|
|
Giới Thiệu |
MƯA BÊN NÀY NẮNG BÊN KIA
CHƯƠNG TÁM Chưa đầy một tuần lễ sau ngày đính hôn thì cuộc chiến Lư Cầu Kiều bùng nổ, vì vậy mà việc đi Nam Kinh dạy học của Sùng Thực bị trở ngại. Đời sống dân chúng trong nước bắt đầu rơi vào tình trạng kham khổ. Đường sá giao thông bị tắt nghẽn. Nạn đói kém manh nha xuất hiện. Trước cảnh tình này Sùng Thực đành ở lại nhà làm các công việc vụn vặt giúp đở cha mẹ. Tuy buồn về tương lai sự nghịp của mình nhưng nhờ bên cạnh còn có Ngọc Phụng nên cũng nguôi ngoa đi. Tuy vậy, Sùng Thực vẫn thường xuyên thư từ cho đám bạn bè tại Trùng Khánh - vùng được xem là quan yếu nhất so với toàn quốc, tìm hộ cho một chân dạy học. Sùng Thực luôn luôn giữ quan niệm như người xưa, cha mẹ sinh ra con cái, nuôi cho ăn học thành người, thì con cái phải có bổn phận làm sao cho gia môn thêm rạng rỡ và sớm hôm phụng dưỡng các đấng sinh thành hầu đáp đền lại công ơn cha mẹ. Chẳng lẽ cứ tiếp tục để cho cha mẹ mình nuôi dưỡng nữa sao?! Trong những ngày có con sống bên cạnh, Thục Trinh vui vẻ hẳn lên. Nàng ngõ ý muốn xúc tiến việc cưới Ngọc Phụng cho con mình: _ Sùng Thực à! Má muốn tổ chức sớm lễ thành hôn cho con... _ Xin má đừng bận tâm về việc này vội. Con cần phải dành dụm tiền bạc tự lo liệu lấy. Con không muốn vì sự cưới hỏi của chúng con mà ba má phải bán bớt đi ruộng đất, nhất đó lại là tài sản được tạo dựng nên bằng mồ hôi nước mắt của nội trong suốt cả cuộc đời. Quốc Trung chỉ ngồi lắng nghe mà không hề đưa ra một ý kiến nào. Thái độ này của chồng khiến Thục Trinh cảm thấy khó chịu,bèn lên tiếng hỏi: _ Còn anh ý kiến thế nào? Tại sao cứ ngồi trơ ra như vậy mà không góp ý kiến gì cả? _ Anh ấy à? _ Chứ còn ai vào đây nữa? _ Có gì đâu? hạnh phúc của nó thì hãy để cho nó lo. Em cứ lo mãi thế này thì có ngày mái tóc sẽ trắng như tuyết cho mà xem... Thời gian không bao lâu sau đó thư của đám bạn từ Trùng Khánh hồi âm lại. Đây là niềm vui lớn lao đến với Sùng Thực. Các bạn bè mà Sùng Thực nhở vả đã tìm được cho chàng một chân trợ giáo. Trong thư hối thúc Sùng Thực phải đi nhận việc gấp kẻo lỡ mất cơ hội. Sùng Thực báo tin cho cha mẹ biết. Quốc Trung vui mừng khôn xiết. _ Đối với bà, đây là một tin vui vô cùng to lớn. Con hãy chuẩn bị đồ đạc lên đường ngay kẻo trể. Thục Trinh cúi gằm mặt xuống. Hai dòng lệ lăn trò trên đôi má. Người mẹ đau khổ này đã xa rời mẹ quá nhiều rồi,giờ không muốn cho con mình phải rời xa thêm nữa. Nàng lo lắng ngay từ ngày Sùng Thực gửi thư nhờ đám bạn bè ở Trùng Khánh lo cho một chân dạy học. Nàng luôn luôn thầm mong ao cho các canh thư đó không bao giờ được hồi âm lại. Nhưng oái oăm thay! Lòng hoài vọng của con mình trở thành sự thật. Nàng cảm thấy một nỗi buồn thấm thía dằn vặt trong tâm can mình. Rồi Sùng Thực lại sẽ ra đi, không biết đến bao giờ trở về sống bên cạnh mình? Hai hay ba năm nữa? Nàng lại liên tưởng đến những