Đại Chúng số 72 - Kỷ Niệm Ngày Quốc Hận 30/4/2001

Duramax

HỒI KÝ KISSINGER:

CHÔN SỐNG MIỀN NAM VIỆT NAM (VNCH)

Nguyên tác: TS Henry Kissinger

Bản dịch: Phụng Hồng

(Trích dịch từ "Years of Renewal (1999)" - Những năm đổi mới, tác phẩm hồi ký tổng kết cuối cùng, chương 17: The End of Việt Nam)

Lời người dịch: Một tác phẩm vĩ đại (bìa cứng khổ lớn dầy 1151 trang) mang tựa đề Years Of Renewal (Những năm đổi mới) của tiến sĩ Henry Kissinger, nguyên cố vấn an ninh tòa bạch ốc kiêm bộ trưởng hai đời tổng thống Mỹ Nixon và Ford vừa được xuất bản hồi đầu tháng và là cuốn sách thứ 3 tổng kết cuối cùng trong bộ trường thiên hồi ký – đã xuất bản 2 cuốn "White House Years (Những năm ở tòa bạch ốc) và years Of Upheaval (Những năm xáo trộn) – nói về số phận của Việt Nam cộng hòa trong cuộc đời làm chính trị của một nhân vật tên tuổi người Mỹ gốc Đức, người đã được giải Nobel hòa bình năm 1973 nhờ "đi đêm" nhiều lần với Lê Đức Thọ (đại diện cộng sản bắc việt) để bức tử VNCH.

Sau ngày 30/4/75, 10 ngày sau khi vô lò luộc người tù cải tạo Long Thành, tôi, LS Trần Văn Tuyên cùng một số Thẩm Phán và Dân Biểu đã chứng kiến tên tổ trưởng quản giáo Hai Côn nói khi đến sinh hoạt thảo luận tổ: "Chúng tôi đã tiến 2000 cây số từ Hà Nội vô đến Lộc Ninh rồi, chỉ còn 300 cây số nữa thôi là đến Sài Gòn, thì không lý do gì chúng tôi dừng lại để thương thuyết và bàn giao chính quyền cả!" Động lực nào đã cho CSBV tin tưởng và quả quyết nói như vậy? Không cần phải bàn cãi dông dài lôi thôi, người ngây thơi đến đâu cũng đủ trí thông minh hiểu rằng ngoại bang đã bật đèn xanh cho chúng từ khuya rồi vì VNCH đã chỉ khắc khoải tồn tại đến thời điểm đó mà người chi tiền chợ hàng ngày cho Nguyễn văn Thiệu và bè lũ đã bỏ đi "nghỉ mát" ở Masada trong tháng 3/75, và Quốc Hội đã bế mạc khóa họp thường lệ để chia tay về đơn vị nghỉ hè.

Có người, nhất là chính giới Mỹ hồi đó đã nêu nghi vấn tại sao với một lực lượng hùng hậu như thế mà QLVNCH đã thất bại một cách chua cay trong một thời gian gấp rút? Tôi không phản đối nhưng không đồng ý, bởi vì số phận của VNCH không phải do chính nghĩa định đoạt mà oái ăm thay lại do ngoại bang điều khiển sắp đặt.

Như vậy, VNCH là con cờ thí ngay sau khi Hòa Đàm Ba Lê kết thúc và giải pháp để cho CSBV thôn tính miền Nam đã được sắp sẵn và mặc cả từ lâu. Đó là một bài học sáng giá cho những tên đón gió trở cờ hòa hợp hòa giải, thành phần thứ ba... từng dâm sau lưng chiến sĩ QLVNCH ở Sài Gòn. Thế mà mãi đến ngày nay ở hải ngoại, chúng vẫn chưa tỉnh ngộ. Thế thì đến bao giờ chúng mới tỉnh ngộ? Tết Congo chăng???

Xin hãy đọc thiên hồi ký cuối cùng dính líu đến Việt Nam với những bí mật chưa hề được tiết lộ của TS Henry Kissinger, người chủ chốt trong sách lược bán đứng miền Nam cho CSBV để đổi lấy tù binh Mỹ và "rút lui trong danh dự" để hiểu rõ bộ mặt thật hơn - PH.

Những ai đã thường hay nghĩ rằng cơn hấp hối của Cam Bốt sẽ làm cho họ vơi đi nỗi đau khổ về giải pháp giải quyết vấn đề Việt Nam sẽ sớm được học hỏi kỷ hơn. Sự kết thúc bi đát của 2 thập niên Hoa Kỳ hy sinh, ghi công và quốc gia phân tán đã chứng tỏ không đạt được mục đích như đã mong đợi.

