Đại Chúng số 136 - ngày 15 tháng 3 năm 2004

Từ cuộc tranh luận về "con mèo của Schrodinger" đến những phản ứng của một số người VN đối với ông Ng. Cao Kỳ
Thế giới và bình luận
Chuyện đặc biệt
Nỗi lòng người đi
Câu chuyện ViệtNam
Bạch Vân Am
Phê Bình Văn Học
Phóng Sự
Về Lá Tâm Thư Của Nguyễn Cao Kỳ Duyên
Điện Ảnh
Thơ Ngỏ của Hạnh Nguyện
Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập liên đoàn Chi Lăng hướng đạo VN
Về Một Quãng Đời của Trịnh Công Sơn
Vườn Thơ

BẠCH VÂN AM

“Chùa cổ sư nhàn, thường lấy khói mây làm bầu bạn.
Non sâu đời khuất, chỉ nhờ cây cõ nhận xuân thu.” (1)
Dân chúng trong vùng không ai biết rõ Pháp danh cuả nhà Sư và quê quán ơ đâu? Chĩ có vài vị kỳ lão là còn nhớ được cách đây trên 30 năm, một nhà Sư trẽ từ phương xa đến, cất một cái am nhỏ trên triền núi, mây trắng bao phũ bền bồng nên gọi là Bạch Vân Am. Dân làng thấy nhà Sư có phong độ thanh tao cuã một bậc Thiền Sư, chữ nghĩa thánh hiền lại lưu loát mà kinh kệ của chốn Phật môn cũng rộng hiểu cao thâm nên đem lòng kính phục. Sư lại tánh tình khiêm nhã nên dần dả người trong vùng mang nhang đèn, hoa quã, gạo nếp dến cúng đường, lạy Phật nghe kinh và nghiểm nhiên thừa nhận nhà Sư như một bậc cao tăng đạo hạnh. Nhờ công quã của thiện nam tín nử trong vùng nên Bạch Vân Am dần dần được tu chỉnh khang trang, phong cảnh thật là thoát tục càng tăng thêm vẽ u nhả thanh đạm của chốn Không Môn. Thật là:
“Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác,
Trăng trong mây trắng hiện toàn thân.” (2)
Vì Am Bạch Vân nằm trên sườn núi, lại không có suối nước thiên nhiên ở gần nên muốn có nước dùng thật là khó khăn, phải lặn lội xuống núi quanh co chừng vài trăm thước mới có suối chảy thông reo. Nhà Sư đả suy gẩm nhiều năm trời nên nẩy sanh tâm Bồ Đề, phát nguyện sẻ tự tay đào lấy một giếng nước ở phía sau am, khơi mạch nước đễ cúng dường Tam Bão và luôn tiện dân chúng quanh vùng hay khách thập phương đến viến Am cũng có nước dùng. Sư bắt đầu khởi công đào giếng đả gần 3 năm, trãi qua bao ngày tháng cực nhọc vất vã mà mạch nước vẫn chưa thấy tăm hơi. Hơn tháng rồi Sư lại vấp phải một tãng đá to lớn nằm chắn ngang, không biết làm thế nào để phá vở đi được (3). Trước sự khó khăn bất ngờ, người tu sỉ trẽ vẫn không nãn lòng, đêm đêm niệm Phật cầu xin thập phương Bồ Tát gia hộ cho để tìm được một phương cách thỏa đáng. Sau cùng nhà Sư chợt có ý nghỉ thích ứng là phải mở rộng lòng giếng để tìm cách bẩy hòn đá sang một bên. Một hôm, nhân mãi mê đào đất, Sư bỗng nhiên nhìn thấy trong ánh sáng lờ mờ bóng dáng của một thanh niên trẻ tuổi đang cuốc đất để đào giúp Sư một tay. Nhà Sư giật mình kinh ngạc vì ngoài Sư ra thì còn có ai xuống giếng để đào giúp nửa? Bóng trắng của người thanh niên mờ ão, chợt biến chợt hiện, chắc hẳn không phải là người thường nhưng đối với Sư thì lại dường như rất quen thuộc và vô tình đưa nhà Sư trở về một khoảng đời niên thiếu lúc còn trai trẻ. Bồi hồi cảm động như chợt nhớ ra đều gì, Sư cố nhìn bóng dáng mờ ảo của thanh niên rồi buột miệng thốt:
Tiểu đệ là em đấy à?
