Đại Chúng số 122 - ngày 15 tháng 6 năm 2003

Lá Thư Tòa Soạn
Vườn Thơ
Lễ Kỷ Niệm Báo Đại Chúng
Thế Giới và Bình Luận
Cuộc Chiến Chưa Tàn
Đừng Hỏi Tại Sao
Câu Chuyện Mần Ăn Tại Việt Nam
Phong Trào Lãng Mạn và Tuổi Trẻ
Đọc "Cô Bé Bên Giàn Hoa Bí Đỏ"
Giả Thuyết Bệnh SARS
Mỗi Tuần Một Trang Y Học
Còn Mãi Yêu Em
Yếm Vải Sứ Thanh
Cô Kiều với Phạm Quỳnh
Nấu Ăn Ngon Cho Người Yêu
Đọc Báo Dùm Bạn
(tiếp theo kỳ trước)

Đọc Báo Dùm Bạn (bài 2)
Y Khoa va Y Học

Đọc Báo Dùm Bạn

( Bài 2)
do Ký Điệu sưu tầm.

Ký Điệu đọc đến báo tại Saigon do người thân gởi qua , có đoạn rất thương tâm cho các học sinh nghèo tại khu vực quanh sông Thu Bồn ( bến đò Cà Tang) ...Học sinh nghèo đi học phãi qua đò , nước chảy xiết . Lý do chính quyền sở tại không có tiền hay tiền không có đủ đề xây một chiếc cầu cho các em băng ngang sông mà đi học bên kia trường . Người chéo đò đưa các em qua lại thì cũng nghèo , nhưng ví quá già và ghe thì củ kỷ nên một hôm nước thưỡng nguồn đổ về ... Rồi thảm kịch xảy ra . , quyên góp toàn nước Việt để xây một cây cầu tưỡng niệm cho các em ...Đáng lý những nhân vật nắm quyền tại khu vực huyện Quế Trung , tình Quảng Nam nầy phãi bị nghiêm trị ...vì họ không lo gì hết cho người dân . Gặp xứ văn minh thì những tên nầy phãi gở lịch ít nhất vài chục cuốn rồi ..

Như vậy họ lên cầm quyền tỉnh lỵ làm cái gì vậy ? Một bài học thương tâm dỉ nhiên dành cho các người nghèo trước hết , còn mấy tay lãnh đạo lớn nhỏ thì : " sáng thì sâm banh...tối thì sửa bò " Quý bạn nên đọc câu chuyện nầy ...

1.-Chiều tang thương trên đầu nguồn sông Thu Bồn ( Quảng Nam )

Lúc l7h ngày 19/5, chuyến đò cuối cùng của ông Võ Nghĩnh (81 tuổi) xuất bến sau cơn mưa chiều đưa 39 em học sinh Trường trung học cơ sở Quế Trung vuợt ghềnh Đá Bát tại bến đò Cà Tang (đầu nguồn sông Thư Bồn, thuộc xã Quế Trung, huyện Quế Sơn trở về nhà. Khi con đò nhỏ cách bờ 15m, do nước xoáy chảy xiết đã làm con đò lật úp, cả 39 học sinh trên chuyến đò đều bị văng xuống sông. Những người có mặt đã kịp thời cứu sống 21 em, còn 18 em bị dòng nước cuốn chìm không kịp cứu. Trong đó có 10 em nữ, 8 em nam học sinh lớp 7 và lớp 8...

Vượt gần 90km, tôi về làng Nông Sơn bên bờ sông Thu Bồn sau thảm trạng lật ghe làm chết 18 học sinh chiều ngày 19/5. Cả làng Nông Sơn phủ một màu tang tóc, không trống chiêng, những gương mặt đau buồn của cha mẹ và hàng xóm không còn nước mắt để khóc cho 18 sinh linh bé bỏng nằm im như đang ngủ. Cả 18 em học sinh thiệt mạng đều là con em của công nhân mỏ than Nông Sơn khó nghèo, đang ở tạm trong những căn nhà tập thể cấp 4 ẩn mình sau dãy núi.

