong những cuộc hành quân quyết liệt với quân thù. Ngoài tình chiến hữu, Long còn là một người bạn chí thân của Thiếu Tá Trang. Chiều hôm đó, Thiếu Tá Trang thơ thới ra về sau khi đã tìm được giải pháp thích đáng và được mọi người đồng ý cho vấn đề vẫn thường xuyên làm cho ông bực dọc.

Cuộc thẩm vấn Hùng, người ôm lựu đạn chạy theo xe Long đã kết thúc. Hùng là Trung Úy Địa Phương Quân thuộc quận Bến Lức. Trả lời về những trái lựu đạn khác thường, không phải loại lựu đạn của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, Hùng nói rằng hắn tự chế tạo lấy để dùng trong các cuộc hành quân khi đạn dược thiếu thốn, chưa được phân phối. Ngày hôm đó hắn tình cờ đi sau xe Long và đang lấy trái lựu đạn từ trong túi định bỏ vào giỏ xách chứ không có ý quăng vào xe ám sát Long. Mặt hắn sưng tím, gãy một chiếc răng cửa vì cú đấm của Long. Không có bằng cớ hắn liên hệ với Việt Cộng, Long đành phải thả hắn về đơn vị mặc dù Long vẫn chưa hài lòng với câu giải thích của hắn về mấy trái lựu đạn không phải loại lựu đạn thông thường của đơn vị tác chiến. Đơn vị trưởng của hắn đã bảo đảm cho hắn. Mặc dù Long mơ hồ biết hắn không phải là một người bình thường, tuy nhiên tình hình sôi động của chiến tranh không cho phép Long có nhiều thời gian vào những trường hợp tuy phức tạp nhưng lại không có vẻ nguy hiểm cấp thời như trường hợp của Hùng. Sau khi hắn về đơn vị, Long mở hồ sơ của hắn xem lại một lần nữa rồi thở dài, xếp vào tủ.

Kế hoạch hành quân tiêu diệt bọn Việt Cộng nằm vùng của Thiếu Tá Trang được thi hành triệt để. Những làng chung quanh Chi Khu không còn là nơi trú ẩn an toàn của bọn chúng. Nạn ám sát, bắn giết lính quốc gia trong các đồn hẻo lánh cũng vơi bớt. Tuy nhiên đêm nào bọn chúng cũng bắc loa từ các bìa làng xa xôi lên án Thiếu Tá Trang. Bọn chúng hiểu rõ thâm ý của ông nên tức tối mạt sát, gán ghép ông là tộâi ác nhân dân, đồng thời hăm dọa sẽ trừng phạt ông đích đáng. Ông nói với Long:

-Chúng ta không có sự chọn lựa nào khác. Đây là cách duy nhứt để bảo vệ Bến Lức, một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, tiền đồn của miền Tây và là đường tiếp viện của Saigon. Vả lại, ngày nào mà không có người bị bọn chúng giết, sáng nào mà không có tiếng khóc. Tôi không thể tha thứ cho bọn chúng. Nếu bọn chúng giết tôi vì việc này thì cái chết của tôi ít ra cũng còn có ý nghĩa.

