Đại Chúng số 74 - phát hành ngày 1/6/2001

Duramax

Giới Thiệu
Sách Mới

CHÔN SỐNG VNCH

Phụng Hồng

(tiếp theo kỳ trước)

 III – DI TẢN

Vài ngày sau bài diễn văn ở Tulane, tình hình yên tĩnh, mặc dầu bọn cộng sản đã tiến quân với trọng pháo gần tới phi trường Tân Sơn Nhất. Có phải chúng tái phối trí để xung phong lần cuối cùng? Hoặc chúng mở một lối thoát cho cuộc di tản?

Hiện tại chúng đang tiến hành cả hai. Ngày 24/4, Dobrynin gọi điện thoại lúc 4 giờ chiều và đọc cho tôi nghe thư trả lời của Nga Sô về ý kiến chúng tôi ngày 19/4. Nó có nghĩa như lời giải thích bật đèn xanh đê di tản Mỹ kiều và nó xác quyết Hà Nội sẽ tìm một giải pháp chính trị dựa theo Hòa đàm Ba Lê. Bắc Việt xác nhận với Mạc Tư Khoa rằng chúng “không có ý định làm tổn thương đến danh dự của Hoa Kỳ”. Điều này làm cho Brezhnev không sợ khi cố gắng giới hạn sự phiêu lưu không có người Mỹ hiện diện bằng cách bày tỏ mối hy vọng rằng chúng tôi sẽ không hành động “với mối đe dọa làm trầm trọng thêm tình thế hiện tại của Đông Dương”.

Nêu ý kiến Nga Sô có nghĩa là hình như xác nhận như thế, thì có nhiều điều dễ thở cho công cuộc di tản. Mặc dầu ý kiến đó chú trọng đến sự di tản Mỹ kiều, nhưng ảnh hưởng thực tế vẫn giúp di tản người Việt, kể từ khi chúng ta di tản cả hai nhóm cùng một lúc và cùng trên một chuyến bay. Và nếu Hà Nội thực sự có ý định đem lại thay đổi chính trị bằng những phương thức dự trù trong thỏa hiệp Ba Lê thì chúng ta sẽ có nhiều thì giờ hơn nữa.

Dĩ nhiên, giải pháp vẫn giống nhau: cộng quân sẽ thôn tính toàn bộ, điều mà chúng ta đã kháng cự gian khổ suốt 2 thập niên. Vì vậy, với mục đích giải cứu nhiều nhân mạng người Việt chúng tôi đã sẵn sàng sửa soạn để ứng phó. Ý muốn của Brezhnev tôn trọng hội nghị về Anh Ninh Âu Châu đã cho chúng tôi một chút tin tưởng – mặc dầu mọi điều trần trước Quốc Hội đã phá tan mối đe dọa cuối cùng mà chúng tôi có thể bị lại trong phút chót.

Buổi họp tham mưu ở bộ Ngoại giao để cứu xét thông điệp của Brezhnev đều đồng ý chúng tôi sẽ dùng nó để được thêm thì giờ mặc dầu Bill Hyland, giám dốc văn phòng tình báo và sưu tầm, đã ước lượng “chút xíu” chỉ còn gần một tuần nữa thôi. Bởi vậy nên tôi chỉ thị Martin giảm bớt số lượng Mỹ kiều xuống dưới 800 (con số có thể không vận trong 2 tiếng rưỡi đồng hồ theo sự ước lượng của Tham Mưu trưởng (Liên Quân), và sau đó “thi hành chính sách nhỏ giọt” số còn lại ngõ hầu sự không vận có thể tiến hành để bốc tối đa những người Việt.

Chiều ngày 24/4, Ford triệu tập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia để duyệt lại kế hoạch di tản. Schlesinger tiếp tục khuyến cáo di tản tức khắc số Mỹ kiều còn lại và lẽ dĩ nhiên sẽ chấm dứt luôn cả việc bốc người Việt. Ford đã kết luận buổi họp này như đã tuyên bố trong ngày 9/4:

Ford: “Tôi hiểu sự nguy hiểm liều lĩnh. Đó là phần của tôi và tôi sẽ làm. Nhưng hãy cố tin chắc chúng ta thi hành lệnh.”

Rockefeller: “Ông không thể bảo đảm quyền lợi của Mỹ quốc mà không liều lĩnh d.”

