Đại Chúng số 56 ngày 18/8/2000

1001 CHUYỆN NHỚ QUÊN

MỘNG TUYỀN NỮ SĨ

  • Vào trung tuần tháng Năm, chúng tôi nhận được một số thư của các độc giả xa gần gửi đến vấn an và nhờ nhắc lại hộ một số vấn đề nếu có thể mà quí vị vì công việc đa đoan đã bị quên lãng. Như trường hợp Cụ ĐỖ ĐÌNH VẬN cư ngụ tại vùng N. Hollywood muốn tham khảo lại Dịch Kinh, về các "Quẻ" Hỏa Sơn Lữ, Thuần Khôn, Địa Trạch Lâm và Bộ Đoài...

* HỎA SƠN LỮ là Quẻ Ly tức lửa và quẻ Cấn tức núi nhập lại gọi tắt là Quẻ Lữ. Chữ Lữ đây có nghĩa là đi đường, ở trọ,lữ hành,lữ khách; đây là ý nói của sự giang hồ phiêu bạt, muốn nhen nhúm một chút tương lai nhưng cho dù quyết tâm đến bao nhiêu cũng khó lòng thực hiện điều mình mong muốn.

* THUẨN KHÔN: Đây là quẻ hai "Khôn" nhập lại, tức là Quẻ Khôn và Quẻ Khôn nhập chung gọi tắt là quẻ Khôn. Quẻ này có nghĩa là mềm và thuận. Quẻ Khôn gồm bốn đức tính của bốn quẻ sau:

" Hàm" là không gì không bao dung.

"Hoàng" là không gì không có.

"Quang" là không đâu không tỏ.

"Đại" là không đâu không che trùm.

Như vậy quẻ Khôn có nghĩa là sự to lớn,uy nghiêm quang minh lỗi lạc...sự rộng lớn của nó biểu tượng chí khí của các bậc anh hùng có lắm hoài bảo to lớn.

* ĐỊA TRẠCH LẤM: Quẻ Khôn và quẻ Đoài (trạch) nhập chung lại gọi tắt lại là quẻ Lâm. Quẻ Lâm đây có nghĩa là biểu tượng cho sự soi xét cho cử chỉ,ngôn ngữ cùng ý chí của con người qua cái ánh sáng thiêng liêng ma ta thường gọi là linh hồn. Lâm là tiến lên mà lấn bước một việc gì, chẳng hạn trong đạo trị dân, thân dân và cảm hóa để cùng mình đi cùng một hướng...

* BỘ ĐOÀI

Quẻ Đoài (đầm,bùn) và quẻ Kiền (trời) nhập chung gọi tắt là quẻ Quải.

Quải có nghĩa là quyết liệt,lý cho tới cùng mới thôi,làm cho tới cùng mới được...

  • Một thư khác: Ông Trương Ngọc Thơ ngụ tại vùng Reseda muốn được biết về "lai lịch và cách nấu Qui Bản Cao", đây là loại cao nấu ra từ xương mu rùa và xương ức của rùa một giống vật được sắp hạng trong bộ tứ linh, tức là Long,Ly, Qui,Phượng. Như ông đã viết trong thư :Long là rồng, một giống vật chỉ nghe mà chưa hề được thấy. Ly: là loại kỳ lân, giống vật tinh khôn, cũng chỉ thấy xuất hiện trong các tranh ngày xưa hay nhìn thấy các kiến trúc trên dinh thự,các đồ cổ v.v...Phượng là loại chim đẹp nhất trong các loài chim ở thế gian này. Trong thi ca, thi hào Lý Bạch nhắc đến trong bài "Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng Đài" : "Phượng Hoàng đài thượng Phượng Hoàng du Phượng khứ đài không giang tự lưu Ngô cung hoa thảo mai u kính Tấn đại y quan - thành cổ khâu"