Mùa xuân 1975 qua đi, những cành mai vàng héo hon, rơi rụng muôn cánh hoa màu tơi tả xuống nền nhà, xác xơ như một chiến trường vừa chiếm lại từ tay giặc. Sau những ngày ăn Tết gượng gạo với rượu trà, bánh mứt như truyền thống, tất cả rồi cũng đi vào yên lặng, chỉ còn tiếng súng là vẫn ầm ì mỗi đêm trên miền đất hiền hòa, màu mỡ của miền Tây. Chi Khu Bến Lức trở thành mục tiêu của hàng loạt đạn pháo kích ngày cũng như đêm. Đạn rót vào chợ búa, đạn rót vào trường học. Bao nhiêu mái đầu xanh thơ ngây gục xuống. Bao nhiêu tiếng khóc oán hờn của người dân vang lên. Mỗi đêm, cứ từ 2 giờ sáng trở đi, không biết trong khoảng tích tắc nào, những trái pháo từ lòng địch lại tới tấp nhắm vào Chi Khu. Có khi giặc ẩn mình ngoài giao thông hào, bắn vào bằng B-40. Nòng B-40 nổi tiếng chính xác vì bắn trong một tọa độ rất gần. Nhưng may mắn một cách kỳ diệu, tất cả đạn pháo đều rớt ngoài hàng rào Chi Khu, không một trái nào lọt được vào trong. Đêm đêm, Trâm luôn luôn trong tư thế sẵn sàng ôm con nhảy xuống hầm trú ẩn khi vừa nghe tiếng tắc bùm đầu tiên từ xa vọng lại, tiếp theo là những tiếng ùng oằng của đạn pháo lạnh lùng nả xuống từng đợt. Hai mẹ con Trâm kinh hoàng nằm ép vào nhau dưới cái hầm cát sơ sài kế bên giường ngủ, nhắm mắt chờ số phận trong lúc Long chạy ra ngoài chỉ huy lính phòng thủ Chi Khu. Chỉ đến khi tiếng súng bắn trả của đơn vị pháo binh bắn đi, mẹ con Trâm mới ra khỏi miệng hầm để trở về giường, cố tìm lại giấc ngủ nhọc nhằn. Bé Lam hình như đã quen với đạn pháo kích, mỗi lần nghe tiếng nổ xé màng tang chỉ ngơ ngác trong giây phút rồi nín lặng ôm chặt mẹ trong hầm. Trâm đã nghĩ đến việc đưa con về Saigon nhiềâu lần nhưng cuối cùng, Trâm lại thôi không nghĩ đến nữa vì hình ảnh của Long đơn độc chống đỡ chiến tranh cứ mãi làm Trâm nghẹn ngào. Chạy trốn ở đâu, để rồi sống được bao lâu nữa dưới vòm trời đầy lửa đạn chiến tranh này vẫn là câu hỏi bi thương không có câu trả lời của Trâm.

Tin tức chiến sự mỗi ngày mỗi bất lợi thêm. Những đợt rút quân từ cao nguyên Trung phần như những cơn bão, xô miền Nam xuống vực thẳm chiến bại trong lúc tình thế chưa nằm trong giai đoạn đầu hàng. Khí thế dân quân vẫn còn đó. Thiếu Tá Trang vẫn tiếp tục mở những đợt hành quân quyết liệt vào các làng đã ngang nhiên chứa chấp quân thù. Tiếng loa kêu gào kết án ông hàng đêm của bọn Việt Cộng càng gắt gao hơn. Bà Hai, người đàn bà thế lực nhứt của Long An cũng bận rộn thêm lên. Ban đêm, những tên đầu sỏ của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Huỳnh Tấn Phát dập dìu ghé nhà bà trên đường Saigon-Bến Lức thăm hỏi, xin tiếp viện. Ban ngày, các tướng tá của Việt Nam Cộng Hòa cũng ghé nhà bà chẳng biết có phải nhờ vả hay đánh tiếng nọ kia với lũ quân gọi là giải phóng hay không. Người ta chỉ biết ngày đêm nhà bà nườm nượp khách khứa ra vào của cả hai bên. Có người cho rằng biện pháp hòa hợp, hòa giải đang được xúc tiến qua cánh tay trung gian của bà.

Mấy tuần nay, một số các đồn xa của Long An đã bị thất thủ hơi nhiều. Một tiểu đoàn vừa rút quân từ miền Trung được điều động về phòng thủ Bến Lức. Tình hình biến chuyển liên tiêáp mỗi ngày khiến Long không thể suy nghĩ điều gì ngoài những quyết định cần thiết cho Chi Khu. Không riêng gì Long, sĩ quan của Chi Khu ai cũng làm việc và chiến đấu như máy theo lệnh cấp trên. Cơn bão chiến tranh cuốn hút mọi người trong vòng xoay chuyển miệt mài của định mệnh. Cưỡng chống hay chấp nhận không còn là vấn đề. Sống hay chết cũng không còn là câu hỏi hay lo sợ. Tất cả chỉ là đối phó cho hơi thở từng giây phút một. Thiếu Tá Trang vẫn không ngừng mở rộng những cuộc hành quân đi sâu vào lòng địch mặc cho tin tức thất trận của miền Trung đang lan tràn như cơn sốt hấp hối của miền Nam. Đêm nào Trâm cũng ôm con thấp thỏm chờ Long tuần tra các vị trí chính yếu của Chi Khu trở về trước đợt pháo kích mở đầu từ những bìa rừng đầy bóng địch.