chiếc họp sắt với những đồng tiền ngày nào khi Sùng Thực ra tỉnh thành ăn học. Niềm mong đợi con từng ngày tưởng đã chấm dứt khi đồng tiền cuối cùng được lấy ra và lòng nàng tràn ngập cả niềm vui như bất tận. _ Quốc Trung, ngày mai mấy giờ thì cục cưng về đến nhà? _ Có thể vào khoảng mặt trời lên chặng con sào,muộn lắm cũng vào đầu giờ Ngọ. Nhưng niềm vui đó đã không con nữa khi Sùng Thực báo tin vui của mình cho cha mẹ hay là nó được đám bạn chạy xong cho một chân dạy học. Nàng có linh cảm là lần ra đi này của Sùng Thực liệu mình còn có thể gặp lại con không? _ Cục cưng đi rồi cục cưng lại trở về, chuyện gì mà em cứ than khóc mãi làm nhụt chí của con? _ Nhưng em không thể nào xa rời nó thêm nữa được. _ Mình sinh con, nuôi cho khôn lớn, những mong nó sẽ trở thành người hữu dụng...giúp cho nhân quần xã hội, chứ đâu phải cứ giữ nó ru rú bên mình! Em thương con như vậy chẳng khác nào làm hỏng mất cả một tương lai của nó. Mặc cho Quốc Trung khuyên nhủ, Thục Trung vẫn cảm thấy quặn thắt cả cõi lòng. Nàng hết trách chồng rồi trách con. _ Má à! con có việc làm, lẽ ra má vui lên mới phải, chứ có đâu lại buồn đến như vậy! _ Nhà mình có cơm ăn, chứ nghèo đói gì đâu mà con phải đi tha phương cầu thực? _ Má an lòng, năm tới con sẽ về thăm má. _ Còn việc giữa con với Ngọc Phụng con tính sao đây? _ Ngọc Phụng hãy còn nhỏ. má hãy để đó đợi con về sẽ tính sau. Hơn nữa Ngọc Phụng cũng cần học tập làm công việc nhà. Má không nhớ đã từng bảo đi cưới cái ngữ con gái có học hành chẳng khác nào rước họa vào thân đó sao?! _ Đó là má bảo mấy đứa con gái có học khác kìa, chứ đâu phải bảo con Ngọc Phụng? Quốc Trung đang ngồi trầm ngâm suy nghĩ nghe thấy lời lẽ của vợ bảo vậy với con như vậy, bất giác bật cười. _ Anh cười gì thế? _ Anh có cảm tưởng em nghĩ là Sùng Thực như một con chim và bắt nó phải sống mãi trong chiếc lồng son bé nhỏ. Em tước đoạt mất quyền tự do của nó rồi. _ Em đâu có tước quyền tự do của nó bao giờ? Em há đã chẳng theo lời anh để cho nó ra tỉnh thành ăn học ngay từ thuở bé thơ cho đến ngày khôn lớn. Như vậy bảo là em cột chân nó vĩnh viễn nó ở mãi trong nhà sao? Bây giờ đã ăn học xong thì phải ở nhà tiếp tay với cha mẹ mà kế tục giữ gìn cơ nghiệp của ông cha lưu lại chứ?! Chẳng lẽ học xong rồi lại bỏ ra đi nữa sao? Nhà mình cũng đủ cơm ăn áo mặc, đâu có túng thiếu gì mà phải chạy xin việc dạy học dạy hành? Quốc Trung phân giải với vợ: _ Hãy để cho con mình ra đi để được nhìn thấy bầu trời bao la vô cùng vô tận kia, và bể cả mênh mông rộng lớn đó sẽ giúp cho nó mở rộng thêm tầm kiến thức. Em không nên làm mất cơ hội lần đầu tiên ra chen vai thích cánh với đời! Đợi Sùng Thực sang Lâm gia trang báo tin minh sẽ ra đi cho Ngọc hụng biết, Thục Trinh quay lại trách chồng: _ Tại sao anh cứ dục Sùng Thực ra đi mãi như vậy? _ Đàng nào rồi nó cũng sẽ ra đi, mình kéo dài thêm chi mãi? Nó