Đại Chúng số 72 - phát hành ngày 30/4/1975

Duramax


NGÀI ĐẠI SỨ Ở PARIS

Hà Ngọc

Từ Chuyện Cũ Sang Chuyện Mới:

Ngày đầu xuân Tân Tỵ năm nay đến cùng trong tháng Giêng dl 2001 mở đầu một năm mới, một trăm năm mới và cũng là thời khắc huyền ảo Đệ Tam Thiên Niên Kỷ cho toàn nhân loại nói chung. một số chiến hữu trong hội CQN/ Vương quốc Anh và gia đình ở Luân Đôn đã cùng anh chị hội trưởng Ngô Hữu Thạt về tỉnh Birmingham (cách thủ đô khoảng 250 cây số) góp mặt với đông đảo chiến hữu và thân quyến trong chi hội nơi đây để cử hành lễ Nghinh Xuân, tại phòng hội rộng lớn thuộc Giáo Xứ Việt Nam. Giây phút bắt đầu buổi lễ diễn ra trong khung cảnh trang nghiêm, ấm cúng. Sau lời tuyên bố của ban Tổ Chức, chiến hữu Lý Kiệt Mỹ – người cựu sĩ quan với tác phong hùng dũng rất quen thuộc từ bao năm qua trên đất nước này, mời cử tọa thành kính chào quốc kỳ nền vàng 3 sọc đỏ, và dành một phút mặc niệm anh linh các chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình vì vận nước. Trước bàn thờ Tổ Quốc, đèn nến lung linh, trầm hương tỏa ngát, sau ba hồi chiêng trống vang lên, anh Hội Trưởng cùng chiến hữu Hồ Văn Hội và một nhân sĩ cao niên đứng làm lễ dâng hương trong giọng trầm hùng của chiến hữu Nguyễn Xuân Hương đọc bản văn tế chiêu hồn nước 4 ngàn năm văn hiến. Sau phần nghi thức truyền cảm đưa mọi người dự lễ trở về với non sông Hồng Lạc – tuy không thực sự có Tết ngoài trời mà trong tâm tư mỗi người đều tràn ngập bóng dáng ngày tết, ngày Xuân đất Việt, chiến hữu Ngô Hữu Thạt khiêm tốn và hân hoan chúc mừng năm mới đến toàn thể cử tọa. Và cùng lúc phác họa một vòng chân trời tình hình đất nước. Rất vắn tắt mà đầy đủ, anh Hội Trưởng gợi một nét nhìn lạc quan trước cuộc đổi đời đang diễn ra thuận lợi cho toàn dân và hàng ngũ những người kiên cường liên tục ¼ thế kỷ chống kháng chế độ CSVN đang lâm vào bước đường cùng – một chế độ lạc hậu, thối nát, chỉ còn cố kéo dài ngày tháng hấp hối dựa vào bộ máy cong an khát máu. Kế tiếp, anh Hội Trưởng nhường lời cho một thân hữu nhân sĩ lớn tuổi của Hội thuyết trình sâu rộng về mọi vấn đề liên quan đến việc nước nhà Việt Nam. Lần đầu tiên, người ta thấy mọi lời nguyền rủa cộng sản không cần thiết phải nêu ra, vì tội của chúng đã ngập đầy trời. Từ Bắc chí Nam, nhân dân đều chứng kiến. Mười năm vừa qua, nếu đã có hàng trăm ngàn người Việt hải ngoại trở về quê hương thì đó chỉ là cơ hội thăm viếng bà con huyết thống hoặc chăm nom sửa sang mồ mả ông bà, ngoài ra tuyệt nhiên không có lấy một gia đình nào chọn sự ở lại sống với chế độ cộng sản. Sự việc ấy đã nói lên một sự thật thống thiết nhất về bản chất độc tài gian manh của XHCNVN! Ngay với một thiểu số trong thành phần trẻ lớn lên sau này, thành tài từ các đại học Âu Mỹ thường có cái nhìn hồn nhiên, khác biệt với đa số, vì chưa thực biết chính sách xhcn nó tàn nhẫn như thế nào trong bàn tay thống trị của Đảng cộng sản với người cộng sản nên lòng họ chẳng mấy hận thù. Họ trở về với hoài bão đem tài năng thiện chí "giúp dân", thế nhưng, rất mau chóng, chỉ trong thời gian ngắn ngủi, tuyệt đại đa số bọn họ đã lại âm thầm từ giã cái thành phố HCM kia để quay về vùng trời tây phương tự do, văn minh, nhân đạo. Vốn trong lứa tuổi đầy tự ái, họ biết đau đấy nhưng rồi vẫn tìm cách chống chế cho hành động nhẹ dã đã có. Sự ấy cũng dể hiểu! Lại cũng có một số người trẻ lên tiếng phê bình thế hệ cha anh "sao mãi khăng khăng chống cộng?" câu trả lời thực tế cho họ tưởng chẳng cần tìm đâu xa. Cứ nhẹ nhàng hỏi, thế sao họ không ở lại tại chỗ, vì tài kia phải có đất dụng võ chứ? Ôm hành lý vốn liếng trí tuệ, giã từ chế độ "lý tưởng" ấy – điều đó có nghĩa là gì? Hơn nữa, ngoài cái trình độ học thức bằng tiếng ngoại ngũ, trong giới trẻ ấy lại có người không thể nói và đọc chẳng thông tiếng Việt thì quả là điều đáng trách lắm. Họ phải có bổn phận trước nhất là bỏ ra vài ba năm học cho rành tiếng mẹ đẻ đã – trừ phi họ cố tình vọng ngoại hơn vọng dân tộc. Phải nhớ rằng, nguồn gốc một dân tộc bắt đầu từ tiếng nói đã. Bây giờ, mọi việc tùy thuộc vào đất nhà Việt Nam, cứ phải đem lên bàn mổ. Thành thực, và không ve vuốt, xu mị.