Anh Ngô Đình Long, trưởng Công an xã Quế Trung, kể lại: "Trên đường trở về nhà, nghe mọi người kêu cứu, tôi tức tốc chạy đến bến đò, thấy mọi người đang tìm kiếm giữa dòng sông chảy xiết vì mưa mới vừa dứt. Khu vực ghềnh Đá Bát nước xoáy nên không cuốn trôi, mà tất cả xác 18 em đều bị nước nhận chìm dưới lòng sông sâu 15-18m. Sau khi cứu sống được 21 em, tôi tiếp tục huy động thêm người trên bờ dùng lưới quét đánh cá và thép gai cột cây mò vớt các em. Đến 1h sáng 20/5 mới tìm vớt được xác em cuối cùng".Còn vợ chồng anh Ngô Văn Thái và chị Nguyễn Thị Đào đang đánh cá gần đó nghe kêu cứu đã tức tốc bỏ lưới bơi xuồng lại khu vực gặp nạn để cứu các em. Anh Thái kể: "Tôi đánh cá gần đó khoảng 300m, thấy ghe lật tôi và vợ bỏ lưới bơi lại nhưng ghe tôi nhỏ quá, lại gặp nước xoáy nên chỉ cứu được sáu em. Lúc đó mọi người hoảng loạn cả lên vì số lượng các em đông quá, nước lại xoáy mạnh, cũng may tôi ôm mái chèo vượt được vòng xoáy chứ không cũng bị lật...". Ngồi kể lại mà gương mặt vợ chồng anh Thái vẫn chưa hết bàng hoàng khi tận mắt chứng kiến cảnh tang thương.

Ông Lê Phước Thảo, chủ tịch UBND xã Quế Trung, đưa tôi đi thăm từng nhà các em gặp nạn rồi kề: "Mấy năm ni tui khăn gói hết lên tỉnh về huyện cố chạy xin cho được cây cầu treo nhỏ bắc qua sông để các cháu đi học khỏi phải qua đò nhưng không được, nếu có cầu thì có lẽ không có thảm cảnh thương tâm ni... năm mô ở khu vực này cũng có 1 - 2 người chết vì lật ghe" và ông gạt nước mắt. Tôi hiểu nỗi lòng ông khi nhìn 18 em học sinh đang nằm im bất động. Trong cănnhà tập thể cấp 4, cả hai chị em Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng em gái của mình ôm xác đứa em Nguyễn Đức Thoại, học lớp 7, khóc nức nở. Những người hàng xóm kể lại ở nhà chỉ có ba chị em, còn mẹ phải đi nuôi ba bị tai nạn ngoài Đà Nẵng hơn một tháng nay, cảnh gia đình túng bấn. Khi nghe tin báo chị phải để chồng vừa mới phẫu thuật cắt bỏ chân đang nằm ở phòng hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng mà trở về. Không còn nước mắt, chị ngồi đờ đẫn bên bậc cửa.

Nhà kế bên, chị Hồ Thị Tường ngồi bất động bên xác con trai Nguyễn Văn Linh, học lớp 8/2, dường như chị không còn nước mắt để khóc con. Với chị và những người hàng xóm trong khu tập thể này đây là nỗi đau quá lớn, không ai nói với ai lời nào, bởi nhìn vào từng gia cảnh ai cũng thấy xót thương. Chị Tường vừa ly dị chồng cách đây hai tháng, cháu Linh ở với chị. "Tui cứ nghĩ ở vậy nuôi con, ai ngờ ông trời không thương..." - chị Tường nấc lên đau đớn. Tôi không dám hỏi thêm bởi nỗi đau của các gia đình và bà con làng Nông Sơn quá lớn. Còn ông Trịnh Quang Trung, 70 tuổi, có hai đứa cháu nội và ngoại bị nạn, đang vật vã nấc nghẹn không thành lời.

Xí nghiệp khai thác than Nông Sơn thì đã có 18 hộ có con bị nạn. Có em là con một trong gia đình. Tôi đến từng dãy nhà tập thể, nơi đâu cũng một màu tang tóc, dường như mọi người không còn nước mắt để khóc. Ngay bên vệ đường vào các khu tập thể anh chị em công nhân đang lo phơi cát và chuẩn bị đưa các em đi, không ai nói với nhau lời nào, tất cả đều im lặng.

Cả 21 em thoát chết trong buổi chiều ấy, khi tôi gặp nét mặt các em vẫn chưa hết nỗi lo sợ. Em Nguyễn Trung Hậu, học lớp 7/1, một trong những em được cứu sống, cứ quấn quýt bên mẹ không rời nửa bước và bảo em sẽ không bao giờ đi học nữa vì sợ qua đò... Cô giáo chủ nhiệm lớp 7/1 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh bật khóc khi tôi hỏi thăm chuyện các em. Cô gạt nước mắt nói: "Cả lớp tôi chủ nhiệm có 38 em thì 9 em thiệt mạng trên chuyến đò chiều 19/5, đau lắm anh ạ. Chỉ còn một ngày nữa là kết thúc năm học, cả lớp đang chuẩn bị liên hoan vào ngày 20/5, nhìn em nào cũng hớn hở, nào ngờ..." và cô khóc!