đi sớm ngay nào sẽ được việc ngày nấy...Thế có phải hơn không? Đừng xem nó như những cánh hoa thơm tươi đẹp hay như cánh chim hoàng oanh xinh xắn. _ Anh nói gì em không không hiểu?! _ Cánh hoa thơm tươi thắm đó em cắm trong chiếc độc bình quí giá hay con chim hoàng oanh đó được nhốt trong chiếc lồng sơn son thép vàng, rồi cũng một ngày nào đó không bao xa, cánh hoa cũng sẽ úa tàn, và con chim oanh bé bỏng kia cũng sẽ mõi mòn héo hắt để rồi...tiếng hót kia sẽ không bao giờ còn nữa. Chàng ngồi xuống cạnh vợ: _ Em không mấy câu trong thơ Đỗ Phủ mà anh đã từng đọc cho em nghe đó sao? Rồi như để làm nguôi ngoai nỗi buồn của vợ, Quốc Trung khẽ ngâm lại mấy lời thơ này: "Man phác các dĩ thương Phóng cựu bá vi qui ....................." Mái đầu xanh há trọn đời? Tóc tơ chỉ mướt một thời mà thôi! Thục Trinh buồn bã bảo chồng: _ Em không muốn cho con mình ra đi lần này. Em chết cả ruột gan! _ Mình cứ ham sum hạp mãi mà chẳng hề nghĩ đến tương lai của nó. Như vậy đâu phải là thương mà là hại! Thục Trinh nhìn chồng hờn dỗi: _ Ừ thì em hại con...chỉ có anh mới thương nó, hối thúc nó hãy mau mau ra khỏi nhà này... Trong lúc Thục Trinh kiếm chuyện mè nheo chồng, thì tại Lâm gia trang Ngọc Phụng lại vui vẻ khuyến khích Sùng Thực lên đường: _ Anh nên đi để tìm kiếm tương lai cho mình. Rồi có ngày nào đó em tìm cách sẽ lên thăm ở chơi với anh ít hôm... _ Nếu mà em lên Trùng Khánh được chắc là anh sẽ giữ vĩnh viễn em lại...không để em trở về nữa! Sùng Thực siết chặt tay Ngọc Phụng, lòng bồi hồi xúc động. Trong giờ phút này Sùng Thực thấy hối tiếc là đã dại dột từ chối lời đề nghị của mẹ. Nếu chàng chịu cưới Ngọc Phụng thì có đâu phải đợi đến chẳng biết phải bao lâu nữa? Ngọc Phụng rút tay mình ra khỏi tay Sùng Thực, mỉm cười bảo: _ Nếu vậy thì em chẳng dám lên đâu. _ Tại sao Em ngại phải sống những ngày cam khổ với anh chăng? _ Không! Như vậy là anh đã hiểu lầm em rồi. Chúng mình đã làm lễ đính hôn. Hai bên cha mẹ đêu đồng ý tác thành, chỉ còn đợi ngày lành tháng tốt. Vậy chuyện gì mà mình làm cho hai bên cha mẹ phải buồn phiền mang tai tiếng với làng nước? Vậy mình cần phải minh minh bạch bạch. Sau ngày cưới của nhau, cho dù theo anh đi đến chân trời góc bể nào, em cũng không hề oán trách! Vì quá xúc động, Ngọc Phụng không dằn được nỗi xúc động của mình, nàng bật lên khóc: _ Em những mong sao được sống vĩnh viễn bên anh... là lòng em toại nguyện lắm rồi. _ Ngọc Phụng, đây chỉ là cuộc chia tay tạm bợ. Cho dù muộn nhất cũng chỉ trong vòng một năm...Thế nào anh cũng sẽ trở về để làm lễ cưới em. Sau đó chúng mình sẽ cùng lên đường sống vĩnh viễn bên nhau! Bằng lòng chứ em? Và Sùng Thực đề nghị tiếp theo sau đó: _ Giờ chúng mình ra động Tiên Cô một lúc em nhe! Họ đưa nhau đến để cầu nguyện và xin Tiên Cô chứng cho lời thề nguyện, ban cho mọi phước lành cho cuộc tình duyên của đôi lứa. Ánh