Đại Chúng số 122 - ngày 15 tháng 6 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Lễ Kỷ Niệm Báo Đại Chúng
Thế Giới và Bình Luận
Cuộc Chiến Chưa Tàn
Đừng Hỏi Tại Sao
Câu Chuyện Mần Ăn Tại Việt Nam
Phong Trào Lãng Mạn và Tuổi Trẻ
Đọc "Cô Bé Bên Giàn Hoa Bí Đỏ"
Giả Thuyết Bệnh SARS
Mỗi Tuần Một Trang Y Học
Còn Mãi Yêu Em
Yếm Vải Sứ Thanh
Cô Kiều với Phạm Quỳnh
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Đọc Báo Dùm Bạn
(tiếp theo kỳ trước)

Đọc Báo Dùm Bạn (bài 2)
Y Khoa va Y Học

Tiếp lời giới thiệu

Giúp dân bớt coi khinh quốc ngữ,
Lại hô hào dùng chữ văn nôm,
Tiếng người tra dịch sớm hôm,
Văn chương Âu Á thâu gồm tinh hoa,
Tránh nói viết đem pha tây ngữ,
Chuyển Pháp Tàu thành chữ Việt Nam,
Quốc hồn đến tự quốc âm,
Duy trì chủng tộc trong tâm đồng bào.

Bình Huyên

Cô Kiều với Phạm Quỳnh

GS PHẠM THỊ NHUNG
Kỳ 4

 

2.3.2 Hoạt Động Văn Hoá - Gây Dựng Một Nền Học Mới

2.3.2.1 Đắp xây cơ sở và vun trồng cho văn quốc ngữ.

Sau 15 năm thành lập báo Nam-Phong, Phạm Quỳnh chủ nhiệm kiêm chủ bút, qua bài Quốc Học với Quốc Văn (NP số 164, tháng 7-1931), đã xác định rõ lập trường thờ chủ nghĩa quốc gia, bằng những hoạt động phụng sự cho văn hóa nước nhà bấy nay như sau :

"Báo Nam-Phong từ ngày ra đời đến giờ vẫn theo đuổi một mục đích : gây lấy một cái tản-văn để vừa làm cơ quan vừa làm cơ sở cho quốc học sau này ; vì chúng tôi vẫn đinh ninh rằng không có quốc học thì không sao có độc lập về tinh thần được, không có độc lập về tinh thần thì không sao có được độc lập về chính trị được.

"Ấy quốc văn nó quan hệ cho quốc học như vậy, quốc học quan hệ cho quốc vận như vậy" thế nên "Nhà văn muốn thờ nước thì không có cái phương tiện nào hay bằng giúp cho nước có một nền quốc văn xứng đáng.

"Đó là cái chủ nghĩa của tôi bấy lâu nay, mà là cái tín điều thứ nhất trong đạo quốc gia của tôi vậy."

Lời xác định này đã soi sáng cho lý tưởng phụng quốc bằng văn hoá của Phạm Quỳnh khi nhận lời thành lập Nam-Phong. Thế nên vừa có phương tiện trong tay, Phạm Quỳnh thảo ngay một kế hoạch hoạt động lâu dài để tiến tới việc xây dựng một nền quốc học trong tương lai, mà cấp vụ đầu tiên là phải gây lấy một nền quốc văn xứng đáng.

Do đó báo Nam-Phong ngay số ra mắt, Phạm Quỳnh đã đặt vấn đề xây dựng quốc văn làm mục tiêu chính của tờ báo

"Vấn đề quan trọng nhất trong nước ta ngày nay là vấn đề văn quốc ngữ. Vấn đề ấy có giải quyết được thì sự học mới có thể tấn tới, dân trí mới có thể mở mang, bước tiến hoá sau này mới có thể mong mỏi được. Đến ngày chữ quốc ngữ dùng làm quốc văn được thì người nước Nam mới thâu thái được các khoa học mới mà gây thành một nền học thích hợp với trình độ, mới phát biểu được tinh thần cốt cách của mình à Nói rút lại quốc ngữ có phát đạt thì nền quốc học mới gây dựng được, quốc dân ta mới không đến nỗi chung kiếp đi học mượn, viết nhờ như từ trước đến nay" (Văn Quốc Ngữ).

Để giải quyết vấn đề quốc văn "mới nở còn non nớt chưa đủ sức" buổi ấy, Phạm Quỳnh đã phải nỗ lực hoạt động trên nhiều lãnh vực.

Phạm Quỳnh cổ võ đồng bào tham gia chiến dịch gây dựng tài bồi cho văn quốc ngữ bằng cách viết văn, đọc văn.

Vì nhận thấy dân mình bấy giờ thường có thái độ "coi thường, coi khinh, thờ ơ " với văn quốc ngữ, vì lẽ : học dễ không đáng học - quá non nớt, yếu kém so với văn Tàu, văn Tây - vô tích sự vì không mưu sinh được, nên ông ra công kêu gọi bằng cách khơi động lương tâm và lòng ái quốc của họ.