Ford: “Với sự trợ giúp của Thượng Đế”

Nắm vững mọi triển hạn có thể có trong giờ chót, chúng tôi trả lời Nga sô lúc 8giờ 25 tối ngày 24/4. Trong thông điệp của chúng tôi, chúng tôi đặt một số câu hỏi với hy vọng cuộc không vận dân tị nạn có thể tiếp tục trong lúc Nga sô sửa soạn câu trả lời. Trong thông điệp chúng tôi ghi rằng, xét về sự trả lời xây dựng (Nga sô)... phía Mỹ đang tiến hành cuộc di tản Mỹ kiều với điều kiện thuận tiện. Chúng ta yêu cầu Hà Nội cho ý kiến làm sao thực thi những điều cam kết ghi ở thỏa ước Ba Lê có liên quan đến giải pháp thi hành một sự thiết lập chính trị. Tổng thống lại trấn an brezhnev rằng chúng tôi ngưng thi hành những điều mà Quốc Hội trong mọi tình huống đã ngăn cấm. Từ lâu đã không có sự can thiệp nào trong việc di tản, chúng tôi ghi tiếp, Hoa Kỳ sẽ không có một bước tiến nào khả dĩ làm cho tình hình thêm căng thẳng.

Đó chỉ là những hạt kê nhỏ trong chén súp, nhưng nhu tơi đã nói trong buổi họp tham mưu ở bộ Ngoại Giao, bây giờ vấn đề còn lại là sự căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, có một giới hạn có thể chu toan bằng phương tiện ngoại giao, đặc biệt là khi đối thoại với những cặp mắt cú vọ của những máy tinh từ phía Hà Nội.

Trong đêm 28/4, giờ Hoa Thịnh Đốn (29/4 ở Việt Nam) sự sụp đổ cuối cùng của Sài Gòn bắt đầu với mưa pháo tấn công vào phi trường Tân Sơn Nhất. 8 ngàn người Việt có tính mạng bị đe dọa và 400 Mỹ kiều được tập trung ở đó để các chuyến bay di tản tuần tự bốc mà không bị đình trệ.

Mặc dầu cuộc pháo kích sớm chấm dứt, đám dân tị nạn xấu bắt đầu nổi loạn. Kinh hoàng, hoảng hốt, họ ào ra giữa phi đạo và cản trở sự không vận. 10 giờ 45 tới (giờ Hoa Thịnh Đốn) ngày 28/4 Ford rất do dự khi ra lệnh cuộc di tản cuối cùng. Trước đó một lát, chúng tôi đã hội đàm không phải nghĩa của danh từ đao to búa lớn mà theo đó cơ hội có thể xuất hiện trong những sách lịch sử sau này. Mà với cảm nghĩ tưởng niệm những nạn nhân xấu số mà chúng tôi đã bỏ rơi lại đằng sau:

Kissinger: “Họ có đủ thẩm quyền gởi yêu cầu không vận khẩn cấp bất cứ lúc nào trong đêm nay, đêm của chúng ta – và họ phải yêu cầu trước khi ngày chấm dứt ở bên đó.”

Ford: “Cuối ngày ở bên đó hay sáng mai ở đây?”

Kissinger: “Sáng ngày hôm sau ở đây nếu C -I 30 không cất cánh được thì trực thăng vận sẽ đảm trách.”

Ford: “Đó là một điều nhục nhã thực sự, 24 giờ nữa hay 12 giờ nữa?”

Kissinger: “12 giờ nữa và chúng ta sẽ cứu vớt được 8000 nhân mạng.”

Ford: “Ông Henry ơi, chúng ta đã làm hết sức mình có thể.”

Kissinger: “Thưa tổng thống, ngài một mình chủ động vấn đề chống lại mọi lời khuyến cáo và chúng ta đã đùa giỡn từ lâu như trò chơi.”

Ford: “Ừ, tôi hy vọng tướng Smith và Graham Martin bây giờ sẽ hiểu chúng ta đang ở đâu và sẽ không do dự để hành động.”

Kissinger: “Ờ, chúng ta cần hỏi lại Martin coi. Tôi đã nói chuyện với ông ta 15 phút trước đây. Tôi không thể nói rằng ông ta muốn làm vậy nhưng ông sẽ làm như vậy. Ông ta muốn ở lại với 2 người để lo cho những người Mỹ có thể xuất hiện vào giờ chót. Nhưng tôi không nghĩ là chúng ta có thể thanh minh được.”

Ford: “Tôi cũng không nghĩ vậy, Henry ạ.”

Kissinger: “Chúng ta không thể cho chúng nó bất cứ con tin nào.”

Để có một ý niệm rõ rệt hơn về sự ô hợp lạ lùng của tình trạng chán nản và buồn thảm của những giờ phút cuối cùng này tôi xin kèm theo đây những cuộc đối thoại nổi bật trong sổ nhật ký.