Trong bầu không khí thảo luận hào hứng ấy, một chiến hữu đã có sẵn trong tay số báo "Xuân Tuổi trẻ" xuât bản tại TPHCM. Ở trang 30, bài báo được đặt dưới hàng tít lớn, trịnh trọng, và có phần hách dịch: "Trò chuyện với ngài đại sứ tuổi 40".

Nếu đừng vội biết xuất xứ, người đọc khó cho là nó đã đến từ một cơ quan ngôn luận cộng sản, mà phải nghĩ ngay tới mặt báo của nước Việt Nam từ thời phong kiến quan lại xa xôi.

Thật cũng lạ. Người cộng sản luôn có nhiều mặc cảm kỳ dị. Họ chủ trương tiêu diệt mọi tàn tích quan liêu, trí thức, tư sản – ngay cả về địa hạt văn hóa, văn học cũng khủng khiếp không kém. Họ thẳng tay, đôi khi đến tàn nhẫn quyết liệt. Họ tạo ra, đẻ ra hàng rừng từ ngữ coi đó là một công cuộc cách mạng chữ nghĩa, khốn thay, trong bàn dân thiên hạ miền Nam nghe chối tai, ớn lạnh. Đem kể ra thì thật vô cùng. Chỉ xin nhắc sơ qua vài tiếng làm thí dụ. Sau tháng 4/75, dân "ngụy" xứ Đồng Nai nhức óc, điên đầu lên với tiếng gọi "tranh thủ". Cái gì cũng tranh thủ! Đến độ người dân hiền hòa kia thầm nghĩ giá lại có thể... tranh thủ sớm chết quách đi dễ thường còn là một sự giải thoát nghĩa lý hơn cả. Người dân di ngang qua "Bệnh viện Từ Dũ" thì chẳng mấy ai không sững sờ ngao ngắn dừng buớc lại trong thoáng chốc. Vì cái tên gọi ấm cúng bao gồm biết bao tình nghĩa và vừa văn học, lịch sử kia đã bị thay thế bằng một bảng hiệu đỏ rực như máu với 2 chữ "Xưởng đẻ" nghe thất kinh hồn vía. Và để rồi, trên đài truyền hình cũng vậy. Mỗi lúc có sự trục trặc hình không có, tiếng nói ngưng bặt, thì lại thấy hiện ra 4 chữ "sự cố kỹ thuật" đầy tính lai căng kỳ quái, như chú Tàu thộn mặt nghe kèn tây! Hoặc trên mặt báo Sài Gòn Giải Phóng, nhiều loại chữ nghĩa nôm na quái đản: "lính thủy đánh bộ" (thay cho thủy quân lục chiến), giặc lái (thay vì phi công.)

