|
|
Giới Thiệu |
MỘT NGÀN LẺ MỘT CHUYỆN NHỚ QUÊN
Ông Bùi Quí Tước Washington DC. (qua Thai Philadelphia): Có mấy từ trong truyện ngoại quốc mà tôi không được rõ lắm như sau: 1. Candonetta. 2. Có nhiều sách nhắc đến lối trang trí Rococo hay Baroque hoặc Gothic là thế nào? Thành thật cám ơn nhiều bà cụ. 1 - Đây là từ chỉ về "dân ca Ý Đại Lợi". 2 - Rococo: Chỉ về lối trang trí vào thế kỷ 18 được xem là nhiều người ham mộ. Sở đĩ được yêu chuộng là vì cứ theo phong cách "rococo" thì có nhiều đặc điểm có nhiều hoa văn trông vẻ như uốn lượn lôi cuốn được nhãn quan người chiêm ngưỡng. Cò "baroque" xuất hiện từ các thế kỷ 16-17 & 18, thoạt đầu xuất hiện ở Ý rồi sau đó tràn sang các quốc gia theo đạo Thiên Chúa. Sở dĩ là người ta lưu ý đến là vì có nhiều đặc điểm rất tự do trọn việc lựa chọn hình dáng để trình bày cấu trúc. Cụ Phan Văn Trường Brookhurst Orange County (CA): Trước năm 1975 tôi có dịp đọc một tờ báo hàng ngày trong mục Văn Học Nghệ Thuật, có đăng tải bài khảo luận về Truyện Kiều của Nguyễn Du, có nhắc đến Trần Bích San, bà cụ có biết Trần Bích San sinh vào thời nào không, và vì sao người ta lại nhắc đến ông ? * Đó là cụ Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San, sinh năm 1838 và qua đời cách nay 124 năm. Bút hiệu của cụ là Mai Nham, quê xã Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông Vũ Thùy Maryland (qua Tho Phan) Tôi có theo dõi về loạt bài: "Cái Triết của Thiền" của Huyền Quang, có phải đó là Thích Huyền Quang hiện ở Việt Nam đó không? Bà cụ chỉ giáo cho. Cám ơn. * Không. Huyền Quang viết Cái Triết của Thiền, không có liên quan gì đến Hòa Thượng Huyền Quang ở VN như ông hỏi. Đây là một nhà nghiên cứu về Thiền. Ông họ Trần, tức là Trần Huyền Quang, trước là Biên Tập Viên của Tuần Báo Trường Sơn Đà Nẵng và sau nằm trong Ban Biên Tập của nhật báo Dân Luận Sài Gòn... Cháu Nguyễn văn Việt Hải Reseda (CA) Bà cụ có biết dãi Hy Mã Lạp Sơn bao trùn các quốc gia nào không? * Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas) bao quanh từ Trung Hoa Tây Tạng đến Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Sikkim và Bhutan. Cụ Hà Huyền Đạo Naniakea St, Hilo, HI 906720 (quan Chương Bui, Santa Ana, CA). Tôi có mấy câu tục ngữ Trung Hoa chưa được rõ nghĩa như sau, xin bà cụ chỉ giúp: 1.- Đa nhất sự bất như thiểu nhất sự. 2. Đa nhất vị thần đạo,đa nhất cá hương lô. 3. Đa nam tắc đa cụ. Và một câu: "Gà cùng một mẹ chớ cùng đá nhau" * 1. "Đa nhất sự bất như thiểu nhất sự" có nghĩa: Thêm một việc không bằng bớt một việc. Hoặc cũng còn có nghĩa: "Sinh sự sự sinh". Người xưa bảo, không nên thêm việc quá nhiều ôm đòm không hết lại đổ bể ra làm thêm mệt trí. Cũng có nghĩa, đừng có sinh sự, phàm sinh sự ắt sự sinh ra. * Đa nhất vị thần đạo, đa nhất cá hương lô. Có nghĩa: Thêm một thần vị là thêm một lư hương. Cũng còn có nghĩa: bày vẽ thêm rầy. (rầy đây là rầy rà) * Đa nam tắc đa cụ. Có nghĩa: Nhiều con trai tổ nhiều lo sợ. Ý nói đẻ nhiều con trai ắt phải lo nơm nớp, chỉ sợ quấy phá làng xóm... * Gà cùng một mẹ chớ cùng đá nhau. Trung Hoa cũng có câu tục ngữ này: “Hảo cẩu bất hòa kê nhi đấu / Hảo nam bất hòa thê tử đấu” có nghĩa: Chó khôn không đuổi gà Trai tốt không đánh nhau với vợ. Ta cũng có câu: Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Ông La Thoại Điền Rosemead 19770 (CA): Tôi nhớ trong Kinh Thi có bài "Thùy vị tước vô giốc", bà cụ nhớ mách lại hộ. Cả nghĩa và bài thơ dịch của Tản Đà. Thật vô cùng cám ơn.