Người thanh niên chợt quay đầu lại, gương mặt lạnh băng trắng bệt như người mất máu, mờ ảo nhìn nhà Sư mĩm cười đầy vẽ thê lương. Sư sửng sốt nhìn trân trối gương mặt quen thuộc của người em kết nghĩa ngày xưa mà đả một thời Sư thương mến như là em ruột của mình. Phải đả lâu rồi, cách đây trên 10 năm Sư còn là một trang dũng sỉ nghỉa quân, đầy máu nóng nên không ngần ngại gì lăn xả vào cuộc chiến chống ngoại xâm đang lăm le xâm chiếm quê hương. Vốn dòng giỏi thi hương lại có hào khí hơn người nên chàng thanh niên tuổi trẻ đả dẹp bút nghiên để mang áo chiến bào, đầu quân dưới trướng của vị anh hùng dân tộc Phan Van Đạt, cùng chống giặc trong vùng Gia Định. Tuy nhiên, cuộc chiến quá chênh lệch vì thực dân có đầy đủ súng ống tối tân trong khi nghỉa quân chỉ được trang bị với những vũ khí cổ điển lổi thời. Dù lòng yêu nước có tràn ngập trong tim, dù phải chấp nhận một cuộc chiến gần như tuyệt vọng nhiều hiểm nguy và quả cảm hi sinh tính mệnh cho quê hương đất nước, nghỉa quân vẩn hkông thể nào lật ngược được thế cờ để giải phóng cho quê cha đất mẹ. Chẵng qua là Ngiệp Quả của đất nước, vận mạng quê hương đả đến hồi đen tối nên phải chịu cái ách đô hộ của ngoại nhân vậy. Trong cuộc chiến bấp bênh đầy khói lửa chết chóc nầy, chàng tráng sỉ may mắn tìm được một nguồn an ủi là có một người em kết nghĩa, Vủ Sinh người tỉnh Long Hồ, vốn dòng hào kiệt, cùng một chí hướng chống ngoại xâm nên thật là tương đắc. Cả hai thề nguyện sống chết có nhau cho đến khi nào đất nước được hoàn toàn vắng bóng quân thù. Cuộc chiến kéo dài, tình thế lại càng ngày càng đen tối, quân ta lần lượt mất ba tỉnh miền Đông. Cho đến một hôm, trong một trận đánh lớn nhắm tấn công thành Mỷ Tho dưới sự chỉ huy liên hợp của các vị tướng Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương và Âu Dương Lâu, (4) nghĩa quân chẳng may bị thua to, Vũ Sinh mang thương tích nặng nề, máu thấm đỏ cả chiến bào. Chàng đành dìu người em kết nghỉa chạy thoát khỏi sự truy kích của địch quân. Đến một bìa rừng thì Vủ Sinh dường như biết mình không thề sống được nủa nên thều thào bảo chàng:
Đại ca, hảy để em lại đi. Em không theo anh được nửa rồi! Nguờn tráng sỉ dũng cãm vuốt nhanh giọt lệ đang chãy dài trên má, nắm lấy tay người nghỉa đệ như muốn dồn hết sinh lực cho kẽ hấp hối. Chàng cúi mặt xuống gần để cố nghe lời trăn trối, đứt quãng mỏng manh như hơi thở:
Đại ca, em để anh lại một mình rồi! Từ nay nếu có việc gì quan trọng, dù nơi âm cãnh, em cũng sẻ tìm đến anh.
Chàng nghĩa quân cố cầm giột lệ trước cảnh tử biệt sinh ly, từ từ vuốt mắt cho người em đồng đội một lần chót. Rồi thã tầm mắt nhìn xem địa thế chung quanh, chàng quả cảm rut thanh bảo đao đeo bên mình ra và bắt đầu đào một huyệt mộ dưới tàn cây cổ thụ to lớn cành lá rườm rà che mưa nắng cho cả một vùng rộng lớn. Vài giờ sau cái huyệt đả khá sâu, chàng trìu mến mang xác người em kết nghỉa đặt vào lòng huyệt và lấp đất lại, cẩn thận làm dấu vết để sau nầy có thể tìm lại được. Rồi chàng thì thầm:
Tiểu đệ, em hãy nằm yên nghỉ nơi nầy, trên mảnh đất của quê hương. Sau nầy, nhất định nếu còn sống, anh sẻ tìm đến thăm em. Tiếng lá rừng rì rào dường như đưa tiển linh hồn người chiến sỉ vô danh.
Từ ngày chôn em xong, người tráng sỉ thấy tình thế không còn cứu vản được nữa, nên đả bỏ ra đi. Vô tình chàng trôi giạt đến cái làng trên vùng núi hẻo lánh nầy, xuống tóc và trở thành một nhà Sư trẻ. Sư tự tay lập ra một thão am nơi triền núi vắng vẽ, lấy gổ mít rừng để tạc tượng chư Phật và cam chịu cảnh sống đạm bạc với rau cỏ khoai sắn qua ngày. Người tu sỉ trẻ không tên đả chọn câu kinh tiếng mõ để xoa dịu nổi oan trái của đời mình, không may sanh chẳng nhằm thời, gặp lúc vận nước đang đến hồi đen tối mịt mờ. Dòng tư tường của nhà Sư chột bị gián đoạn vì tiếng nói như mơ hồ xa vắng của người nghĩa đệ chột vẳng đến:
Đại ca, em về giúp anh để hoàn thành nguyện ước. Em sẻ đẩy bật viên đá nầy sang một bên và chúng ta chỉ cần đào sâu them vài thước nửa là đến mạch nước trong.
Nhà Sư quá thuong cảm, nhìn cái bóng trắng mờ ảo của người em kết nghỉa ngày xưa, bồi hồi cảm xúc bảo:
Nghỉa đệ, em là một trang dũng sĩ, nghỉa khí ngất trời, chẳng may vì vận nước mà phải bỏ mình nơi chiến trận. Lẻ ra đả được siêu thoát về cỏi Nhân Thiên, hưởng phước thanh nhàn của bậc Phúc Thần, sao lại còn lưu luyến cảnh phàm trần đen bạc, vất vưởng hồn ma, chịu phần lạnh lẽo nơi miền âm cảnh, bảo sao đại ca nầy không khỏi lòng dạ xót xa?
Bóng người thanh niên trẻ mĩm cười chua xót: Đại ca, hai ta tuy là huynh đệ kết nghĩa nhưng tình như cốt nhục, em không nở bỏ anh mà đi thác sanh nơi kiếp khác đâu. Em ẩn nhẩn nơi cỏi âm dể theo phò hộ anh cho trọn nghỉa anh em. Ngừng lại một phút, bóng trắng chập chờn lại tiếp:
Ngày xưa lúc hấp hối, tiểu đệ cũng đả nói với đại ca là sau nầy nếu có việc gì quan trọng em sẻ luôn luôn ở bên cạnh anh mà!
Vài tháng sau, quả nhiên nhà Sư dào được tới một mạch nước rất trong ở dưới sâu hơn 20 thước. Tâm nguyện đả hoàn thành, Sư thẩn thờ nhìn cái bóng ma của người nghỉa đệ, lúc nào cũng quanh quẩn giúp Sư một tay, rồi dịu dàng bảo:
Tiểu đệ, tâm nguyện của anh, nay nhờ em đả được hòan tất một cách tốt đẹp. Từ nay, đại ca không còn muốn em nấn ná nơi chốn âm cảnh đề được gần gủi anh nữa. Thương yêu cũng là trói buộc. Tiểu đệ, em phải học lấy chữ “Xã” của nhà Phật (5) không nắm giử nữa mà phải xả bỏ thì thần thức mới được thanh thản để trở về cỏi hư vô vắng lặng. Vã lại rồi đây, đại ca cũng phải rời bõ tấm thân tứ đại giả tướng nầy, đúng theo lẽ Vô Thường của nhà Phật. Nếu anh em ta còn có duyên phần thì vẫn có thể gặp nhau lại trong một kiếp khác mà!
Rồi nhìn chầm chập vào bóng ma, Sư trầm giọng:
Tiều đệ, em phải Xả mới được, không thể theo anh mải được đâu? Đó là ước vọng của anh. Cầu xin Đức Phật Đại Từ Đại Bi gia hộ cho em về cõi Tây Phương Tịnh Độ của Ngài. Còn một đều nữa là anh sẽ mang xương cốt của em về an táng nơi phía sau Am, như vậy tiểu đệ, em vẩn ở gần đại ca chứ? Trên gương mặt mờ ảo cũa bóng ma, lạnh lùng như sương khói, chợt nở lên một nụ cười mản nguyện, nhìn người anh kết nghỉa một lần chót rồi vụt biến mất, vĩnh viễn trỡ về nơi cỏi trăng sao,
Từ ngày đào xong giếng nước đến nay củng đả 20 mùa hoa phượng đỏ nở trên triền núi và có lẻ vì là giếng núi cao, mạch tốt nên nước giếng của Bạch Vân Am nỗi tiếng khắp vùng. Nước ngọt mát trong lành, thanh khiết lạ kỳ. Các tay sành điệu ghiền trà thơm đều cố leo núi lên Am để xin cho được nước giếng nầy đem về, đặc biệt chỉ dành để pha trà. Một đôi khi vài khách nhàn du đến viếng Am, cao hứng đi xa chừng trăm thướcvề phía sau, nơi có những nhóm xích tùng hay thanh tùng rợp bóng, không khí trong lành, khói mây bàng bạc. Giữa cảnh gió núi hương rừng, chim hót thông reo, du khách chợt nhìn thấy một ngôi mộ đất nằm an lành tĩnh lặng dưới bóng một cội thông già, trên mộ có một phiến đá phẳng khắc chử lờ mờ: “Nghỉa Đệ Vũ Sinh chi mộ.”
Hà Ngọc Bích.
Chú Thích:
(1) : Câu đối cũa chùa Giác Viên:
“Tự cổ tăng nhàn thường dẩn yên hà vi bạn lử
Sơn thâm thế cách chỉ bằng thảo mộc ký xuân thu.”
Giản Chi dịch ra (1)
(2) : Thuyền lảo thiền Sư, T.T. Thích Mật Thể dịch.
(3) : Lấy ý từ một truyền thuyết của chùa Thiên Ấn.
“Ông thầy đào giếng trên non,
Đến khi có nước không còn thầy ơi ! “
(....khi đào xong có nước thì không thấy nhà sư trẻ kia đâu nữa.)
những ngôi chùa danh tiếng, Nguyễn Quãng Tuân.
(4) : Theo tài liệu của Việt Sử Đại Cương, Phạm Ngọc Huyền.
(5) : Lấy ý “Tách Bóng” của Phạm Trọng Luật, Báo Quốc Gia số 87, Canada.
“Xã ! Thương yêu cũng trói buộc như thù hận. Tín nử phải Xả mới được

 

 

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002