11 giờ tối, tôi gọi điện cho Martin và nói với ông ta hãy xả láng: mọi Mỹ kiều phải cùng lượt ra đi với nhiều người Việt chừng nào tốt chừng đó được chở trên những trực thăng đầy ắp trong cái gọi là ngày cuối cùng của không vận. Martin đồng ý về di tản nhưng đề nghị ở lại với 2 người tình nguyện để giám sát sự chuyển tiếp trật tự đã xác nhận sự nghi ngờ của tôi rằng ông ta dự tính tự tử như tướng George “Chinese” Gordon – vị tư lệnh lừng danh của Anh đã bị quân Mahdi giết ở Khartoum năm 1885 sau khi ông ta từ chối ra đi. Chúng tôi cần ít sự kiện hơn là để cho ông Đại Sứ của chúng tôi ở Sài Gòn bị bắt làm con tin bởi Bắc Việt trong ngày mà mọi nổ lực của chúng tôi ở đó bị thất bại. Vì thế tôi ra lệnnh Martin phải ra đi: “chúng tôi muốn những người anh hùng của chúng tôi phải trở về Hoa Thịnh Đốn, họ không có nhiều ở đây.”

Mọi ghi nhận không được rõ rệt về sự kiện Hà Nội gia tăng tấn công vào Sài Gòn ở lúc chót hoặc chúng đang theo một kế hoạch theo đó sự trả lời của chúng với Nga sô là điều thất vọng cuối cùng. Trong lúc này, tôi tin rằng bài diễn văn của Ford ở Tulane đã dục Hà Nội đi tới thời điểm, bởi vì kết quả là nó đã xóa bỏ sự nguy hiểm cuối cùng của sự tái can thiệp của Mỹ – mặc dầu hiện tại thực sự cần phải có một mức độ phi thường về hoài nghi phi lý của bắc Việt để quan tâm kỹ đến sự đe dọa này. Hồi ký của tướng Văn Tiến Dũng, tư lệnh, không nhắc đến bài diễn văn của Ford, như người ta đã làm trong hầu hết những dẫn chứng khác trong các cuộc tranh luận ở quốc nội Hoa Kỳ. Theo Dũng, tuy nhiều, điều thúc dục Hà Nội có quyêt định nhanh là “Kế hoạch ngoại giao khôn khéo” của Mỹ và bù nhìn của họ.

“Những kế hoạch ngoại giao khôn khéo của Mỹ-ngụy dồn dập tới, kèm theo những sự đe dọa nhắm vào chúng ta, có mục đích ngăn chận quan ta tổng tấn công Sài Gòn, và làm cho ta càng phải đánh gấp hơn, tấn công mau hơn, và tranh thủ từng giờ, từng phút để dành thắng lợi hoàn toàn.”

Ý kiến của Hà Nội về “những kế hoạch ngoại giao khôn khéo” là Sài Gòn có thực hiện tốt từng bước mà phong trào phản chiến Mỹ đã đòi hỏi từ thập niên qua: Thiệu pahỉ từ chức và nới rộng chính phủ. Thiệu đã ra đi và trong ngày 24/4, người kế vị là tổng thống Trần Văn Hương, đã nới rộng chính phủ bằng cách mời tướng Dương Văn Minh giữ chức Thủ Tướng. “Minh cồ”, như tên hiệu của ông ta, là nguồn hy vọng lớn của những nhóm chống đối Việt Nam từ năm 1967 khi ông thất bại trong cuộc tranh cử gay go với Thiệu. Làm người trung lập, Minh cồ có thể được Việt cộng chấp thuận, mặc dầu Lê Đức Thọ đã bày tỏ với tôi sự chống đối hoàn toàn.

Trong sự đấu tranh cuối cùng để chọn ai là thuyền trưởng của con tàu sắp chìm, Minh từ chối chức Thủ tướng vì ông cho rằng sự đề nghị do chính quyền cũ mà nay đã bị lật đổ. Thay vào đó, ông ta dòi Quốc Hội chỉ định ông làm tổng thống với trách vụ chấm dứt chiến tranh và thành lập một chính quyền chuyển tiếp. Hai ngày qua để hoàn tất thủ tục đề nghị này, và “Minh cồ” các cuối cùng được phong tổng thống ngày 27/4. Ông chỉ được tại chức trong 72 giờ, chỉ vừa đủ để làm hai việc: ông ta yêu cầu Hà Nội ngưng bắn và mở cuộc thương thuyết chính trị và đã bị bác khước. Và ngày 29/4 ông ra lệnh mọi Mỹ kiều phải rơì khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ. Vì điều này trùng hợp với kế hoạch rút lui của chúng tôi nên nó đã giúp chúng tôi ra đi mà tránh được lời cáo buộc chúng tôi đã bỏ rơi đồng minh, bạn hữu. Đồng thời, văn phòng ngoại giao Pháp dự tính thiết lập sự tiếp xúc ngoại giao giữa người đại diện Mặt trận giải phóng ở Ba Lê và những nhà ngoại giao Mỹ – mà phía mặt trận rất nôn nóng cần gặp.