Ngày 10 tháng 3, Bắc Việt, đã từ lâu tự cho là không còn bị ràng buộc bởi Thỏa ước Ba Lê nữa đã phóng ra những cuộc tấn công lớn ở Cao Nguyên với những sư đoàn mới xâm nhập từ Bắc. Chúng tràn ngập điểm nối chiến lược Ban Mê Thuột trong 2 ngày, cắt đứt mọi quốc lộ nối liền Sài Gòn với Cao Nguyên, ngoại trừ một con đường đổ nát thường xuyên bị Việt cộng quấy phá. Trong lúc Cao Nguyên đang bị đe dọa trầm trọng thì Trần Văn Lắm, một nhân vật tín cẩn của Tổng thống Thiệu được phái qua Hoa Kỳ để cầu viện. Ông đã báo cáo về Sài Gòn là không còn hy vọng gì nữa để được viện trợ bổ túc thêm của Quốc Hội. Nỗi lo sợ đã trở nên chắc chắn khi lưỡng viện Quốc Hội Dân Chủ (khối đa số) đã biểu quyết trong hai ngày 12 và 13/3 chống lại mọi viện trợ cho Việt Nam.

Thiệu như đã hiểu như thế, với ngân khoản thiếu hụt, ông ta không còn chống cự được trong toàn lãnh thổ của đất nước ông đang bị nhiễu nhương và đã ra lệnh một cuộc di tản chiến thuật vùng Cao Nguyên. Cùng lúc đó, ông cho tái phối trí sư đoàn I Nhảy Dù từ biên giới phía Bắc về xung quanh Đà nẵng – cả hai biến cố này đều được khởi động cùng một lúc, vào ngày 16/3. Ý định của Thiệu cốt tạo một thế cầm cự giữ chân đến lúc có thể chinh phục được nhiều cảm tình hơn đối với Quốc Hội được bầu vào năm 1976.

Hành động xuất thần từ một trường đại học chiến tranh, chủ trương của Thiệu trông có vẻ hợp lý. Nhưng cuối cùng đối với thực thể Việt Nam lúc đó, nó đã gây thảm hại. Kế hoạch phóng ra không có chuẩn bị trước và chi tiết hướng dẫn từ Bộ Tham Mưu Liên Quân Sài Gòn, sự di tản chiến thuật chỉ được hành quân trên một con đường độc đạo – quốc lộ 7B – đã bị tàn phá nặng nề và gài mìn vô số. Một công trình kiều lộ quy mô phải được điều nghiên huy động để tái thiết quốc lộ đó xử dụng được, kể cả xây lại nhiều cầu đã sập – một công tác mà những sư đoàn của Nam Việt Nam không được trang bị đầy đủ. Thêm vào với những gia đình của QLVNCH luôn bám sát vào các đơn vị hành quân – nhất là trong trường hợp này, ở Pleiku, thủ phủ của Cao Nguyên. Vừa lúc ngay khi lệnh triệt thoái được truyền ra, hỗn loạn lan tràn khắp nơi với nỗi kinh hoàng, rồi một khối người di tản chạy náo loạn. Những bộ lạc dân sự chiến đấu của các sắc tộc Thượng ở miền núi cũng lo sợ trước nỗi kinh hoàng naaỳ, đã nổi loạn phá phách cướp bóc khi được tin sẽ bị bỏ rơi.

Con đường di tản độc đạo này chẳng bao lâu đã bị tắc nghẽn dồn ứ bởi chừng 60,000 quân lính và 400,000 người thường dân. Thực phẩm không được tiếp tế và hết sạch nên những quân nhân bị đói tràn vào các làng dọc quốc lộ. Không lực VNCH lại oanh tạc lầm một đơn vị chiến xa bạn đã giết hại nhiều binh sĩ và đồng đội cùng gia đình họ. Bắc quân đã tấn công vào đoàn người di tản này. Chỉ có một số rất ít binh sĩ và thường dân trốn được về cùng duyên hải, những sư đoàn VNCH từng bảo vệ Cao Nguyên đã tan rã.