nắng trời chiều xuyên vào bên trong miệng hầm một màu vàng vọt. Tiếng gió từ bên goài vi vu thổi vào qua các khe núi chẳng khác nào như âm thanh của khúc quản huyền từ một phương trời xa xôi vọng lại. Ngọc Phụng lim dim đôi mắt ngã đầu tựa vào vai Sùng Thực. Mùi thơm của tóc và da thịt nàng toát lên làm cho Sùng Thực phải đê mê ngây ngất... _ Anh đi rồi, ở chốn đô thành liệu có còn nhớ đến động Tiên Cô này không? _ Làm sao mà không nhớ được, nhất là hình ảnh em... bởi vì... Nói đến đây Sùng Thực ngưng lại đưa mắt nhìn ra bên ngoài hang động. Ngọc Phụng ngước mặt lên hỏi: _ Bởi vì sao? _ Bởi vì...anh có cảm tưởng em mới chính là Tiên Cô của động này... _ Sùng Thực! Anh không nên nói bậy bạ. Em chỉ là hạng người phàm tục làm sao dám sánh với Tiên Cô? Vuốt lên mái tóc của người yêu,Sùng Thực mỉm cười nói: _ Em vẫn còn mê tín lắm! Sùng Thực cảm thấy càng lúc càng tỏ ra yêu say đắm Ngọc Phụng. Trong những năm ăn học ở thị thành, Sùng Thực chưa từng bao giờ nghĩ đến chuyện yêu đương, dù chỉ là một ý nghĩ thoáng qua trong đầu óc mình. Nhưng rồi, tình yêu đến với chàng vào một buổi chiều hè trên con đường làng đầy hoa phượng vĩ. Ngọc Phụng mỉm cười: _ Đâu phải mê tín? Tiên Cô là chứng nhân cho mối tình thắm thiết của đôi ta! Vậy anh nghĩ thế nào là mối tình của giữa đôi đứa chúng mình? _ Thắm thiết và trọn đời gắn bó bên nhau! _ Vậy thì Tiên Cô luôn luôn hiện hữu bên mình, đó đâu phải là mê tín? Tiên Cô là người chứng tri cho mối tình nồng đượm đến trọn cả cuộc đời...Có đúng vậy không anh?! Rồi nàng hạ thấp giọng xuống vừa đủ để người yêu nghe: _ Không phải mê tín mà là chứng tỏ cho lòng thủy chung của mình! Ngày chúng mình mới yêu nhau đã cùng đứng trước bàn thờ thề nguyền xin Tiên Cô chứng giám... chẳng lẽ khi được tác hợp sắp nên vợ nên chồng thì...hình ảnh thiêng liêng của chứng nhân lại trở thành...mê tín vô nghĩa hay sao? Sùng Thực biết mình lỡ lời, vội xin lỗi: _ Không phải anh có ý nói như vậy... Xin lỗi em... _ Không, xin lỗi Tiên Cô! Chúng ta hãy cùng xin Tiên Cô chứng cho tình yêu của hai đứa chúng mình mãi mãi sống bên nhau đến bể cạn đá mòn, răng long đầu bạc... _ Ừ! anh cũng khấn như vậy và còn khấn hơn nữa một lòng thiết thạch yêu nhau... Bỗng Ngọc Phụng vụt hỏi: _ Cuộc chiến Lư Cầu Kiều đi đến đâu rồi anh? _ Nó đã lan rộng rồi...Lư Cầu Kiếu âu chỉ là nơi xuất phát điểm, là một cái cớ...cho sự lan rộng đó... _ Liệu có hi vọng chấm dứt từ nơi xuất phát điểm đó chăng? _ Khó mà biết được, khi lòng tham của một bên dấy lên và lòng tự ái của một bên bị thương tổn! Rồi, bằng giọng trầm buồn, Sùng Thực khẽ ngâm lên: "Quốc phá sơn hà tại Thành xuân thảo mộc thâm. Cảm thời hoa tiễn lệ Hận biệt điểu kinh tân." ....................... (Nước tan,sông núi vẫn còn Thành xuân nay đã ngập tràn cỏ cây. Hoa buồn nhỏ lệ ngắn dài Biệt ly chim cũng đắng cay nỗi lòng) Ngọc Phụng cất