Cuối tháng tư năm 1975, quân nhân và dân sự ngoại quốc đã rút lui về xứ gần hết. Tin di tản đi Mỹ loan truyền khắp nơi. Đả đến lúc Long bắt buộc phải đưa Trâm và con về Saigon, không phải để lánh nạn nhưng để Long rảnh rang tiếp tay Thiếu Tá Trang phòng thủ Chi Khu. Những biến động chính trị càng ngày càng có lợi cho Việt Cộng hơn. Những cuộc biểu tình bạo động gây rối cộng với những chiếc máy bay chở đầy xác người chạy giặc từ miền Trung đã khiến tình hình dường như không còn cách nào cứu vãn, ngoại trừ Mỹ lật lại thế cờ. Nhưng đó chỉ là ước mơ. Người Mỹ đang rầm rộ rút lui, các đơn vị đồng minh kể cả dân sự cũng khăn gói lên đường. Nhiều cấp lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa cũng ào ạt theo Mỹ di tản. Trái với làn sóng người đang hỗn loạn tìm cách ra đi, Chi Khu Bến Lức bình thản rình rập địch quân ngày đêm, từ sĩ quan chỉ huy cho đến người quân nhân đứng gác bên giao thông hào đều quyết không để vị trí trọng yếu của miền Tây rơi vào tay giặc. Thiếu Tá Trang vẫn sát cánh cùng dân quân Bến Lức tử thủ Chi Khu. Long vẫn tuần tra cầu Bến Lức không nao núng, không trốn chạy. Giờ phút này, chẳng còn cấp chỉ huy nào ngăn cấm hay bắt buộc, dường như chẳng ai còn dòm ngó đến ai, mọi người tự tiện quyết định theo sự nhận định riêng tư. Long vẫn tự thi hành nghiêm chỉnh bổn phận của mình không thiếu sót mảy may. Cho đến buổi sáng ngày 29 tháng tư, Thiếu Tá Trang bắt tay Long ở chân cầu Bến Lức:

-Tình hình tệ lắm rồi, chắc cũng không còn bao lâu. Mỹ đã hoàn toàn bỏ rơi chúng ta. Ông có thể về Saigon săn sóc vợ con, tôi sẽ ở đây cho đến khi nào không thể ở được nữa. Vợ con tôi đã về Vũng Tàu trước.

Long ngậm ngùi:

-Không sao, tôi sẽ ở lại với ông.

Thiếu Tá Trang nghiêm mặt:

-Không ích lợi gì, ông nên về Saigon, khi cần tôi sẽ liên lạc với ông.

Trưa hôm đó, Long rời nhiệm sở với cảm giác đây là lần cuối cùng Long hiện diện nơi đây. Không gian chừng như buồn thảm theo tình thế đau thương của miền Nam. Ánh nắng gay gắt vẫn không đủ sức mạnh để xóa đi viễn ảnh thê lương cận kề. Con đường Bến Lức - Saigon bỗng dưng ngắn ngủi vô cùng, ngắn ngủi như số phận của miền Nam và cuộc đời binh nghiệp chưa hiến dâng cho tổ quốc được bao lâu của Long. Đêâm hôm đó, Trâm khóc vùi trong tay chồng. Nỗi uất ức cứ tuôn tràn qua những dòng lệ nóng hổi từ đáy tim. Trâm không thể chấp nhận sự kiện mất nước một cách dễ dàng như vậy. Đã từng theo chồng chinh chiến khắp nơi, Trâm không tin những mất mát máu xương, những hy sinh gian khổ lại một sớm một chiều chỉ đổi lấy chiến bại đau thương tự nhiên như một chớp mắt. Thế giới đâu, loài người đâu? Có ai trả lời được câu hỏi tầm thường và dễ hiểu như câu hỏi của Trâm?.