Chính ra, CSBV chỉ có ý định mở chiến dịch mùakhô 1975 để chiếm Cao nguyên và mở mặt trận chính thức quyết định vào Sài Gòn đến năm 76. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, CSBV đã hoàn tất mục đích của chúng mà không bị tổn hao quân số thương vong và thiệt hại cơ giới gì cả. Những sư đoàn dùng để đánh cao nguyên giờ đã rãnh tay để tấn công Đã Nẵng và Huế theo dọc duyên hải làm cho sớm thât thủ. Làn sóng người tị nạn từ Cao Nguyên đã cản trở Sư Đoàn Dù thiện chiến vừa di chuyển từ biên giới phía bắc về, và làm chậm trễ sự phòng vệ những căn cứ chiến lược chính này. Sau này, tướng Văn Tiến Dũng, Tư Lệnh bắc quân đã viết trong hồi ký của hắn: "Sự việc xảy ra đã vượt quá tầm liên kết của chiến dịch và đã đạt tới những tỷ lệ chiến lược. Đây làlần đầu tiên trong trận chiến đông dương, với sự ràng buộc trong một chiến dịch, quân đội của kẻ thù với trang bị tối tân đã bỏ một vùng chiến lược quan trọng và tháo chạy. Tình trạng này đã đưa đến những diễn tiến quan trọng khác, và có thể dẫn chúng ta tới thắng lợi mau chóng để kết thúc chiến tranh."

Sự dứt điểm ở Trung Đông xảy ra trùng hợp với giai đoạn triệt thoái của Cao Nguyên mà sự gia hạn đã không xảy ra cho đến khi tôi trở lại HTĐ ngày 23/3. Cả hai cuộc khủng hoảng này phải được giải quyết song hành tức khắc. Rồi giữa những sự đau lòng này, một dân tộc bạn khác, nhóm người Kurds mà chúng tôi đang ủng hộ đạ bị quân đội Iraq tàn sát vừa mới được Nga tái trang bị.

May thay, văn phòng tối cao đã cảmnhận vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng này với lòng nhân đạo. Từ ngày 24/3, Hội Đồng hành động đặc nhiệm HTĐ (HDHDDNHTD) họp tham mưu hàng ngày để cố gắng giải quyết song hành cuộc khủng hoảng ở Đông Dương và Trung Đông. Tin tức ghi nhận từ Việt Nam đã cho thấy một chuỗi dài tàn phá vô tận. Cố đô Huế thất thủ ngày 25/3 (2 ngày sau khi tôi trở về từ một chuyến đi bị hủy bỏ), Đà Nẵng ngày 30/3. Với một triệu người tị nạn ở Đà Nẵng và tiếp liệu thực phẩm đã cạn thì vấn đề căn bản ở vùng đất phía bắc của quốc gia này là nhân đạo chứ không còn là tự vệ nữa.

Dù sao chăng nữa, ở buổi họp của HDHDDNHTD, chúng tôi đã có những điểm bàn cãi mâu thuẫn. Ví dụ như có người đề nghị xử dụng tàu đổ bộ để di tản dân tị nạn. Chuyên viên đặc trách quốc hội thì cho rằng như thế sẽ vi phạm điều 7 của thỏa ước Ba Lê ngăn cấm viện trợ trang cụ ngoại trừ thay thế vật liệu đã tổn thất – một điều mà CSBV không bao giờ ngó ngàng tời dù trong một ngày. Một đề nghị khác là hoặc giả chúng ta có thể di tản bất cứ dân tị nạn nào bằng bất cứ phương tiện gì trước khi thông báo cho quốc hội biết theo điều khoản của đạo luật chiến tranh. Vấn đề đa được biểu quyết vừa đúng tầm quan trọng của nó là xin thỉnh cầu sự quyết định của tổng thống Ford đã ra lệnh: "Tôi nghĩ rằng chúng ta phải thi hành, thông báo Quốc Hội, và ra thông cáo cho toàn dân biết" Tôi đã diễn dịch sự phán quyết đó bằng ý nghĩa là chúng ta phải tuân thủ chỉ thị đó. Trong cuộc họp của HDHDDNHTD, tôi đã ước tính Việt Nam chỉ có thể tồn tại tối đa là 3 tháng mà thôi.

Sự sụp đổ rất là buồn thảm, bi đát và cay đắng. Nhưng đối với những người trong chúng ta đã ban hành quyết định, vấn đề dồn dập là làm sao ngay từ bây giờ lo đảm trách cuộc di tản không tránh được của 6 ngàn người Mỹ còn lại cũng như những người Việt Nam sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng vì có liên hệ với Hoa Kỳ. "Tôi muốn có một danh sách của những loại người này," tôi nói trong một buổi họp tham mưu ở bộ Ngoại giao ngày 8/4, "làm sao họ có thể di chuyển đến những địa điểm để từ đó họ được bốc đi, với mệnh lệnh nào, và với sự tham khảo ưu tiên nào với chính phủ." (Đièu này cần thiết bởi bộ ngoại giao, qua ông Đại sứ Hoa Kỳ, lãnh trách nhiệm để di tản).