Nhưng những nhà lãnh đạo Hà Nội không phải đã chiến đấu trong 3 thập niên để rồi bây giờ chấp nhận một chính phủ chuyển tiếp tại Sài Gòn, không được độc lập ngay cả nếu là cộng sản chăng nữa. Ngược lại, sự tấn phong Minh có thể làm cho Hà Nội đánh mau hơn. Hình như đã chuẩn bị trước sẵn sàng cho Thiệu một thời gian sửa soạn hơn là đám người kế vị có nhiều thất vọng.

Chế độ Thiệu đã sụp đổ và vài ngày nữa cũng không thể làm sống lại d. nhưng nếu một chính phủ được quốc tế thừa nhận xuất hiện tại Sài Gòn có thể phụ trách việc ngưng bắn và nói chuyện với Hoa Kỳ thì nó có thể đưa đến sự độc lập cho nam Việt – mặc dầu là một thể chế cộng sản. Hà Nội sẽ không chấp nhận điều này. Vậy trận chiến cuối cùng của Hà Nội tại Sài Gòn có thể xảy ra với người người cộng sản tại Việt Nam mà phong trào đấu tranh của nhóm phiến loạn đã khởi đầu tấn thảm kịch toàn diện từ nhiều năm trước đây.

Cũng không ngạc nhiên gì, sự tiếp xúc với mặt trận ở Ba lê không bao giờ thực hiện được.

IV. NGÀY CUỐI CÙNG

Sau khi yêu sách tòa Bạch Ốc trong 3 tuần lễ để tiến hành nhanh chóng cuộc di tản, kế hoạch của Ngũ Giác Đài để hoàn tất đã xảy ra đúng kỳ hạn. Đã có vài sơ hở trong sự điều hợp giữa đoàn trực thăng trên các hàng không mẫu hạm và chiến thuật không vận để yểm trợ tại căn cứ Thái Lan, đưa đến sư bất đồng giữa các vị tư lệnh về vấn đề cuộc hành quân sẽ được khởi sự vào lúc náo, vào giờ quốc tế Greenwich hay giờ địa phương. Một thời khóa biểu đã phải thiết lập và cuộc hành quân đã khởi diễn chậm vài giờ.

Trong khi những Mỹ kiều được bốc đi từ mái nhà tòa Đại Sứ Mỹ trong sáng 29/4 (giờ Hoa Kỳ), Ford, Schlesinger cà tôi thuyết trình trước các nhà lãnh đạo Quốc Hội. Tiếp tục giữ lập trường như ngày hôm qua, các nhà lập pháp cố tìm một giải pháp chính trị cho thấy sự di tản mà chúng tôi đang thực hiện sẽ kết thúc khả năng của Hoa Kỳ ảnh hưởng đến hậu quả chính trị.

Sau đó, mọi người im lặng. Tôi ngồi cô đơn nơi góc phòng của cố vấn an ninh quốc gia ở cánh trái của tòa Bạch Ốc bao trùm bởi một sự hiu quạnh thỉnh thoảng đợi chờ những biến cố mới có thể xảy ra. Văn phòng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia là trung tâm chỉ huy của Hoa Thịnh Đốn để điều hành cuộc di tản tại Việt Nam mặc dầu hành quân không vận được điều động bời Ngũ Giác Đài. Kế hoạch được Ngũ Giác Đài soạn thảo kỹ càng dựa theo yêu cầu khẩn thiết phải gia tăng tốc độ di tản đã bảo đãm cho Ford và tôi tin tưởng hoàn toàn sẽ có thể bị trục trặc vào giờ chót chăng? Nói một cách khác, Ford hay tôi cũng không thể còn ảnh hưởng đến thành quả được nữa, chúng tôi chỉ còn là khách bàng quan của hành động cuối cùng . Vì vậy chúng tôi ngồi trong văn phòng cảm thấy thảnh thơi, không còn trách nhiệm nữa đối với bi kịch đang xảy ra, với sự bình an hiếm có trong văn phòng thượng đỉnh này.

