Đại Chúng số 72 - phát hành ngày 30/4/1975

Duramax


1001 CHUYỆN NHỚ QUÊN

Mộng Tuyền Nữ Sĩ

Cụ Hoàng Quốc Bảo Brookhurst St. Orange County (CA) Tôi nhớ mường tượng là trong thể văn Trung Hoa có "Khúc". Vậy "Khúc" đó là gì? Bà cụ có nhớ xin diễn giải hộ cho.

_ Trong thể văn Trung Hoa có Khúc, mà Khúc có một địa vị cao trong nền văn học sử của đấy nước có nền văn minh tối cổ này. Khúc xuất hiện từ đời Nguyên và được xếp ngang hàng với Đường thi, Tống từ. Khúc gồm có hai loại, đó là "hý khúc" và "tản khúc". Hý khúc thuộc loại tạp kịch, đời Nguyên vận dụng ca hát, nói năng, phối hợp với âm nhạc để biểu thị các tình tiết trên sân khấu,nó biểu trưng cho nghệ thuật. Còn "tản khúc" tức là "thi ca", một hình thức mới của cách luật. Tản khúc có hai loại: tiểu lệnh và sáo số. Tôi chỉ nhớ đại khái như thế, xin ghi lại hầu cụ.

Ông Văn Hồng Vân New York ( qua Chu PA): Ai tự xưng mình là "Tam Giáo Ngoại Nhân" và nghĩa của nó. Bà cụ nhớ chỉ giúp.

_ Đặng Mục người Hàng Châu thuộc tỉnh Chiết Giang, suốt đời không lập gia đình, mà cũng chẳng chịu ra làm quan, ông có nhiều tác phẩm. Tác phẩm nổi tiếng của ông "Bá Nha cầm". Ông nuôi ý chí chống Mông Cổ dành lại nền độc lập cho người Hán. Ông tự xưng mình là người ngoài tam giáo.

Cụ Cư sĩ Tịnh Hạnh San Jose (CA): Tôi muốn được am tường ý nghĩa của kinh Thủ Lăng Nghiêm. Bà cụ có biết về điểm này không? Nếu có xin giải thích hộ.

_ Kinh Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh đại thừa. Nội dung của kinh hàm dưỡng Thiền quán và mật giáo. Thiền quán truy về cội nguồn, căn nguyên tự tánh chân tâm. Mật giáo là Thn chú với sức mạnh vạn năng tiêu trừ nghiệp chướng. Kinh Thủ Lăng Nghiêm thâm hậu thông hiểu cả hệ thống tư tưởng Quán Không của bác Nhã, và chứng Đắc Nhất Thừa Diệiu Pháp của kinh Pháp Hoa... Văn kinh còn thuyết minh công đức trì giới cả công hạnh và năng lực nhiệm mầu của các

Chư Phật Bồ Tát. Tóm lại kinh Thủ Lăng Nghiêm là tập hợp cả hệ thống tư tưởng Thiền, Mật, Luật, Tịnh. Có nghĩa là nó toàn thu tất cả những tư tưởng trọng yếu Đại Thừa Phật Giáo. Nó là kim chỉ nam cho những ai muốn đạt được "trực chỉ bản tâm, thấy tánh thành Phật" v.v... Đại khái là như vậy.

Ông Lê Thúc Bảo Second St. Los Angeles: Bà cụ có biết về quan niệm chết của người Tây Tạng như thế nào không?

_ Bất cứ quốc gia, dân tộc hay bất cứ tôn giáo nào trên thế giới cũng đều có một quan niệm về sự chết của con người. Trước cái chết ai cũng buồn, cũng xót thương, cho những người thân, những bạn bè... vì tất cả đều có cùng một quan niệm:"Tử giả biệt luận". Chết là hết, là không còn có cơ hội trở về nữa. Tuy nhiên người Tây Tạng xem sự chết như một điều gì rất thường tình. Họ quan niệm thể xác âu chỉ là một vật giống như chiếc áo quan, không cần phải đáng quan tâm lắm. Người Tây Tạng cho đó chỉ là cái lớp vỏ bọc bên ngoài, nhiệm vụ du nha6t là chuyên chở linh hồn... Họ quan niệm ví như người già chết thì chẳng khác nào cái vỏ đã quá cũ cần phải được thay đổi, để linh hồn đi đến một cảnh giới khác...nếu có đầu thai thì linh hồn có thể trở lại với xác thân mới mẻ nào đó không cùng một địa vị, một sự liên hệ máu mủ của kiếp trước để tiếp tục làm những công việc còn dang dở. Tưởng cũng nên biết về phong tục chôn cất của Tây Tạng có nhiều hình thức, nhưng được áp dụng những cung cách sau đây:

1. Điểu táng (đem xác cho chim ăn)

2. Hỏa táng...

3. Lưu táng: Giữ xác chết lại bằng cách ướp xác.

Cụ Lữ Vũ Đức Virginia (Thu - Tulsa - OK 74133: Mục đích của Dịch Kinh là gì, bà cụ giải hộ.