Cái gì phải đến, cuối cùng rồi cũng đến. Ngày hôm sau, trong lúc mọi người nhốn nháo tìm đường thoát thân, Long và Trâm ủ rũ ngồi ôm con. Bé Lam đang sốt và tiêu chảy, Trâm biết con không thể nào chịu đựng nổi cảnh chạy đôn chạy đáo tìm đường trốn chạy. Cho đến gần trưa hôm đó, hai vợ chồng bàng hoàng đau đớn nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Đúng là một ngày địa ngục đối với Long và Trâm. Trâm phải cấu vào da thịt mình đau điếng để biết chắc chắn không phải mình đang nằm mơ.

-Có lý nào! Có lý nào!

Trâm như người mất trí, lập đi lập lại câu nói vô nghĩa trong đầu không biết bao nhiêu lần, mắt rưng rưng. Long xót xa đau đớn vô cùng nhưng nhìn Trâm ủ rũ, Long phải cố gắng đè nén xuống để vỗ về an ủi vợ:

-Ai sao mình vậy, em à. Đừng quá bi lụy, hãy can đảm sống để nuôi con.

Hai chữ nuôi con như có một sức mạnh vô hình kéo Trâm trở về thực tại khó khăn:

-Phải rồi, em còn phải nuôi con. Nhưng nuôi bằng cách nào đây hả anh?

Long lắc đầu. Đã lấy binh nghiệp làm nghề, giờ đây Long bỗng thấy tay chân mình thừa thãi quá. Biết làm gì để nuôi vợ nuôi con trong cái hoàn cảnh đổi đời ngang trái này đây? Hình ảnh những đòn thù của Việt Cộng chưa biết sẽ phủ xuống lúc nào làm tăng thêm nỗi xáo trộn kinh hoàng không lối thoát của hai vợ chồng. Số phận của Long chưa biết sẽ bị định đoạt ra sao trong bàn tay bọn chúng. Chắc gì mình có được chút ngày giờ để lo lắng cho vợ, cho con. Long miên man với những lo âu khắc khoải. Người đàn bà 27 tuổi, không một chút kinh nghiệm đời như Trâm sẽ xoay xở cách nào trong một xã hội cay nghiệt như xã hội Cộng Sản mà chồng lại là thù địch của những kẻ đương quyền?.

-Tội nghiệp em quá, Trâm ơi!

Long vuốt mái tóc dài óng ả của Trâm, ngậm ngùi thầm than thở. Thời gian rồi cũng tuần tự trôi. Bọn Việt Cộng bắt đầu mặc quân phục chính quy đứng gác đầy đường phố. Long nhìn thấy trái lựu đạn khác thường của Hùng đeo lủng lẳng trên người của mấy tên gọi là giải phóng miền Nam. Long chỉ cho Trâm, hai vợ chồng rùng mình. Cuộc chiến này thất bại không phải vì quân lực Việt Nam không có đủ những chiến sĩ anh hùng mà chỉ vì quân lực Việt Nam có quá nhiều kẻ nối giáo cho giặc ở tiền tuyến lẫn hậu phương.

Hai tuần sau ngày mất nước, Trâm quyết định trở về Bến Lức hy vọng tìm lại một phần gia sản của mình để bắt đầu cuộc sống cùn mằn trong cái thiên đường rách nát của xã hội chủ nghĩa. Long muốn ngăn cản nhưng nhìn căn nhà trống trơn, chỉ có một cái giường nằm và một cái bàn ăn cho cả ba người, Long lại thôi. Phải, biết đâu Trâm sẽ tìm được vài ba món đồ dùng hữu dụng chẳng hạn như cái máy may cho Trâm hoặc cái Ti Vi cho Bé Lam thì cũng đỡ phần nào cho cuộc sống quá thiếu thốn của mẹ con Trâm.