Thực ra đó chỉ là một bộ chỉ huy mà không có chi để làm. Ford và tôi nhận những báo cáo đều dặn về tiến trình cuộc di tản. Phụ tá của tôi là Brent Scrowcroft theo dõi kỹ từng chi tiết ; mà không có ý kiến riêng hay đề nghị gì, chúng tôi không bao giờ có một cuộc rút lui danh dự, nếu cuộc rút lui trong những điều kiện này có thể được mô tả là danh dự Robert C. “Bud” Mcfarlane, người cố vấn An Ninh Quốc Gia cho tổng thống Reagan sau này, chịu trách nhiệm về quản trị hành chánh văn phòng tôi. Ông đã phục vụ ở Việt Nam và bây giờ với nước mắt đoanh tròng, đã phải chấp nhận mọi cơ chế của sự sụp đổ. Rất nhiều bạn TQLC của ông ta đã tử trận ở Việt Nam để làm cho thảm trạng này đừng xảy ra. Bud vô cùng xúc động, mặc dù ông ta đã là một cố gắng hào hùng và gần như thành công để tránh ràng buộc những người còn lại của chúng tôi vào nỗi đau đớn này.

Trong nỗi trầm kha huyền bí này, hình ảnh Việt Nam đã diễn lại trong trí tôi một quá khứ trôi qua chậm chạp, tôi cảm thấy khó khăn để phân tích những quyết định khác nhau đưa đến niềm hy vọng lúc này. Nếu tôi nghĩ vậy, có thể tôi đã kết luận rằng như tôi vẫn tin tưởng rằng thực sự không có điều nào khác ngoài chuyện giấu hàng ngày chiến lược chúng tôi đang theo đuổi. Những điều làm tôi đau khổ trong những giờ phút này là vai trò của tôi trong hành động cuối cùng sắp tới: thương thuyết gấp với Lê Đức Thọ đã bị bỏ dỡ về đề nghị ngày 8/10/1972. Không còn nghi ngờ gì nữa, Bắc Việt đã công bố cho toàn thế giới rõ sớm hơn chúng tôi làm. Thiệu cũng cố đào sâu vấn đề không kém; hậu quả ngoại giao nếu có) sẽ không được khả quan cho lắm. Quốc Hội sẽ bắt buộc kết thúc bằng một quyết định cúp viện trợ. Điều làm cho tôi đau khổ chưa bao giờ thấy là hoặc giả kết quả đó không được tốt đẹp hơn. Có phải là sự mất tinh thần của chế độ Sài Gòn đưa đến sự sụp đổ vào năm 1975 đã bắt đầu với những buổi hội đàm mà chúng tôi đặt ra từ 1972? Có phải là Nixon và tôi đã yêu sách quá nhiều  khi chúng tôi cố tình bao quát vấn đề cân nhắc quan niệm về danh dự quốc gia? Có một căn bản tự hào lạc quan nào về cuộc thương thuyết của phái đoàn tôi và tôi ngày 8/10/1972, khi Lê Đức Thọ, thực ra muốn chấp nhận thời hạn của chúng tôi, và chúng tôi tự nghĩ về cả hai điều mong muốn cùng một lúc: chấm dứt chiến tranh trong danh dự và sự hòa hợp quốc gia?

Các đồng nghiệp của tôi và tôi tin rằng nhiệm vụ của chúng tôi là tranh đấu cho một giải pháp khác hơn là tái lập chủ quyền. Những người chống đối có thể tranh đấu cho Việt Nam có một xã hội phồn vinh, nhưng khi các đồng nghiệp của tôi và tôi nghĩ về Việt Nam thì vấn đề là tri ân hai giới nam nữ – những chiến sĩ và sĩ quan phục phụ hải ngoại – đã từng chiến đấu và đau khổ ở đây và những người bạn Việt của cta bây giờ phải đương đầu với một số phận bấp bênh và chắc chắn là khổ sở. Những người Mỹ này đã tin tưởng lương thiện rằng họ đã bảo vệ tự do chống lại kẻ thù bạo tàn trong rừng rậm và trên những cánh đồng lúa rộng lớn. Bị quần chúng khinh bỉ đánh giá thấp, Quốc Hội mạt sát, phong trào phản chiến mĩa mai, họ đã giữ vững truyền thống lý tưởng của Mỹ quốc, liều chết và dấn thân tuổi trẻ vào một cuộc chiến mà một nhóm nhà lãnh đạo Mỹ đã khởi xướng rồi vứt bỏ và cuối cùng khước từ. Chính họ chứ không phải một thiểu số xấu, mục đích của họ chứ không phải sự htất bại tối hậu, trách nhiệm của Hoa Kỳ đối với nền an ninh thế giới tự do chứ không phải sự tức giận liên hệ đến những điều trên đã tạo nên tư tưởng của tôi khi tôi ngồi tại bàn giấy và Việt Nam đã bị sụp đổ.