Văn quốc ngữ nước ta ngày nay ví như đứa trẻ "đương buổi ấu trĩ này, phải có người chăm chút, phải có người trông nom, phải có người phù trì mà cũng phải có người tưởng lệ, thì mới mong ra khỏi tuần măng sữa, hết thời kỳ sài đẹn, mà đến tuổi lớn khôn mạnh mẽ."

Thế nên ông khích lệ những nhà Tây học, cùng những nhà cựu học, hãy "viết văn quốc ngữ, đem sở học, sở trường của mình đóng góp công đức vào việc xây dựng tô bồi cho nó."

Không những kêu gọi người viết văn, Phạm Quỳnh còn kêu gọi cả người đọc quốc văn (để phấn khởi người viết văn)ợ khi cho rằng "ngày nay người nào chịu tập văn nôm là làm một việc công đức, người nào chịu xem văn nôm là làm một việc nghĩa vụ. Công đức ấy, nghĩa vụ ấy, người có lòng có dạ với nước, há lại chẳng nên vui vẻ mà làm ru ?

Chữ quốc ngữ chính là cái bè từ để cứu vớt bọn ta trong bể trầm luân à Xin đồng bào chớ lãng bỏ, chớ khinh rẻ văn quốc ngữ. Tương lai nước ta chính ở đó." (Văn Quốc Ngữ, N.P. số 1, 1917)

Riêng phần Phạm Quỳnh, ông một lòng cung-cúc, tận tụy đắp xây cơ sở và vun trồng cho quốc văn : trước hết bằng những bài biên dịch thiên về đường tư tưởng, nghị luận, theo Phạm Quỳnh, "lúc quốc văn mới nhúm thành à ta cần phải dịch sách người hơn là làm sách mới "

Sao vậy ? Vì họ Phạm muốn nhắm vào những mục đích :

. Luyện cho câu văn quốc ngữ được "sắc sảo, mềm mại".

. Học lấy và truyền bá lối văn học vấn, văn nghị luận, thuyết lý mà ta chưa có.

. Sau nữa là có dịch, có đối chiếu với văn người mới biết mình thiếu tiếng gì mà phiên dịch, tân tạo những tiếng mới, bổ khuyết vào, cho quốc văn thêm phong phú.

Trong bài "Báo Nam-Phong Được Mười Tuổi " (N.P. số 119, 1927), nhóm biên tập cũng đã lưu ý về những điểm này như sau :

"Về việc đoàn luyện quốc văn, chúng tôi nghiệm ra, vận văn của nước ta nhờ các tiền nhân tập luyện đã đến bậc tinh xảo lắm. Thi ca mà như truyện Kiều thì sánh với thế giới tưởng cũng không kém. Duy tản văn xưa nay hầu như chưa có, mà tản văn mới là văn nghị luận, văn thuyết lý. Vậy việc cần cấp là phải gây ra một lối tản văn thích dụng cho sự truyền bá tư tưởng ngày nay. Cái khuyết điểm thứ nhất của văn quốc ngữ là còn thiếu các danh từ để chỉ những sự vật cùng nghĩa lý mới. Bởi thế nên trong mấy năm chúng tôi hết sức tra cứu các sách Tây, sách Tàu mà nhặt lấy hoặc dịch ra những chữ cần dùng, 'phát hành' kể có hàng ngàn tiếng mới."

Những chữ mới này đẵ được xuất hiện đều đặn trên mấy tờ "Tự Vựng" trong mỗi số Nam-Phong, được thích nghĩa rõ ràng, để giúp cho sự học trong nước và cho người làm văn khỏi dùng sai lầm. (Lê Thanh trong bài "Ba người thợ cần mẫn : Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Khắc Hiếu" đăng trênbáo Tri Tân số 172 ngày 28-11-1941, viết "Trong một câu chuyện văn chương, ông Đào Duy Anh cho tôi biết rằng cái mục Tự Vựng đã giúp sự học của ông rất nhiều và có lẽ chính những trang giải nghĩa danh từ mới ấy là cái mầm những từ điển của ôngà") Lâu dần chúng trở thành quen thuộc, thông dụng. Bao nhiêu chữ mới như : quan điểm, chủ nghĩa, xã hội, văn minh à đã thấy tái hiện trên sách báo, và làm công cụ diễn đạt tư tưởng cho người Việt chúng ta từ bấy lâu nay.

Lại nữa, câu văn quốc ngữ chưa có kỷ luật gì nên Phạm Quỳnh đã nêu ra vấn đề văn pháp, và gợi ý các nhà tân cổ học viết văn quốc ngữ nên biết những ưu, khuyết điểm của mình, bổ túc cho nhau để tạo một lối riêng cho văn quốc ngữ :

"Quốc văn ta đã chịu ảnh hưởng của chữ Hán trong mấy mươi đời, nay muốn gây dựng ra quốc văn phải nhân ảnh hưởng đó mà lợi dụng ra (những người chủ trương bỏ hết chữ nho cùng những lối văn nho đã dung hoà với quốc âm từ bao giờ đến giờ là nghĩ sai cả). Nay ta học tiếng Pháp nhiều, tất cũng phải chịu ảnh hưởng của Pháp văn"à "Người thuần cựu học thì có nhiều chữ dùng mà cách sắp đặt còn lộn xộn, không biết chấm câu theo lối mới, rất là quan hệ cho văn chương. Người thuần tân học thì thuộc phép đặt câu mà chữ dùng thường thiếu thốn, không đủ tiếng mà nói hết cái ý của mình."