Mon men bước vào Chi Khu cũ, Trâm thẫn thờ nhìn cảnh vật chung quanh đã hoàn toàn thay đổi, hoang vắng phủ đầy lối đi. Những cánh cửa bị xô ngã một bên, những hàng rào nghiêng ngả, dăm ba cây gỗ ngổn ngang đây đó, tất cả tạo cho Chi Khu một cảnh tượng đổ vỡ hoang tàn buồn thảm. Trâm ngập ngừng nhìn dáo dác định bước qua cái cổng Chi Khu thân yêu ngày nào nay đã trở nên lạnh lùng xa lạ đối với Trâm, bỗng một bóng người bước ra từ khu nhà cuối dãy khiến Trâm dừng chân lại.

-Chị muốn tìm ai?

Giọng Bắc chua lè quê kệch của gã đàn ông cất lên về phía Trâm. Thu hết can đảm, Trâm ngập ngừng thú nhận:

-Dạ, trước tôi ở đây. Tôi muốn vào trong tìm lại một số đồ đạc của tôi.

Gả phất tay:

-Cứ vào đi, nhưng chẳng còn gì trong này cả. Chị có thể ra quận hỏi công an xem có ai mang đồ đạc của chị ra đó hay không nếu chị không tìm thấy ở đây.

Mặc dù gã đã nói không còn gì nhưng Trâm vẫn đi vào với hy vọng nhặt mót được chút nào hay chút nấy. Lúc về Saigon vào tuần chót của tháng tư, Trâm chỉ mang theo một ít quần áo. Tất cả đồ dùng Trâm đều bỏ lại. Cái chết cận kề bên cạnh lúc đó đã làm Trâm không còn tha thiết một điều gì, vả lại Trâm không bao giờ ngờ có ngày Trâm lại cần từng món đồ dùng nhỏ mọn mà không có đủ tiền để mua như hôm nay. Có lẽ Trâm là người duy nhứt can đảm trở về Chi Khu tìm lại đồ đạc. Biết làm cách nào hơn khi trong tay không còn một đồng để tiếp tục cuộc sống trước mặt. Có lẽ khi nghèo người ta không còn biết sợ.

Bước vào căn nhà cũ, Trâm bàng hoàng sửng sốt nhìn nền nhà trơ trọi với rác rưởi tứ tung, chỉ có bốn bức tường là còn nguyên vẹn đang nhìn Trâm cười diễu cợt. Giường tủ, bàn ghế, nồi niêu, chén đũa, máy móc, Ti Vi đã không cánh mà bay. Những cuốn sách luật năm cuối cùng của Lân và những cuốn tử vi nghiên cứu của Trâm đã bị bàn chân ai đó chà lên đến rách nát, vứt lăn lóc dưới nền đất như thách thức lòng say mê sách vở của Trâm. Trâm nuối tiếc cúi xuống lượm những mảnh vụn của vài trang sách nát nhàu nắm chặt trong lòng bàn tay rồi lại nghẹn ngào buông xuống. Còn lấy để làm gì? Mình còn thời giờ, còn tâm trí để đọc sách nữa sao?. Trâm nhìn quanh quẩn cố tìm một cái chén, một cái muỗng, một đôi đũa ăn cơm nhưng cũng không còn. Cả những cuốn album đầy hình ảnh những kỷ niệm quý báu của Trâm cũng biến mất. Căn nhà đã bị bọn thảo khấu nào dọn sạch sành sanh, sạch hơn cả khi chính Trâm dọn nhà.

Trâm thất thểu đi ra quận theo lời gả cán bộ vẫn với hy vọng mong manh tìm lại được cái máy may để có thể may đồ kiếm tiền nuôi con. Vừa đi qua chợ, một bóng người bỗng đứng chặn trước mặt Trâm:

-Cô đi đâu đây?

-Ủa chú Say? Chú còn ở đây sao?

Rồi mắt Trâm bỗng đỏ lên như muốn khóc:

-Tôi về Chi Khu để tìm lại một số đồ dùng nhưng chẳng còn gì nữa.

Chú Say, người Trung Sĩ dưới quyền Long của Chi An Ninh Quân Đội ngày nào trân trối nhìn Trâm rồi thở dài não nuột:

-Cô ốm yếu quá mà sao lại liều lĩnh về đây? Cũng may bọn chúng không bắt được Đại Úy. Chỉ tội nghiệp cho Thiếu Tá Trang.