Rời làng Nông Sơn, tôi tìm về UBND xã Quế Trung gặp ông Võ Nghĩnh, đang tá túc tại uỷ ban vì sợ nỗi đau quá lớn của người thân các cháu có thể dẫn đến điều không hay... Tôi nhìn lên bàn, đĩa cơm cô hàng quán mang vào cho ông ăn bữa trưa nhưng ông không hề động đến. Ông nằm co quắp trên chiếc chõng tre. Ông kể cả đời sống trên sông nước chèo đò đưa khách trên đoạn sông này chưa bao giờ xảy ra một sơ suất nào, thế mà những ngày gần cuối đời ông lại làm chết 18 đứa trẻ. Ông bảo: "Tại rằng không để tui chết thay cho mấy đứa nhỏ, ông trời ác quá" rồi ông bật khóc...

Ngay sau khi thảm trạng xảy ra, lãnh đạo tỉnh và các sở, ban ngành của tỉnh và địa phương đã kịp thời đến động viên, giúp đỡ các gia đình có con bị nạn.

Xin đọc tiếp đoạn dưới nầy :

2.- Ông già lái đò và vụ án của lương tâm

Đó là ông già lái đò 81 tuổi ở bến Cà Tang. Sau sự kiện bi thảm nơi bến sông này, ông không ăn, không ngủ, chỉ khóc khi chúng tôi đến thăm

Trên chiếc giường gỗ trong góc phòng trụ sở công an xã, một ông lão nhỏ bé, gầy gò nằm co quắp. Tô cơm gần đó ông không hề đụng tới. ánh mắt vô hồn nhìn tận đâu đâu. Dường như mọi thứ quanh ông đều dừng lại cả rồi, thời gian ngừng trôi, không gian cô đặc. Trong sự tĩnh lặng ghê người đó, chỉ có một thứ duy nhất còn tỏ ra sống động: ấy là những dòng nước mắt lặng lẽ rơi tuôn, ngày cũng như đêm.

Người làng qua lại ít ai ngó ngàng tới ông lão. Người ta vừa thương vừa giận ông. Thương vì thấy ông cũng một đời khó nghèo, lầm lụi bến sông, 81 tuổi rồi mà vẫn còn chưa được nghỉ ngơi. Giận là giận ông đã lái chiếc đò định mệnh đó, gây cái chết oan nghiệt cho 18 đứa trẻ ăn chưa no lo chưa tới. Nỗi đau này ước sức kêu gào có thể thấu tận trời xanh, nhưng không bộc ra được mà phải nuốt vào trong. Cho nên người ta im lặng. Im lặng đã là quí lắm với ông rồi, nhưng chính sự im lặng đó làm ông không chịu nổi. Hơn một tuần nay ông bỏ ăn bỏ ngủ, miệng lẩm bẩm một mình như kẻ mất hồn.

Cuộc đời ông là cả một chuỗi dài những ngày nghèo khó. Từ lúc lên 7 tuổi ông đã phải theo cha mẹ giăng câu, thả lưới, kiếm sống trên đoạn sông này, không được đến trường vì nhà quá nghèo. Ông sinh ra trên đò, lớn lên cũng trên đò, 60 năm sau mới được lên bờ. Cả ba đứa con ông cũng được sinh ra trên con đò nhỏ, rồi ba đứa lớn khôn bỏ lên bờ đi tìm cuộc sống. Tưởng rằng cuộc đổi đời của những đứa con tìm ra nơi thành phố sẽ giúp ông có được cuộc sống nhàn hạ ở tuổi về già, vui vầy bên con, cháu, nhưng ai có ngờ đâu đời ông lại nối dài những chuỗi ngày oan nghiệt. Cô con gái có chồng, dựng nhà bên bến sông Cà Tang, cũng nghèo khó như ông. Một đứa con trai vào tận TP.HCM làm việc, bị tai nạn chết. Một con trai khác ở lại với ông, không may một buổi chiều tự nhiên ngã lănra chết, đến lúc đó ông mới hay là con mình bị chó cắn cách đó ba tháng, không có tiền về huyện chích ngừa nên đã phát dại. Ông trắng tay, sống vật vờ như chiếc bóng. Lẽ ra ở tuổi 81, cái tuổi xưa nay hiếm, ông phải được sống nhàn hạ, sum vầy bên con cháu, thế mà cuộc mưu sinh cơm áo đã "ném" ông trở ra bến sông kiếm sống. Oan nghiệt nối tiếp oan nghiệt. Buổi chiều hôm đó (19/5/2003), nếu ông không nhận đứng sau mái chèo để kiếm 3.000 đồng - là suất lái đò trong ngày của người em Võ Quang Trung (cũng đã 76 tuổi) nhường lại do bận đi họp Hội Người cao tuổi - thì ông đã thoát tội với dân làng, với pháp luật."Tui bảo lên ít ít thôi nhưng có đứa mô nghe đâu, cứ thế mà nhảy ào lên bảo tui đưa qua, mà lúc đó trời tối rồi, không đưa các cháu qua để kịp về nhà thì không được. Mà tại sao chiếc phà lại không qua đưa con em mình về...?". Kể lại chuyện này, ông lại khóc. Ông khóc không biết đã bao nhiêu lần rồi.