Qui: là rùa,được sắp trong tứ linh kể cũng không ngoa.,vì mang những tính chất phi thường, như rùa ít ăn hơn các giống vật khác...Linh chất đặc biệt của rùa là có thể tiếp thu dưỡng khí tinh túy của trời đất không cần ăn nhiều mà vẫn sống lâu trong trời đất. Những huyền thoại về Cổ Loa Thành với những móng vuốt của rùa thần giúp cho An Dương Vương lập nên nghiệp cả, hay sự tích Hồ Hoàn Kiếm với giai thoại oai hùng...v.v... Cũng như loài voi,rùa cũng có nghĩa địa riêng để khi cảm thấy mình sắp chết tự động bò đến khu an nghỉ nghìn đời này. Ít nghe có ai biết chốn nghĩa địa của rùa, nếu may mắn tìm thấy thì chắc chắn sẽ có cả một mỏ mua rùa vô tận. Cách nấu cao đại khái như sau:" Tìm trên 30 bô mai rùa, loại thật tốt mang về rửa sạch, ngâm trong vại nước gạo lối một đêm,xong xuôi đem phơi khô. Dùng muối rang tất cả mai rùa cho đến khi nào các mu rùa trở sang màu vàng sẫm thì xem như đã được. Đổ nước nấu cho thật sôi, xong chắt tất cả nước . Bây giờ mới đổ thật nhiều nước vào đun cho đến khi nào còn lại một phần nước, lại chắt bớt phân nửa nước ấy ra nơi khác xong lại đầy nước sôi vào có mu rùa tiếp tục nấu, cứ như thế bốn lần. Sau đó đổ chung bốn lần nước trong một cái nồi khác, nấu cho đến khi nào nước dần dần cạn đến "sệt" lại. Thời gian này phải dùng cây quậy cho đều. Nhớ là quậy luôn tay để tránh khỏi bị cháy khét. Khi hoàn toàn sệt mới đổ ra khuôn. Hoàn tất rồi để trong bóng mát, đúng 3 ngày là hoàn tất. Công dụng của Qui Bản Cao là làm cho thân thể cường tráng, gân cốt cứng rắn, máu huyết lưu thông. Qui Bản Cao chủ trị "phong thấp tê bại", các chứng nhiệt nóng, mụn trứng cá. Đàn bà trị âm hàn, những người không sinh nở v.v...

  • Ông Vũ Khắc Thúc vừa từ Washington di chuyển về tại Orange County có thư hỏi về sự tích Ông Bàn Cổ đôi mắt trở thành Ông Mặt Trời...v.v... Câu hỏi này khiến tôi sực nhớ lại trong Tam Tự Kinh có đoạn:"Viết Giang Hà - Viết Hoài tế - Thử Tứ Độc - Thủy Chi Kỷ. Viết Đại Hoa - Tung Hằng Hành - Thử Ngũ Nhạc - Sơn Chi Danh.". Có nghĩa là: Những sông ngòi trực tiếp chảy ra biển, có bốn sông đại diện là Trường Giang,Hoàng Hà, Hoài Thủy và Tế Thủy. Năm ngọn núi cao nổi danh là Thái Sơn ở phía Đông, Hoa Sơn ở phía Tây. Hằng Sơn ở phía Bắc. Hành Sơn ở phía Nam và Tung Sơn ở giữa...Trong bài học nhỏ này có sự tích nói về ông Bành Tổ như sau:

"Hoàng Hà và Trường Giang là hai con sông nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Trường Giang là sông dài nhất và đứng thứ tư trên thế giới,gần như chia Trung Hoa ra làm hai phần Nam và Bắc.Đời nhà Tống giặc Kim thường uy hiếp phần phía Bắc mà không qua được Trường Giang. Một lần muốn vượt Trường Giang để tấn công Nam Tống, bị đại tướng Hà Thế Trung chặn đánh, vợ là Lương Hồng Ngọc đánh trống trợ chiến. Quân lính nghe thấy tiếng trống tinh thần phấn chấn chiến đấu rất anh dũng, quân Kim bị chết nhiều, sau phải lui về phía Bắc đành cịu thất bại. Hoàng Hà là nơi phát sinh ra nền văn minh của Trung Hoa,nhưng thường xuyên lũ lụt, gây thiệt hại rất nhiều về của cải cũng như tính mạng của nhân dân.Đời vua Thuấn sai Đại Vũ đi trị thủy, ông ta về khơi các đướng cho nước thoát r. Đến nơi núi Long Môn thì thì bị chắn lại. Ông ta sai người đục một cái động rất lớn cho nước được thoát, nên Hoàng Hà chảy tới đónước rất xiết,vì động rất cao. Nhiều cá lớn bơi tới đó đều phải nhảy qua. Do đó có truyền thuyết nói rằng khi nào cá chép nhảy qua được Long Môn thì sẽ hóa thành con rồng, nên mới cpó câu chuyện "Cá chép nhảy cửa rồng".

Sự hình thành của Ngũ Nhạc theo truyền thuyết nói là,thời thượng cổ , khi trời đất còn là một khối hỗ độn, có một ông thần tên là Bàn Cổ đang ngủ bị một tiếng nổ rất lớn khiến ông gật mình mở mắt nhìn chung quanh thấy bóng đen phủ kín như mực mài. Ông bèn quơ tay lấy một cái rìu chém ngang một nhát, tự nhiên khối hỗn độn chia làm đôi và cái gì nhẹ sẽ bay lên trên và cái gì nặng sẽ chìm xuống dưới, như vậy dần dần,khối nhẹ càng bay lên cao dần và trở thành trời, cái nặng đã chìm lắng xuống trở thành đất,như vậy bắt đầu có trời và đất. Sau này khi ông Bàn Cổ chết đi, hai con mắt trở thành Mặt Trời và Mặt Trăng. Đầu ông ta biến thành Thái Sơn, bụng biến thành Tung Sơn. Tay trái biến thành Hành Sơn. Tay phải biến thành Hằng Sơn, còn hai chân biến thành Hoa Sơn.

Đông Nhạc Thái Sơn vì là cao nhất, nên các đời vua chúa hay lập đàn tại đây để tế Trời và biểu thị sự oai nghiêm. Nhưng bạo chúa Tần Thủy Hoàng một lần muốn lên khi tới lưng núi bị mưa to gió lớn mà không lên được tới đỉnh núi. Tây Nhạc Hoa Sơn, núi cao vách đá cheo leo, trông rất là khiếp đảm, có một ông quan đại thần đời nhà Đường tên là Hàn Dũ. Sau khi lên được tới đỉnh nú, khi xuống núi,lúc nhìn xuống sợ hãi quá, hai chân bủn rủn không đi nổi. Sau phải cho ông ta uống rượu say rồi cho người khiêng ông ta xuống núi. Các núi cao theo truyền thuyết đều có các ông Tiên tu hành đắc đạo,như Hoa Sơn Lão Tổ tức ông Trần Đoàn,Thái Tử của Chu Linh Vương là Vương Tử Kiều, thổi sáo rất hay đã tu và đắc đạo tại Tung Sơn gọi là Bạch Hạc Tiên Nhân. Còn Trương Quả Lão là một trong Bát Tiên đã tu hành đắc chánh quả tại Hằng Sơn...

  • Ông Lê Văn Siêu ở Checker's Dr.San Jose hỏi về hai cái khóa xuân "hai Kiều", đó là những nàng Kiều nào? Tích này do ở đâu? Hai Kiều đó là Đại Kiều và Tiểu Kiều đời Tam Quốc. Một nàng lấy Tôn Sách và một nàng lấy Chu Du. Trong Kiều có câu: "Vẫn nghe thơm nức hương lân Một nền Đồng tước,khóa xuân hai Kiều.

Thơ Đỗ Mục đời Đường :"Đông phong bất dữ Chu lang tiện/ Đồng tước xuân thâm tỏa nhị Kiều: Nếu gió đông không giúp cho Chu Du, thì hai Kiều phải khóa xuân trong đền Đồng tước.

Mộng Tuyền

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002