Giấc mơ của tôi đã bị cắt ngang bởi một cú điện thoại gọi cho biết ngày hôm đó một chuyện không dính líu gì đến vụ trực thăng vận. Mà là của Lew Wasserman, nguyên chủ tịch MCA, một công ty viễn thông Hồ-Ly-Vọng và là một bạn thân: “mục đích của cuộc điện đàm này là để báo cho ông rõ là mọi vấn đề ông đang giải quyết ở đó đã có một số bạn của ông ở đây lo cho ông.” Rồi ông ta gác máy trước khi tôi có dịp trả lời. Lew Wasserman là một đảng viên dân chủ, một người chuyên môn chỉ trích đường lối của chúng tôi về Việt Nam, và tôi không thể nhờ vậy gì được nơi các dịch vụ của ông ta. Đó là một cử chỉ ưu ái và tôi không bao giờ quên ơn ông ta.

Rồi bên bờ vực thẩm của tử thần Việt Nam đã đưa tôi về với buồn giận và bi đát. Bây giờ là xế chiều ở Hoa Thịnh Đốn, và sau nửa đêm ở Sài Gòn, mặc dầu có sự chấp thuận từ đầu chấm dứt không vận lúc chạng vạng ở Việt Nam, Ford đã ra lệnh vẫn tiếp tục suốt đêm ngõ hầu một số lớn người Việt có thể được cứu vớt bốc đi – nhất là những người còn kẹt lại trong sân tòa đại sứ. Khoảng 2 giờ chiều tôi được báo cáo còn 760 người ở đó và với bất cứ lý do nào chỉ co 1 trực thăng đáp xuống 2 giờ trước đó. Tôi gọi Schlesinger để bàn tính làm sao chúng tôi có thể di tản nhóm người này và cùng một lúc thiết lập một kỳ hạn chót buộc cuộc di tản phải hoàn thất. Thật rõ ràng là Bắc Việt sẽ chắc chắn chiếm Sài Gòn lúc rạng đông. Ngay lúc này Schlesinger và tôi hành động rât ăn khớp. Chúng tôi dự trù 13 trực thăng sẽ đột xuất. Nhưng muốn bảo đảm chắc ăn, chúng tôi đồng ý sẽ phải sử dựng đến 19 chiếc. Martin sẽ là người cuối cùng trên chiếc trực thăng chót.

Cuộc đàm thoại giữa Schlesinger và tôi trong thời gian ban bố quyết định này đã đạt kết quả và làm cho bầu không khí của giờ phút này dễ chịu hơn bất cứ một cuộc hội thoại nào:

Kissinger: “Ông Jim.”

Schlesinger: “Dạ chào ông Henry. Chúng ta đã gửi một thông điệp cho họ vì những loại trực thăng 46 cũng như 53 – tổng số là 19 chiếc sẽ di tản 760 người còn lại – là tất cả tàu mà ông ta (Martin) có, và chúng ta mong họ- ông ta – sẽ ra đi trên chiếc thứ 19 là chuyến sau cùng để kết thúc luôn vào khoảng 3g 30 sáng”.

Kissinger: “Bây giờ ông nói với ông ta, ông Jim ơi, nếu ông không thêm đây là lệnh của tổng thống thì ông ta sẽ không thi hành đâu.”

Schlesinger: “Đúng lắn,một chúng tôi sẽ thi hành.”

Kissinger: “Đó là điều mà tôi muốn chắc ông sẽ nói thêm như vậy.”

Schlesinger: “Tôi sẽ làm đúng y như vậy. Ông ta là một nhân vật với một sứ mạng.”

Kissinger: “Ồ, ông ta có một người con trai tử trận tại đó.”

Schlesinger: “Vâng, ông nên thán phục ông ta.”

Kissinger: “Hãy nhìn kỹ những suy tư của ông ta đã đi đúng chiều hướng.”

Schlesinger: “Đúng như vậy. Tưởng nhớ và nghị lực.”

Kissinger: “Và tôi nghĩ...”

Schlesinger: “Ông khóc...”

Kissinger: “Tôi nghĩ ông và tôi sẽ rất sung sướng làm điều này.”