Chiều 23/5, chúng tôi gặp lại ông Võ Nghĩnh - ông lái đò già - tại cơ quan điều tra. Trước đó một ngày ông đã bị khởi tố về hành vi "vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy". Chúng tôi xin mấy anh công an cho gặp ông và trao cho ông số tiền nhỏ của bạn bè bốn phương gửi tặng. Ông từ chối không dám nhận, bảo hãy trao số tiền ấy cho gia đình các cháu bị nạn để thắp thêm một nén nhang. Rồi ông lắc đầu, nước mắt lăn dài trên gò má đen sạm vì nắng gió của cả một đời bươn chải kiếm sống. Ông bảo chờ cho nỗi đau nguôi ngoai trong lòng những đôi vợ chồng trẻ, mọi người bình tĩnh trở lại, ông sẽ đi đến từng nhà các em bị nạn mà quì xuống, xin nhận một cái tát hay một lời chửi mắng thì ông mới thấy lòng được tạm yên. Còn không có lẽ ông chỉ còn cách nhảy xuống sông để đi theo các cháu mới mong chuộc lại lỗi lầm mình đã gây ra.Thông thường, điều tra viên phải truy xét để làm rõ hành vi phạm tội và buộc tội đối với bị can, nhưng trong vụ án đặc biệt này điều tra viên lại chính là người an ủi, động viên, bởi lẽ bị can đã tự buộc tội và tự tuyên án mình rồi

.Điều tra viên Kiều văn Vương (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết mấy ngày qua ông lão đã không ăn uống, chỉ nằm khóc. "ăn chi được, làm răng mà nuốt trôi hả chú. Cầm bát cơm lên là tui không thể nào nuốt được, cứ nghĩ đến các cháu đã vì mình thiệt mạng là tui ân hận lắm, không biết làm răng

mà rửa được nỗi đau ni...". Ông Nghĩnh thở dài nhìn về hướng đỉnh Cà Tang và khóc. Cả ba lần chúng tôi gặp, lần nào ông cũng khóc, những giọt nước mắt ân hận, khổ đau chất chứa trong tâm can dường như chỉ được dịp để tuôn trào.

Cuộc điều tra rồi sẽ kết thúc, Viện Kiểm sát sẽ truy tố, tòa án sẽ đưa ông ra xét xử? Tội "vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy" có khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ, cao nhất là 15 năm tù. Với 5 năm, 10 nămhoặc 15 năm thụ án... quả là dài so với một đời người nhưng rồi cũng sẽ trôi qua. Còn nỗi đau khổ, dằn vặt thì không có thời hạn - nó như bản án chung thân mà tòa án lương tâm đã phán quyết - có khi sẽ đi theo con người đến tận lúc xuống mồ. Ông lão tội nghiệp ấy đang và sẽ phải chấp hành cả hai bản án. Còn em của ông - ông già 76 tuổi tên Võ Quang Trung, "người chèo đò chuyên nghiệp" - cũng đang bị khởi tố về hành vi "giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường thủy".

Từ vụ án thương tâm này rồi ngẫm nghĩ trên đất nước nhiều sông rạch này có hàng vạn bến đò, với bao người chèo đò già, trải gần hết đời người trên những con đò mỏng manh, làm chiếc cầu nối cho muôn người qua lại. Tất cả đều trong tình trạng "vi phạm qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy", thế nhưng ngày này sang ngày khác những con đò nhỏ vẫn lắt lay đưa khách sang sông. Tất cả vẫn được xem là chuyện bình thường cho tới khi tai họa ập xuống, và luật pháp lại làm nhiệm vụ lạnh lùng kết án...