Những kẻ bán linh hồn cộng sản thường gán ghép cho người dân vì hận chủ thuyết vô sản làm nhà tan nước mất nên sinh lòng thù oán chồng chất. Nào phải chỉ vì như thế? Cái điều giản dị torng sự ghê tởm xa lánh cộng sản đã đến với quần chugn miền Nam còn là những sự việc tầm thường vừa nêu trên. Hay, như câu chuyện về "Ngài đại sứ" Việt cộng Phạm Sanh ở Paris được in đậm trênn mặt báo Tuổi Trẻ. (Khi xem đăng tải, nguyên văn những câu trả lời phỏng vấn của Phạm Sanh, chúng tôi thật lòng không có ý "bôi bác". Chỉ bỗng thấy ái ngại, tội nghiệp cho cá nhân ấy. Nếu co chút khinh khi, khinh bỉ khả năng lãnh đạo một quốc gia về hai mặt đối nội, đối ngoại thì hoàn toàn nhằm vào nhà nước XHCN). Bộ chính trị Đảng và chính phủ cộng sản khi chọn và đặt một Phạm Sanh như thế vào địa vị đại sứ ở quốc gia hàng đầu Châu Âu như Pháp quốc, và giữa một thủ đô văn hóa đến thế, hay nói cách khác – nhà nước cộng sản chỉ có duy nhất "mặt hàng" nhân tài cỡ đó. Luận về cái "giỏi" và cái "dỡ", cái "dốt" vẫn còn là việc thường. Qua cung cách điều hành này, người ta có thể suy luận đến chính sách ngoại giao của cộng sản. Muốn bước vào quỹ đạo tư bản tây phương, mọng đoạt được sự hậu thuẫn về các phương diện kinh tế, chính trị, bang giao e còn khuya lắm Hà Nội mới đón nhận bóng dáng kết qủa hiện ra.

Bây giờ,, đoạn báo này xin bạn đọc dấn sâu vào tình tiết câu chuyện Phạm Sanh – Ngài Đại Sứ! Đây, những câu trả lời từng việc một ở Phạm Sanh:

1.  "Lần đầu tiên tôi đi nhóm họp 22 đại sứ các nước châu Á – Thái Bình Dương, ông chủ tịch cũng cho người gọi điện mới hỏi phái đoàn Việt Nam là đại sứ mới có đến trình diện không? Việt Nam trả lời có. Tôi tới chào và tự giới thiệu với ông ấy. Khi tất cả mọi người an tọa, từ ghế chủ tịch đoàn ông ấy lại hỏi vọng xuống chỗ tôi đang ngồi 1 lần nữa: Ngài đại sứ của ông có đến không để chúng tôi còn giới thiệu với hội nghị?"
Thật làkỳ quặc. Trình độ văn hóa và tư cách tiếp xúc của Phạm Sanh Châu đã thực sự ở vào mức độ nào, để rồi ngay sau lúc gặp mặt, tự giới thiệu thì lại chính cái ông chủ tịch đứng đón tiếp đã quên phắt Nhà Ngoại Giao XHCN.