Tôi ghi lại giai doạn nầy bởi vì 20 năm sau tôi đã xem một chương trình vô tuyến truyền hình kể lại một ông đại tá quá xúc động kể nỗi khổ tâm của ông ta khi nói có 400 người bạn Việt của Hoa Kỳ bị bỏ lại bên trong tòa đại sứ là nơi mà ông ta đã điều hành cuộc di tản. Tôi đã bùi ngùi và đi tìm gặp ông đại tá đó ở trường đại học chiến tranh lục quân và xác nhận lời tuyên bố của ông ta trong chương trình đó. Không ai nói với tôi điều đó cả, cũng như không có một hồ sơ lưu trữ nào về sự bỏ rơi trong nhiều buổi họp tham mưu chung quanh biến cố này cả.

Tôi vẫn còn chưa hiểu những gì đang xảy ra. Tôi biết 19 chiếc trực thăng đã rời khỏi tòa đại sứ – vì tôi đã được báo cáo sau mỗi chuyến cất cánh và martin đã bay trên chuyến cuối cùng. Tôi không có một giải thích nào tại sao có người bị bỏ sót lại ngoại trừ cổng sắt tòa đại sứ đã được mở lại để được đón thêm một nhóm khác sau con số nguyên thủy 760

Không lâu sau 4 giờ chiều tôi đã trấn an George Meany, chủ tịch AFL-CIO rằng những nhà lãnh đạo nghiệp đoàn lao động đã được bốc đi. Lời yêu cầu của ông ta là một trong nhiều yêu cầu gửi đến chúng tôi để di tản một số người Việt có nhiều liên hệ mật thiết với Hoa Kỳ. Đến 4g 58 giờ Hoa Thịnh Đốn (4g 58 sáng hôm sau ở Sài Gòn) Martin rời khỏi tòa đại sứ ra đi trên chuyến trực thăng thứ 19 hay sau chót hay cái mà chúng tôi nghĩ là cuối cùng. Ông ta đã thi hành một công tác phi thường. Chỉ huy quán xuyến, nhiều khi ương ngạch cứng đầu; ông ta là một người tận tâm can đảm như ông ta từng là người cẩn thận chu đáo. Trong một thời gian 2 tuần lễ martin đã điều hợp nhịp nhàng cuộc đi tản trên 50 ngàn người Việt và 6000 Mỹ kiều mà chỉ có 4 người bị thương. Ông ta đã giữ cho tình thế được yên tĩnh bình thường để có thể di tản 80 ngàn người tị nạn khác. Câu văn phụ thêm tôi gửi cho ông ta trên chiếc tàu cứu nạn đã xuất phát từ trái tim tôi.

Tôi chắc rằng ông biết tôi nhận cảm sâu xa đến chừng nào về công tác ông thực hiện trong những điều kiện ngặt nghèo, xin ông hãy nhận lời tri ân sâu xa tự tim tôi và những lời thán phục nồng hậu.

Brent Scowcroft, người đã từng trao đổi hầu như hàng ngày với Martin đã thêm vào phần tái bút: “Gramham ông là thần diệu. Ký tên: Brent”. Đối với Brent đây là điều tương đương với sự tuyên dương ôcng trạng Martin với huy chương danh dự Scowcroft.

Ngay sau khi tôi nghĩ là chuyến trực thăng cuối cùng đã cất cánh tôi băng ngang qua khoảng trắng giữa tòa Bạch Ốc và tòa nhà văn phòng điều hành quản trị cũ để họp báo. Tóm tắt các biến cố torng ngày, tôi giải đáp các câu hỏi, niềm tin tưởng thúc đẩy dồn dập là buộc tôi xác nhận quan điểm có sẵn của các phóng viên là một việc đã xảy ra là một lỗi lầm không thể tha thứ được. Bực bội về những thảm trạng xảy ra cùng lúc trên thế giới, tôi đã từ chối trách nhiệm:

“Tôi nghĩ rằng đây không phải là một cơ hội, khi người Mỹ cuối cùng đã rời khỏi Sài Gòn, để đánh giá 1 thập niên rưỡi của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, bởi vì cũng rât công bình mà nói rằng nếu năm thời chính quyền đảm nhiệm, sau hết tất cả bởi những con người phục vụ cho quyền lợi của mẫu quốc họ đã đưa đến những kết luận có thể có những trục trặc trong vấn đề đánh giá của họ ngay cả nếu co những lý do khác biệt làm cho mọi cố gắng không thể thành công được.

Như tôi đã đề cập tời, có những yếu tố đặc biệt quyết định trong những năm gần đây. Nhưng tôi nghĩ rằng những cái gì mà chúng ta bây giờ cần ở quốc gia này, ít ra là vài tuần lễ và hy vọng trong vài tháng tới là hàn gắn vết thương và thông qua vấn đề Việt Nam và chỉ chú tâm vào những vấn đề trong tương lai mà thôi.