Cụ Tản Đà đã dịch:
Cụ Vũ Thúc Bảo c/o Inesto Rue Dr. Schweitzer 93600 Aulway S. Bois France. Có năm tôi qua Mỹ gặp được một Đông Y Sĩ trước kia ở VN nay đã giải nghệ, đó là ông Năng Hồng Diệp, có nói về Đông Trùng Hạ Thảo và sự linh nghiệm của nó. Nay vì quá lâu tôi quên mất, bà cụ có biết về loại linh dược trong nền Đông Y này không? Xin cho biết. * Đông Trùng Hạ Thảo mà tôi được biết đến là lúc còn ở VN có nghiên cứu qua về Y Học Đông Y. Nguyên tên khoa học của nó là Cordyceps Sinesis Sacc. Là một loại thuốc đại bổ. Chẳng những vậy mà có còn chữa trị được nhiều chứng nan y. Loại thuốc này đã được xác minh từ hơn 2000 năm qua. Nó được tôn xưng là loại thuốc mang tính chất thật thần kỳ, là vì sự sinh hóa của nó vốn dĩ thật vô cùng kỳ thú. Hai thể chất chung nhau sinh biến cùng một thể dạng kỳ lạ trong mùa Đông và mùa Hạ. Khi trời vào Hạ nó là một thân thảo có lá, thân, rể, xanh tươi giống như các thân thảo khác. Đến khi khoảng trời gần thu thì nó lại biến dạng như sau: trong ruột cây hóa ra một con vật – loại côn trùng - từ từ lớn lên cho đến cho đến khi các vỏ, thân và gốc cây tiêu tan thì lộ ra một động vật mình đầy lông cánh gồm có 12 chân dài, mọc dưới bụng, mỗi bên 6 chân. Đến khoảng đầu Đông con vật thoát thai toàn diện để hoạt động. Và, để rồi, nó lại từ giả thêm một lần nữa về tấm thân động vật của mình vào những ngày tháng cuối Đông mà trở về với xã hội thực vật, sống im lìm giữa một xã hội âm u tịch mịch. Cho đến bây giờ mà khoa học cũng vẫn chưa tìm hiểu rõ ràng về lối sinh hóa thật kỳ lạ của nó. Tuy nhiên với người Trung Hoa hàng ngàn năm về trước họ tìm hiểu được một cách chính xác tại sao lại có sự sinh hóa kỳ lạ đó?! Tại các tỉnh Trung Hoa như Tứ Xuyên, Giang Nam, Phúc Kiến, bắc Kinh,Quảng Đông, Quảng tây... người ta đều biết được biết sự kỳ bí này tiềm ẩn được tính quí báu của nao, cho nên họ đã săn bắt "Đông Trùng Hạ Thảo" để chế biến thành nhiều dạng dược phẩm chữa trị rất hiệu nghiện về các căn bệng: sưng phổi, sưng màn phổi, ho lao, tụ đàm, hen suyễn, thổ huyết, phong thấp, ra mồ hôi tay chân, thần kinh suy nhược, chứng suy nhược của người già v.v... Sự sao chế tùy theo từng người. Tôi chỉ biết đại khái là vậy. Cháu Hồng Vân Anh San Jose: Bà cụ có nhớ bài ca dao "Ông giẳng, ông giăng" không? Xin chỉ giáo cho.
Mộng Tuyền
|
Copyright (c) DaiChung News Media 2002