tiếng khen: _ Anh ngâm thơ hay quá! Nghe anh ngâm mà lòng em như cảm thấy dấy lên một nỗi buồn man mác... _ Thế thì từ nay anh không ngâm nữa. _ Không phải vậy đâu anh! Em vốn bản tính thích nghe thi phú lắm! Tuy nhiên mỗi người thích nghe thơ của một tác giả khác nhau. Có người thích Lý Bạch, có người thích Đỗ Phủ,Vương Duy... Em thích nhất Dương Quýnh trong bài Tống Quân Hành. Rồi nàng mỉm cười nhìn Sùng Thực nói tiếp: _ Anh biết bài thơ ấy chứ? Có hai câu em nhớ mãi! Em độc anh nghe nhé: "...Ninh vi bách phu trưởng Thắng tác nhất thư sinh" ........................ (Thà làm quản thủ trăm binh Khỏi mang phải tiếng thư sinh bẽ bàng) _ Em tuy là phận nữ nhi song ý chí chẳng khác nào đấng nam nhi chí khí! Khâm phục, khâm phục... Mắt Ngọc Phụng rực sáng lên pha lẫn vẻ thẹn thùng. Hôm nay Sùng Thực cảm thấy nàng càng đẹp hơn bao giờ. Bóng chiều nhạt nhòa bên ngoài hang động. _ Sắp tối rồi! chúng ta phải về anh ạ! Khác hơn mọi bửa, buổi chia tay hôm nay giữa Sùng Thực lẫn Ngọc Phụng đều có vẻ bịn rịn. Khi đến ngả rẽ vào Lâm gia trang cả hai đều dầng lại như không rời xa ra nữa. _ Ngọc Phụng à! Ngày mai anh không thể đến với em được nữa... Anh còn phải hầu tiếp ba má, sắp xếp sẵn hành lý đế ngày mốt này anh sẽ lên đường... _ Em biết! anh đi bằng an... _ Thỉnh thoảng anh sẽ thư về cho em... _ Em biết! Nhưng đến đây nàng không thể cưỡng được nữa, Ngọc Phụng òa lên nức nở. Sùng Thực nghẹn ngào. Trên đôi khóe mắt chàng cũng rưng rưng giọt lệ. _ Thôi, em ạ! đừng khóc nữa. Anh...anh... Ngọc Phụng đứng sát vào người Sùng Thực, giọng nói nghẹn ngào đứt khoảng: _ Sùng Thực! em có cảm tưởng mình như đang trong giấc mộng. _ Không! không phải mộng mà thực... một sự thực tuyệt vời... _ Dù là mộng hay là thực em đều yêu quí nó...Bởi nó là của hai chúng mình. Em yêu quí những ngày đã qua vô vàn êm đẹp đó. Em yêu quý mối tình đầy thơ mộng và chân tình giữa đôi đứa chúng mình. Trước khi chúng mình gặp nhau,yêu nhau, em chưa từng nghĩ trên thế gian này thật sự có ái tình,không thể tin một người lại đi yêu một người một cách sâu xa như thế này được, thì làm sao có chữ chung tình?! Ngừng lại trong giây lát, nàng nói tiếp: _ Giờ thì em tin rồi. Em tin thật sự có tình yêu và thực sự có lòng chung thủy. Em tin con tim em cũng như em tin con tim anh không bao giờ có những hình ảnh phũ phàng! _ Không! Ngọc Phụng ơi! Không bao giờ hình ảnh em phai mờ trong tâm khảm anh được. Ngọc Phụng! em hãy ngẩng thẳng mặt lên và đừng khóc nữa. Em hãy để anh được lặn ngụp trong đôi làn sóng mắt của em! _ Thôi đủ rồi! anh hãy về đi...bịn rịn mãi chỉ thêm đau lòng...Can đảm lên Sùng Thực! Vừa dứt lời, Ngọc Phụng vụt quay đầu chạy như tuồng sợ Sung Thực đuổi bắt theo... Lúc bấy trời thật sự tối hẳn. Bóng trăng non nhạt nhòa trải lên vạn vật một màu huyền hoặc...
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002