3. -Vì một chiếc cầu cho trẻ em Nông Sơn: Đã quyên góp được 1,35 tỉ đồng ( Sông Thu BỒn - Quảng Nam )

Trong hai ngày 31/5 - 1/6, nhiều tổ chức đoàn thể TPHCM tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động đóng góp "Vì một chiếc cầu cho trẻ em Nông Sơn".

Trong ngày 31/5, tập thể CBCNV và tiểu thương chợ Bến Thành đã quyên góp được 14,749 triệu đồng. Bên cạnh đó các tập thể, cá nhân ở nhiều địa phương vẫn tiếp tục hướng về các em nhỏ Nông Sơn. Cụ thể: một số giáo viên Quảng Nam đang công tác tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Cam Ranh, Khánh Hoà đóng góp 700.000 đồng; Công đoàn dàn khoan Đại Hùng (1 triệu); lớp tập huấn cán bộ mới các tỉnh phía nam của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (1,2 triệu); Cựu học sinh chuyên lý trường Lê Hồng Phong (1 triệu); Công ty TNHH Thái Nam, Q.3 (2 triệu); Công ty TNHH dịch vụ kế toán Nguyễn và cộng sự (1,1 triệu); bà Huỳnh Thị Ngọc Yến, Q.7 (1 triệu); ông Nguyễn Hoàng Phúc, Q.10 (1 triệu); bà Đoàn Thị Thu, Q.1 (1 triệu); anh Xuân, Q.Bình Thạnh (1 triệu); gia đình bé Chíp (1 triệu); Bà Lành, giáo viên Q.10 (1 triệu)... Tổng cộng trong hai ngày 31/5 - 1/6, số tiền được đóng góp là 80 triệu đồng.

Như vậy, tính đến ngày 1/6, đã có tổng cộng 1,355 tỉ đồng được quyên góp để giúp đỡ 18 em học sinh bị nạn và xây một chiếc cầu bắc qua sông Thu Bồn trên địa phận làng Nông Sơn

Rồi đến đoạn nầy luôn cho đủ bộ Việt Nam tang thương ...dành riêng cho người nghèo ...

4.- Những bi kịch từ người lớn !

Thời gian gần đây, có khá nhiều trẻ em đã và đang trở thành nạn nhân trong những mâu thuẫn, xung đột gia đình. Nhiều em nhập viện trong tình trạng ngộ độc nặng (do bị cha, mẹ bức tử), bị đánh đập, xâm hại thân thể nghiêm trọng. Những trẻ thơ bé bỏng này đều là nạn nhân của sự mâu thuẫn trong gia đình. Những kẻ gọi là cha mẹ này đã đem sinh mạng con cái ra để làm áp lực, để trả thù và để giải quyết, mâu thuẫn giữa người lớn với nhau ?

Nạn nhân của những mâu thuẫn gia đình l9h đêm 20/5/2003, các bác sĩ (BS) của khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng (BVNĐ) 2 đã không khỏi ngỡ ngàng, đau xót khi tiếp nhận cấp cứu một bé gái chỉ mới 20 tháng tuổi đang vật vã trên tay người cô ruột do bị ngộ độc thuốc trừ sâu. Bé tên N.T.H.B., là con một cặp vợ chồng còn khá trẻ ở Dĩ An, Bình Dương. Mẹ của bé thường xuyên giao con cho cô chăm sóc để đi đánh bạc. Ngày 20/5, sau khi thua hết 5 triệu đồng, mượn bà ngoại tiền chơi tiếp không được, người phụ nữ ấy đã cho con mình uống thuốc trừ sâu trước khi tự tử.

Vào lúc 22h15 cùng ngày, các BS lại cấp cứu hai chị em ruột là bé N.T'r.T. , 30 tháng tuổi và N.Th.T., mới 9 tháng tuổi. Hai bé này bị mẹ ruột - vì mâu thuẫn với cha - cho uống nước có pha thuốc ngủ trộn với thuốc xịt muỗi. Người mẹ này cũng tự vẫn theo con.Bé N.D.H., sinh 14/11/2000, ở Thủ Đức, TPHCM, bị cha dượng đánh gãy hai tay, nứt sọ, dập não, thâm tím thân thể để trả thù người mẹ đã bỏ đi khỏi nhà sau khi cãi nhau với ông. Thương tâm nhất là bé N.P.H., sinh 2001, ở Bình Dương, đến cấp cứu vì bị phỏng 97% cơ thể, khuôn mặt phồng rộp, biến dạng, quằn quại trong đau đớn. Bé bị chính cha ruột tẩm xăng thiêu sống chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng. Cả hai bé được đưa vào BVNĐ 1 cấp cứu trong tháng 3/2003.

