Đại Chúng số 57 ngày 1/9/2000

CÁI TRIẾT CỦA THIỀN

Huyền Quang

Triết lý của Thiền bắt đầu từ sự quan sát mọi vật thể ở thế gian để truy tầm cái yếu tố đưa đến sự hiện hữu của nó. Ðó là yếu tố khởi thủy của tất cả vạn vật. Démocrite - nhà triết học của thời đại 460-360 trước TL. cho rằng "vũ trụ mênh mông cùng khắp đó chỉ có nguyên tử lẫn hư không". Với Hy lạp thì đó là nguồn tư tưởng chính của Hy Lạp - đất nước được xem là tiêu biểu cho nền văn minh nguyên thủy của nhân loại. Nhưng rồi tư tưởng này bị lãng quên đi một thời gian khá dài, và sống dậy khi tư tưởng của Epicure 342-270 và Lucrèce 98-55 xuất hiện. Họ - những nhà triết học phóng túng, không ngại ngùng gai góc, họ nêu ra đủ các vấn đề, sẵn sàng cùng tất cả mọi người tranh luận. Họ bất chấp cả mọi tập thể kể cả các tôn giáo, họ thoát ngoài vòng cương tỏa của vua chúa và tự vạch ra con đường đi cho mình . Démocrite, Epicure và Lucrèce tuy có hòa hợp nhưng trong sự hòa hợp đó lại chia thành hai phái: một phái cho rằng không gì tốt bằng thiên nhiên, và cũng không gì xấu bằng một xã hội văn minh vật chất. Mọi sự bình đẳng chỉ có ở thiên nhiên, còn văn minh xã hội là xấu.Theo Nietzsch:? "thiên nhiên vượt ra ngoài vòng cương tỏa của cái xấu lẫn cái tốt. Như vậy thì trong thiên nhiên con người đâu có bình đẳng? Ðã không có bình đẳng thì đừng mong có sự sự an bình trong đời sống!

Socrate qui tụ được những thanh niên và học giả đứng quanh mình không phải để ông thuyết giảng về triết lý của mình, mà để cùng họ đàm đạo. Ông được mọi người ca tụng không phải vì tài ba mà là sự khiêm nhường. Câu sấm tại đền Delph ca tụng ông là người thông minh xuất chúng của đất nước Hy Lạp. Nhưng ông thì cho rằng không phải vậy. Lời sấm đó nói đến cái thuyết bất tri của ông mà thôi. Socrate đã nói lên lời bất hủ khi được mọi người hỏi đến:" Tôi chỉ biết có mỗi một điều, đó là điều tôi chẳng biết gì cả".

Lão Tử - một đại triết gia của Ðông Phương sinh trước cả Khổng Tử. Ông chán ngán cho nhân tình thế thái khi nhận thấy tư cách đê tiện của các hạng chính khách đang bon chen trong xã hội. Chủ trương của ông là "im lặng", cho rằng chỉ có sự im lặng mới mới giữ được sự tĩnh lặng của tâm hồn.

Quyển "Ðạo Ðức Kinh" của ông viết xong giao cho Doãn Hỉ rồi bỏ ra đi. Ông đi đâu về sau chẳng ai biết. Tuy nhiên theo truyền thuyết thì người ta biết được hết. Người ta biết nơi ông đến và năm ông buông tay nhắm mắt để đi vào chốn vô vi huyền nhiệm...Ðạo Ðức Kinh là pho sách hàm chứa cả kho tàng triết lý? Cái triết lý?xuất phát thành cái Ðạo, đưa trí tưởng của con người vào thế giới thiên nhiên, ấy là cái đạo minh triết.

Theo triết thuyết của Lão Tử muốn đạt tới cái "ÐẠO" thì phải bỏ cái "TRÍ", biết khiêm tốn mà sống, biết ẩn dật ở những nơi mà tai không nghe đến "danh", mắt không nhìn đến "lợi"...Con người thuở sơ khai, mắt chỉ nhìn thấy toàn cảnh thanh bình, đâu đâu cũng một màu tươi mát. Nhưng kịp đến khi con người đạt được cái "Trí", cuộc sống trở thành phức tạp: tranh danh đoạt lợi, sa đọa đủ điều, hỗn độn loạn ly...thù hằn, oán hận...Âu chỉ có sự minh triết,an mệnh mới mong được có hạnh phúc lâu dài, biết bỏ cái "trí" mà kiên nhẫn với thiên nhiên và biết để cho tâm hồn mình được bằng an và chìm sâu vào sự yên tĩnh của đất trời. Lão Tử từng nói:"Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phù vật vân vân,các phục qui,kỳ căn. Qui căn viết tĩnh, thị vị phục mệnh. Phục mệnh viết thường, trí thường viết minh."( Vạn vật trong thiên nhiên đều âm thầm mà làm việc. Chúng sở dĩ sinh ra mà thật chẳng có gì. Làm tròn nhiệm vụ có đòi hỏi chi đâu! Mọi vật làm công việc của chúng đều trong sự thỏa mãn. Nhưng mà khi đã phát triển cùng cực, chúng sẽ trở về cội gốc. Trở về với cội gốc là an bình tĩnh lặng, là trở lại với mệnh của mình. Trở lại mệnh là luật "thường"?bất biến) Biết đạo "thường" ấy là sáng suốt.

Người tu thiền không khác gì hơn lý thuyết của Lão Tử. Muốn đạt được cái "Tĩnh Lặng" thì hãn bỏ cái "Ồn Ào". Muốn có những phút giây cho tâm hồn thanh thoát, thì phải lột bỏ cái hiện hữu mê hoặc của mình để tai không còn nghe, mắt không còn thấy, trí không còn nghĩ, tim không còn rung động. Và tất cả chỉ còn là cái không hòa đồng vào trong thế giới vô vi huyền nhiệm!

(còn nữa)

Nhà bảo trợ của chúng tôi DURAMAX

Trang web được thiết kế bởi MQ Services

 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002