Nay đem hai lối văn ấy mà "hoà lộn với nhau, lẫn cho nhau, nhờ đó mà không bao lâu quốc văn ta thành được, gồm cả tinh hoa của Âu Á " à Tuy "lấy Hán văn, Pháp văn làm mẫu " là cốt "theo thể thức hay, phương pháp khéo của người " còn mình vẫn phải "cố giữ lấy tinh thần riêng của tiếng An-nam mình ", đến thế quốc văn mới gọi là hoàn toàn được (Văn Quốc Ngữ).

Bảo vệ tiếng Việt

- Phạm Quỳnh hô hào chỉ nói ròng tiếng Việt.

Thấy phái Tây học có thói quen "hễ nói chuyện gì cao xa một chút thời dùng tiếng tây ", hay "đương nói chuyện tiếng ta đem pha ít nhiều tiếng tây vào ", Phạm Quỳnh phàn nàn lối nói chuyện đó không những "bác tạp khó nghe", mà "còn rất phương hại cho tiếng nói nước nhà, như vậy thời tiếng Việt Nam ta bao giờ mới thành văn được ?"

Và theo họ Phạm, "chỉ nên nói tiếng nước mình, không những dùng để nói những câu chuyện thường, phải dùng để nói những chuyện cao xa nữa, dầu lúc đầu có không đủ tiếng dùng, hơi khó một chút, mà dùng mãi thành quen ". (Bàn về diễn thuyết, 1921, Thượng Chi Văn Tập II)

- Phạm Quỳnh phản đối chủ trương dùng tiếng Pháp thay tiếng Việt.

Trong nước bấy giờ có người đề xướng lấy tiếng Pháp thay thế tiếng An-nam làm tiếng nói phổ thông trong nước, sau lại được một số trí thức tân học nhất là trong Nam hưởng ứng, Phạm Quỳnh đã cực lực phản đối qua bài Chữ Pháp Có Dùng Làm Quốc Văn Được Không ?(1918, T.C.V.T. VI) :

Người ta lấy cớ "tiếng An-nam ta nghèo ngặt, thiếu thốn không đủ dùng ",Phạm Quỳnh đã hết sức bênh vực nó mà cho rằng đó "là một câu nói hàm hồ à vì không khi nào tiếng nói trong nước lại không theo kịp trình độ của quốc dân. Tiếng nói trong nước nghèo là trình độ quốc dân thấp, nếu trình độ cao hơn tất tiếng nói phải giầu thêm cho xứng đáng à Thử đem một câu ca dao ta mà dịch ra tiếng tây, một lời tục ngữ ta mà dịch ra tiếng tàu, chắc cũng không sao mà hết ý nghĩa được. Như vậy chữ Pháp, chữ Nho lại nghèo hơn tiếng ta hay sao ?

"Nay phần nhiều nói tiếng ta nghèo chỉ vì ta chưa có đủ những danh từ về cách trí, khoa học, kỹ nghệ à Người mình cứ nên gia công giải cứu cho thật thâm, và thứ nhất là phải có cái chí muốn đem những điều mình học được nói ra tiếng mình à khiến cho người không học cũng có thể hiểu được, mỗi người mỗi làm như vậy, thiếu chữ gì thì đặt chữ mới ra cho gọn ghẽ, hoặc mượn chữ ngoài cho tiện dùng, như vậy thì mấy nỗi tiếng An-nam lại chẳng được phong phú bằng nhiều tiếng nước khác hay sao ?"

Huống chi "Quốc âm là tiếng nói tự nhiên đặc biệt của một giống người à Có nói bằng tiếng ấy mới tỏ được hết tâm tình à đã là đặc biệt chỉ riêng cho một giống người à thời tất biểu hiệu được tâm hồn của giống ấy à cho nên quốc âm tức là một biểu hiệu tự nhiên của quốc hồn ".

Như the,ã "Tiếng nói là phần cốt yếu làm thành một nước à nước sống về tiếng nói, tiếng nói còn, nước sẽ không thể mất được à"

à Coi như dân Ba-lan (Polonais), dân Tiệp Khắc (Tchèque) bên Âu-châu, tuy quốc thể không còn, người một giống làm tôi mấy nước, mà quốc âm vẫn giữ được, nên chủng tộc không đến nỗi mất, và nhờ cuộc chiến tranh này (1914-18) lại khôi phục được quyền độc lập, từ nay lại có tên trên bản đồ thế giới."

 

(Còn tiếp)
GS PHẠM THỊ NHUNG

Xin đón đọc kỳ tới :
- Phạm Quỳnh chống lại nghị định học vấn thi cử của Albert-Sarraut như thế nào ?
- Ông đưa dân tộc lên đường tiến bộ bằng cách nào ?
- Ông gửi thư cứu quốc, bàn về tinh thần lập quốc, ra sao ?

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002