“Trở lại văn phòng tôi, tôi vẫn nhận thấy rằng Việt Nam vẫn còn khó bỏ qua được dễ dàng.”

Trong khi Graham Martin và những cộng sự viên còn lại của tòa địa sứ đã ra đi thực sự lúc 4g 58 sáng giờ Sài Gòn những đơn vị của lũ đoàn 9 thủy bộ bảo vệ cuộc di tản – gồm có 129 TQLC đã bị bỏ rơi lại vì vài lý do khó hiểu, không giải thích được. Những điều đáng tin cậy được nhen nhúm quanh sự việc này, nhưng những người trong chúng tôi ở phòng hội tòa Bạch Ốc không có thì giờ để nghĩ đến dư luận bên ngoài. Trực thăng vận đã hoàn tất. Đã 7g 53 tối giờ Hoa Thịnh Đốn và (đã thực sự là ban ngày ở Sài Gòn) khi chuyến trực thăng bốc người lính TQLC cuối cùng rời khỏi mái nhà tòa đại sứ.

Hai giờ sau đó đoàn xe tăng Bắc Việt lăn bánh vào Sài Gòn, một chiếc trong bọn ủi xập cổng chính của dinh độc lập. Không có sự bàn giao chính quyền bởi vì như thế sẽ áp đặt một sự độc lập hiện hữu hay ít ra là tự trị, Nam Việt Nam. Thay vì như vậy Minh cồ và toàn thể văn phòng nội các ông ta đã bị quản thúc và biến mât khỏi dư luận công cộng.

Chính phủ cách mạng lâm thời thoát thai từ mật trận giải phóng gây ấn tượng torng chính giới tây phương từ thập niên qua như là một chính phủ liên kết mọi thành phần ở Nam việt – cũng biến mất với Minh cồ. Trong vòng một năm cả hai Việt Nam được thống nhất theo truyền thống của cộng sản. Không phải là nền tự trị áp dặt cho miền Nam. Hàng trăm ngàn người ở miền Nam, kể cả những người ở trong chính quyền hay quân đội đều bị tập trung vào những cái gọi là “trại tù học tập cải tạo” – một danh từ hoa mỹ của các trại tập trung mà họ sẽ bị giam giữ hàng chục năm. Hàng chục ngàn người vượt biển làm thuyền nhân, nhưng nhà sư phật giáo đã từng đòi hỏi tự trị nơi nhà cầm quyền Sài Gòn đã góp phần với chính quyền Kenndy để lật đổ cố tổng thống Ngô Đình Diêm ở Nam Việt và chính phủ của ông ta đều bị bắt cầm tù trong những điều kiện hết sức dã man tàn bạo.

Ở Hoa Thịnh Đốn, không có gì thay đổi quan trọng do thảm cảnh Việt Nam cả. Ngày 1/5/75, một ngày sau khi Sài Gòn sụp đổ, hạ viện đã bác bỏ yêu cây của Ford về ngân khoản 327 triệu để tài trợ và di trú dân tị nạn đông dương. Những nhà lãnh đạo hạ viện trong nhiều tuần họp đã tranh cải chống lại cố gắng cứu trợ người Việt, và bây giờ hạ viện lại bác bỏ ngân sách tị nạn cho những người đã được cứu vớt. Những ý kiến thứ hai rất ít và rất mập mờ.

Cuối cùng trong chiều hướng thuận lợi để được yên ổn tâm hồn dài hạn, nay mai đây, chúng ta phải duyệt lại vấn đề tại sao những người tâm huyết của cả mọi phía đều không tìm được lối thoát để tránh khỏi sự tàn phá và tại sao tấn bi kịch nội bộ đã làm chúng ta tê liệt nội bộ đầu tiên rồi làm chuyện chúng ta phải bó tay? Như trong ngày chiếc trực thăng cuối cùng rời khỏi mái nhà tòa đại sứ thì chỉ có cảm giác trống vắng bỏ không tồn tại mà thôi. Những người trong chúng ta đã từng chiến đấu trên trận tuyến để tránh sự thiệt hại cuối cùng đều rất am hiểu thảm trạng để ôn lại lịch sử của sự can thiệp của Hoa Kỳ trong 20 năm. Và bây giờ thì đã quá chậm để thay đổi cục diện mọi tình huống.

“The End of Việt Nam",
trích từ “Years of Renewal” – 1999
của Henry Kissinger, Ph.D.
Phụng Hồng phỏng dịch.

         


 

Copyright (c) DaiChung News Media 2002