-Thiếu Tá Trang ra sao rồi?

-Buồn lắm cô ơi. Thiếu Tá Trang ở lại Bến Lức cho đến sáng 30 tháng tư ổng mới chạy về Vũng Tàu. Cô biết đó, bọn chúng đã treo án tử cho ổng từ trước ngày mất nước. Sau khi chiếm chính quyền, bọn chúng ra tận Vũng Tàu bắt ổng về Bến Lức xử tội. Bọn chúng bắt Thiếu Tá Trang mỗi ngày đeo băng vải viết chữ Tội Ác Nhân Dân, tay cầm loa đi khắp hang cùng ngõ hẻm kêu gào xin lỗi nhân dân nhục nhã vô cùng. Nhưng ổng chống lại bọn chúng, không chịu đi cho nên chúng nó đã lập tòa án nhân dân, bắn ổng chết trong tù. Nghe đâu trước khi chết ổng còn la lớn: đả đảo Cộng Sản! Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!.

Trâm bâät khóc nức nở. Chú Say phải nhắc Trâm hai, ba lần:

-Cô đừng khóc để tụi nó nghi ngờ, nguy hiểm lắm.

-Còn Thượng Sĩ Bảy?

Chú Say lắc đầu:

-Cũng khổ lắm, cô à. Ổng bị bắt ngay sau ngày tụi nó vô. Đứa con gái duy nhứt của ổng bây giờ lang thang ngoài chợ xin ăn. Vợ ổng đã bỏ đi Saigon theo ai đó.

Trâm cố nén tiếng khóc xuống tận đáy lòng. Vật còn đổi, sao còn dời huống chi con người yếu đuối trước hoàn cảnh khắt khe. Chú Say nhét vội vàng vào tay Trâm dăm ba tờ giấy bạc, ân cần nói:

-Cô cầm chút đỉnh về lo cho Đại Úy và bé Lam. Tôi biết Đại Úy kẹt lắm vì ổng quá thanh liêm. Tôi may nhờ vợ con xoay xở bán buôn ngoài chợ được nên bây giờ cũng không đến nỗi.

Trâm ngại ngùng lắc đầu trả lại chú Say:

-Cám ơn chú nhưng tôi không thể làm như vậy. Chú để dành lo cho mấy đứa nhỏ.

Chú Say cương quyết không cho Trâm trả lại, hết lời nài nỉ Trâm. Cuối cùng Trâm đành cầm lấy mà nước mắt rưng rưng. Không ngờ người lính ngày nào vẫn còn chút tình chiến hữu chưa phai. Chiều hôm đó, về đến Saigon, Trâm gục đầu, tủi hờn khóc trên vai Long.

-Chúng mình đã mất tất cả rồi, anh ơi!.

Đêm cuối cùng trước ngày trình diện tập trung đi cải tạo, Long thầm thì trong tóc Trâm:

-Xin em nuôi con giùm anh. Nếu có ngày trở về, anh sẽ đền đáp....

Trâm nghẹn ngào:

-Anh đừng nói vậy. Em và con sẽ chờ đợi anh đến muôn đời.

Long ôm Trâm vào lòng, mơ hồ nhận thấy cảm giác cô đơn ngày rời Chi Khu Bến Lức lần cuối lại lẩn quẩn trong đầu. Phải chăng đây là lần sau chót Long ở bên Trâm?. Hốt hoảng, Long vội vàng xua tan ý tưởng ghê khiếp ấy, ôm Trâm chặt hơn và đưa tay tìm bé Lam đang nằm say ngủ cạnh bên Trâm...

Năm năm sau, mẹ con Trâm run rẩy nhận được giấy báo Long đã chết vì bệnh hoạn trong một nhà tù cải tạo rách nát ở miền rừng thiêng nước độc nào của đất Bắc xa xôi!

Đất nước lại có thêm một chiến sĩ quốc gia miền Nam vừa gục xuống vì dân tộc.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002