2.  Nhân chuyến đi thăm Thượng Viện Pháp của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tháng 5/2000, tôi được xếp ngồi cạnh một bà Thượng Nghị Sĩ Pháp. Bà ấy hỏi: "Ông ở phái đoàn Việt Nam à?" tôi trả lời: "Vâng, tôi là đại sứ." Bà ấy lại hỏi: "Ông là đại sứ nhưng không phải là trưởng phái đoàn?" Khi tôi trả lời "Không tôi là đại sư – trưởng phái đoàn." Bà ấy mới "À" lớn.
À thì ra đại sứ Phạm Sanh Châu "nhũn nhặn" quá. Ai hỏi câu gì thì trả lời vỏn vẹn câu ấy, cứ như một học sinh qua kỳ thi "test" thật nhanh, ngắn gọn! Đã thế, chuyện được kể từ miệng một nhân vật quan trọng nhất bên cạnh TBT Lê Khả Phiêu ở điạ vị quốc khách nước Pháp lúc bấy giờ, đủ cho người ta thấy người Pháp không chú trọng đến cái phái đoàn XHCN Việt Nam là bao nhiêu, nếu chưa muốn nói hẳn là họ có thái độ rẻ rúng, coi khinh. Thậm chí được mời đến Thượng Viện Pháp mà nghị Pháp cũng không hay biết ai là đại sứ (trên đất Pháp) đang có mặt trong phái đoàn ấy. Thật đáng là điều tội nghiệp! Và càng thêm tội nghiệp, là lại hình dung được tất cả cái vẻ "hí hửng" của đại sứ Phạm Sanh Châu trước báo chí và bà con trong nước. Xem đấy như một "thắng lợi lớn" về chuyến công du của nhà lãnh đạo số 1 nước Lê Khả Phiêu!
Thật là cứ phải cười ... ra nước mắt!

3.  Một tháng sau, bà bộ trưởng văn hóa Pháp lại nói với tôi: "Không ngờ Việt Nam bây giờ lại cử đại sứ trẻ thế!" Tôi trả lời: "Xin cám ơn bà. Tôi đón nhận câu này như một lời khen đối với đất nước tôi."
Thế này thì rầy rà to rồi đấy. Hãy cứ cho đại sứ Phạm Sanh Châu diễn đúng ý sang lời lẽ Pháp ngữ đi, và rất có lập trường maxit vững chắc ngang TBT Lê Khả Phiêu, song có điều đại sứ Phạm Sanh chưa am hiểu cho lắm về ngôn ngữ ngoại giao, nhất lại là cách ăn nói của các nhân vật chính giới Pháp. Ở trường hợp này, bà Bộ Trưởng Văn hóa Pháp không nhẹ tay khen tặng thật đâu. Bà ta đã bóng bẩy "sĩ vả" khinh bỉ nhà nước XHCN của đại sứ Phạm Sanh đấy, đồng thời xem giá trị nơi Phạm Sanh nhẹ như lông chim vậy đó!

Là một nhân viên cấp ngoại giao thường trong sứ quán "ngụy" gặp cảnh oái ăm này cũng có thể ung dung áp dụng chiêu thức của bà Đoàn Thị Điểm đối đáp với sứ Tàu ngày xưa để hóa giải thái độ kẻ cả, trịch thượng, lộng ở bà Bộ Trưởng Văn Hóa Pháp: tươi tắn và nhẹ nhàng gợi câu nói bất hủ của nhà đại văn hào Pháp Corneille ở thế kỷ XVI: "Tài cao đâu đợi tuổi"!

Đại sứ Phạm Sanh nơi đất Balê hoa lệ lại không chỉ dừng kể những thành tích ngoại giao tại đây. Oâng cao hứng đẩy xa hơn về phong cách hào hoa của một đại sứ:

"Làm ngoại giao không được để hình thức lôi thôi, luộm thuộm, vì thế phải mất một thời gian đấu tranh tư tưởng, tôi mới quen dầ với việc dùng gôm để giữ tóc khỏi lòa xòa"!

Ôi! Đã đến nước này thì có họa là Thánh Thán sống dậy cũng hết đường "bình" với "luận’. Đành chỉ còn cách mượn nụ cười... bềnh bệnh trên khuôn mặt bầu bĩnh của ông Địa mà tặng "Ngài Đại Sứ" Việt cộng ở Ba Lê với toàn bộ các nhà Tư Tưởng Mát Xít trong Đảng cộng sản và chính quyền XHCN Việt Nam – một chế độ đã được bắt đầu bằng những mẫu tự tiền định: Xuống Hố Cả Nút (X.H.C.N.)!

Hà Ngọc

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002