Những trẻ thơ bé bỏng này đều là nạn nhân của sự mâu thuẫn trong gia đình. Những kẻ gọi là cha mẹ đã đem sinh mạng con cái ra để làm áp lực, để trả thù và để giải quyết, mâu thuẫn giữa người lớn với nhau ?

Tự vẫn vì bị... mắng

Trong các ngày 5, 11, và 14/11/2002, BVNĐ2 liên tục cấp cứu ba em T.T.V.P 13 tuổi, N.T.H. 14 tuổi, N.Th.H. 11 tuổi nhập viện vì lý do uống thuốc và nhảy lầu tự tử. Em T.T.V.P bị giáo viên đọc điểm kém trước lớp. Khi ra chơi các bạn tẩy chay, không nói chuyên. Em buồn và tủi thân, mua thuốc tự tử. Em N.T.H. thì bức xúc, tủi thân khi bị mẹ lấy hết quần áo của em bỏ ra ngoài và đuổi ra khỏi nhà. Mặc dù em nhiều lần xin tha nhưng mẹ vẫn không chịu...Trước đó, ngày 5/4/2002, em H.A. vào cấp cứu vì tự tử. Nguyên nhân, do em nghỉ học đi chơi với bạn, nhà trường bắt làm bản tự kiểm điểm... Em ra nhà thuốc mua 50 viên Acemol, 40 viên C và thuốc trợ lực. Sau khi uống thuốc em thấy vật vã khó chịu mới nói thật với chị dâu, được gia đình đưa đi cấp cứu Thời gian này BV còn tiếp nhận một ca tự tử khác là em T.Đ.M.V (1991). Em cũng bỏ học đi chơi với bạn, bị mẹ la mắng...

Ngày 6/3/2002, lại thêm em N.N.P.T. (l987), nhập viện vì lý do tự tử. Nguyên nhân chỉ vì ba em mất 100.000 đồng, nghi ngờ em lấy và la mắng. 1 giờ đêm em thức dậy lấy thuốc uống, gia đình không ai biết.

Đó là những trường hợp tự tử mà chúng tôi ghi nhận được ở BVNĐ2 , Các em này cùng cha mẹ đã được các chuyên gia tâm lý, xã hội học của BV kịp thời tư vấn, hỗ trợ tâm lý.

Thiếu Sự quan tâm, hỗ trợ về tâm lý, tình cảm

Theo các BS của BVNĐ2, những trẻ bị bức tử hầu hết còn rất nhỏ tuổi, các em không có khả năng tự bảo vệ mình. Vì vậy đối với những trường hợp cha mẹ bức tử con cái, luật pháp cần phải có những quy định xử phạt thật nghiêm khắc. Với trẻ tự tử, các BS cho rằng ngành y tế cần phải xem lại việc mua bán thuốc không cần đơn bán cho trẻ em với số lượng nhiều. Điều này đã tạo thuận lợi cho các em dễ dàng thực hiện hành động tự tử.

Ơ' góc độ trẻ bị bức tử, một số chuyên gia xã hội học cho rằng những người bức tử con mình rồi tự tử là những người bị stress quá nặng, không làm chủ được bản thân và không kiểm soát được hành động của mình. Họ luôn cảm thấy cô đơn, bế tắc, không có người thân để chia sẻ, cảm thông; gia đình không có sự hỗ trợ, giúp đỡ. Thiếu giáo dục căn bản về đạo đức giềng mối gia đình, kiến thức pháp luật cũng khiến người ta có những hành động nông cạn, trong đó có cả hành vi vừa tàn ác, phi nhân tính, vừa phạm pháp: bức tử con cái.

Trong chuyện bức tử con cái còn có trách nhiệm của những thành viên khác trong gia đình, đồng thời là sự thiếu nhạy bén của các đoàn thể, tổ chức, địa phương về chuyên môn tâm lý xã hội. Vì thế, những người này thay vì được người thân, bạn bè, các chuyên gia tư vấn tâm lý... hỗ trợ về mặt tinh thần thì không có ai kịp thời đến để nâng đỡ họ lúc khủng hoảng.

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002