_ Mục đích của Dịch Kinh là : Để định giải muôn vật – thành được mọi việc - bao trùm đạo lý của con người. Vì thế thánh nhân áp dụng đạo dịch để khai mở được hoài bảo của thiên hạ – định được cơ nghiệp của thiên hạ và đoán được sự ngờ của thiên hạ.".Nguyên văn như sau:"Phù dịch khai vật - thành vụ - mạo thiên hạ chi đạo như tư nhi dĩ. Thị cố thánh nhân dĩ thông thiên hạ chi chí dĩ định thiên hạ chi nghiệp - dĩ đoán thiên hạ chi nghi". Trong những bộ kinh tối cổ của nhân loại như Cựu Ước, Dzyan, thì Dịch Kinh được xem là lâu đời nhất. Theo Nho giáo thì đây là bộ sách thuộc loại bói toán việc cát hung, Theo Phật giáo thì đây là bộ kinh soi sáng thêm đời sống con người với vũ trụ. Theo Mật Tông thì đây là bộ kinh dành để nghiên cứu về về sự vận chuyển các từ lực của con người với các đối thể hiện hữu chung quanh. Theo Tân Gia Mặc Pháp thì đây là bộ kinh tôi luyện tư tưởng và dùng nó để khắc chế thiên nhiên. Cò với các nhà tư tưởng phương Tây thì cho đây là bộ triết học uyên bác có khả năng chuyển cải tư tưởng bất thuần động của nhân loại. Với khái niệm ấy, nên tùy mỗi nơi, môpi tôn giáo, tùy mỗi quốc gia hay địa phương đều áp dụng và nhìn Kinh Dịch với con mắt đặc tính trong khái niệm của họ. Thậm chí các môn phái võ thuật cũng bị những khái luận khác nhau về Kinh Dịch làm thay đổi các tư tưởng võ thuật. Như phái Võ Đang chẳng hạng với môn huy là Thái Cực, dùng Kinh Dịch để lập thành chiêu thế, như Gs. Vũ Đức trong Ban Biên Tập Đại Chúng đã nói các chiêu thế đó là:

  • Thái Cực Đại Tâm Quyền

  • Càn Khôn Kiếm

  • Hỏa Muội Phong Sơn Côn

  • Địa Tấn Thương

  • Lôi Tùy Giang Hành Trảo

và bộ quyền cao đẳng vi diệu nhất của Võ Đang do Trương Tam Phong khi thọ được 103 tuổi lúc sắp chết đã minh ngộ để lập thành sau khi đã tịnh giải được quẻ: Thủy Phong Tĩnh v.v... Tôi chỉ biết đại khái như vậy ghi lại để hầu ông.

Bà Đào Thị Hồng Đào Reseda: Thưa cụ, cháu đang cho con bú sữa mẹ, bỗng dưng cạn sữa. Lúc ở Việt Nam mình cháu nghe có phương thuốc Nam gia truyền hay lắm, vậy cụ có biết toa này không? Cháu đợi tin bà cụ.

_ Tôi cũng nghe nói có một phương thuốc dành cho người đàn bà nuôi con không sữa. Đại khái toa thuốc được truyền khẩu là phương thuốc tổ truyền như sau: Dùng Bối mẫu, Tri mẫu, Mầu lệ phấn, ba thứ bằng nhau tán ra thành bột, nước nấu móng chân lợn làm than mà uống 2 đồng cân, hoặc nấu cháo chân lợn hòa vào hai đồng cân thuốc bột mà ăn càng tốt. Đại khái là vậy. Tôi chẳng phải là thần thuốc, nên chẳng biết thật hư, tốt hơn, bà hỏi các vị Đông Y thử xem.

Cháu Chu Vũ Hà Trinity St. PA. Cháu nghe nói trong Ca dao của nước ta có nhiều câu nói về thời tiết. Bà cụ cho cháu ít câu đi.

_ Chuồn chuồn liệng thì nắng
Chim én liệng thì mưa

_ Đang mưa quạ kêu thì nắng
Đang nắng quạ kêu thì mưa

_ Đông sao thời nắng,vắng sao thời mưa

_ Gió bấc hiu hiu
Sếu kêu thì rét

_ Cơn mưa đằng đông,vừa trông vừa chạy
Cơn mưa đằng tây, mưa giây gió giật
Cơn mưa đằng nam, vừa làm vừa chơi
Cơn mưa đàng bắc,để thóc ra phơi. v.v...

Còn nữa, có dịp sẽ ghi thêm cho cháu.

Mộng Tuyền

 

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002