Một cách rất là siêu vi, kế hoạch di tản được thi hành từng giai đoạn với những bàn luận có cần viện trợ quân sự cho nam Việt trong giai đoạn chót này và bao nhiêu hay không. Ford và tôi là 2 nhân vật chính tiếp tục đề nghị yêu cầu quốc hội chuẩn chi thêm viện trợ phụ trội cho đến giờ phút cuối cùng. Làm sao để duyệt lại điều hợp vấn đề hầu như gây cấn giữa sự ước tính của tôi về số phận Sài Gòn sống sót, kế hoạch di tản phải yêu sách khẩn thiết, và tiếp tục yêu cầu viện trợ thích đáng cho Việt Nam?

Vấn đề mấu chốt quá phức tạp của quần chúng (tôi có thể nghi không có một ngoại lệ ý nghĩa nào) là sự tan rã của Sài Gòn, mà sự thay thế Thiệu, và sự thoái triệt toàn vẹn tức thời ra khỏi Việt Nam. Quốc hội cũng quan tâm không kém. Với trợ lực của chính quyền, giám đốc tình báo William Colby đã hiến kế chúng ta sẽ làm áp lực Thiệu để sự di tản Mỹ kiều được dễ dàng. Bộ tham mưu của Ford tại tòa Bạch ốc nôn nóng giải quyết dứt khoát vấn đề Việt Nam để tránh hậu họa cho địa vị tổng thống với những mâu thuẫn về Việt Nam sau này.

Nhưng với những người trong chúng tôi đã từng hợp hàng ngày ở tòa Bạch Ốc đã trực diện với sự lựa chọn rất thực tế, chứ không phải lý thuyết. Chúng ta cần phải di tản 6,000 Mỹ kiều còn sót lại ở Việt Nam và cố gắng giúp đỡ hàng chục ngàn người Việt Nam sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng vì cộng tác với chúng ta rời bỏ đất nước họ. Nhưng chúng ta không thể di tản bất cứ một người bạn Việt Nam nào của chúng ta người trừ chúng ta kéo dài công cuộc triệt thoái Mỹ kiều, bởi vì quốc hội sẽ chắc chắn phủi tay khi người Mỹ cuối cùng ra đi.

Dù gì chăng nữa, công việc chúng tôi tiến hàng đòi hỏi duy trì yêu sách của chúng tôi phải giúp đỡ Việt Nam. Đến lúc mà chúng tôi bỏ nó, kinh hoàng sẽ bao trùm toàn thể quốc gia này.

Ở thời điểm này, quân đội VNCH sẽ quay lại chống đối những người còn lại của chúng ta một cách vô vọng và nổi giận vì sự phản bội của chúng ta. Trong tuần đầu của tháng 4, tôi nói với Colby rằng, cho dù Thiệu sẽ từ chức sớm theo dự đoán, nếu chúng ta hiến ông ta vài cuộc mặc cả, thì Hà Nội cũng tức khắc đòi hỏi người thay thế ông ta cho đến khi chúng tiêu diệt hoàn toàn thể chế chính trị miền Nam (như đã chính thức xảy ra). Ngày ¾, một tài liệu của chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam đã xác nhận điều tiên đoán này. Nó mô tả những đề nghị khác nhau về chính phủ 3 thành phần – một mục tiêu duy nhất mà Hà Nội đấu tranh theo đuổi, chiếu theo điều kiện về hòa bình của Hoa Kỳ – là "cốt chỉ phỉnh gạt, cô lập chính phủ Nam Việt".

Chúng tôi cần thời gian để đồng bộ di tản Mỹ kiều lẫn người Việt cùng một lúc, những người mà chúng ta có một trách nhiệm tinh thần. Duy trì yêu sách viện trợ là một phương tiện độc nhất để giữ vững tinh thần những người Việt vẫn còn sẵn sàng tranh đấu cho một lý tưởng thiêng liêng mà giờ đây bất hạnh thay đã bị liệt vào hạng người được cứu vớt.

(còn tiếp)

Phụng Hồng

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002